Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Inverter dao động tự kích

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Inverter dao động tự kích

    Chào các anh, em đang tìm hiểu về mạch inverter, em đang thắc mắc 1 chút về kiểu dao động tự kích (kéo đẩy dùng 2 mosfet), như em thấy thì hiện tại có 2 loại mosfet: 1 loại khi kích điện áp dương vào chân G thì DS sẽ dẫn và giữ nguyên tới khi nào mình chập chân G vào chân khác để xả điện (điển hình IRF3205). Còn loại kia thì sau khi kích áp dương vào chân G thì nó tự xả luôn sau vài giây (K2717). Vậy 2 loại này cùng lắp vào 1 mạch tự kích thì có làm sao không?
    Vấn đề thứ 2: trong các mạch dạng này em thường thấy dùng 1 con điện trở khoảng 1k nối từ chân 1 sang chân 3 cho mỗi con mosfet (gọi là điện trở xả mass) nếu bỏ con điện trở này thì có vấn đề gì không?
    Nhờ các anh giải đáp giúp ạ

  • #2
    1. chắc cũng được nhưng mà hông tốt vì thời gian đóng mở khác nhau chút xíu. 2. hông có con xả điện thì có thể đến lúc hông còn áp điều khiển fet sẽ chậm mở rùi die. hoặc áp cao hay tĩnh điện ở đâu đó gần ấy cho fet thăng thiên..

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
      1. chắc cũng được nhưng mà hông tốt vì thời gian đóng mở khác nhau chút xíu. 2. hông có con xả điện thì có thể đến lúc hông còn áp điều khiển fet sẽ chậm mở rùi die. hoặc áp cao hay tĩnh điện ở đâu đó gần ấy cho fet thăng thiên..
      Cảm ơn anh, em mắc mạch như thế này:
      - Biến áp xung cuộn sơ cấp quấn 6 vòng đối xứng, cuộn thứ cấp 80 vòng.
      - mosfet em dùng 1 con K2717 và 1 con K2996
      - Acquy 12V 14Ah
      - Chân G con mosfet thứ nhất nối với chân D con mosfet thứ 2 qua điện trở 560ohm
      - Chân G con mosfet thứ 2 nối với chân D con mosfet thứ nhất qua điện trở 560ohm.
      - Chân D con mosfet thứ nhất nối vào dây đầu cuộn sơ cấp
      - Chân D con mosfet thứ 2 nối vào dây cuối cuộn sơ cấp
      - Dây giữa (dây đối xứng) cuộn sơ cấp nối với (+) bình.
      - Chân S con mosfet 1 nối chung với chân S mosfet 2, rồi câu vào (-) bình.

      Khi cấp điện biến áp chỉ rung nhẹ 1 cái rồi thôi, 2 con fet rất nóng mặc dù có tản nhiệt, đầu thứ cấp ra em cho nắn qua cầu diode xung nạp vào tụ hoá, đo con tụ hoá có 3V thôi ạ.
      Anh xem vậy là thế nào ạ, kiểu như dao động đc 1 cái rồi mất vậy.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi ttlove9 Xem bài viết

        Cảm ơn anh, em mắc mạch như thế này:
        - Biến áp xung cuộn sơ cấp quấn 6 vòng đối xứng, cuộn thứ cấp 80 vòng.
        - mosfet em dùng 1 con K2717 và 1 con K2996
        - Acquy 12V 14Ah
        - Chân G con mosfet thứ nhất nối với chân D con mosfet thứ 2 qua điện trở 560ohm
        - Chân G con mosfet thứ 2 nối với chân D con mosfet thứ nhất qua điện trở 560ohm.
        - Chân D con mosfet thứ nhất nối vào dây đầu cuộn sơ cấp
        - Chân D con mosfet thứ 2 nối vào dây cuối cuộn sơ cấp
        - Dây giữa (dây đối xứng) cuộn sơ cấp nối với (+) bình.
        - Chân S con mosfet 1 nối chung với chân S mosfet 2, rồi câu vào (-) bình.

