Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần giúp đỡ về tính công suất máy bơm để tưới cây bằng béc phun

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi tieutuphuc Xem bài viết
    Cảm ơn các bác đã cho ý kiến.



    Phần Bác Vị nói không có sai, mấy ông kĩ sư tiến sĩ họ chỉ có lý thuyết và áp dụng một cách sách vở thì thất bại là chuyện hiển nhiên. Người làm nông có kinh nghiệm ăn ngủ với đất, nhìn cục đất thì cũng biết là chua hay mặn, nhưng cớ vì sao có mùa họ trúng, mùa không. Đơn giản là vì họ nhìn ra sự việc nhưng không giải quyết một cách bài bản, khoa học, cứ kiểu thử - sai - làm lại 1 vòng (đó là mình chưa kể đến việc dùng thuốc trừ sâu, bệnh một cách rất thiếu suy nghĩ - cứ xịt lên cây mà thấy tốt là được mà ko nghĩ đến những cái sau đó).

    Hãy nhìn Israel, cách họ làm nông nghiệp bỏ xa ta cả chục năm hơn, yếu tố gì giúp họ được như vậy? Kinh nghiệm hay khoa học ?? Mình nghĩ các bác ở đây đủ kiến thức để hiểu vấn đề này. Mình không cổ xuý là khoa học đúng 100%, kinh nghiệm canh trồng sẽ giúp rất nhiều thứ mà khoa học không Tính toán đến được, nên nếu kết hợp được cả 2 cái thì việc làm nông sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

    Đôi điều chia sẻ cùng các bác,
    1- Người làm nông có kinh nghiệm mà mùa trúng, mùa không là do họ thiếu hiểu biết sinh lý thực vật, nói chung là khoa học.
    2- Người làm khoa học cũng thất bại vì thiếu thực tế.

    Một người không thể vừa có kiến thức khoa học và nông nghiệp giỏi, vì học 1 môn đã hết cả đời. Hãy phối hợp với người nông dân là hay nhất. Nếu bạn vẫn cố chấp, muốn mình vừa là nông dân giỏi, vừa là nhà khoa học tài ba có lẽ bạn sẽ thành giáo sư gu gồ đấy.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi tieutuphuc Xem bài viết
      Cảm ơn các bác đã cho ý kiến.

      Phần bác tuyennhan nói cũng là mấy cái mà mình đã học được từ các chủ vườn kế cận, mình cũng múc đất và đào mương để rửa phèn qua 1 mùa mưa, đợt vừa rồi nước lớn, mình cũng chịu khó bơm ra bơm vào để nước trong nhất có thể, mực nước các liếp luôn từ 40 - 60cm. Còn vụ mà thả kiến vàng để trị sâu thì cũng có nghe nói, nhưng ý mình ở trên là tưới phun sẽ giúp hạn chế kiến cánh di chuyển so với các tưới gốc, chứ ko phải là trị được 100%.

      Phần Bác Vị nói không có sai, mấy ông kĩ sư tiến sĩ họ chỉ có lý thuyết và áp dụng một cách sách vở thì thất bại là chuyện hiển nhiên. Người làm nông có kinh nghiệm ăn ngủ với đất, nhìn cục đất thì cũng biết là chua hay mặn, nhưng cớ vì sao có mùa họ trúng, mùa không. Đơn giản là vì họ nhìn ra sự việc nhưng không giải quyết một cách bài bản, khoa học, cứ kiểu thử - sai - làm lại 1 vòng (đó là mình chưa kể đến việc dùng thuốc trừ sâu, bệnh một cách rất thiếu suy nghĩ - cứ xịt lên cây mà thấy tốt là được mà ko nghĩ đến những cái sau đó).

