Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về ký hiệu biến áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    ...Và như vậy em cũng xin gởi lời xin lỗi đến bác lqv77 vì đã nói sơ đồ bác chưa đúng. Sơ đồ bác đã đúng, cuộn sơ cấp BAK nối với sơ cấp BAX chính như vậy là đúng chiều, có tác dụng dập xung kích. Chỉ vì thực tế nó muôn hình vạn trạng mà em cứ vin vào chữ ATX mà so mạch này với mạch kia thì quả là phiến diện rồi!

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi thanhfdc
      Yếu về tư duy logic, thiếu kiến thức căn bản cộng với dựa vào thực tế lệch lạc gây nên sai lầm trong nhận thức.
      Bạn thưởng mình câu này liệu có quá lời chăng? Đúng là về kiến thức căn bản trong điện tử mình thiếu nhiều lắm, nhất là không biết tí gì về vi điều khiển, nhưng bạn thử nhìn lại cái sơ đồ rất căn bản của nguồn xung playback TNY mà bác bqviet giới thiệu xem, cũng như datasheet của nó nữa, chẳng lẽ theo bạn cũng đều là thực tế lệch lạc hay sao? Bạn thử phân tích hoạt động của mạch đó theo lý luận của bạn ở #23 xem?

      Để mình giúp bạn nhé: khi TNY thông thì dòng điện sẽ đi từ chân 1 BAX tới chân 2, như vậy chân 1 mang áp dương và chân 6 sẽ có áp dương vì cùng pha. Thế là khi TNY mở thì sẽ không có áp ra vì bị D chỉnh lưu cản rồi. Và tiếp theo TNY ngưng dẫn sẽ mất đi dòng điện từ chân 1 qua 2. Tôi áp dụng định luật của ông Faraday gì đó vào đây có được không: Sẽ xuất hiện dòng điện tự cảm có chiều từ 1-2 để chống lại sự biến thiên từ thông qua mạch( vì dòng ban đầu chiều 1-2 yếu đi, thì phải xuất hiện dòng 1-2 cảm ứng để giảm sự yếu đi đó).
      Và dòng điện vẫn đi từ 1-2, tức 1 vẫn mang cực dương, nên chân 6 cùng pha vẫn là cực dương.

      Như vậy phải chăng tôi đã sai về logic, vì cả khi TNY dẫn hay ngưng đều không có điện áp thứ cấp ra, hay thực tế bác bqviet đã vẽ mạch này và ráp chạy được đèn led( có áp ra) là một sai lầm vậy bạn?

      Đúng là mình quá thiếu kiến thức căn bản để hiểu được vấn đề quá dơn giản này rồi, xin bạn tận tình chỉ bảo cho!
      Attached Files

      Comment


      • #33
        Mình hy vọng rằng không phải vì mạch kia là pushpull gì đó nó hoàn toàn khác mạch playback nên quy ước dấu chiều dòng điện cảm ứng hay dấu chỉ cùng pha cũng khác luôn...

        Comment


        • #34
          Ước gì vấn đề nào cũng đc phân tích chi tiết lấy ví dụ thực tế, cách đo đạc thực tế kiểm chứng thì chắc k ai sợ cái món k nhìn k sờ thấy nữa.
          Em tin rằng bác thanhfdcviết sách đảm bảo hơn rất nhiều những sách đang bán bên ngoài vì nhiều phần chỉ là biên dịch lại tài liệu nước ngoài. Trước em cũng đọc qua ít tài liệu của Thầy Vương Khánh Hưng cũng với cách giảng như vậy rất dễ hiễu rất gần gũi với thực tế
          Đời bể khổ :

          Comment


          • #35
            Oh đọc kỹ lại thì thấy post #35 của bác Dinhthuong80 cũng có lý nhỉ
            Nếu giải thích như sau thì chưa cụ thể trên mạch đó lắm
            ------------
            1. Về cuộn dây hay BA thì nó có "cảm" và có "ứng". Khi bạn đặt vào 2 đầu của nó 1 điện áp (xung kích) thì chiều dòng điện và cực tính điện áp của cuộn dây phụ thuộc vào mạch ngoài. Nó cùng chiều và cùng cực tính với xung kích. Gọi nó là "cảm".

