Thông báo

Collapse
No announcement yet.

bơm nước

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • bơm nước

    sẵn tiện hỏi các huynh ,chắc hẳn sẽ nhiew62u người có kinh nghiệm.
    em có vấn đề thế này.thiết kế một hệ thống bơm nho nhỏ ở nhà,vì hộ gia đình nên đòi hỏi giá bình dân ,.
    nhà mình có sử dụng đừong ống nước thủy cục.nhưng nước này hay thất thường lúc mạnh lúc yếu.vậy làm sao để khi nước mạnh thì chạy thẳng lên bồn, còn nước yếu thì bơm đẩy sẽ hoạt động.chỉ một đường ống chạy từ nguồn chính lên bồn thôi nha.
    hiện giờ em lắp thì thế này,nước mạnh nước yếu gì cũng bơm hết thế mới chết
    Attached Files

  • #2
    đầu tiên là giải quyết vấn đề lấy cái gì để nhận biết áp lực nứoc mạnh yếu là xong thôi, nếu lấy "robo cơm" để nhận biết thì "robo cơm" cũng sẽ bật bơm. còn không thì chế 1 cái cảm biến nhận biết áp lực nước. thế thôi!

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nguyentienxi Xem bài viết
      sẵn tiện hỏi các huynh ,chắc hẳn sẽ nhiew62u người có kinh nghiệm.
      em có vấn đề thế này.thiết kế một hệ thống bơm nho nhỏ ở nhà,vì hộ gia đình nên đòi hỏi giá bình dân ,.
      nhà mình có sử dụng đừong ống nước thủy cục.nhưng nước này hay thất thường lúc mạnh lúc yếu.vậy làm sao để khi nước mạnh thì chạy thẳng lên bồn, còn nước yếu thì bơm đẩy sẽ hoạt động.chỉ một đường ống chạy từ nguồn chính lên bồn thôi nha.
      hiện giờ em lắp thì thế này,nước mạnh nước yếu gì cũng bơm hết thế mới chết
      Cần mắc song song với máy bơm một chiếc van một chiều để khi nước mạnh sẽ qua đường van một chiều chảy trực tiếp lên bồn. Phía trên bồn lắp một van phao, khi đầy nước van phao tự động đóng lại.
      Lắp một máy bơm có rơ le áp lực tự ngắt // với van một chiều, khi nước yếu máy sẽ bơm nước lên bồn; nước đầy bồn sẽ đóng van phao => áp lực nước sẽ cao; ngắt điện cấp cho máy bơm.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi betraihn Xem bài viết
        Cần mắc song song với máy bơm một chiếc van một chiều để khi nước mạnh sẽ qua đường van một chiều chảy trực tiếp lên bồn. Phía trên bồn lắp một van phao, khi đầy nước van phao tự động đóng lại.
        Lắp một máy bơm có rơ le áp lực tự ngắt // với van một chiều, khi nước yếu máy sẽ bơm nước lên bồn; nước đầy bồn sẽ đóng van phao => áp lực nước sẽ cao; ngắt điện cấp cho máy bơm.
        Không có cần cái đầm đậm đó đâu . Nước mạnh là tự dẩy qua máy bơm được mà. Lắp một máy bơm có rơ le áp lực tự ngăt có nhược điểm là dùng chút nước, xả chừng một chậu, phao cơ hạ xuống, nước trong ống thoát, hạ áp, thế là bơm lai re re vài giây rồi ngắt. Cuối cùng chẳng khi nào dành cơ hội cho áp lực đường ống tự đẩy cả.

        Bạn hãy mắc bơm loại thường cũng được nỗi tiếp đường cấp cho bể (thả từ nóc bể xuống). Đầu ra có 1 phao cơ để đóng khi nước (tự chảy) đầy. Ngoài ra lắp một phao điện như bình thường cho máy bơm. Mức cao của ngắt bơm đặt thấp hơn mức tự đóng của phao cơ là được. Nhà tôi đang dùng cách này.

        Ngoài ra, một hiện tượng cần ngâm cứu xử lý sao cho đơn giản, tin cậy là: khi cạn nước máy bơm chạy nhưng ống không có nước. Mời các bạn cùng thảo luận.

        PT.
        Núi cao bởi có đất bồi
        Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
        Muôn dòng sông đổ biển sâu
        Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

        Comment


        • #5
          Nước đưa vào bể ở dưới nhà qua 1 van phao. Máy bơm bom từ bể dưới nhà lên bể trên lầu.

          Ống nước thủy cục có 1 van một chiều và đấu thẳng vào đường thoát của máy bơm.

          Ống nước chạy lên lầu đi vào bồn qua 2 ống: ống trên qua van phao. Ống dưới qua van một chiều. Van một chiều này chỉ cho nước trong bể đi ra mà không cho đi vào.

          Anh dùng 2 công tắc mực nước ở 2 bể để điều chỉnh bơm. Chỉnh công tắc trên lầu sao cho bơm ngừng trước khi van phao đóng. Chỉnh công tắc dưới nhà sao cho bơm ngừng khi bể dưới nhà cạn.

