Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về ký hiệu biến áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi delete Xem bài viết
    Bác Duong_act mà còn nói là đoán thế thì em mù cũng đúng thôi, vậy ở cái biến áp kích này các bác chỉ giúp em cái cuộn .1 - 5 cuốn mấy vòng trên b/a kích nó có tác dụng tăng áp trên chân kích hay tác dụng dập tắt nhanh chân kích vậy.
    Nhìn đánh dấu đầu dây thì em đoán là nó dập tắt, nhưng như thế thì k đúng nguyên lý mạch lắm
    cuộn 1-5 nối với cuộn sơ cấp ba chính là 1 cuộn đựợc chia làm 2. chỉ là cuộn lấy xung ra. không ảnh hưởng đến kích hay dập tắt.

    Comment


    • #17
      Mình nghĩ cuộn 1-5 này rất quan trọng đấy, nó có tác dụng tăng cường xung kích cho 2 transistor công suất của biến áp chính.
      Các bạn có thể thất là phần kích là cặp C945 cho công suất xung kích rất bé (Pkich=(12-0.7)^2/1k5=85mW) trong khi công suất kích cho cặp C4106(13007,..) là khá lớn hơn khi chạy ở 300W(khi chạy thì 150V sẽ sụt, và lấy Hfe=20 thì:
      Pkích=Ib x(2.2 x Ib+0.7) với Ib>300/150)/20=0.1A nên Pkích>92mW).
      Như vậy nếu không có cuộn 1-5 thì xung kích từ cặp C945 không đủ để kích cặp C4106 dẫn bão hoà.

      Comment


      • #18
        Cảm ơn bác dinhthuong80 giải thích cặn kẽ đúng là nó phải là tăng cường, nhưng nhìn đánh dấu đầu dây hơi khó hiểu, khi Q7 mở , 5- .4 đồng pha với 8- .7 nhưng lại ngược pha với 5 - .1, vậy 5- .1 làm sao mà tăng cường đc khi nó ngược pha 180 các bác nhỉ
        Đời bể khổ :

        Comment


        • #19
          Khi Q7 mở, dòng điện đi từ chân 7 sang 8, tức tại cuôn 7-8 thì chân 8 sẽ có áp dương, vì vậy các chân không có dấu chấm sẽ đều là áp dương (cùng pha), tức dòng điện sẽ đi như sau trong các cuộn thứ cấp: 2-3, 1-5, 4-5. Theo đó, Q2 sẽ dẫn, Q1 thì ngưng.
          Kết quả là có dòng điện đi từ áp 150V qua biến áp công suất, đi qua cuộn 1-5 theo chiều 1->5 xuống mass. Chính dòng điện này lại cảm ứng làm tăng cường dòng điện phát sinh từ cuộn 2-3 làm Q2 dẫn mạnh hơn nếu tải lớn, cần công suất lớn mà tín hiệu điều khiển ban đầu được mồi từ cuộn 7-8 không đủ để cho Q2 dẫn mạnh.
          Attached Files

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi delete Xem bài viết
            Cảm ơn bác dinhthuong80 giải thích cặn kẽ đúng là nó phải là tăng cường, nhưng nhìn đánh dấu đầu dây hơi khó hiểu, khi Q7 mở , 5- .4 đồng pha với 8- .7 nhưng lại ngược pha với 5 - .1, vậy 5- .1 làm sao mà tăng cường đc khi nó ngược pha 180 các bác nhỉ
            bác có nhìn thấy chữ BIẾN ÁP ĐẢO PHA không. nó không phải là biến áp dao động. phần dao động kích nó nằm ở từng trước nó.
            2 tr Q1 - Q2 chỉ để kđại công suất.

            Comment


            • #21
              Sơ đồ trong bài delete là đúng rồi đó, sơ đồ của tác giả ngiu7ời Czech (hay trong bài của bác lqv77) mới bị lộn chiều chân cuộn 1-5. Mình đã gỡ một BAK EE16 của PSU kiểm chứng rồi.

              Comment


              • #22
                Bạn thanhfdc có sự nhầm lẫn thật đấy. Không tin bạn thử xẻ thịt một cái BAK EE16 của ATX bất kì xem có phải là cuộn 1-5 và 1-4 là hai cuộn có cùng chiều quấn từ chân số 1 không nhé: nếu từ chân 1 quấn sang 4 (mình quên không ghi lại, 15 vòng thì phải) thì cuộn ngoài cùng quấn từ 1 sang 5 2vòng. Cách khác là không cần tháo BAK, bạn dùng máy đo L sẽ thấy là cuộn 1-4 khoảng 1mH thì cuộn 1-5 cỡ 10uH nhưng đo 4-5 chỉ còn cỡ 8-900uH chứng tỏ chúng ngược chiều nhau. Và mạch bạn delete thì chân 8 là chân cung mới đúng, chân 6 và 7 ra 2 con c945.
                Một điểm nhầm lẫn nữa là theo như chiều dòng điện mình vẽ và mô tả về cực tính cuộn dây là hoàn toàn chính xác, vì Q7 dẫn thì đúng là dòng điện đi từ chân 7 sang chân 8, nhưng xét về cực tính bạn phải bỏ nguồn cấp 12V đi, nghĩ là dòng điện nội tại chạy từ chân 7 sang 8 thì chân 8 phải là cực dương. Điều này cũng giống như nó là một cục pin vậy, dòng điện thì từ + qua - ở mạch ngoài nhưng trong cục pin thì dòng điện đi từ cực âm qua cực dương!