        Khi cấp điện biến áp chỉ rung nhẹ 1 cái rồi thôi, 2 con fet rất nóng mặc dù có tản nhiệt, đầu thứ cấp ra em cho nắn qua cầu diode xung nạp vào tụ hoá, đo con tụ hoá có 3V thôi ạ.
        Anh xem vậy là thế nào ạ, kiểu như dao động đc 1 cái rồi mất vậy.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi ttlove9 Xem bài viết

          Cảm ơn anh, em mắc mạch như thế này:
          - Biến áp xung cuộn sơ cấp quấn 6 vòng đối xứng, cuộn thứ cấp 80 vòng.
          - mosfet em dùng 1 con K2717 và 1 con K2996
          - Acquy 12V 14Ah
          - Chân G con mosfet thứ nhất nối với chân D con mosfet thứ 2 qua điện trở 560ohm
          - Chân G con mosfet thứ 2 nối với chân D con mosfet thứ nhất qua điện trở 560ohm.
          - Chân D con mosfet thứ nhất nối vào dây đầu cuộn sơ cấp
          - Chân D con mosfet thứ 2 nối vào dây cuối cuộn sơ cấp
          - Dây giữa (dây đối xứng) cuộn sơ cấp nối với (+) bình.
          - Chân S con mosfet 1 nối chung với chân S mosfet 2, rồi câu vào (-) bình.

          Khi cấp điện biến áp chỉ rung nhẹ 1 cái rồi thôi, 2 con fet rất nóng mặc dù có tản nhiệt, đầu thứ cấp ra em cho nắn qua cầu diode xung nạp vào tụ hoá, đo con tụ hoá có 3V thôi ạ.
          Anh xem vậy là thế nào ạ, kiểu như dao động đc 1 cái rồi mất vậy.
          Chắc sơ cấp quấn ít vòng quá nên cảm kháng không đủ lớn -> chập hehe.

          Comment


          • #6
            Mạch mô tả bằng lời nên phải tưởng tượng mệt quá ...
            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
              Mạch mô tả bằng lời nên phải tưởng tượng mệt quá ...
              Mạch tự kích dùng 2 mosfet này trên mạng nhiều mà anh :v

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                Chắc sơ cấp quấn ít vòng quá nên cảm kháng không đủ lớn -> chập hehe.
                Oh đúng rồi, với irf3205 thì quấn sơ cấp 3 vòng đối xứng là chạy được rồi, còn mấy con K này yếu, nóng ko chạy nổi, bỏ bình acquy ra dùng pin 9v thì ok
                Thankyou!

                Comment


                • #9
                  Tiện đây ai rành về mosfet cho em hỏi, trong datasheet của nó thông số Id (max) là dòng tối đa mà nó chịu được, vậy dòng ở đây là dòng điện từ bình chảy qua D-S mosfet hay là dòng chạy qua tải lắp bên thứ cấp? Tương tự với Pd (max) là công suất tối đa...

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi ttlove9 Xem bài viết
                    Tiện đây ai rành về mosfet cho em hỏi, trong datasheet của nó thông số Id (max) là dòng tối đa mà nó chịu được, vậy dòng ở đây là dòng điện từ bình chảy qua D-S mosfet hay là dòng chạy qua tải lắp bên thứ cấp? Tương tự với Pd (max) là công suất tối đa...
                    Dòng D-S chứ lị, còn dòng bên thứ cấp sẽ phải nhỏ hơn khoảng 20 lần (do bạn tăng áp lên gần 20 lần, theo định luật bảo toàn năng lượng thì dòng đạt được sẽ nhỏ hơn 20 lần, trừ cả hao phí thì còn nhỏ hơn nữa).

