Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần giúp đỡ về tính công suất máy bơm để tưới cây bằng béc phun

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cần giúp đỡ về tính công suất máy bơm để tưới cây bằng béc phun

    Chào các bác hiện tại em đang là dân CNTT chuyên mảng phần mềm, sau nhiều năm ngồi code còng lưng thì quyết định lui về ở ẩn, trồng trọt kiếm sống qua ngày, chứ không code nổi nữa rồi .

    Trước tết thì em có muốn một miếng đất (40x500), cũng đã lên cho xe múc đất làm thành 4 liếp (6m ngang một liếp, chừa 20m đầu để làm nền nhà kho nên liếp chỉ còn 480m) và xử lý đất xong rồi. Nói thật các bác là nhà em không có ai làm nông dân hết và từ nhỏ đến lớn em cũng chưa từng trồng cái cây nào luôn, duyên số thế nào mà tự nhiên em mê rồi quyết làm cho bằng được.

    Khâu tiếp theo là làm hệ thống tưới và sau đó xuống giống. Em tự mày mò thì thấy có rất nhiều hệ thống tưới khác nhau và quyết định chọn tưới phun mưa bằng béc (quên nói là em trồng bưởi và chanh nên loại phun này là hợp nhất). Sơ đồ tưới thì e có bố trí như dưới hình đây.

    Ô màu xanh lá là vị trí cây, màu xanh dương là đầu béc phun, còn màu xanh nhạt là bán kính tưới.

    Khó khăn bắt đầu từ đây, em định lắp đầu béc bán kính tầm 2m => khoảng cách giữa các đầu béc là 4m => hết liếp có tổng cộng 480/4 = 120 béc * 4 liếp = 480 đầu béc. Với chiều dài đất và số lượng béc như thế em định đi ống 60mm, sau đó chỗ béc phun là ống 20mm. Em tự mày mò tính toán số liệu về cột áp, lưu lượng thì thấy rối nùi và không tài nào ra được.

    Mong các bác ở đây ai có kinh nghiệm về cái này bày cho em với.


  • #2
    Anh kiếm 1 cái máy bơm lắp thử 1 vài cái vòi phun cho kết quả như ý. Rồi đo đạc áp lực lưu lượng nước công suất tiêu thụ... sau đó nhân lên là xong ạ. Còn về Tính toán lý thuyết cái thứ này thì là môn thủy lực đại cương lâu ngày em cũng quên rồi ạ...

    Comment


    • #3
      Anh cũng định làm thế, làm 1 cái thì được nhưng sợ đến lúc triển khai số lượng béc lớn thì tưới không được, lúc đó tháo ống lắp lại oải lắm luôn.

      Comment


      • #4
        Bản thân ngành Thủy khí cũng dựa trên thực nghiệm nhiều. không thể tính hết được. Một trong thành phần cốt lõi của ngành là phương trình Navier - Storks cho tới nay vẫn chưa giải được tổng quát.

        Cách đơn giản nhất là đi quanh xem có nhà nào cũng có khu vườn tương tự, cũng dùng tưới phun thì qua xin/nhờ họ cho vào đo thông số ống, công suất máy bơm ... rồi về làm tương tự. Nếu có khác thì điều chỉnh đi chút chút.

        Kể cả diễn đàn có cho công thức tính từ đầu, cái gì đảm bảo rằng công thức đó đúng. Giả sử công thức đúng rồi, điều kiện thực tế vẫn có thể sai khác : công suất máy bơm danh định và thực tế, hệ số cản đường ống cũng khác v.v... Cuối cùng vẫn phải thực nghiệm thôi.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #5
          Thank bqviet đã cho ý kiến, mình cũng biết là công thức cũng chỉ phần nào đó thôi chứ không thể áp dụng ngay vào thực tiễn được. Thật ra kế bên mình cũng có người làm hệ thống tưới, nhưng cách họ làm là chia miếng đất ra làm 2 rồi bơm lần lượt từng miếng. Cách này thì ko phải suy nghĩ nhiều, nhưng phải tốn tiền dây điện kéo ra giữa đất cho máy bơm thứ 2, mình cảm thấy ko tối ưu lắm.

          Vẫn đang muốn mày mò và học thêm về khoản này, đang gặp nút thắc khó mở nên càng muốn thử thác bản thân thêm.