            Khi ngắt xung kích kia thì dòng điện trên cuộn dây mới đảo chiều và đảo cực tính. Gọi đấy là "ứng". BAX flyback hoạt động theo cách này. Van nạp năng lượng cho cuộn cảm sơ cấp, điện áp lấy ra bên thứ cấp cách ly ở chu kỳ nghỉ của van, tức là lấy ra điện áp "ứng". Vì thế cuộn thứ cấp có chiều ngược với cuộn sơ cấp.

            Mạch forward 1 van có cấu trúc gần giống như flyback nhưng có chiều cuộn thứ cùng chiều với cuộn sơ. Điện áp lấy ra tải bên thứ cấp có được ở chu kỳ van mở. Và nó thêm 1 cuộn với diode để lấy xung "ứng" trả lại nguồn khi van ngắt.
            ----------
            Vậy mạch Tny cuộn thứ 5-6 lấy ra áp + khi nào nhỉ. Cuộn dây và diot để lấy xung "ứng" trả lại nguồn nó nằm ở đâu
            Đời bể khổ :

            Comment


            • #36
              Ở đây cũng giải thích tương tự mạch Tny trên phần thứ lấy áp ra khi Van ngắt, tức lấy phần ứng, nhưng k giải thích rõ chiều dòng điện và áp cảm ứng như thế nào trong cuộn dây
              ---------------
              Tại sao k áp dụng được định luật Faraday về chiều( áp) của dòng điện cảm ứng khi giải thích các mạch điện flb như bác dinhthuong80 đã giải thích theo post #35 nhỉ
              Đời bể khổ :

              Comment


              • #37
                Với giải thích 1. của bạn thanhfdc thì mình sẽ đưa ra ít nhất 2 sơ đồ có tên khác nhau làm bạn "bế tắc" trong giải thích! Còn mục 2. và 3. mình sẽ tháo mấy cái nguồn PC còn ra áp DC và một cái đang chạy máy minhỳ ra kiểm chứng vì "thực tiễn là thước đo chân lý" mà!

                Comment


                • #38
                  Dưới đây là hai mạch dao động đơn giản và ứng dụng rất rộng rãi, có thể gặp ở bất kì nhà nào ở VN ta! Các bạn hãy tin là mình vẽ chính xác nhé, vì có thể kiểm chứng được ngay!

                  Mạch thứ nhất là sạc điện thoại noname chỉ dùng một Transistor. Cứ theo bạn thanhfdc thì hoạt động như sau: ban đầu cao áp mồi cho Q1 dẫn thông qua R1, dòng điện có chiều 1-2, tức chân 1 dương và chân 3, 5 cũng dương. D5819 cản cuộn 5-6 nên chưa có áp ra. Ở cuộn hồi tiếp, chân 3 dương nên có dòng cảm ứng chiều 3-4, tức sẽ phóng qua R3 và C3 vào cực B Q1. Vậy nó là hồi tiếp dương rồi, sẽ giúp Q1 dẫn mạnh hơn nữa nhưng vẫn không có áp ra, nên nó tiếp tục dẫn mạnh hơn. Cứ thế thì kết quả là sẽ bùm Q1 mất mà vẫn chả thấy Q1 lúc nào ngưng dẫn để có áp "ứng' cho điện áp ra cả!!!

                  Còn Nếu các bạn đồng ý với mình rằng Q1 dẫn chiều dòng điện ban đầu là 1-2 thì nội tại cuộn 1-2 dòng điện đi từ 1 qua 2 ra ngoài thì chân 2 mới là mang áp dương theo như mô hình viên pin thì ta sẽ có các chiều dòng điện kia là 5-6( có áp DC ra) và 3-4. Khi tải đầu ra nhỏ, sụt áp cao thì theo quy luật cảm ứng điện từ dòng trong 5-6 bị yếu đi sẽ xuất hiện dòng tự cảm có chiều chống lại sự yếu đi đó, tức là phải tăng cừơng, hiển nhiên là dòng từ 5-6 phải tăng lên ( thực ra là dòng 1-2 tăng lên để bù sự suy giảm đó). Như thế khi tải ăn dòng cao thì Q1 buộc phải dẫn mạch hơn làm dòng hồi tiếp 3-4 mạnh hơn( dòng này nạp tụ C2), và mạnh tới lúc áp DC trên C2 lớn vượt ngưỡng Vz+0.7V sẽ có dòng Ib ngược khoá Q1 lại. (Khi đó áp ra Vo=V34=Vz-0.7 luôn ổn định cùng với một dòng Io max nào đấy theo thiết kế của mạch). Q1 ngưng thì áp ra hay áp cuộn 3-4 đột ngột mất đi sẽ theo quy luật cảm ứng mà sẽ có áp xoay chiều trong cuộn 3-4. Khi có chiểu 3-4 thì lại cộng hưởng với áp định thiên từ R1 kích hoạt Q1 dẫn, và cứ như thế mạch dao động cho áp ra ổn định.
                  Attached Files
                  Last edited by dinhthuong80; 14-11-2015, 10:08. Lý do: sửa lỗi chính tả

