Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nguồn PLC bị hỏng . . . Help!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguồn PLC bị hỏng . . . Help!

    Hiện tại em đang có một mạch nguồn PLC điện áp vào 220VAC, điện áp ra 24VDC.
    Nó đang mắc phải bệnh như sau:
    Khi chạy ở chế độ không tải, mạch chạy bình thường, điện áp ra ổn định, con TOP có hơi nóng một chút.
    Khi chạy có tải ( tải ở đây em cấp cho chạy một động cơ 24VDC hoặc cắm với bo mạch CPU của PLC ) thì sau khoảng 5-10p mạch nguồn mất nguồn ra 24VDC, ngắt nguồn 220V và kiểm tra con TOP thấy rất nóng.
    Em thử cho thêm tản nhiệt vào con TOP thì thấy mạch chạy được tầm 30p mà chưa xảy ra hiện tượng mất nguồn, nhưng phần tản nhiệt rất nóng lên em không dám cho chạy tiếp.
    Vậy các bác có ai biết bệnh hay cách tìm được lỗi thì chỉ em với.
    Đây là ảnh của board nguồn:
    Click image for larger version

Name:	CPU224_08.jpg
Views:	1
Size:	108.2 KB
ID:	1423047

  • #2
    Nguyên văn bởi vdkhanhbk Xem bài viết
    Hiện tại em đang có một mạch nguồn PLC điện áp vào 220VAC, điện áp ra 24VDC.
    Nó đang mắc phải bệnh như sau:
    Khi chạy ở chế độ không tải, mạch chạy bình thường, điện áp ra ổn định, con TOP có hơi nóng một chút.
    Khi chạy có tải ( tải ở đây em cấp cho chạy một động cơ 24VDC hoặc cắm với bo mạch CPU của PLC ) thì sau khoảng 5-10p mạch nguồn mất nguồn ra 24VDC, ngắt nguồn 220V và kiểm tra con TOP thấy rất nóng.
    Em thử cho thêm tản nhiệt vào con TOP thì thấy mạch chạy được tầm 30p mà chưa xảy ra hiện tượng mất nguồn, nhưng phần tản nhiệt rất nóng lên em không dám cho chạy tiếp.
    Vậy các bác có ai biết bệnh hay cách tìm được lỗi thì chỉ em với.
    Đây là ảnh của board nguồn:
    [ATTACH]93657[/ATTACH]
    cấp cho tải thì dùng nguồn ngoài chứ sao lại lấy nguồn trực tiếp từ PLC bạn.

    Comment


    • #3
      Không ý em ở đây là cấp nguồn 220V cho mạch nguồn rồi lấy đầu ra 24VDC cho qua tải!

      Comment


      • #4
        Phần snubber (gồm đi-ốt, tụ, trở nối từ chân D của TOP lên +310V nguồn) có vấn đề, hoặc bản thân biến áp xung trục trặc.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #5
          Thay top đi bạn, chạy lâu ngày nó già rồi phải cho nó nghỉ chứ
          TRUNG TÂM BẢO HÀNH VÀ SỬA CHỮA- BỘ LƯU ĐIỆN, INVERTER, NGUỒN DC...
          Đ/c: Số 21/192 Lê Trọng Tấn, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội
          DĐ: 0976.299.429 -

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
            Phần snubber (gồm đi-ốt, tụ, trở nối từ chân D của TOP lên +310V nguồn) có vấn đề, hoặc bản thân biến áp xung trục trặc.
            Anh có thể chỉ cho em cách xác định tụ hay biến áp xung nếu có vấn thì mình có thể xác định như thế nào ạ.
            Còn diode thì em đã kiểm tra thử và đều hoạt động tốt cả.
            Điện trở nối ở chân D con TOP thì không có hiện tượng cháy nổ gì cả, nhưng em đo được là tầm gần 3 Ohm trong khi thông số trên đó ghi là R39 (0.39 Ohm).

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi thieu-bn2011 Xem bài viết
              Thay top đi bạn, chạy lâu ngày nó già rồi phải cho nó nghỉ chứ
              Vâng em cũng định thay con TOP thử, nhưng không tìm được địa chỉ bán loại giống như vậy ( TOP247FN ). Nếu anh biết địa chỉ nào có bán loại TOP này có thể chỉ cho em với. Hay có loại nào tương đương có thể thay thế mà có thể tìm mua được không ạ?

              Comment


              • #8
                Bạn nghiên cứu dùng con TOP249YN xem sao , công suất lớn hơn , có ở thị trường....

                Comment


                • #9
                  TOP249 có bán ngoài chợ, chân cẳng giống trong hình.
                  Biến áp xung rất khó cháy, nhưng với thời tiết nóng ẩm xứ ta thì khả năng bị chập vòng dây bên trong rất cao. Đo bằng đồng hồ đo điện cảm có thể phán đoán, nhưng ít người có máy này.

                  Khả năng lớn vẫn là hỏng đâu đó phần snubber. TOP không cháy hẳn nhưng nóng vì phần năng lượng tích lũy ở điện cảm dò của biến áp xung không trả lại được lưới. R39 là cái điện trở số 39 mà người thiết kế quy ước chứ không phải điện trở 0.39 ôm. Điện trở snubber thường có giá trị vài chục tới 200K ôm chứ không thể là 3 ôm. Nếu đo 3 ôm, nó khả năng là cái trở mắc nối tiếp với tụ snubber. Nên tháo 1 chân (hút thiếc rồi nhấc ra) để đo lại cái đi-ốt nối trực tiếp từ chân D lên cụm tụ phía trên. Khả năng cái đi-ốt này đứt hoặc chập. Hoặc cái tụ snubber hỏng, cũng đo bằng cách trên. Nếu chưa có đồng hồ đo được đi-ốt/tụ hoặc chưa biết cách đo thì tốt nhất nên mang tới người biết nghề để sửa.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  vdkhanhbk Tìm hiểu thêm về vdkhanhbk

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X