Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Help Help ! Thắc mắc về nguyên lý của LM317

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Help Help ! Thắc mắc về nguyên lý của LM317

    Click image for larger version

Name:	download.png
Views:	2796
Size:	3.6 KB
ID:	1718367
    Chào mọi người, e đang cần tìm hiểu sâu về con LM317 này. E xem sơ đồ khối của nó thì có thắc mắc ở vị trí con Opamp, đọc qua vài topic của nước ngoài thì họ có nói là "tác dụng của nó là so sánh điện áp ở 2 đầu (+) và (-) để luôn giữ giá trị 2 đầu đó = Vref = 1,25V bằng cách điểu khiển con trans darlington dẫn yếu/mạnh". Linh topic: https://electronics.stackexchange.co...lRiuI2VCLNVCE-

    Click image for larger version

Name:	download.png
Views:	2708
Size:	3.6 KB
ID:	1718369

    - E vẫn chưa hiểu là tại sao phải có con Opamp so sánh như thế trong khi nếu mắc LM317 thì chân Out sẽ nối với chân Adj và có con zener ở đấy cố định áp = 1.25 rồi.(hình dưới)
    Click image for larger version

Name:	Annotation 2020-06-04 232050.jpg
Views:	2781
Size:	23.2 KB
ID:	1718368

    - Và tại sao khi nối chân Adj xuống mass thì IC gần như ko dẫn điện nữa. Mạch chỉnh dòng và áp = LM 317 họ cũng lợi dụng điều này để chỉnh được dòng nhưng họ k giải thích. Link: https://youtu.be/N8CIA-u1UTQ?list=PL...XmrlQprNoSFrL-

    Mọi người giúp em với. Help me !
    Attached Files

  • #2
    Ai nói giữa (+) và (-) là 1.25V vậy? 1.25V là giữa Vout và Adj
    Khi Adj nối với GND thì R2 = 0, thay vào công thức trên được Vout = 1.25V chứ làm gì mà "không dẫn"?
    Trường hợp này Adj = 0V nên (+) = 1.25V. khi vừa cấp nguồn thì (-) = Vout = 0V -> (+) > (-) -> OPAMP đưa ra áp điều khiển cặp darlington -> Vout tăng lên. Khi tăng đến 1.25V thì sẽ ổn áp tại đó vì nếu tăng lên nữa thì (+) < (-) và OPAMP sẽ mất áp điều khiển.
    Khi Adj được nối với GND thông qua cầu phân áp R1-R2 và R2 > 0 thì (+) > 1.25V -> Vout > 1.25V

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
      Ai nói giữa (+) và (-) là 1.25V vậy? 1.25V là giữa Vout và Adj
      Khi Adj nối với GND thì R2 = 0, thay vào công thức trên được Vout = 1.25V chứ làm gì mà "không dẫn"?
      Trường hợp này Adj = 0V nên (+) = 1.25V. khi vừa cấp nguồn thì (-) = Vout = 0V -> (+) > (-) -> OPAMP đưa ra áp điều khiển cặp darlington -> Vout tăng lên. Khi tăng đến 1.25V thì sẽ ổn áp tại đó vì nếu tăng lên nữa thì (+) < (-) và OPAMP sẽ mất áp điều khiển.
      Khi Adj được nối với GND thông qua cầu phân áp R1-R2 và R2 > 0 thì (+) > 1.25V -> Vout > 1.25V
      - Đúng r ,ý e là giữa Vout và Vadj luôn = 1,25V, do e viết chưa rõ ý.
      - Đoạn : "Trường hợp này Adj = 0V nên (+) = 1.25V. khi vừa cấp nguồn thì (-) = Vout = 0V -> (+) > (-) -> OPAMP đưa ra áp điều khiển cặp darlington -> Vout tăng lên." Em thấy khi mắc thì chân out nối với adj thì Vout luôn phải = 1,25V do con zener, sao lại có lúc Vout = 0V rồi để phải kéo lên vậy.
      - Theo như bác nói thì khi (-) = 0 thì Opamp sẽ điều khiển để (+) = (-) = 1,25V, khi (+) < (-) thì Opamp mất control. Vậy khi có cầu phân áp R1,R2 lúc đó áp (+) sẽ >> (-) thì lúc này con opamp làm việc gì.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi biudaigia5 Xem bài viết
        - Đúng r ,ý e là giữa Vout và Vadj luôn = 1,25V, do e viết chưa rõ ý.
        - Đoạn : "Trường hợp này Adj = 0V nên (+) = 1.25V. khi vừa cấp nguồn thì (-) = Vout = 0V -> (+) > (-) -> OPAMP đưa ra áp điều khiển cặp darlington -> Vout tăng lên." Em thấy khi mắc thì chân out nối với adj thì Vout luôn phải = 1,25V do con zener, sao lại có lúc Vout = 0V rồi để phải kéo lên vậy.
        - Theo như bác nói thì khi (-) = 0 thì Opamp sẽ điều khiển để (+) = (-) = 1,25V, khi (+) < (-) thì Opamp mất control. Vậy khi có cầu phân áp R1,R2 lúc đó áp (+) sẽ >> (-) thì lúc này con opamp làm việc gì.
        Thì đã nói là khi vừa cấp nguồn mà, nó phải có thời gian để tăng từ 0V lên 1.25V chứ, mặc dù thời gian này là vô cùng nhỏ, bằng 1 phần rất nhỏ của giây.