                  Comment


                  • #39
                    Tương tự như vậy, ở sơ đồ thứ 2-mạch đèn pin sạc, do các transistor và R không thể nào 100% y chang nhau về mọi mặt được, nên luôn bất đối xứng. Giả sử ban đầu Q1 sẽ dẫn ( áp dụng cho cả trường hợp có thêm một R 220 tại B Q2), chiều dòng điện trong biến áp là 1-2, 5-4 ( còn 3-1 không có, chỉ có áp thôi). Cuộn 2T 5-4 sẽ lập tức khoá Q1 lại và Q2 dẫn. Q2 dẫn thì dòng điện lại có chiều 1-3 và 4-5. 4-5 bây giờ lại khoá Q2, mở Q1, cứ như thế mạch duy trì dao động.
                    Bây giờ mời các bạn giải thích hoạt động của mạch này khác mình nhé!

                    Comment


                    • #40
                      ...Mình nhớ hồi học phổ thông thày giáo có nói, và có khá nhiều bạn quá cứng nhắc nên nhầm lẫn về cực tính dương âm trong cuộn cảm, ta xét nó như một nguồn điện có sức điện động chứ không phải chỉ nhìn dòng điện đi vào nó gây ra bởi nguồn ngoài.

                      Giả sử cấp điện cho một cuộn cảm như mạch phía trên thì pin là nguồn phát, L là máy thu nên với chiều dòng điện 1-2 thì 1 là cực dương, 2 mang cực âm theo luật dòng điện đi từ dương qua âm. Nhưng khi xét riêng về cuộn cảm để xác định pha thì phải cô lập nó với nguồn cấp ngoài, tức là xoá phần pin đi và xem nó như một nguồn phát có một sức điện động. Thế thì dòng điện trong bản thân nó có chiều 1-2 được xem là do nó có một sức điện động cảm ứng nào đó gây ra và như thế cực tính phải là dương tại 2 và âm tại 1, vì dòng điện đi ra từ cực dương và đi vào cực âm kia mà! Nói cách khác, tại cuộn cảm L này có pha dương ở 2 và pha âm tại 1.
                      Attached Files

                      Comment


                      • #41
                        Em bị hoang mang rồi, vì theo post#35 k giải thích đc chi tiết mấy mạch nguồn flb thông dụng
                        Đợi bác thanhfdc vào xem thế nào, xem tài liệu rồi tham khảo vài chỗ thì đều thấy giống như post #35
                        Chã có nhẽ những tài liệu này là sai hả bác dinhthuong80 http://thegioiic.com/forums/nguyen-l...oi-nguon-dc-dc
                        Đời bể khổ :

                        Comment


                        • #42
                          Theo link bạn dẫn thì họ mô tả có khác gì mình đâu, đúng theo nguyên lí cảm ứng điện từ mà, khi có sự biến thiên từ thông qua cuộn dây thì xuất hiện dòng cảm ứng có chiều sao cho chống lại sự biến thiên đó, nhưng nói rõ kẻo nhầm là không phải dòng điện đó cứ thế mà tăng mãi để bù sự cứ mất đi mãi được vì sẽ phạm luật bảo toàn năng lượng, mà ngay sau khi mất đòng điện ban đầu trong cuộn cảm thì sẽ xuất hiện dòng điện biến thiên trong nó, dòng này sẽ là dao đông điều hoà tắt dần vì có mất mát năng lượng do R của cuộn dây và mạch ngoài.
                          Có điều là bài này chưa giải thích rõ chiều dòng điện và cực tính trong cuộn dây sơ cấp là thế nào, lại còn cả nguồn cấp ban đầu có dấu +/- nữa làm người đọc dễ bị mơ hồ. Có lẽ đây chính là lí do khiến chúng ta nhầm lẫn và ...cãi cọ như thế này. Thực sự thì trong bất kì mạch nào, playback hay nửa cầu,... năng lượng ra có được ở đầu ra là ở khi Q dẫn, vì chỉ khi Q dẫn mới cho dòng mạch, công suất mạnh được chứ khi Q ngưng, năng lượng tích luỹ trong cuộn dây không thể cho công suất cao hơn khi Q dẫn vì nó giảm dần mà

