Thông báo

Collapse
No announcement yet.

bóng đèn sợi đốt 220VAC có hoạt động được với 311VDC ko ?

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    Phần lớn đèn điện tử chân không đều nung tim gián tiếp. Tim đèn điện tử chân không chỉ lù mù như đầu cây nhang, nên không thấy rõ. Tuy nhiên sau thời gian dài sử dụng thì các cửa sổ cũng bị "tối màu". Tôi thú thực là chưa dùng cái đèn nung tim trực tiếp nào, chỉ biết trong thời gian học thôi.
    Vì bác MOD không để ý nên lại "nói không thật lòng" rồi . Chắc chắn đã từ nhiều năm nay bác vẫn đang dùng cái đèn đó mà không hề để ý đến em nó đấy thôi. Đó chính là cái đèn Magnetron trong cái lò vi sóng (microwave) là cái thứ đã rất phổ biến trong các gia đình hiện nay. Đối với những đèn magnetron (và cả một số đèn phát cao tần mà tôi đã từng gặp và làm qua) thì cái sợi đốt (filament) của đèn cũng làm luôn vai trò của cathode = phát xạ điện tử luôn. Và điều khác thường là tim của những đèn này thường được nung rất mạnh (sáng "rực rỡ" gần như đèn chiếu sáng bình thường).

    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    Để mau thấy được sự bay hơi của tim đèn trong bóng đèn chiếu sáng: Bạn cứ lấy bóng (am-pun) đèn 2,5V cho thắp sáng bằng 2 viên pin đại (1,5 x 2 = 3V); đến khi "hết pin" bạn sẽ thấy cái vỏ bóng đèn "tối sầm".
    Thực ra, trong các đèn sợi đốt nói chung và đèn điện tử nói riêng thì dù công nghệ có tiến bộ đến đâu cũng khó lòng đạt tới độ CHÂN KHÔNG (vacuum) hay nạp khí trơ tinh khiết tuyệt đối. Nghĩa là vẫn sẽ còn sót lại 1 chút thành phần của những vật chất (khí) khác có liên quan và có khả năng tương tác đến vật liệu chế tạo sợi đốt nên sẽ dẫn đến hiện tượng trên như MOD đã nêu đó thôi. Với các đèn điện tử ngày xưa ta thường đánh giá nhanh bằng kinh nghiệm (dùng mắt thường) xem các em nó còn ĐEN ĐẦU hay đã BẠC ĐẦU đó thôi.

    Comment


    • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
      Dòng đỏ: đây là nguyên tắc phát tia x.
      Bác này kỳ quá, có 4 cái mồi câu cá, : bóng dc sinh nhiệt > bóng ac, năng lượng bức xạ, hệ số tự cảm L của tim đèn, để dành cá độ dụ tiệc nhậu đã bị bác phá hết 3 cái rồi.
      Tại bác không dụ sớm. Sớm có phải em được nhậu cùng bác rồi không?

      PT.
      Núi cao bởi có đất bồi
      Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
      Muôn dòng sông đổ biển sâu
      Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

      Comment


      • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
        Bác PT vẫn chừa cái đa số lại cho bác giải thích. Cháu vẫn đang chờ bác giải thích vì sao nhiệt DC > nhiệt AC.
        Là vì.... là vì... AC là xoay chiều, mà xoay chiều thì như cái quạt khua đi khua lại, mà quạt thì... bao giờ chẳng mát

        PT.
        Núi cao bởi có đất bồi
        Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
        Muôn dòng sông đổ biển sâu
        Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

        Comment


        • Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
          . Chắc chắn đã từ nhiều năm nay bác vẫn đang dùng cái đèn đó mà không hề để ý đến em nó đấy thôi. Đó chính là cái đèn Magnetron trong cái lò vi sóng (microwave) là cái thứ đã rất phổ biến trong các gia đình hiện nay. Đối với những đèn magnetron (và cả một số đèn phát cao tần mà tôi đã từng gặp và làm qua) thì cái sợi đốt (filament) của đèn cũng làm luôn vai trò của cathode = phát xạ điện tử luôn. Và điều khác thường là tim của những đèn này thường được nung rất mạnh (sáng "rực rỡ" gần như đèn chiếu sáng bình thường).
          Ậy, ở post đótôi đang nói đến cái đèn hiển thị đốt tim trực tiếp của bác VVP mà,
          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
          Cái bóng hiển thị của bác, ...
          Loại đèn có đốt tim thì em chưa biết ạ...
          Chứ mấy cái đèn điện tử phát xạ bằng nung trực tiếp thì tôi có biết khi đi học, nhưng chưa dùng bao giờ thôi. Bây giờ bác nhắc đến cái magnetron... tôi mới nhớ.