        Dĩ nhiên khi (+) >> (-) thì Out của Opamp sẽ có mức cao -> cặp darlington dẫn -> Vout và (-) tăng lên cho đến khi bằng với (+).

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

          Thì đã nói là khi vừa cấp nguồn mà, nó phải có thời gian để tăng từ 0V lên 1.25V chứ, mặc dù thời gian này là vô cùng nhỏ, bằng 1 phần rất nhỏ của giây.

          Dĩ nhiên khi (+) >> (-) thì Out của Opamp sẽ có mức cao -> cặp darlington dẫn -> Vout và (-) tăng lên cho đến khi bằng với (+).
          hi bác, rảnh đọc chơi vài luồng và hỏi thêm chút,
          1 như đoạn này bác nói thì em hiểu, vậy áp Vout bằng ?V là do tỉ lệ chỉnh trên cầu phân áp đưa vô adj thôi đúng không?
          2 em hay thấy có con trở hồi tiếp về trong các mạch dạng của LM317, vậy ý nghĩa chính của việc hồi tiếp ấy là gì?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết

            hi bác, rảnh đọc chơi vài luồng và hỏi thêm chút,
            1 như đoạn này bác nói thì em hiểu, vậy áp Vout bằng ?V là do tỉ lệ chỉnh trên cầu phân áp đưa vô adj thôi đúng không?
            2 em hay thấy có con trở hồi tiếp về trong các mạch dạng của LM317, vậy ý nghĩa chính của việc hồi tiếp ấy là gì?
            Sao lại chia ra 2 ý hỏi vậy, mình thấy ý của chúng giống nhau mà. Đúng, tỷ lệ cầu phân áp sẽ quyết định giá trị ổn áp ở đầu ra
            Hình như có luôn cái tool để tính toán (mình chưa dùng, thấy hình ảnh thôi)
            Attached Files

            Comment


            • #7
              hi bác trthnguyen thanks câu trả lời của bác nhé, cái ý 2 thì em đã thấy có loại mẫu khác, hồi tiếp không qua mạch cầu, em không nhớ rõ mạch đó hồi tiếp dạng nào nhưng hình như nó na ná như hồi tiếp âm/ dương trong mấy nhánh dùng opamp ấy, hồi đó chưa ấn tượng loại mạch này nên không để tâm, xem qua thấy hơi khó hiểu, mà tiếc là giờ chưa tìm thấy loại cũ ấy nữa nên chưa có hình coi lại được.hi

              Comment


              • #8
                Hồi tiếp trong mạch ổn áp tuyến tính được dùng để kiểm soát áp lúc nào cũng đứng cố định cho dù nguồn hoặc tải bị biến đổi. Hầu như tất cả các mạch hồi tiếp đều đưa vào mạch khuếch đại Op-Amp để tạo tín hiệu chỉnh áp thật nhanh khi có nguồn hoặc tải bị biến đổi. Hệ thống hồi tiếp sẽ tạo ra hàm truyền kín và được diễn đạt trong đồ thị Bode bằng độ lợi khuếch đại (Gain) và độ lệch pha (Phase). Hệ thống hồi tiếp phải đạt yêu cầu về độ lợi dự trữ (Gain Margin) và độ lệch pha dự trữ (Phase Margin) thì mạch mới ổn định. Nếu không áp sẽ bị dao động.

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                biudaigia5 Tìm hiểu thêm về biudaigia5

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X