      Hãy nhìn Israel, cách họ làm nông nghiệp bỏ xa ta cả chục năm hơn, yếu tố gì giúp họ được như vậy? Kinh nghiệm hay khoa học ?? Mình nghĩ các bác ở đây đủ kiến thức để hiểu vấn đề này. Mình không cổ xuý là khoa học đúng 100%, kinh nghiệm canh trồng sẽ giúp rất nhiều thứ mà khoa học không Tính toán đến được, nên nếu kết hợp được cả 2 cái thì việc làm nông sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

      Đôi điều chia sẻ cùng các bác,
      Nước trong là có phèn đó đục mới đúng bài bạn đã có mương rồi sao không làm như cũ tưới béc làm gì chẳng bỏ, áp dụng khoa học kỹ thuật cho cây ngắn ngày cà chua bầu bí và trồng nhà kính mới tốt vụ này hư mình gỡ vụ sau , cam chanh chỉ có 1 vụ tới vụ mà trúng thì giá lại rớt lỗ nặng hơn nữa trồng quá nhiều không xuất được bao nhiêu nên tới mùa là đầy ra thương lái tha hồ ép giá đầu tư cao chỉ có lỗ , bạn tra giá cam chanh , thu hoạch được bao nhiêu phân tro công xá thế nào thì biết có đáng để đầu tư hay không .
      Đầu tư cho có trái bán trong mùa khô để được giá thì rất khó vì nhiệt độ cao khó trổ bông nên chỉ làm được cho có trái vào đầu mua thôi mà cái này cũng không chắc chắn nên cũng không mấy người áp dụng .

      Comment


      • #18
        Chuyện bên lề

        Mấy năm gần đây truyền thông có vẻ tâng bốc người Do Thái hơi nhiều. Nào là "tủ sách người DT", rồi tới "bà mẹ DT dạy con thế nào", tiếp theo là nâng tầm cả mảng nông nghiệp lẫn công nghiệp quốc phòng nữa.

        Nông nghiệp Israel làm được nhiều điều nhìn qua kỳ diệu, nhưng bản chất cốt lõi của nó cũng không có gì ghê gớm đâu. Nó có nhiều bất cập mà báo chí nước ngoài có phân tích kỹ, nhưng không hiểu sao giới truyền thông trong nước lờ tịt đi, ví dụ
        https://www.jpost.com/Opinion/Op-Ed-...farmers-338952
        https://www.haaretz.com/1.5001343
        http://www.irinnews.org/report/86808...igrant-workers

        Những thứ mà người ta tung hô không sai, nhưng đằng sau đó là cả một câu chuyện dài
        1. Canh tác trên sa mạc, tiết kiệm nước ư, có vẻ hiệu quả cao ? Phải rồi, bởi chính được trợ cấp cực lớn từ nhà nước, tương tự như châu Âu và Mỹ thôi. Rời trợ cấp ra, xét về mặt tài chính, chết toi ngay.

        2. Công nghệ cao ? Đúng thôi, đi kèm với giá rất cao. Phải có trợ cấp mới sống được. Cứ nhìn vào giá thiết bị họ bán ở VN mà xem, ví dụ mấy cái đầu tưới nhỏ giọt công nghệ cao đấy. Phải bán bao nhiêu nông sản mới đạt ngưỡng hòa vốn ?

        3. Mô hình "hợp tác xã" kibbutz giữa sa mạc chạy tốt ? Chả sai, nhưng đi kèm với bóc lột lao động nhập cư, điều kiện lao động gần như cưỡng bức và bị nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng quan ngại.

        Dân tộc Do Thái thông minh, đất nước Israel kiên cường - không có gì phải bàn cãi. Nhưng điều kiện họ khác VN nhiều : con người, khí hậu, thể chế ... Bưng nguyên kiểu làm nông nghiệp của họ mang về VN cầm chắc sẽ thất bại. Dân thường, không phải đại gia, nghe theo lời con buôn đồ "nông nghiệp công nghệ cao" hay giới truyền thông bơm thổi mà bỏ tiền ra đầu tư - nhẹ thì mất mát cụt vốn, nặng thì ra đứng đường như chơi.

