Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp giải thích nguyên lý mạch có biến áp kích

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp giải thích nguyên lý mạch có biến áp kích

    Em đang vướng về nguyên lý của mạch trong file đính kèm. Cụ thể là em không biết tại sao xung từ ngõ ra 11,14 của SG3525 phải đi qua 1 bộ bjt rồi biến áp kích rồi mới tới Mosfet công suất? Tại sao lại không đi thẳng luôn ạ? Và em cũng chưa hiểu cách hoạt động và mục đích của cách mắc mạch BJT đó ạ. Mong các bác chỉ giúp ạ.
    Attached Files

  • #2
    Việc dùng bộ BJT mình nghĩ là để trợ dòng vì dùng biến áp kích mà.
    Còn tại sao dùng biến áp thì là để cách ly giữa phần điện áp cao và phần điện áp thấp (vì có lúc ta phải chạm tay vào phần này, phần này có mass chung với mass của nguồn mà fet A, fet B điều khiển, tức là nguồn ra chính).

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
      Việc dùng bộ BJT mình nghĩ là để trợ dòng vì dùng biến áp kích mà.
      Còn tại sao dùng biến áp thì là để cách ly giữa phần điện áp cao và phần điện áp thấp (vì có lúc ta phải chạm tay vào phần này, phần này có mass chung với mass của nguồn mà fet A, fet B điều khiển, tức là nguồn ra chính).
      Bác có thể nói rõ cái trợ dòng đó nó thế nào được không ạ? Vì em có tìm hiểu thì thấy mạch BJT mắc kiểu này nó giống kiểu mạch ghép tầng để khuếch đại, mà vẫn chưa biết cách giải thích cách nó hoạt động như thế nào. Và em có đo xung ngõ ra của biến áp kích thì nó có phần âm nữa ạ.

      Comment


      • #4
        Bạn hãy tìm hiểu cách điều khiển mosfet có rất nhiều ở diễn đàn này qua đó bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và từ đó bạn sẽ hiểu tại sao lại có cái biến áp đó ở vị trí ấy....

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi nguyenha7940 Xem bài viết
          Bạn hãy tìm hiểu cách điều khiển mosfet có rất nhiều ở diễn đàn này qua đó bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và từ đó bạn sẽ hiểu tại sao lại có cái biến áp đó ở vị trí ấy....
          Vâng anh. Vậy còn cái mạch BJT kia thì sao ạ?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi bboylion00 Xem bài viết
            Bác có thể nói rõ cái trợ dòng đó nó thế nào được không ạ? Vì em có tìm hiểu thì thấy mạch BJT mắc kiểu này nó giống kiểu mạch ghép tầng để khuếch đại, mà vẫn chưa biết cách giải thích cách nó hoạt động như thế nào. Và em có đo xung ngõ ra của biến áp kích thì nó có phần âm nữa ạ.
            Kiểu như BJT nó khuếch đại dòng ấy mà hehe
            Last edited by trthnguyen; 22-06-2017, 12:03. Lý do: Trả lời sai hết cmnr hehe

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
              Đơn giản thôi, IC dao động là 1 mạch tích hợp, người ta tích hợp trong đó biết bao nhiêu là linh kiện để tạo và ổn định dao động, tạo mạch ổn áp tuyến tính, mạch so sánh, mạch bảo vệ... nên người ta ko đủ chỗ để nhét thêm trans hay fet công suất cao vào nữa -> 2 chân OUT của IC chịu dòng rất nhỏ, mà cuộn dây của biến áp có điện trở rất nhỏ -> nối 2 chân của IC trực tiếp vào cuộn dây thì ko đủ dòng kích biến áp. Vậy phải dùng BJT để tăng dòng lên. Cách hoạt động mai trả lời.
              Ông ko tính tần số ra của IC với điện cảm cuộn dây của BAK ah? BAK có phải cứ quấn bừa là được đâu, số vòng sơ cấp nó được tính theo f, duty, Al lõi... Như mạch này với SG3525, Iout ~500mA đủ sức lái cái BAK kia nếu trong mạch nguồn công suất nhỏ, hoặc lái cặp MOS có Cgs nhỏ, chạy f ko quá cao. Nhưng để tăng dV/dt, tăng an toàn cho IC khi có sự cố thì người ta đệm thêm mạch totem pole vào giữa IC và BAK.

