Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mod nguồn 110Vdc không dùng biến áp.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Dear Cat Tuong , đây là file PDF của motor.

    https://gr33nonline.files.wordpress....motor-4888.pdf

    https://www.ebay.com/itm/Johnson-Ele...-/163057016521

    Tui chắc chắn đã dùng RLC đo trên hai dây đầu ra hơn 500 ohm.
    Trong file PDF phía trên người ta đưa ra là 539 ohm

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi MinhHoi0211 Xem bài viết
      em dùng phương án thay thế cho trường hợp này là dùng adapter như link dưới ạ.
      https://www.sendo.vn/bo-doi-nguon-22...B&gclsrc=aw.ds
      Loại này thường dùng triac, chỉ thích hợp cho tải điện trở. Nếu nạp cho tụ sẽ có dòng xung và ra điện áp cao hơn bình thường. Đã dùng cục đổi điện thì nên dùng biến áp cách ly.
      sau.ph

      Comment


      • #63
        Thấy các bác cứ cãi nhau về công suất tỏa nhiệt của dây quấn ứng với điện trở của nó, e xin mạo muội tính toán như sau:
        Trước hết để đơn giản hóa phép tính coi như không có điện trở trước cầu diode (hoặc tính nó gộp với điện trở dây quấn cũng được)
        Gọi R là điện trở dây quấn, Zc là dung kháng của tụ hạn dòng
        -> Khi motor bị kẹt, tổng trở toàn mạch: Z = sqrt(R^2+Zc^2)
        -> Z^2 = R^2 + Zc^2
        -> I^2 = U^2/Z^2 = U^2 / (R^2+Zc^2)
        -> Công suất tỏa nhiệt trên R: Pr = I^2*R = U^2*R / (R^2+Zc^2)
        Biểu thức này đạt giá trị lớn nhất khi và chỉ khi R = Zc
        Vậy nghĩa là khi mà R < Zc thì R càng giảm -> Pr càng giảm

        Comment


        • #64
          Chuyện này bàn mãi ở diễn đàn rồi, nhưng nhiều người cứ thích "sáng tạo". Phàm đã là tải điện xoay chiều, bất kể bản chất là gì, chạy với biến áp sắt từ thông thường là đơn giản, lành nhất.

          Một số tải đặc thù có thể hạn áp bằng điện trở, có thể bằng tụ, có thể bằng cuộn cảm, có thể dùng triac, có thể dùng thyristor ... Nhưng tải nào dùng biến áp tự ngẫu cũng được, chả cần mạch điện tử gì cho lằng nhằng. Sao cứ phải làm phức tạp vấn đề thêm ?
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

            Em chưa thấy cái motor máy đánh răng đó nhưng không cho là nội trở dây quấn nó chỉ có vài chục ôm đâu, vì cái này công suất khá nhỏ, chỉ 13W mà chạy tới 170Vdc lận mà!

            Hơn nữa, nếu điện trở cuộn dây nó càng bé hơn e giả sử thì áp đặt trên motor khi nó kẹt sẽ càng nhỏ gần đến 0, trong khi dòng hiệu dụng qua nó lúc đó đã bị khống chế bởi tụ chỉ cỡ 0.2A thì nó lại càng ..."mát" hơn vì công suất lúc kẹt càng nhỏ hơn định mức. Và giả sử nếu cái tụ có bị hư/ thông mạch thì con trở 10/2W kia sẽ đứt ngay trước khi motor có thể cháy rồi.

            Em thấy ý bác nói không nên dùng tụ hạ áp/hạn dòng trong trường hợp dùng motor này rất hợp lí ở chỗ, có thể máy không chạy được nếu ban đầu nó bị kẹt vì công suất khởi động bị giảm nhiều do việc hạn dòng của tụ.
            Dòng I motor Dc được tính là:
            I = (V nguồn - V phản điện động) / R Phần ứng (cuộn dây rotor)
            Nếu R phần ứng 2 ohm. V phản điện = 0 volt ( động cơ chưa quay)
            I = 170 volt / 2 = 85 Ampe.
            Dòng điện nạp tức thời quá lớn đưa tụ C vào trạng thái quá độ, không còn giá trị dòng hiệu dụng nữa. Tụ C nạp xả liên tục với dòng tối đa , nổ tụ hạn dòng, nổ cầu diode.

            Nên ghi nhớ điều này: chỉ dùng dung kháng cho mạch có dòng ổn định như đèn led mà thôi. Ở đây dòng I lệ thuộc vào biến V phản điện đưa tụ C vào trạng thái quá độ.

            @ TLM: TLM nói đúng phải chia cho 4.
            @Minhhoi: Nếu điện trở là 500 ohm chắc startor là cuộn dây không phải nam châm vĩnh cữu, rotor chỉ vài ohm mà thôi.

            Comment


            • #66
              Lại tới giờ nói bậy rồi.

              Nguyên văn bởi Cat tuong Xem bài viết
              Dòng I motor Dc được tính là:
              I = (V nguồn - V phản điện động) / R Phần ứng (cuộn dây rotor)
              Nếu R phần ứng 2 ohm. V phản điện = 0 volt ( động cơ chưa quay)
              I = 170 volt / 2 = 85 Ampe.
              Vậy ở bên Mỹ họ cắm trực tiếp vào ổ điện 120V chắc bị nổ hết.