                Comment


                • #23
                  Mình xin đính chính lại là mạch của bạn delete thứ tự chân BAK lộn xộn hết nhưng chiều cuộn dây hay dấu chấm cùng pha thì chính xác, và giải thích hoạt động như mình đã dề cập.
                  Attached Files

                  Comment


                  • #24
                    Mình đã nhìn và vẽ lại cái mạch ATX 500 thì nó dạng như thế này cơ, giá trị linh kiện thì mỗi cái mỗi khác không vấn đề, nhưng cái biến áp khiển nó đấu kiểu này, cuộn 1-5 có tác dụng thực sự là gì thì mình bó tay rồi!!! Nhưng mình nghĩ là nó có tác dụng góp phần bảo vệ quá tải hay quá dòng trên 2 con công suất Q1 và Q2, vì nếu vì lý do nào đó dòng qua chúng quá lớn thì cuộn 1-5 sẽ tạo ra từ trường đủ lớn để cảm ứng qua 2 cuộn kích chân B, chống lại áp kích ban đầu làm trans công suất được kích dẫn đó ngưng lại ngay lập tức. Không biết ý kiến các bạn thế nào?
                    Attached Files

                    Comment


                    • #25
                      đọc kỹ post #23 của bác thanhfdc đã hiểu, mod xóa giúp em bài này với
                      Đời bể khổ :

                      Comment


                      • #26
                        Bài phân tích của bác thanhfdc là chuẩn và cái mạch AXT kia cũng chuẩn, nhưng em không đọc kỹ cứ ngỡ bác ý xác nhận là cuôn 1-5 tác dụng dập xung kích ( thì ra đó là phủ định lại vẫn đề).
                        Và cái mạch vẽ lại từ thực tế của bác dinhthuong80 cũng chuẩn như cái mạch ATX trên.
                        Đời bể khổ :

                        Comment


                        • #27
                          Căn cứ mạch bácdinhthuong80 vẽ lại mạch và giải thích theo cực tính của bácthanhfdc thì mọi thứ đc sáng tỏ, em giải thích như sau và kết luận cuộn 1-5 tăng cường xung kích để mở bão hòa Q công suất. Các bác xem góp ý em với

                          Khi Q7 dẫn thì dòng đi từ 7-8 vậy cực tính là 7+, 8-, khi đó áp cảm ứng lên các cuộn thứ có cực tính 1+, 3+.

                          3+ nên Q2 dẫn dòng đi từ điểm giữa qua B/a tới 1 -> 5 ->Q2 về mass, lúc này 1-5 mới là dòng kích tăng cường có 1+, 5-, dòng này cảm ứng làm cho 3+ hơn dẫn đến Q2 nhanh chóng bão hòa

                          KHi Q8 dẫn, dòng đi từ 8-6 vậy 8+, 6- cảm ứng lên các cuộn có cực tính 2+,4+,5+ và 1-,3-.
                          Vì 4+ nên Q1 dẫn dòng đi từ 300v->Q1->5->1->B/a->về điểm giữa, khi đó 5+, 1-, dòng này cảm ứng làm cho 4+ hơn để Q1 nhanh bão hòa

                          Mạch đc vẽ từ thực tế của bác dinhthuong80
                          Đời bể khổ :

                          Comment


                          • #28
                            Báo lá cải thì rất là quen thuộc, nhưng tài liệu lá cải thì không phải là hiếm nên gây quá nhiều khó khăn cho ae newbie khi muốn tham khảo, nó làm lệch lạc tư duy, nếu cái sai nó thành nếp thành lỗi mòn thì sau có gặp cái chuẩn cũng rất khó thuộc hoặc thay đổi lại nếp tư duy cũ.

                            Với các bác có nền tảng kiến thức chắc chắn thì điều đó k ảnh hưởng gì nhưng với ae tự nghiên cứu thêm thì đúng là thảm họa. Mạng internet cũng là con dao 2 lưỡi có thể giúp người và cũng có thể giết người với mớ kiến thức đánh đố đánh lạc hướng như thế.

