Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nối cơm điện nhật nội địa cắm nhầm điện 220v

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
    Đúng vậy, sau khi chuyển mà nguồn 20V ổn là được, các nguồn thấp hơn đều hạ từ nguồn này nên không cần quan tâm đến đâu. Bác đừng vội lắp cuộn dây mâm từ vào vội nhé kẻo lại có món sò nướng !
    Phần nguồn xong rồi thì các nút bấm chọn chế độ bình thường, bác lắp cái bóng 220V vào vị trí mâm từ rồi bấm nút bắt đầu nấu, thấy đèn lóe lên rồi nồi báo lỗi là được. Bác cứ làm đến đây đã nhé, phần sau khó hơn chút nên phải rất bình tĩnh mới được.
    cám ơn bác tôi đã làm được đến đây rôi cắm điện 220v đo nguồn 20v đã ok .bấm nút bóng đèn 220v/100w lóe sang roi báo lỗi luôn
    mong bác chỉ giáo thêm
    xin chân thành cám ơn
    Tettsu

    Comment


    • #32
      Bây giờ đến chỉnh phần công suất: Bác cần chuẩn bị một đồng hồ đo dòng AC thang 20A, một vài con IGBT để thay thế nếu cần, một ít trở một vài chục đến vài trăm K loại 2-3W ...
      Bước 1: Chỉnh lại mạch bảo vệ quá dòng, trên đường nguồn vào AC có một cảm biến dòng nhỏ. Nó là 1 biến áp có cuộn sơ cấp 1 vòng, thứ cấp vài trăm vòng (cái này ở bếp từ cũng có). Khi dòng AC qua nó quá lớn thì áp cảm ứng bên thứ cấp đủ lớn tác động đến bo mạch điều khiển làm ngắt xung ra cực G của IGBT để bảo vệ. Khi chạy nguyên bản ở 100VAC thì dòng tiêu thụ của nồi khoảng 10A. Khi chuyển thành 220VAC thì dòng giảm còn khoảng 5A nên mạch bảo vệ này không còn phù hợp nữa. Cách đơn giản là bác tháo 1 vòng sơ cấp ấy ra, quấn thay vào đó 2 vòng với cỡ dây nhỏ hơn. Nếu không làm triệt để bước này thì chỉnh phần công suất rất hay chết IGBT đấy.
      Bước 2: Điều chỉnh công suất cho nồi, bản chất là điều chỉnh độ rộng xung ra cực G của IGBT. Phần này liên quan đến các đường hồi tiếp từ +300VDC và từ C của IGBT đưa về. Bác tìm mấy con điện trở ở các đường này rồi tăng giá trị của nó lên. Sau đó lắp mâm từ vào, cho nồi + ít nước rồi thử, nhớ lắp qua đồng hồ đo dòng để theo dõi nhé.
      Bác chọn chế độ nấu thông dụng rồi bắt đầu nấu, nó sẽ xuất xung kiểm tra xem có nồi hay không, điện áp và các đường hồi tiếp có đúng không ... sau đó một lúc quy trình nấu mới thực sự được bắt đầu. Nếu nó báo lỗi ở bước này thì chỉnh lại trở các đường hồi tiếp rồi thử lại.
      Qua được bước này rồi là đến bước "yếu tim" vì có thể có món sò nướng kèm mùi khen khét thơm thơm (đùa tí nhé!).
      Khi quy trình đun được bắt đầu (đun ngắt quãng để làm ấm nước ngâm gạo), bác nhớ theo dõi đồng hồ dòng. Nếu dòng tiêu thụ khoảng 5A là chuẩn, đồng thời phải theo dõi nhiệt độ của IGBT xem có nóng quá không. Khi nồi tiêu thụ dòng quá cao hoặc quá thấp đều làm nóng IGBT. Dòng cao quá 7A thì công suất nồi vượt quá định mức làm nóng IGBT, thậm chí chết ngay khi chưa kịp nóng, xoong phát ra tiếng kêu bất thường do độ rộng xung cực G lớn quá. Trường hợp dòng nhỏ quá cũng làm nóng IGBT vì nó hoạt động gần với chế độ tuyến tính gây sụt áp nhiều trên IGBT.
      Bác cứ làm đến đây đã nhé, tạm bỏ mấy cái may-so phụ quanh nồi và trên vung đi cho nó đơn giản, tôi sẽ hướng dẫn đấu mấy cái này sau.
      Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
      Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
        Bây giờ đến chỉnh phần công suất: Bác cần chuẩn bị một đồng hồ đo dòng AC thang 20A, một vài con IGBT để thay thế nếu cần, một ít trở một vài chục đến vài trăm K loại 2-3W ...
        Bước 1: Chỉnh lại mạch bảo vệ quá dòng, trên đường nguồn vào AC có một cảm biến dòng nhỏ. Nó là 1 biến áp có cuộn sơ cấp 1 vòng, thứ cấp vài trăm vòng (cái này ở bếp từ cũng có). Khi dòng AC qua nó quá lớn thì áp cảm ứng bên thứ cấp đủ lớn tác động đến bo mạch điều khiển làm ngắt xung ra cực G của IGBT để bảo vệ. Khi chạy nguyên bản ở 100VAC thì dòng tiêu thụ của nồi khoảng 10A. Khi chuyển thành 220VAC thì dòng giảm còn khoảng 5A nên mạch bảo vệ này không còn phù hợp nữa. Cách đơn giản là bác tháo 1 vòng sơ cấp ấy ra, quấn thay vào đó 2 vòng với cỡ dây nhỏ hơn. Nếu không làm triệt để bước này thì chỉnh phần công suất rất hay chết IGBT đấy.
        Bước 2: Điều chỉnh công suất cho nồi, bản chất là điều chỉnh độ rộng xung ra cực G của IGBT. Phần này liên quan đến các đường hồi tiếp từ +300VDC và từ C của IGBT đưa về. Bác tìm mấy con điện trở ở các đường này rồi tăng giá trị của nó lên. Sau đó lắp mâm từ vào, cho nồi + ít nước rồi thử, nhớ lắp qua đồng hồ đo dòng để theo dõi nhé.
        Bác chọn chế độ nấu thông dụng rồi bắt đầu nấu, nó sẽ xuất xung kiểm tra xem có nồi hay không, điện áp và các đường hồi tiếp có đúng không ... sau đó một lúc quy trình nấu mới thực sự được bắt đầu. Nếu nó báo lỗi ở bước này thì chỉnh lại trở các đường hồi tiếp rồi thử lại.
        Qua được bước này rồi là đến bước "yếu tim" vì có thể có món sò nướng kèm mùi khen khét thơm thơm (đùa tí nhé!).
        Khi quy trình đun được bắt đầu (đun ngắt quãng để làm ấm nước ngâm gạo), bác nhớ theo dõi đồng hồ dòng. Nếu dòng tiêu thụ khoảng 5A là chuẩn, đồng thời phải theo dõi nhiệt độ của IGBT xem có nóng quá không. Khi nồi tiêu thụ dòng quá cao hoặc quá thấp đều làm nóng IGBT. Dòng cao quá 7A thì công suất nồi vượt quá định mức làm nóng IGBT, thậm chí chết ngay khi chưa kịp nóng, xoong phát ra tiếng kêu bất thường do độ rộng xung cực G lớn quá. Trường hợp dòng nhỏ quá cũng làm nóng IGBT vì nó hoạt động gần với chế độ tuyến tính gây sụt áp nhiều trên IGBT.
        Bác cứ làm đến đây đã nhé, tạm bỏ mấy cái may-so phụ quanh nồi và trên vung đi cho nó đơn giản, tôi sẽ hướng dẫn đấu mấy cái này sau.
        cám ơn bác nhé!
        cái nồi của tôi không có con cảm biến quá dòng như bác nói bác ơi đường AC di thẳng vào cầu không qua gì cả .vậy ngoài mạch cảm biến dòng kiểu đó ra thì còn kiểu mạch nào nũa không
        tôi tăng trở từ cực C của IGBT lêm gấp 2 rồi tôi tôi lắp mâm từ vào là được ăn sò nướng được ăn 2 con rồi giờ còn 1 con nữa nhưng chưa dám lắp chờ bác chỉ goái tiếp mới dám lắp (từ nhà tôi đến chợ sắt hải phòng gần 40km cơ hic)
        bác cho tôi hỏi mình có phải cải tạo gì ở mâm từ không bác
        xin chân thành cám ơn!
        Tettsu