          Thực ra, trong các đèn sợi đốt nói chung và đèn điện tử nói riêng thì dù công nghệ có tiến bộ đến đâu cũng khó lòng đạt tới độ CHÂN KHÔNG (vacuum) hay nạp khí trơ tinh khiết tuyệt đối. Nghĩa là vẫn sẽ còn sót lại 1 chút thành phần của những vật chất (khí) khác có liên quan và có khả năng tương tác đến vật liệu chế tạo sợi đốt nên sẽ dẫn đến hiện tượng trên như MOD đã nêu đó thôi. Với các đèn điện tử ngày xưa ta thường đánh giá nhanh bằng kinh nghiệm (dùng mắt thường) xem các em nó còn ĐEN ĐẦU hay đã BẠC ĐẦU đó thôi.
          Chuyện đen đầu hay bạc đầu liên quan đến "lọt khí". Cái đầu đen là chất hấp phụ khí (Tantalium). Khi có ô-xi thì nó bị ô-xi hóa và "bạc phếch". Có nhiều cái cũ, già đến chết mà đầu vẫn đen, chứ không như người... già thì bạc đầu.
          Mấy cái cửa sổ bên hông đèn điện tử bị tối dần sau thời gian dài sử dụng cũng phản ánh "tuổi" của đèn.
          Khí trơ thì chỉ có trong đèn sợi đốt thắp sáng, nhằm giảm sự bay hơi của sợi đốt = kéo dài tuổi thọ của đèn đó mà.
          Last edited by HTTTTH; 06-11-2014, 23:23.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
            Đọc suốt 5 trang đầu không thấy ai nhắc tới khía cạnh PT tôi đang nhắm tới, đến post #51 và post trên của HTTTTH thì có động tới mà chưa khai thác.

            Trong môi trường chân không (hoặc toàn Nito) của bóng đèn thì chỉ có điện tử là được phát xạ nhiều thôi. Với dòng điện AC thì các điện tử phát xạ chỉ “lúc lắc” quanh vị trí phát xạ và một số ít đứng gần thì bị đập đầu vào 2 cọc kẹp tóc. Nhưng kho dùng dòng DC thì khác, tất cả các điện tử đã, đang và sẽ phát xạ đều lao về phía cọc +. Thêm nữa các điện tử càng xa, càng được gia tốc nhiều, tốc độ đập đầu càng lớn. Chính cái sự lao đầu điên loạn này làm mòn sợi dây tóc đầu kẹp + đến lúc đạt điều kiện thì nó đứt. Và điều kiện đó đến sơm hơn nhiều so với lúc dùng AC, mặc dù với dòng DC độ sáng theo cảm quan, đo công suất, đo dòng là không bằng. Đó là lí do mà từ trước tới nay các bóng sợi đốt dùng điện MC (Việt hóa cách hay dùng là DC ) chết do già đều đứt ở cọc dương (+)

            PT.
            Bác Cam phát biểu đúng như tôi muốn vậy.
            "Cắm on" bác đã "phát" thay tôi, tránh "rách chuyện" thêm .
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • Bây giờ tôi sẽ không còn suy nghĩ đến việc: 4 nguồn điện (1) square wave, (2) half rectified sin wave (3) full rectified sin wave (xem #105) và (4) sin wave có cùng điện áp hiệu dụng thì khi thắp 4 bóng đèn đốt tim giống nhau, bóng nào sẽ đứt tim trước
              to anh VÃI LỌ: Dù cho giải thích kiểu gì thì câu trả lời đúng nhất trong mọi trường hợp sẽ là "phụ thuộc vào chính cái bóng đèn" .
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • Nhiều đèn Magnetron trong lò microwave nhìn bề ngoài còn mới, đo tim đèn không thấy đứt nhưng đồ ăn trong lò microwave không thấy nóng. Thay đèn khác thì hoạt động tốt. Điều này cho thấy rằng chất phát xạ điện tử trong tim đèn dã bay hơi hết bởi vì dòng điện phát đốt tim rất cao ( khoảng 1A) và điện áp đốt tim sử dụng nguồn AC 3V.

                Comment


                • Đèn điện tử cái nào hói đầu khi già thì có tí tóc đen , cái nào có đội mũ đen khi già thì mất mũ còn đầu không nếu trắng đục thì đã bể đầu phọt óc rồi .
                  Dùng DC toàn kỳ khi chỉnh dimmer vẫn thấy sáng lên không đều như dùng AC lấy cái bóng xe máy 12 volt 35 w thử thì biết , lại hay đứt tim dù còn mới chắc là do chất lượng tim không đều có điểm yếu nên mòn nhanh hơn phần tim còn lại .