                            Và em khẳng định đó là ý đồ của tác giả khi biên soạn ra những tài liệu như thế để tung lên mạng, khi tài liệu giảng dạy của các trung tâm đc đưa lên thì có rất nhiều các bẫy chết người trong đó, khi học trực tiếp thì sẽ đc đính chính tại lớp tại trường, không phải mọi thứ trên Net là free ae tham khảo nên thận trọng, em có rất nhiều bằng chứng thực tế khẳng định điều đó là sự thật
                            Một lần nữa em xin cảm ơn các bác, cảm ơn dtvn.net
                            Đời bể khổ :

                            Comment


                            • #29
                              Các bác bình tĩnh, em sắp tìm ra chân lý rồi, vì mới nhớ lại rằng khi biến nguồn PC thành bộ sạc bình 12V/10A có đo thử rất nhiều lần áp trên cặp tụ hoá nguồn (vì có bác giải thích là cặp R 150K song song 2tụ hoá đó có tác dụng làm cân áp giữa hai tụ) thì nhận thấy luôn chênh lệch, một tụ lớn hơn và một tụ luôn nhỏ hơn mặc dù mình đã thay thế vài tụ qua lại có điện dung bằng và khác nhau cỡ chục uF.
                              Các bác chờ nhé, để em xem con tụ cao hay thấp có áp lớn hơn...

                              Comment


                              • #30
                                Đúng theo suy luận, con tụ phía cao( nối 300V) luôn có áp lớn hơn con tụ thấp, có khi tới 20V!

                                Mình đã cho chúng chênh nhau đến 33uF, cho dù ban đầu tụ thấp có cao áp hơn thì chỉ sau vài giây nó lại thấp hơn tụ kia liền! Vì sao ư? Chúng ta phân tích hoạt động của mạch theo sơ đồ tôi vẽ nhé:

                                Khi Q7 dẫn, dòng điện có chiều 8-7, tức đi từ 8 sang 7, như vậy theo luật cảm ứng điện từ thì chiều dòng điện trong các cuộn thứ cấp theo kí hiệu dấu pha như sau (miễn bàn cãi! bây giờ không đủ tự tin để nói chân 7 mang cực dương, chân 8 mang cực âm nữa vì các bạn lại tranh luận là dòng điện đi từ 8 qua 7 thì 8 phải là dương, mình đã giải thích là dòng điện bên trong cuôn dây từ 8->7 thì 7 là dương như với một nguồn điện ắc quy rồi!): 3-2, 1-5, 1-4.

                                Kết quả sẽ là Q2 ngưng, Q1 dẫn vì phân cực thuận bởi số vòng 1-5 rất ít hơn 1-4; dòng điện đi từ nguồn 300V qua Q1, vào chân 5 ra chân 1(ngược chiều cảm ứng ban đầu của cuộn 1-5) về sơ cấp BAX rồi qua C3 về điểm 150V.
                                Tiếp đến thì Q7 ngưng, cho Q8 dẫn, dòng điện trong BAK có chiều 8-6. Lúc này các cuộn thứ cấp có chiều là 4-1, 2-3, 5-1. Lúc này Q1 ngưng, Q2 dẫn, dòng điện từ áp 150V cộng thêm áp tụ C3 đi qua sô cấp BAX vào chân 1 ra chân 5 qua Q2 về mass.

                                Như vậy cuộn 1-5 những lúc này coi như đã dập bớt xung kích từ BAK nhưng xem ra không đáng kể để làm triệt tiêu vì tỉ lệ vòng dây của 1-4 = 2-3 rất lớn hơn 1-5 nên Q1 vẫn dẫn. Chỉ khi gặp sự cố nào đó khiến dòng qua BAX tăng vọt đến mức lớn đủ để sinh ra từ thông mạnh sẽ đủ sức "trấn áp" xung kích kia để Q đang tải dòng quá lớn được ngắt cho an toàn.

                                Từ những phân tích trên sẽ thấy rằng, số vòng dây 2-3 bằng 1-4 mà 1-4 phải nối tiếp ngược chiều với 1-5 nên đã hạn chế cường độ xung kích, hệ quả là Q1 luôn dẫn yếu hơn Q2 vì thế mà áp trên tụ cao áp (C1) luôn cao hơn áp trên tụ thấp áp (C2). Đây chính là chân lý, các bạn có thể kiểm chứng bằng cách đo áp DC giữa 2 tụ hoá nguồn, thử thay đổi điện dung hay hoán đổi cho nhau hoặc bằng cách nào đó ban đầu làm cho tụ C1 thấp áp hơn C2 rồi sẽ lại thấy C1 tăng dần áp và luôn lớn hơn C2.
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                laptrinhc++ Tìm hiểu thêm về laptrinhc++

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X