        Comment


        • #34
          Ngoài cảm biến dòng kiểu biến áp còn có kiểu cảm biến dòng bằng trở Sun đấu tại chân E của IGBT. Trở Sun này là một đoạn dây hợp kim khá to, sụt áp trên nó được khuếch đại lên rồi đưa về bo điều khiển. Nếu nồi của bác ở trường hợp này thì chỉ cần mài bớt đoạn dây này đi còn một nửa là được.
          Có 2 hướng "cải lùi" cho phần công suất để thích nghi với việc nâng áp lên 220V:
          + Giữ nguyên số vòng dây mâm từ, giảm trị số tụ đấu song song với cuộn dây để cộng hưởng ở tần số cao hơn (dưới 50KHz), đồng thời phải can thiệp sâu vào mạch phát xung để nâng tần số lên + giảm độ rộng xung một cách hợp lí.
          + Quấn lại cuộn dây mâm từ (tăng lên 1,5-1,7 lần) và giảm trị số tụ đấu // để cộng hưởng với tần số gốc ở áp cao hơn + giảm độ rộng xung một cách hợp lí.
          Cả 2 cách trên đều nhằm mục đích giữ cho công suất của nồi không thay đổi nhiều, để nó có thể hoạt động bình thường ở 220V.
          Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
          Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
            Ngoài cảm biến dòng kiểu biến áp còn có kiểu cảm biến dòng bằng trở Sun đấu tại chân E của IGBT. Trở Sun này là một đoạn dây hợp kim khá to, sụt áp trên nó được khuếch đại lên rồi đưa về bo điều khiển. Nếu nồi của bác ở trường hợp này thì chỉ cần mài bớt đoạn dây này đi còn một nửa là được.
            Có 2 hướng "cải lùi" cho phần công suất để thích nghi với việc nâng áp lên 220V:
            + Giữ nguyên số vòng dây mâm từ, giảm trị số tụ đấu song song với cuộn dây để cộng hưởng ở tần số cao hơn (dưới 50KHz), đồng thời phải can thiệp sâu vào mạch phát xung để nâng tần số lên + giảm độ rộng xung một cách hợp lí.
            + Quấn lại cuộn dây mâm từ (tăng lên 1,5-1,7 lần) và giảm trị số tụ đấu // để cộng hưởng với tần số gốc ở áp cao hơn + giảm độ rộng xung một cách hợp lí.
            Cả 2 cách trên đều nhằm mục đích giữ cho công suất của nồi không thay đổi nhiều, để nó có thể hoạt động bình thường ở 220V.
            bác có thể nói cụ thể hơn được không
            quấn lại cuộn mâm từ tăng 1,5 -1,7 lần bằng cách nào nối thêm dây hay gỡ bớt dây
            hoặc giảm trị số của tụ giảm bao nhiêu % so với tụ gốc thì vừa ?
            xin chân thành cám ơn bác!
            Tettsu