              @to bboylion00: Mạch này ở mỗi cuộn sơ cấp dạng sóng sẽ có xung âm - dương, tức là có 2 xung đối xứng, lệch pha nhau 180*. Kiểu xung này lái MOS rất tốt nếu dạng xung ko quá tệ. Vì khi khóa Cgs MOS sẽ được nạp ngược điện áp âm nên ngắt rất nhanh.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết

                Ông ko tính tần số ra của IC với điện cảm cuộn dây của BAK ah? BAK có phải cứ quấn bừa là được đâu, số vòng sơ cấp nó được tính theo f, duty, Al lõi... Như mạch này với SG3525, Iout ~500mA đủ sức lái cái BAK kia nếu trong mạch nguồn công suất nhỏ, hoặc lái cặp MOS có Cgs nhỏ, chạy f ko quá cao. Nhưng để tăng dV/dt, tăng an toàn cho IC khi có sự cố thì người ta đệm thêm mạch totem pole vào giữa IC và BAK.

                @to bboylion00: Mạch này ở mỗi cuộn sơ cấp dạng sóng sẽ có xung âm - dương, tức là có 2 xung đối xứng, lệch nhau 180*. Kiểu xung này lái MOS rất tốt nếu dạng xung ko quá tệ. Vì khi khóa Cgs MOS sẽ được nạp ngược điện áp âm nên ngắt rất nhanh.
                Vâng đúng rồi anh ạ. Nhưng mạch này nó tạo ra dạng xung âm dương thế nào anh nhỉ? Em chưa hiểu rõ phần này.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết

                  Ông ko tính tần số ra của IC với điện cảm cuộn dây của BAK ah? BAK có phải cứ quấn bừa là được đâu, số vòng sơ cấp nó được tính theo f, duty, Al lõi... Như mạch này với SG3525, Iout ~500mA đủ sức lái cái BAK kia nếu trong mạch nguồn công suất nhỏ, hoặc lái cặp MOS có Cgs nhỏ, chạy f ko quá cao. Nhưng để tăng dV/dt, tăng an toàn cho IC khi có sự cố thì người ta đệm thêm mạch totem pole vào giữa IC và BAK.

                  @to bboylion00: Mạch này ở mỗi cuộn sơ cấp dạng sóng sẽ có xung âm - dương, tức là có 2 xung đối xứng, lệch pha nhau 180*. Kiểu xung này lái MOS rất tốt nếu dạng xung ko quá tệ. Vì khi khóa Cgs MOS sẽ được nạp ngược điện áp âm nên ngắt rất nhanh.
                  Hehe sorry mình quên!

                  Comment


                  • #10
                    Cậu xem Internal Block Diagram của 3525 chưa. Chân Out ở mức cao nó sẽ được nối lên Vcc, và khi chân Out ở mức thấp nó sẽ được nối xuống GND.

                    Tương tự như thế với bộ totem ngoài này. Khi OutA ở mức cao Q4 dẫn, Q6 tắt, đầu trên sơ cấp BAK được nối với GND. Cũng khi ấy OutB ở mức thấp Q8 dẫn, Q7 tắt. Đầu dưới của sơ cấp BAK được nối với Vcc ~12V. Dòng điện chạy từ đầu dưới lên đầu trên BAK. Các đầu thứ cấp có dấu chấm có xung âm.

                    Tới lượt OutA ở mức thấp, OutB ở mức cao thì Q6, Q7 dẫn; Q4, Q8 tắt; cực tính dòng điện ở sơ cấp BAK đảo chiều, đầu trên nối với Vcc, dưới với GND. Các đầu thứ cấp có dấu chấm có xung dương.

                    2 bộ totem hoạt động như 1 bộ cầu H, lần lượt kích và đảo chiều điện áp kích lên các đầu cuộn sơ cấp. Vì thế sóng trên cuộn sơ cấp sẽ lần lượt có xung âm dương.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                      Cậu xem Internal Block Diagram của 3525 chưa. Chân Out ở mức cao nó sẽ được nối lên Vcc, và khi chân Out ở mức thấp nó sẽ được nối xuống GND.

                      Tương tự như thế với bộ totem ngoài này. Khi OutA ở mức cao Q4 dẫn, Q6 tắt, đầu trên sơ cấp BAK được nối với GND. Cũng khi ấy OutB ở mức thấp Q8 dẫn, Q7 tắt. Đầu dưới của sơ cấp BAK được nối với Vcc ~12V. Dòng điện chạy từ đầu dưới lên đầu trên BAK. Các đầu thứ cấp có dấu chấm có xung âm.

                      Tới lượt OutA ở mức thấp, OutB ở mức cao thì Q6, Q7 dẫn; Q4, Q8 tắt; cực tính dòng điện ở sơ cấp BAK đảo chiều, đầu trên nối với Vcc, dưới với GND. Các đầu thứ cấp có dấu chấm có xung dương.

                      2 bộ totem hoạt động như 1 bộ cầu H, lần lượt kích và đảo chiều điện áp kích lên các đầu cuộn sơ cấp. Vì thế sóng trên cuộn sơ cấp sẽ lần lượt có xung âm dương.
                      Em cám ơn bác nhiều ạ.

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      bboylion00 Tìm hiểu thêm về bboylion00

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X