          À, sẵn cho mình hỏi luôn, điện chỗ mình có 1 pha à, mà giờ tính toán ra máy bơm cần 3 pha mới đủ công suất thì phải làm sao? Mò thử trên mạng thì thấy có 1 số thiết bị hỗ trợ đưa dòng điện 1 pha ra 3 pha, nhưng ko biết là áp dụng cho trường hợp này được không nữa.

          Comment


          • #6
            Tưới béc cỏ nhiều , bơm lâu hao điện chỉ hợp tưới cỏ hay hoa nhà mình bơm cho nước chảy chậm vào gốc luôn chỉ 1 máy Kohler cho 2 ha vì tốn xăng nên chì tưới vừa đủ cho cây không héo lá sau 1 ngày thôi . Cam chanh rất tốn phân , nước không đủ cây còi cọc thu hoạch chẳng bỏ công chăm sóc .

            Comment


            • #7
              Mình cũng có xem về cách tưới nhỏ giọt như bạn tuyennhan nói, nhưng ngặt cái chỗ mình nước phèn nên mọi người ko khuyến khích tưới như thế. Mình thì chỉ bón phân vi sinh hữu cơ thôi. Về lượng nước ko biết đối với cam, chanh thì cần 1 ngày khoảng bao nhiêu nhỉ.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi tieutuphuc Xem bài viết
                Thank bqviet đã cho ý kiến, mình cũng biết là công thức cũng chỉ phần nào đó thôi chứ không thể áp dụng ngay vào thực tiễn được. Thật ra kế bên mình cũng có người làm hệ thống tưới, nhưng cách họ làm là chia miếng đất ra làm 2 rồi bơm lần lượt từng miếng. Cách này thì ko phải suy nghĩ nhiều, nhưng phải tốn tiền dây điện kéo ra giữa đất cho máy bơm thứ 2, mình cảm thấy ko tối ưu lắm.

                Vẫn đang muốn mày mò và học thêm về khoản này, đang gặp nút thắc khó mở nên càng muốn thử thác bản thân thêm.

                À, sẵn cho mình hỏi luôn, điện chỗ mình có 1 pha à, mà giờ tính toán ra máy bơm cần 3 pha mới đủ công suất thì phải làm sao? Mò thử trên mạng thì thấy có 1 số thiết bị hỗ trợ đưa dòng điện 1 pha ra 3 pha, nhưng ko biết là áp dụng cho trường hợp này được không nữa.
                - Dùng 2 máy bơm: tốn tiền dây điện
                - Dùng một máy bơm, cần công suất lớn, dùng máy ba pha, nếu điện 1 pha phải dùng inverter hoặc chuyển đổi máy làm giảm hiệu suất. Hơn nữa công suất lớn đồng nghĩa với tổn hao điện nhiều, phải cải tạo đường dây, tốn kém gấp bội
                - Có 2 máy, nếu hỏng 1 thì còn khắc phục dùng tạm chờ sửa chữa. Chỉ một máy, chờ sửa chữa khéo cây héo mất.
                - Chưa kể tổn thất đường ống,...
                - Tổng quát lại: "học tập đội bạn", trải nghiệm thực tế, thay đổi cho phù hợp với điều kiện của mình.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi tieutuphuc Xem bài viết
                  Mình cũng có xem về cách tưới nhỏ giọt như bạn tuyennhan nói, nhưng ngặt cái chỗ mình nước phèn nên mọi người ko khuyến khích tưới như thế. Mình thì chỉ bón phân vi sinh hữu cơ thôi. Về lượng nước ko biết đối với cam, chanh thì cần 1 ngày khoảng bao nhiêu nhỉ.
                  Không phải tưới nhỏ giọt mà là tưới chậm để không xói gốc , be bờ quanh gốc cây nhỏ thì kính 1m cây lớn thì 2m phủ rơm cò để giu ẩm nước từ ống chính qua ống nhỏ chỉnh cho chảy từ từ để nước có thời gian thấm xuống cây nhỏ tưới sao cho trưa nắng nà không héo lá là đủ . Nước phèn thì phải đào rãnh chính giữa 2 hàng cây rộng 0.5 m sâu 0,5 m hay hơn đổ đá cục + vôi bơm nước vào rãnh để thẩm thấu tới gốc nhưng nước phải có ph từ 5-6 thấp hơn thì chỉ có trồng thơm thôi cam chanh còi cọc lắm , nhà bạn ở đâu mà nước phèn vậy .