                  Comment


                  • Đèn điện tử cái nào hói đầu khi già thì có tí tóc đen , cái nào có đội mũ đen khi già thì mất mũ còn đầu không nếu trắng đục thì đã bể đầu phọt óc rồi .
                    Dùng DC toàn kỳ khi chỉnh dimmer vẫn thấy sáng lên không đều như dùng AC lấy cái bóng xe máy 12 volt 35 w thử thì biết , lại hay đứt tim dù còn mới chắc là do chất lượng tim không đều có điểm yếu nên mòn nhanh hơn phần tim còn lại .

                    Comment


                    • Các bác đã công nhận tim đèn mòn vì các electron va chạm với điện cực dương. Sự va chạm này sinh ra nhiệt. Vì vậy có thể nhận xét bóng DC nóng hơn bóng AC là điều chắc chắn.

                      Nhưng tôi nhờ các bác tính hộ bài toán này: Cái bóng đèn 75w 220volt AC của chủ thớt sẽ tính được điện trở tim đèn là 647 ohm. Do nhiệt bóng DC > bóng AC sẽ có điện trở > 647 ohm thí dụ 700 ohm.
                      Vậy I bóng đèn = 220/700 = 0,314A Công suất bóng đèn là 220 x0,314 = 69,14 w.
                      Tại sao kỳ vậy ta? cùng điện thế mà công suất lại nhỏ đi ?
                      Vậy có thể kết luận bóng AC mà dùng DC sẽ có công suất thấp, dùng DC tuổi thọ bóng kéo dài hơn khi dùng AC được không?

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                        Nhưng tôi nhờ các bác tính hộ bài toán này: Cái bóng đèn 75w 220volt AC của chủ thớt sẽ tính được điện trở tim đèn là 647 ohm. Do nhiệt bóng DC > bóng AC sẽ có điện trở > 647 ohm thí dụ 700 ohm.
                        Vậy I bóng đèn = 220/700 = 0,314A Công suất bóng đèn là 220 x0,314 = 69,14 w.
                        Tại sao kỳ vậy ta? cùng điện thế mà công suất lại nhỏ đi ?
                        Vậy có thể kết luận bóng AC mà dùng DC sẽ có công suất thấp, dùng DC tuổi thọ bóng kéo dài hơn khi dùng AC được không?
                        Vấn đề là khi CÔNG SUẤT GIẢM đi thì cái Nhiệt năng sinh ra nó cũng giảm theo và chưa chắc nó đã đưa được cái điện trở dây tóc lên cái ngưỡng 700 Ohm (như cái thí dụ màu đỏ) kia bác ah. Túm lại là cái dây tóc nghe thì nhỏ bé, đơn giản. Nhưng đi sâu vào nó thì cũng nhiều hàm, nhiều biến liên quan . Trong các hãng sản xuất người ta đã nghiên cứu quá nhiều rồi, và ở đây chắc chắn còn có nhiều BÍ QUYẾT công nghệ, không dễ mà tìm hiểu ngay được. Có lẽ nên theo "quan điểm của bác MOD HTTTTH ở #111 là "tùy thuộc vào chính cái bóng đèn" thôi. và nếu có AC; DC hay PWM gì đó thì cũng tính hệ số an toàn dôi dư ra. Rồi cuối cùng là thử nghiệm THỰC TẾ. Hên xui cũng là yếu tố quan trọng.

                        Comment


                        • Cùng điện áp hiệu dụng -> cùng công suất tiêu thụ -> Bóng đèn sẽ sáng như nhau. Nhưng tuổi thọ không bằng nhau.

                          Điện DC tim đèn có điện trở 647 ôm cố định. Điện AC thì điện trở dao động xung quanh giá trị 647 ôm.

                          Điện tử bắn phá làm đứt tim đèn ở cực dương. Nhưng lúc đó thì đèn cũng già rồi. Với lại còn phụ thuộc vào điện áp nữa.


                          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                          Dòng đỏ: đây là nguyên tắc phát tia x.
                          Đèn X quang người ta cho điện thế cực lưới âm để nó khỏi phát ra tia X. Bác VVP chế ra đèn dây tóc có thêm cực lưới âm để chống ăn mòn anot, tăng tuổi thọ cho đèn, chắc bán được nhiều tiền lắm.
                          sau.ph

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                            Đèn X quang người ta cho điện thế cực lưới âm để nó khỏi phát ra tia X.
                            Đèn X-quang được chế tạo ra để phát ra tia X mà bác lại "đề xuất" không cho nó phát tia X là sao? Vả lại tôi cũng chưa từng nghe qua (hoặc nhìn thấy) bóng đèn X-quang có cực LƯỚI nữa.