                          Comment


                          • #43
                            .. chứ khi Q ngưng mà năng lượng đó mà lớn hơn hoặc bằng nên mới lấy để chỉnh lưu làm áp ra thì ta đã phạm luật bảo toàn rồi. Giải thích thế này: Dòng điện một chiều ban đầu đi qua cuộn dây có giá trị là A thì ngay sau khi mất đi dòng ban đầu này sẽ xuất hiện dòng điện tự cảm xoay chiều có biên độ là A', cứ cho là A'=A. Pha ban đầu của dòng cảm ứng này hiển nhiên cùng pha dòng ban đầu, lập tức dòng này đổi pha, tức có chiều ngược với dòng A, sẽ có giá trị B. Ta luôn có B<A về độ lớn, vì luôn có suy hao vì nội trở cuộn dây, hay dòng B này bị "masát" trong cuộn dây. Và cứ thế theo thời gian nó sẽ về O.

                            Comment


                            • #44
                              Và dưới đây thêm hai mạch nữa để giải thích hoạt động:
                              Attached Files

                              Comment


                              • #45
                                Mình đã kiểm tra lại mục 2. và 3. của bác thanhfdc qua 2 nguồn AXT có BAK như nhau, các đầu ra của BAX chính khác nhau( khác nhau về nguyên lý tạo áp 3.3V) thì thấy:

                                2. Đúng như bạn nói, lý tưởng thì điểm chia áp phải bằng Vcc/2, nhưng cả 2 mạch của mình có chênh lệch chút ít, nhưng chỉ 1V đổ lại. Sở dĩ lần trước có sự chênh áp lớn tới 20V khi mình cho tải 5A/14.5V vì kiểm tra kĩ lại một R 150k// tụ phía thấp chỉ còn 120K! Nhưng điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của nguồn( về lâu dài chắc nguồn sẽ bụp nếu đúng nguyên lý phải cân áp), vì mình mắc thêm tải là bóng 12V/80W vào , tức tổng dòng ra là 13A vẫn chạy tốt, vì với bán kì có áp thấp hơn thì IC 494 đã điều chế cho độ rộng xung lớn hơn.

                                3. Cả hai nguồn này đều sử dụng BAK EE16 có chân và thứ tự chân cũng như chiều cuộn dây như nhau, về điện cảm có khác chút ít, nhưng không như bác nói, cuộn 1-5 và 1-4 chính xác là 2 cuộn đấu chung nhau điểm pha, tức có tác dụng hồi tiếp âm! Điều này mình xác định bằng cách đo điện cảm( có hình phía dưới).
                                Phần bác nói là so dạng xung thứ cấp khi cấp AC và không cấp thì có lẽ chưa chính xác lắm, vì có thể bác mới thử với mạch sạc 3 giai đoạn ( áp pin 12V/ áp có AC là 14V). Hơn nữa, khi không cấp AC thì mạch chạy với Dmax, không thể so sánh với lúc cấp AC chạy với D nhỏ hơn và khi đó còn có sự tương hỗ giũa các cuộn dây vì cuộn 1-5 bị dao động cưỡng bức với dòng khá mạnh so với trước, và vì có "từ trễ" nên xung kích ở Q ngưng bị làm suy yếu đi thì sau đó đổi trạng thái có thể khiến nó mạnh hơn không chừng, dẫu chỉ là gai áp nhưng sẽ ảnh hưởng các cuộn khác!
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                laptrinhc++ Tìm hiểu thêm về laptrinhc++

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X