        Cái gọi là "nông nghiệp công nghệ cao" chưa bao giờ là cuộc chơi của dân thường trung lưu. Không có tiền cỡ trăm tỷ trở lên thì tránh ra cho lành, tiền chục vẫn chưa ăn thua đâu.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #19
          Có lẽ vi van pham, bqviet với tôi có cùng quan điểm, nhưng xem ra chủ thớt không vui. Dù sao cũng chỉ là cách tưới thôi, cũng nên giúp chủ thớt thử nghiệm chút.
          Vậy xin có mấy gợi ý như sau:
          - Từ giá trị bán kính phun của béc, độ cao của cây, chọn góc phun của béc, chọn loại béc và độ cao đặt đầu phun.
          - Từ yêu cầu PSI của béc và độ cao béc sẽ tính được áp suất yêu cầu tại vị trí đặt, lưu lượng yêu cầu (GPM hoặc LPM)
          - Tính với béc xa nhất. Các béc gần cần có van giảm áp hoặc điều chỉnh bằng van tay,...
          - Vẽ sơ đồ đấu nối, tính chọn kích thước ống cho từng đoạn.
          - Tính thêm tổn thất đường ống
          - Tổng cộng các béc sẽ có được lưu lượng yêu cầu đới với bơm
          - Chọn bơm theo lưu lượng, khả năng hút, đẩy và loại bơm
          - Chọn bơm xong, theo công suất sẽ tính toán cải tạo đường điện
          (Có thể gắn áp kế vào chân trụ béc để kiểm tra khi thử nghiệm. Cần có kế hoạch bảo trì, sửa chữa hệ thống nhất là khi bị nước phèn, rêu bám,...)
          Cơ bản là như thế, nếu cần xem thêm lượng nước, thời gian bơm, độ ẩm thôi; có lẽ chẳng cần khoa học cao siêu gì hơn nữa! Và đây là ý kiến của người chưa từng có kinh nghiệm nhé!

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

            Nước trong là có phèn đó đục mới đúng bài bạn đã có mương rồi sao không làm như cũ tưới béc làm gì chẳng bỏ, áp dụng khoa học kỹ thuật cho cây ngắn ngày cà chua bầu bí và trồng nhà kính mới tốt vụ này hư mình gỡ vụ sau , cam chanh chỉ có 1 vụ tới vụ mà trúng thì giá lại rớt lỗ nặng hơn nữa trồng quá nhiều không xuất được bao nhiêu nên tới mùa là đầy ra thương lái tha hồ ép giá đầu tư cao chỉ có lỗ , bạn tra giá cam chanh , thu hoạch được bao nhiêu phân tro công xá thế nào thì biết có đáng để đầu tư hay không .
            Đầu tư cho có trái bán trong mùa khô để được giá thì rất khó vì nhiệt độ cao khó trổ bông nên chỉ làm được cho có trái vào đầu mua thôi mà cái này cũng không chắc chắn nên cũng không mấy người áp dụng .
            Cám ơn bác đã chia sẻ thông tin,

            Nước trong ở đây ý em là không có đóng váng phèn ở mặt nước như hồi mới mua nữa. Còn tại sao tưới béc em có nói ở trên rồi, thật ra là không có cách tưới nào tiện hơn thế nữa.

            Về đầu ra sản phẩm thật ra là em đã có người nhận về khâu này nên mới dám làm (người trong nhà thân tín chứ không phải dạng quen biết nửa mùa đâu ạ). Lúc đầu làm em và vợ cũng đã làm bảng dự chi, tính toán doanh thu trong nhiều năm tới, tái đầu tư, đi xem vườn ở nhiều chỗ (ở miền Tây chắc em đi hơn chục vườn về kiểu mô hình này). Khi đã chắc về mọi mặt thì em mới dám tiến hành, tuy làm vì đam mê nhưng em dám khẳng định với các bác ở đây e chưa bao giờ khẳng định và cho rằng có Tính toán là mọi thứ sẽ đúng, sẽ chính xác nhưng chắc chắn nó sẽ có xác suất Thành Công hơn là làm đại, làm bừa.