                            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                            Bác VVP chế ra đèn dây tóc có thêm cực lưới âm để chống ăn mòn anot, tăng tuổi thọ cho đèn, chắc bán được nhiều tiền lắm.
                            Bác MOD VVP chắc không "kiếm" được ở món này vì người ta đã nghĩ ra cái Anode quay (rotary Anode) để tăng tuổi thọ cho bóng đèn X-quang rùi bác ah.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                              Nói bóng đèn tròn đốt tim là tải trở rồi cho công suất hiệu dụng 220 VAC= 220VDC là chưa chính xác.
                              Bắt chước TLM tôi vạch lá tìm sâu: Tim bóng đèn phải xem là cuộn dây có trị số L nào đó. Như vậy công suất bóng đèn U X I chỉ là công suất biểu kiến .Trong khi đó với điện DC, U X I là công suất thực ----> phải nói công suất bóng DC dù lớn hơn công suất bóng AC chỉ "tý tẹo" cũng là lớn hơn.
                              Rõ ràng bác cũng công nhận điện cảm của bóng đèn dây tóc vô cùng nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể.
                              sau.ph

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
                                Vấn đề là khi CÔNG SUẤT GIẢM đi thì cái Nhiệt năng sinh ra nó cũng giảm theo và chưa chắc nó đã đưa được cái điện trở dây tóc lên cái ngưỡng 700 Ohm (như cái thí dụ màu đỏ) kia bác ah. Túm lại là cái dây tóc nghe thì nhỏ bé, đơn giản. Nhưng đi sâu vào nó thì cũng nhiều hàm, nhiều biến liên quan . Trong các hãng sản xuất người ta đã nghiên cứu quá nhiều rồi, và ở đây chắc chắn còn có nhiều BÍ QUYẾT công nghệ, không dễ mà tìm hiểu ngay được. Có lẽ nên theo "quan điểm của bác MOD HTTTTH ở #111 là "tùy thuộc vào chính cái bóng đèn" thôi. và nếu có AC; DC hay PWM gì đó thì cũng tính hệ số an toàn dôi dư ra. Rồi cuối cùng là thử nghiệm THỰC TẾ. Hên xui cũng là yếu tố quan trọng.
                                Bác ơi tôi đang thả mồi câu cá dụ độ, tôi đã thấy cá rồi.



                                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                                Cùng điện áp hiệu dụng -> cùng công suất tiêu thụ -> Bóng đèn sẽ sáng như nhau. Nhưng tuổi thọ không bằng nhau.

                                Điện DC tim đèn có điện trở 647 ôm cố định. Điện AC thì điện trở dao động xung quanh giá trị 647 ôm.

                                Điện tử bắn phá làm đứt tim đèn ở cực dương. Nhưng lúc đó thì đèn cũng già rồi. Với lại còn phụ thuộc vào điện áp nữa.

                                Đèn X quang người ta cho điện thế cực lưới âm để nó khỏi phát ra tia X. Bác VVP chế ra đèn dây tóc có thêm cực lưới âm để chống ăn mòn anot, tăng tuổi thọ cho đèn, chắc bán được nhiều tiền lắm.
                                1-Cùng điện áp hiệu dụng -> cùng công suất tiêu thụ -> Bóng đèn sẽ sáng như nhau.
                                Sai. Nói điều này chứng tỏ chẳng biết gì về bóng đèn đốt tim

                                2-Điện tử bắn phá làm đứt tim đèn ở cực dương. Nhưng lúc đó thì đèn cũng già rồi. Với lại còn phụ thuộc vào điện áp nữa.
                                Chưa đúng hoàn toàn. Tại ta thiếu hiểu biết nên mới xử dụng đèn AC thành DC nên bóng mới mau hỏng.

                                3-Đèn X quang người ta cho điện thế cực lưới âm để nó khỏi phát ra tia X. Bác VVP chế ra đèn dây tóc có thêm cực lưới âm để chống ăn mòn anot, tăng tuổi thọ cho đèn, chắc bán được nhiều tiền lắm.
                                Nói điều này chứng tỏ mình dốt lại hay nói.Bác thuaimi đã nói rồi.

                                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                                Rõ ràng bác cũng công nhận điện cảm của bóng đèn dây tóc vô cùng nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể.
                                Sai. Tùy trường hơp.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                minhtri0405 Tìm hiểu thêm về minhtri0405

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X