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết

                    - Dùng 2 máy bơm: tốn tiền dây điện
                    - Dùng một máy bơm, cần công suất lớn, dùng máy ba pha, nếu điện 1 pha phải dùng inverter hoặc chuyển đổi máy làm giảm hiệu suất. Hơn nữa công suất lớn đồng nghĩa với tổn hao điện nhiều, phải cải tạo đường dây, tốn kém gấp bội
                    - Có 2 máy, nếu hỏng 1 thì còn khắc phục dùng tạm chờ sửa chữa. Chỉ một máy, chờ sửa chữa khéo cây héo mất.
                    - Chưa kể tổn thất đường ống,...
                    - Tổng quát lại: "học tập đội bạn", trải nghiệm thực tế, thay đổi cho phù hợp với điều kiện của mình.
                    Lần đầu làm nên cũng không có nhiều kinh nghiệm lắm, cũng xem nhiều hệ thống rồi nhưng không ưng ý lắm, nên muốn thử sức thiết kế thử mà gặp cái này cũng hơi khó quá. Nếu làm mà Thành Công mình sẽ sẵn sàng chia sẻ lại hết, tuy khó và tốn chi phí nhưng được cái lâu dài và khoa học.

                    Nhiều công ty thiết kế hệ thống tưới mình cũng liên hệ lắp đặt, nhưng đặt ra vài vấn đề là họ không giải quyết triệt để được + với họ chỉ làm nhỏ nhỏ cỡ vài công tới chục công là cùng, nên không có giải pháp tổng quát cho vấn đề mình nêu trên.

                    Comment


                    • #11
                      Nhà mình ở Kiên Giang, đất phèn nhưng mình đã xử lý hết rồi, cũng để qua mùa mưa để rửa phèn + múc đất nên độ PH có thể trồng được chanh thoải mái. Còn vấn đề mình dùng tưới phun để có thể hạn chế luôn các loại sâu ăn lá (bề mặt ướt khó phát triển), côn trùng bị phun ướt cánh ko bay được, giữ ẩm cây khi nước bốc hơi không bị héo lá... Do có nhiều tác dụng hơn tưới gốc nên vấn đề lắp đặt cũng phức tạp và chi phí cao hơn.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi tieutuphuc Xem bài viết

                        Lần đầu làm nên cũng không có nhiều kinh nghiệm lắm, cũng xem nhiều hệ thống rồi nhưng không ưng ý lắm, nên muốn thử sức thiết kế thử mà gặp cái này cũng hơi khó quá. Nếu làm mà Thành Công mình sẽ sẵn sàng chia sẻ lại hết, tuy khó và tốn chi phí nhưng được cái lâu dài và khoa học.

                        Nhiều công ty thiết kế hệ thống tưới mình cũng liên hệ lắp đặt, nhưng đặt ra vài vấn đề là họ không giải quyết triệt để được + với họ chỉ làm nhỏ nhỏ cỡ vài công tới chục công là cùng, nên không có giải pháp tổng quát cho vấn đề mình nêu trên.
                        Khoa học hay gì đi nữa cũng phải phục vụ con người, phục vụ cuộc sống! Cái ta cần ở đây là hiệu quả và phù hợp điều kiện, đáp ứng yêu cầu. Phần nào người ta đã làm không ưng ý thì đưa ra phân tích để thay đổi, khắc phục. Các yêu cầu mới phát sinh cũng vậy.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi tieutuphuc Xem bài viết

                          Lần đầu làm nên cũng không có nhiều kinh nghiệm lắm, cũng xem nhiều hệ thống rồi nhưng không ưng ý lắm, nên muốn thử sức thiết kế thử mà gặp cái này cũng hơi khó quá. Nếu làm mà Thành Công mình sẽ sẵn sàng chia sẻ lại hết, tuy khó và tốn chi phí nhưng được cái lâu dài và khoa học.

