Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc về mạch AC to DC dùng IC ổn áp và Transistor nâng dòng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắc mắc về mạch AC to DC dùng IC ổn áp và Transistor nâng dòng

    ​ Chào các bác, e là sv năm 2 đang đc giao làm 1 cái mạch AC sang DC yêu cầu đầu ra là 20V-10A. Em tìm hiểu đc 1 mạch dưới đây,dùng IC để ổn áp và trans để chịu dòng cao.
    Em có vài cái thắc mắc sau:

    1.Về số lượng trans mắc, e xem data của nó thì con trans này chịu đc dòng tối đa Ic=15A,theo lý thuyết thì tải dòng 10A cần 1 trans là đủ.Vậy mắc nhiều trans có phải để giảm bớt công suất chịu/mỗi trans ?

    2.Trans trong mạch này hoạt động theo chế độ nào? e cũng ngồi đọc các tài liệu về nó mà cũng thấy lơ mơ quá ​ ,e đoán là khuếch đại.

    3.Về điện trở mắc tại chân E, e k hiểu tác dụng của nó trong mạch này là gì mong các bác chỉ giáo,và tính toán giá trị của nó như thế nào là phù hợp ?​

  • #2
    Nên dùng nguồn xung hạ áp Buck là hiệu quả nhất. Mạch đó là dạng nguồn tuyến tính hiệu suất rất thấp

    https://www.youtube.com/watch?v=_lmmFCp3Li0&t=2s

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi Thanh Ng Xem bài viết
      Nên dùng nguồn xung hạ áp Buck là hiệu quả nhất. Mạch đó là dạng nguồn tuyến tính hiệu suất rất thấp

      https://www.youtube.com/watch?v=_lmmFCp3Li0&t=2s
      thank bác, e sẽ tham khảo. E đang muốn hiểu rõ về mấy con trans kia trước : D

      Comment


      • #4
        Đây là mạch tuyển tính. LM317 sẽ tạo áp khoảng >13.3V ở cực base của NPN sau khi qua áp Vbe và áp giảm của điện trở 0.47 ohm điện áp ra khoảng 12V. Nếu gắn song song 6 con thì trung bình mỗi con sẽ chịu khoảng 1.7A.Thực tế thì sẽ không có chuyện đó có còn sẽ hứng dòng cao hơn và con khác thì sẽ nhỏ hơn.

        https://www.youtube.com/watch?v=bH_2ZSkA8-c&t=1s
        Attached Files

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Thanh Ng Xem bài viết
          Đây là mạch tuyển tính. LM317 sẽ tạo áp khoảng >13.3V ở cực base của NPN sau khi qua áp Vbe và áp giảm của điện trở 0.47 ohm điện áp ra khoảng 12V. Nếu gắn song song 6 con thì trung bình mỗi con sẽ chịu khoảng 1.7A.Thực tế thì sẽ không có chuyện đó có còn sẽ hứng dòng cao hơn và con khác thì sẽ nhỏ hơn.

          https://www.youtube.com/watch?v=bH_2ZSkA8-c&t=1s
          E cảm ơn , giả sử e để điện áp ra của LM 317 khoảng 12,6V và sau khi qua áp Vbe giảm còn 12V là vừa.Vậy thì mắc thêm điện trở ở đây là không cần thiết phải k bác.... Ý e là mấy con điện trở ở đó chỉ có tác dụng giảm áp thôi phải k ạ.
          (thật tình cờ là video kia e đã xem r e là người comment hỏi về dòng Ic đó bác : D D)

          Comment


          • #6
            Trái đất tròn. Tôi nghĩ họ dùng con trở 0.47 ohm là có ý để tạo ra hiện tượng cân bằng dòng giữa các con NPN.

            Những cái phức tạp mình nhìn không ra nhưng thực chất nó đến từ những cái đơn giản nhất mà mình đã học qua rồi

            Comment


            • #7
              Nếu dòng tải 15A mà chỉ dùng 1 trans thì công suất toả nhiệt trên trans = 15*Uce, mà trong mạch này Uce rất lớn nên trans rất nóng. Thực tế 15A là dòng tải khi trans dẫn bão hoà, tức Uce ~ 0V, còn trường hợp này là dẫn tuyến tính. Chẳng đâu xa, cái amply cũng phải mắc như thế.
              Mấy con trở để tạo sụt áp nhỏ, dòng sẽ chia đều hơn cho các trans.

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              biudaigia5 Tìm hiểu thêm về biudaigia5

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X