            vi van pham Với chỉ 1 câu của bác: "Một người không thể vừa có kiến thức khoa học và nông nghiệp giỏi, vì học 1 môn đã hết cả đời." em đã thấy 2 chúng ta không cùng quan điểm và suy nghĩ cho lắm. Dù sao cũng cảm ơn những lời đóng góp của bác.

            bqviet Em thấy bác hơi đi xa với những cái em đang làm và đang hỏi lắm ạ. Về qui mô (tầm vài tỉ chứ đâu mà tới trăm tỉ bác) hiện tại thì cũng không ít người làm giống em đâu, có chăng là khác với cách vận hành của em nên chỉ có thể học được cái này, cái kia nhưng không thể bê nguyên si được.

            Thật sự nếu cần hỏi về kiến thức nông nghiệp em đã không hỏi ở đây đâu, mục đích là chỉ muốn tìm người có kinh nghiệm về cách tính công suất máy bơm để tối đa hoá về hệ thống tưới tiêu. Em dùng chữ Tính toán Khoa Học không có nghĩa gì cao siêu đâu, tại các bác cứ nghĩ xa xôi thôi ạ. Như bác tungoc nói đúng, nó chẳng là khoa học cao siêu nhưng nó vẫn là khoa học.

            Thực sự em đã dựa trên cách tính trên đã tính ra được số mét ống tưới, loại ống (bán kính, độ nhám), loại béc phun, khoảng cách đầu béc, tổn thật áp đường ống... => ra cột áp khá là cao nên em nghĩ em đã tính sai cái gì đó mà em không biết, như comment đầu tiên e hỏi các bác và cũng là LÝ DO CHÍNH CỦA TOPIC này.


            Mọi đóng góp em hoan nghênh đón nhận hết và không cay cú gì đâu ạ.

            P/s: Có câu hỏi về điện 1 pha ra 3 pha, em vẫn còn lăn tăn lắm, xin được giúp đỡ ạ.

            Comment


            • #21
              Có gì mà lăn tăn. Lưu lượng nước lớn thì cần bơm công suất lớn. Công suất lớn thì dòng điện lớn. Vì vậy, máy 1 pha chỉ giới hạn đến mức công suất nào đó (xem thực tế thị trường hoặc tính toán). Lớn hơn thì phải là máy dùng điện 3 pha.
              P/S: Mau có bưởi ngon trái ngọt ship hàng cho anh em dientuvietnam nhé!

              Comment


              • #22
                Tôi có anh bạn thích chơi hoa lan,ban công nhà anh tòan lan mắc tiền, vài triệu 1 chậu lan.
                Đến nhà anh chơi, nói về lan là trúng tủ của anh, anh thao thao bất tuyệt cách ép lan ra hoa, dùng thuốc kích thích gì, phân bón gì, thời gian nào kích cho ra hoa đúng dịp tết.v.v.
                Tôi hỏi anh làm thế nào lan ra hoa khi sài gòn quá nóng? Anh trả lời dễ ẹc, đem lan vào phòng có máy lạnh hay phun hơi qua thùng nước đá vào lan ( anh không phải là nhà vườn trồng lan, anh là giãng viên đại học chuyên nghành điện tự động, anh đã theo học lớp trông lan của trường đại học khtn )
                Lần thất bại đầu tiên khi đem lan vào phòng máy lạnh. Lan không ra hoa mà héo lá vì không khí khô của phòng.
                Lần sau anh làm cái thùng chứa nước đá, đặt quạt thổi hơi vào thùng cho hơi lạnh tỏa ra đúng nhiệt độ thích hợp cho lan. Lan không ra hoa mà rể khô đen.
                Chán nản cho rằng lọai lan này không thích hợp trồng ở sài gòn, anh cho ông hàng xóm. Ông này nhà chung cư tận lầu 15. Ông treo chậu lan ngòai ban công, chẳng phân bón, thuốc men gì cả hoa ra tuyệt đẹp .
                Kể chuyện này để chủ thớt biết khoa học cho nông nghiệp không phải là điều dễ dàng. Trình độ chuyên sâu học cả đời chưa giỏi

                Comment


                • #23
                  1 pha ra 3 pha thì anh mua biến tần ạ. Nếu ko lắp được điện 3 pha thì sao anh ko dùng vài cái bơm 1 pha có vẻ ổn hơn ạ...