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                      Dòng D-S chứ lị, còn dòng bên thứ cấp sẽ phải nhỏ hơn khoảng 20 lần (do bạn tăng áp lên gần 20 lần, theo định luật bảo toàn năng lượng thì dòng đạt được sẽ nhỏ hơn 20 lần, trừ cả hao phí thì còn nhỏ hơn nữa).
                      Oh, thế còn Rds (on) là thế nào, theo mình hiểu đó là trở kháng giữa D-S khi nó dẫn, nhưng trở kháng này có tác dụng gì? Con mình thấy có 0.23 ohm , lại có con tận 8.0 mOhm

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi ttlove9 Xem bài viết

                        Oh, thế còn Rds (on) là thế nào, theo mình hiểu đó là trở kháng giữa D-S khi nó dẫn, nhưng trở kháng này có tác dụng gì? Con mình thấy có 0.23 ohm , lại có con tận 8.0 mOhm
                        Rds(on) là điện trở DS khi nó dẫn bão hoà. Tức là điện trở nhỏ nhất có thể giữa D và S.
                        Công thức tính công suất nhiệt trên MOSFET khi bão hoà= (Ids)^2 * Rds(on). Nên Rds(on) càng nhỏ thì hao phí nhiệt càng ít và khả năng dẫn càng tốt.
                        Nên dễ thấy con MF nào càng trâu bò thì Rds(on) càng nhỏ.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết

                          Rds(on) là điện trở DS khi nó dẫn bão hoà. Tức là điện trở nhỏ nhất có thể giữa D và S.
                          Công thức tính công suất nhiệt trên MOSFET khi bão hoà= (Ids)^2 * Rds(on). Nên Rds(on) càng nhỏ thì hao phí nhiệt càng ít và khả năng dẫn càng tốt.
                          Nên dễ thấy con MF nào càng trâu bò thì Rds(on) càng nhỏ.
                          Ra vậy, cảm ơn các bạn rất nhiều

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết

                            Rds(on) là điện trở DS khi nó dẫn bão hoà. Tức là điện trở nhỏ nhất có thể giữa D và S.
                            Công thức tính công suất nhiệt trên MOSFET khi bão hoà= (Ids)^2 * Rds(on). Nên Rds(on) càng nhỏ thì hao phí nhiệt càng ít và khả năng dẫn càng tốt.
                            Nên dễ thấy con MF nào càng trâu bò thì Rds(on) càng nhỏ.
                            Bạn có thể giải thích giúp mình từng bước hoạt động của transistor trong mạch dao động nghẹt này không? Tại sao cuộn 3-4 lại phải quấn nhiều vòng hơn và ngược chiều với cuộn 1-2?
                            Attached Files

                            Comment


                            • #15
                              Khi đóng K thì thông qua cuộn 1-2 và trở, chân B của transistor sẽ được phân cực thuận, trans dẫn làm cho cuộn 3-4 được cấp nguồn làm xuất hiện từ thông trong lõi sắt, nghĩa là từ thông của cuộn 3-4 biến thiên từ 0 lên 1 giá trị nào đó (ko cần quan tâm), từ thông biến thiên đó làm cuộn 1-2 xuất hiện 1 suất điện động cảm ứng, do quấn ngược chiều với 3-4 nên suất điện động này có dấu ngược: chân 2 là (+) và 1 là (-) nên suất điện động này triệt tiêu điện áp đặt vào chân B transistor -> transistor ngưng dẫn -> cuộn 3-4 mất nguồn cấp -> từ thông lại giảm từ 1 giá trị nào đó về 0 -> Từ thông biến thiên lại làm xuất hiện suất điện động cảm ứng trên cuộn 1-2, nhưng lần này nó cùng chiều với nguồn nên nó tăng thêm điện áp khi đến con trở nên chân B transistor lại được phân cực thuận -> cuộn 3-4 lại được cấp nguồn. Quá trình cứ lặp lại như thế làm cho từ thông qua cuộn 5-6 cũng biến thiên ko ngừng nên xuất hiện suất điện động cảm ứng trên cuộn này và nó được dùng để làm nguồn Output.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ttlove9 Tìm hiểu thêm về ttlove9

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X