          Attached Files
          Last edited by cô nhóc; 15-12-2009, 20:02.
          Nhóc thích nghịch điện,
          Nhóc thích xì păm,
          Nhóc thích trêu mấy anh.
          Hi hi.

          Comment


          • #6
            không.nước từ thủy cục chạy trực tiếp lên lầu luôn,không qua bể chứa

            Comment


            • #7
              bơm nước

              anh phan ta có thể vẽ sơ đồ như chị nhóc cho dễ nhìn không?anh nói khó hình dung quá.
              cái này do dùng hộ gia đình nên cần tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo tối thiểu yêu cầu .
              em nói lại nhé.: nước từ thủy cục chảy vào nhà mình và đi trực tiếp lên bồn trên lầu (không qua bể).bình thường nước mạnh thì đẩy thẳng lên lầu,khổ nỗi dân mỗi ngày một đông nên nước bị yếu,có lúc nhà o có nước ,nhưng mở van tại dưới nhà thì có nước,nên em mới suy nghĩ 2 đêm liền,cũng o hiểu, alo cho anh thủy cục thì họ nói nước yếu.mừng quá vì tìm ra nguyên nhân,thế là đi mua một bơm đẩy.lắp nối tiếp vào ống thủy cục và ống dẩn lên bồn.thế là oki,lúc nào nước cũng đầy bồn.
              khổ nỗi,em cũng học điện ,nên lại suy nghĩ. lắp như vậy nước mạnh hay yếu gì bơm cũng chạy -->tốn điện, bà xã la học 4,5 năm năm mà cũng o làm được.bực thật.
              thế là lại suy nghĩ,nghĩ mãi không ra nên hỏi mấy anh chị kíu bồ..
              vậy yêu cầu là nước mạnh chạy trực tiếp lên bồn,nước yếu kích bơm đẩy

              Comment


              • #8
                bơm nước

                gửi lại hình

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi nguyentienxi Xem bài viết
                  anh phan ta có thể vẽ sơ đồ như chị nhóc cho dễ nhìn không?anh nói khó hình dung quá.

                  ...yêu cầu là nước mạnh chạy trực tiếp lên bồn,nước yếu kích bơm đẩy
                  Có gì đâu mà khó hình dung. Tất cả là như hệ thống em đang có rồi. Có phao cơ khi dùng nước tự chảy. Có phao điện khi lắp thêm bơm. Không bỏ phao nào mà dùng cả 2, chỉ chỉnh lại các phao cho phù hợp thôi.
                  Thông thường về đêm thì nước mạnh, tự lên lầu được, ban ngày hết nước thì phải bơm. Vậy, chỉnh phao điện của bơm sao cho khi máy bơm chạy thì chỉ bơm cầm chừng nửa bể thì dừng (dành cho nước tự chảy 1/2 bể). Nước xuống dưới 1/3 bể thì chạy bơm. Cách này có cái lợi là tận dụng được áp lực nước tự chày. Song, vào một ngày đẹp trời, không có điện thì nguy cơ thiếu nước tầng lầu.

                  Phương án của Nhóc tận dụng được đường ống (chung đường lên - xuống). Nhưng như vậy vô tình đã bịt mất đường xả e. Nếu để xả e thì khi nước mạnh quá sẽ bị phun qua đây. Nhà anh đã bị. Và đã nghĩ đến, có cái van nào cho khí qua còn ngăn nước lại?

                  PT.
                  Núi cao bởi có đất bồi
                  Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                  Muôn dòng sông đổ biển sâu
                  Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                    . Nhà anh đã bị. Và đã nghĩ đến, có cái van nào cho khí qua còn ngăn nước lại?
                    Có cái van cho khí qua và ngăn nước lại đó nước cam ơi. Nó gồm một quả cầu bằng nhựa có khối lượng riêng nhẹ hơn nước nên sẽ nổi khi nước dâng đầy, và rơi khi nước cạn, lợi dụng sự nổi của bi cầu đóng van khi nước làm nổi viên cầu nhựa này.
                    Trong y tế van này gọi là van chống tràn lắp ở nắp bình đựng dịch của máy hút dịch ngăn dịch tràn vào máy khi bình đựng dịch đầy tràn.

                    Comment


                    • #11
                      chỉnh làm sao mà được.em có một máy bơm đẩy,1 van một chiều,1 phao điện ,1 phao tràn ở ngay bồn.
                      nếu em lắp và chỉnh mực như anh phanta thì thế này:
                      thứ nhất chỉnh phao điện kích bơm ( phao điện kích bơm khi nước tụt xuống quá nữa bồn,vậy khi nước tụt quá nữa bồn thì máy bơm sẽ bơm .khi nước lên khoảng 75% của bồn thì ngắt bơm.)chừa 25% bồn là nếu nước mạnh sẽ đi theo đường van một chiều lên bồn,và khi bồn đầy cỡ 90 hoặc 95% thì phao tràn sẽ ngắt.
                      vậy nếu nước mạnh thì tự chảy lên lầu oki bồn lúc nào cũng có nước.(nhưng chảy ở đây theo hai đường:1 là theo van một chiều, 2 là lực nước tự làm quay cánh quạt và đẩy nước lên lầu.nhưng khi một motor tự quay là bản thân nó là một máy phát điện mà,vậy điện nó phát ra đi đâu?có làm hư hao thiết bị gì không?).
                      nhưng nếu khi nước mạnh đủ để lên bồn,nhưng do nhà dùng nhiều mực nước trên bồnb tụt xuống quá nữa bồn khi đó bơm hoạt động,vậy nước đi theo chiều như thế nào,áp lực 2 dòng đó làm hư ồng không,có cách nào giải quyết vần đề này là nước mạnh không kích bơm không.