                          Nhiều công ty thiết kế hệ thống tưới mình cũng liên hệ lắp đặt, nhưng đặt ra vài vấn đề là họ không giải quyết triệt để được + với họ chỉ làm nhỏ nhỏ cỡ vài công tới chục công là cùng, nên không có giải pháp tổng quát cho vấn đề mình nêu trên.
                          Bỏ tư tưởng khoa học phục vụ nông nghiệp đi khi trình độ nông nghiệp của mình là số 0.
                          Lâu lắm rồi, khi cà phê có giá, các vừơn càphê đã mời tiến sĩ, kỹ sư điện tử về thiết kế tưới tự động. Họ đo độ ẩm gốc cà phê khi khô thì tự động tưới.
                          Chủ vườn cà phê năm đó thất bại vì cây cà phê phải tưới ít nhất 100 lít vào gốc, tiến sĩ, kỹ sư chỉ cắm cảm biến độ ẩm sâu hơn gang tay mà thôi.
                          Bạn đang dẫm lên chân các kỹ sư điện tử nông lâm đấy. Họ học thổ nhưỡng nào trồng cây nào, tưới tắm chăm sóc ra sao v.v.
                          Chắc ăn là học ngay chủ vườn kế cận, đừng làm khác người khi kinh nghiệm của mình là số 0 to tướng.

                          Comment


                          • #14
                            Ở Kiên giang mà tưới phun không hợp lý chổ đó là phải đào mương lấy đất lên liếp cho cao vì ngập nước là cây sẽ chết do thối rễ mùa khô bơm nước đầy mương mùa mưa phèn trong đất sẽ trôi bớt ra mương nên nếu thoát nước tốt hiệu quả sẽ cao hơn thêm nữa họ cam chanh lá dầy chống thoát nước tốt nên bơm béc chỉ phí tiền để tiền mua phân vôi tốt hơn .
                            Sâu thì có sâu ăn lá và kiến đen trời mưa dài ngày nó còn không ngán nữa là tưới béc , cách trị sinh học là kiếm ổ kiến vàng về thả vô là sạch bóng , như còm cuối của Bác Vị học từ các chủ vườn xung quanh là tốt nhất .

                            Comment


                            • #15
                              Cảm ơn các bác đã cho ý kiến.

                              Phần bác tuyennhan nói cũng là mấy cái mà mình đã học được từ các chủ vườn kế cận, mình cũng múc đất và đào mương để rửa phèn qua 1 mùa mưa, đợt vừa rồi nước lớn, mình cũng chịu khó bơm ra bơm vào để nước trong nhất có thể, mực nước các liếp luôn từ 40 - 60cm. Còn vụ mà thả kiến vàng để trị sâu thì cũng có nghe nói, nhưng ý mình ở trên là tưới phun sẽ giúp hạn chế kiến cánh di chuyển so với các tưới gốc, chứ ko phải là trị được 100%.

                              Phần Bác Vị nói không có sai, mấy ông kĩ sư tiến sĩ họ chỉ có lý thuyết và áp dụng một cách sách vở thì thất bại là chuyện hiển nhiên. Người làm nông có kinh nghiệm ăn ngủ với đất, nhìn cục đất thì cũng biết là chua hay mặn, nhưng cớ vì sao có mùa họ trúng, mùa không. Đơn giản là vì họ nhìn ra sự việc nhưng không giải quyết một cách bài bản, khoa học, cứ kiểu thử - sai - làm lại 1 vòng (đó là mình chưa kể đến việc dùng thuốc trừ sâu, bệnh một cách rất thiếu suy nghĩ - cứ xịt lên cây mà thấy tốt là được mà ko nghĩ đến những cái sau đó).

                              Hãy nhìn Israel, cách họ làm nông nghiệp bỏ xa ta cả chục năm hơn, yếu tố gì giúp họ được như vậy? Kinh nghiệm hay khoa học ?? Mình nghĩ các bác ở đây đủ kiến thức để hiểu vấn đề này. Mình không cổ xuý là khoa học đúng 100%, kinh nghiệm canh trồng sẽ giúp rất nhiều thứ mà khoa học không Tính toán đến được, nên nếu kết hợp được cả 2 cái thì việc làm nông sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

                              Đôi điều chia sẻ cùng các bác,

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              tieutuphuc Tìm hiểu thêm về tieutuphuc

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X