                  Comment


                  • #24
                    Máy bơm 1 pha loại tưới xoài công suất lớn nhất cũng khoảng 5.5kW. Lưới điện sinh hoạt 1 pha thường được thiết kế cung cấp với cường độ dòng điện khoảng trên 20A-30A/hộ. Có dùng biến tần cũng không thể dùng công suất lớn quá cho một hộ gia đình. Còn trang trại thì...;..... Vì vậy người ta mới chia khu tưới luân phiên....

                    Comment


                    • #25
                      Tưới phun mưa điều quan trọng là phải đạt lưu lượng và áp suất cho tòan bộ bec .Nếu áp suất đầu ra cho 1 cái bơm không đủ thì nối tiếp cái bơm khác vào để tăng áp suất đầu ra, cần thiết trang bị thêm dồng hồ đo áp suất. Có gì phải tính tóan?
                      Điều quan trọng là có đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế cho mình không?

                      Comment


                      • #26
                        Cháu thấy anh chủ thớt cứ mua 1 cái máy bơm ưng ý rồi lắp xem được bao nhiêu cái vòi. Rồi tính ra thời gian tưới. Từ đó sẽ dùng van điện tử đóng cắt luân phiên các vòi ạ. Chứ giờ lắp cả 1 hệ thống bơm lớn cho tất cả các vòi tưới đồng thời 1 ngày chạy vài tiếng thì rất lãng phí ạ. Và còn phát sinh vấn đề nguồn cấp nước nữa ạ...

                        Comment


                        • #27
                          Hóa ra ý chủ thớt là hỏi về cách tính cs máy bơm với số dầu béc dự tính , cái này thì chưa ai làm nên không có tư vấn cho thớt được vì từ tính toán cho tới thực tế còn phải cải tiến này nọ mới vận hành tốt được thế nên chỉ chủ thớt tự thực nghiệm thôi .

                          Comment


                          • #28
                            Giả sử có cái vườn khác giống hệt loại cây, diện tích, số lượng đầu phun. Bưng nguyên thông số cái đó về, nhưng đi ống khác, hoặc chủng loại ống hơi khác ... thế là các thứ vẫn phải thử nghiệm lại kha khá. Muốn tính toán chạy được ngay ............................
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • #29
                              Làm theo hướng dò từng bước có gì khó đâu nhỉ
                              1. Mua cái bơm 1 pha công suất lớn nhất trên thị trường mà đường dây chịu tải được. Ví dụ 220VAC 20A
                              2. Lắp thử cho một liếp, chắc chắn sẽ thừa
                              3. Nếu thấy hơi thừa - cứ để nguyên đấy chạy tiếp. Nếu thừa nhiều, lắp thêm 1 liếp nữa. Lặp lại cho tới khi công suất máy bơm hơi dư so với tải thì tạm dừng ở đây
                              4. Nếu vẫn còn diện tích đất cần tưới thì cân nhắc một trong hai hướng
                              4a) Trang bị thêm máy bơm
                              4b) Tưới luân phiên chuyển bằng van điện từ
                              5. Tất nhiên nếu 1 máy bơm một pha đã đủ tưới cho tất cả diện tích đất thì tốt rồi. Có dư công suất cũng không phải lãng phí, mà để dự phòng. Đường dây điện có dư tải cũng tốt về lâu dài.

                              Tất cả chỉ có vậy, có gì phải tính toán phức tạp đâu.
                              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              tieutuphuc Tìm hiểu thêm về tieutuphuc

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X