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi tettsujp Xem bài viết
              bác có thể nói cụ thể hơn được không
              quấn lại cuộn mâm từ tăng 1,5 -1,7 lần bằng cách nào nối thêm dây hay gỡ bớt dây
              hoặc giảm trị số của tụ giảm bao nhiêu % so với tụ gốc thì vừa ?
              xin chân thành cám ơn bác!
              Nếu bác quấn mới thì khoảng 30-32 vòng dây 0,3 chập 16 sợi xe lại, tụ 0,18-0,2uF/1200V.
              Mà có bài bác nói là tách đôi rồi mắc nối tiếp ? Mình nghĩ cũng được nhưng sợ độ cách điện của dây không đảm bảo, nó có khả năng đánh lửa giữa các vòng dây làm chết IGBT. Nếu bác tách đôi thì phải đo từng sợi rồi đấu kẻo "râu ông nọ lại cắm vào cằm bà kia" gây chập cuộn.Tụ chọn từ 0,12-0,15uF, lúc đầu bác nên lắp con IGBT chịu dòng lớn (40N120), đầu ra cuộn dây dùng dây chì hàn làm cầu chì. Khi dòng tăng cao sẽ đứt chì hàn để bảo vệ IGBT, khi ổn rồi thay IGBT loại 25N120 hoặc 15N120 cũng chạy tốt. Con IGBT gốc của nó chịu dòng khá cao (60A) nhưng áp chịu có 900V nên mình cũng chưa cho chạy thử ở 220V. Vài dòng chia sẻ hy vọng bác làm thành công!
              Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
              Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
                Nếu bác quấn mới thì khoảng 30-32 vòng dây 0,3 chập 16 sợi xe lại, tụ 0,18-0,2uF/1200V.
                Mà có bài bác nói là tách đôi rồi mắc nối tiếp ? Mình nghĩ cũng được nhưng sợ độ cách điện của dây không đảm bảo, nó có khả năng đánh lửa giữa các vòng dây làm chết IGBT. Nếu bác tách đôi thì phải đo từng sợi rồi đấu kẻo "râu ông nọ lại cắm vào cằm bà kia" gây chập cuộn.Tụ chọn từ 0,12-0,15uF, lúc đầu bác nên lắp con IGBT chịu dòng lớn (40N120), đầu ra cuộn dây dùng dây chì hàn làm cầu chì. Khi dòng tăng cao sẽ đứt chì hàn để bảo vệ IGBT, khi ổn rồi thay IGBT loại 25N120 hoặc 15N120 cũng chạy tốt. Con IGBT gốc của nó chịu dòng khá cao (60A) nhưng áp chịu có 900V nên mình cũng chưa cho chạy thử ở 220V. Vài dòng chia sẻ hy vọng bác làm thành công!
                bác Tâm cho e hỏi con Igbt Ct60Am thay bằng con igbt nào thông dụng , dễ mua?Cám ơn bác nhiều

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi dmllinh Xem bài viết
                  bác Tâm cho e hỏi con Igbt Ct60Am thay bằng con igbt nào thông dụng , dễ mua?Cám ơn bác nhiều
                  Thay bằng 40N120, nếu cần hàng Nhật cũ thì liên hệ với mình (80k/con).
                  Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                  Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
                    Thay bằng 40N120, nếu cần hàng Nhật cũ thì liên hệ với mình (80k/con).
                    đây là bo nồi cơm điện tiger của em , Anh Tâm xem có loại này không giúp em nhé
                    Attached Files

                    Comment


                    • #40
                      bác Tâm xem giúp em cái bo nồi cơm với

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi dmllinh Xem bài viết
                        bác Tâm xem giúp em cái bo nồi cơm với
                        Nó là nồi loại nào, đời gì, chứ có nửa cái mạch thế thì biết giúp sao cho bạn đây ! Nếu bạn muốn mua hay đổi tất cả bo mạch của nồi thì alo trực tiếp cho mình nhé.
                        Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                        Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                        Comment


                        • #42
                          Bác Tâm có thể chỉ cho em cách chuyển điện nồi cơm 100v sang 220v không. Nhà Em có con nồi con voi AI đời 2007, sợ cắm nhầm điện đang có ý định chuyển sang điện 220vac.
                          Thanks Bác nhiều.

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi FVQuang0483 Xem bài viết
                            Bác Tâm có thể chỉ cho em cách chuyển điện nồi cơm 100v sang 220v không. Nhà Em có con nồi con voi AI đời 2007, sợ cắm nhầm điện đang có ý định chuyển sang điện 220vac.
                            Thanks Bác nhiều.
                            Đã hướng dẫn chung ở mấy trang trước đó, bạn đọc và làm theo các bước ấy nhé.
                            Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                            Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                            Comment


                            • #44
                              E cung doc may trang trc roi. Nhung ngoai viec thay con IC ra thi con phai lam nhung gi nua a (noi day,....)

                              Comment


                              • #45
                                đó chỉ là con bảo vệ quá áp( các đồ Nhật sịn hay có. có thể nhổ bỏ nó đi khg cần dùng nhg lần sau có cắm nhầm thì tèo nặng hơn vì cầu chì bảo vệ quá dòng
                                |

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                huu_mecpro Tìm hiểu thêm về huu_mecpro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X