                      Comment


                      • #12
                        em thấy anh zunkun nói cũng hay,lấy cái gì biết áp lực mạnh hay yếu là giải quyết xong thôi,nhận biết áp lực thì trong công ty mình thấy có dùng,nhưng dành cho công ty thôi,chứ hộ gia đình cũng muốn dùng lắm nhưng tiền đâu ra,mình muốn tiện lợi tiết kiệm nhất,và đơn giản nữa

                        Comment


                        • #13
                          Nhóc đưa ra sơ đồ này, vì các lý do:

                          1/. Dùng bồn bể dưới đất có lợi thế sử dụng được ngay cả khi cúp nứớc.
                          2/. Việc đặt bơm rút trực tiếp từ đường ống thủy cục là điều không được phép. Thứ nhất nó vi phạm quy định của ngành cấp nước. Thứ nhì, nó vi phạm nguyên tắc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
                          3/. Thứ ba: với sơ đồ này, đầu thoát bơm luôn có nước, và không cần thiết phải xả khí.
                          4/. Thứ tư, giải quyết được vấn đề lựa chọn giữa áp lực và mực nước. Nếu khi nước mạnh nhưng sử dụng quá nhanh, nhanh hơn mức cấp nước của thủy cục thì bồn sẽ cạn. Lúc đó bơm chạy thì hợp lý thôi. Nếu nước mạnh mà bồn chưa cạn, thì bơm vẫn không chạy.
                          Nhóc thích nghịch điện,
                          Nhóc thích xì păm,
                          Nhóc thích trêu mấy anh.
                          Hi hi.

                          Comment


                          • #14
                            Ít ai có thể nói ngắn gọn rõ ràng như cô nhóc.

                            Bàn kỹ thuật giời biển gì trước đó cũng phải tuân thủ pháp luật và bảo vệ môi trường (tự nhiên & cộng đồng). Những chủ đề thảo luận kiểu như gắn bơm trực tiếp vào đường ống nước chung, làm mạch kích cao áp rà cá / hại người, thắp LED từ đường điện thoại ... nên được ngăn chặn từ đầu.
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                              Nhóc đưa ra sơ đồ này, vì các lý do:

                              1/. Dùng bồn bể dưới đất có lợi thế sử dụng được ngay cả khi cúp nứớc.
                              2/. Việc đặt bơm rút trực tiếp từ đường ống thủy cục là điều không được phép. Thứ nhất nó vi phạm quy định của ngành cấp nước. Thứ nhì, nó vi phạm nguyên tắc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
                              3/. Thứ ba: với sơ đồ này, đầu thoát bơm luôn có nước, và không cần thiết phải xả khí.
                              4/. Thứ tư, giải quyết được vấn đề lựa chọn giữa áp lực và mực nước. Nếu khi nước mạnh nhưng sử dụng quá nhanh, nhanh hơn mức cấp nước của thủy cục thì bồn sẽ cạn. Lúc đó bơm chạy thì hợp lý thôi. Nếu nước mạnh mà bồn chưa cạn, thì bơm vẫn không chạy.
                              1/ Dùng bồn nước ngầm đương nhiên là có lợi do được dự trữ. Song, nhiều nhà lúc xây nhà không đặt trước, nay thiết kế vậy cũng là làm khó cho họ.

                              Thiết kế lắp đặ kiểu này thường là nghiệp dư và dân dụng, nên không biết kiếm đâu cái phao điện chịu nước để trong bể ngầm (không thể để trên nóc được, vì dân dụng nên bể đặt dưới sàn nhà). Thêm nguy cơ nữa ở việc phao cơ lâu ngày sẽ kém, áp lực nước cao vẫn cố bơm được nước vào, ngập rơ le, dò điện rất nguy hiểm. Đó là lý do để PT nói đến thiết kế sao để khi trong ống không có nước thì ngắt bơm.

                              3/ Hiểu, nếu bể trên cạn sạch, đến khi cấp nước thì máy bơm cũng đẩy hết "e" ra ngoài rồi Chứ không như trường hợp đi đường riêng.

                              Tiếp đó còn cái van một chiều trong đường cấp xuống. Chắc chắn ảnh hưởng tới áp lực cấp nứoc khi 2, 3 vòi cùng mở. Vậy trong dân dụng có van 1 chiều cỡ lớn tới mức nào, và giá của nó tới đâu, để có thể phù hợp với đa số hộ dân?

                              PT.
                              Núi cao bởi có đất bồi
                              Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                              Muôn dòng sông đổ biển sâu
                              Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nguyentienxi Tìm hiểu thêm về nguyentienxi

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X