              Dòng điện nạp tức thời quá lớn đưa tụ C vào trạng thái quá độ, không còn giá trị dòng hiệu dụng nữa. Tụ C nạp xả liên tục với dòng tối đa , nổ tụ hạn dòng, nổ cầu diode.
              Nên ghi nhớ điều này: chỉ dùng dung kháng cho mạch có dòng ổn định như đèn led mà thôi. Ở đây dòng I lệ thuộc vào biến V phản điện đưa tụ C vào trạng thái quá độ.
              Ngày xưa học lóm dòng quá độ đây mà. Dòng quá độ chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn khi điện áp thay đổi đột ngột (lúc cấp nguồn). Làm gì có dòng quá độ liên tục khi điện áp hình sin.




              @ TLM: TLM nói đúng phải chia cho 4.
              @Minhhoi: Nếu điện trở là 500 ohm chắc startor là cuộn dây không phải nam châm vĩnh cữu, rotor chỉ vài ohm mà thôi.
              Cái của chủ thớt là loại nam châm VC vì có +/-. Loại cuộn dây (động cơ vạn năng) không có +/-.

              Cuộn dây hay nam châm thì điện trở cũng chỉ khác nhau vài lần thôi (nếu cùng công suất, điện áp). Làm gì có chuyện chênh nhau tới 250 lần như vậy. Xạo quá đi.
              sau.ph

              Comment


              • #67
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                Lại tới giờ nói bậy rồi.
                1-Vậy ở bên Mỹ họ cắm trực tiếp vào ổ điện 120V chắc bị nổ hết.

                2-Ngày xưa học lóm dòng quá độ đây mà. Dòng quá độ chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn khi điện áp thay đổi đột ngột (lúc cấp nguồn). Làm gì có dòng quá độ liên tục khi điện áp hình sin.

                3-Cái của chủ thớt là loại nam châm VC vì có +/-. Loại cuộn dây (động cơ vạn năng) không có +/-.

                Cuộn dây hay nam châm thì điện trở cũng chỉ khác nhau vài lần thôi (nếu cùng công suất, điện áp). Làm gì có chuyện chênh nhau tới 250 lần như vậy. Xạo quá đi.
                1- Bên Mỹ dùng điện DC? Ngu thế? xem công thức tính dòng motor Dc nè: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90..._chi%E1%BB%81u


                2-Ngu lâu quá vậy? Bắt đầu nạp tụ, dòng nạp tức thời tối đa I = u/r sau vài T tụ đầy điện áp thí dụ 310 volt DC.
                Nếu dùng dòng nhỏ, tụ chỉ xả vài chục volt rồi nạp lại dòng nhỏ theo quy luật dung kháng.
                Nếu dùng dòng lớn, tụ xả hết điện hay gần hết rồi lại nạp như ban đầu với dòng lớn, lúc đó người ta gọi là trạng thái quá độ của tụ.


                3-Nói câu nào là thấy NGU câu đó mà cũng ráng nói.
                Dấu +,- để motor đúng chiều quay. Startor quấn rất nhiều vòng để tạo từ trường, rotor quấn ít vòng, chênh nhau nhiều là bình thường.


                Dùng dung kháng cho dòng lớn không ổn định chỉ có mấy thằng điên, học lóm như thế đủ rồi.

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi Cat tuong Xem bài viết

                  Dòng I motor Dc được tính là:
                  I = (V nguồn - V phản điện động) / R Phần ứng (cuộn dây rotor)
                  Nếu R phần ứng 2 ohm. V phản điện = 0 volt ( động cơ chưa quay)
                  I = 170 volt / 2 = 85 Ampe.
                  Dòng điện nạp tức thời quá lớn đưa tụ C vào trạng thái quá độ, không còn giá trị dòng hiệu dụng nữa. Tụ C nạp xả liên tục với dòng tối đa , nổ tụ hạn dòng, nổ cầu diode.

                  Nên ghi nhớ điều này: chỉ dùng dung kháng cho mạch có dòng ổn định như đèn led mà thôi. Ở đây dòng I lệ thuộc vào biến V phản điện đưa tụ C vào trạng thái quá độ.

                  @ TLM: TLM nói đúng phải chia cho 4.
                  @Minhhoi: Nếu điện trở là 500 ohm chắc startor là cuộn dây không phải nam châm vĩnh cữu, rotor chỉ vài ohm mà thôi.
                  cách thức tính dòng motor như bạn tính thì có lẽ không đúng rồi , vì bạn chưa biết loại motor này thế nào mà bạn cứ nhất quyết nó có điện trở cuộn dây roto là 2 ohm , rồi từ đó suy ra dòng 85amper !!! , với hình dạng của cái motor đó thì nó có nam châm ở stato, lõi là loại cổ góp chạy than , nếu nó hoạt động ở điện áp 120v thì điện trở cuộn dây là khá lớn , chủ thớt đã đo trên 500 ohm rồi . những cái motor chạy 24v, 36v dạng nhỏ cỡ đó thì điện trở của nó cũng đã vài chục ohm rồi .bạn xem lại đi .

                  Comment


                  • #69
                    Ở trên e tính với tụ hạn dòng C=2.5uF, dòng khởi động motor max ứng với 1/4 chu kì sin 50Hz là 5ms thì cho Imax=155mA (C nạp từ 0V lên 310V).
                    Tương tự khi nó xả từ 310V xuống 0V, để đạt dòng 28A như bác tính thì dòng 28A này chỉ chạy qua rotor trong 54us thôi.
                    Tụ C nó có thể đấu 2 đầu trực tiếp vào L-N, chịu dòng max qua nó là 310V/Zc luôn mà. Ở đây, cuộn dây motor đứng sau cầu diode, nên trong mạch không có cộng hưởng, và nội trở cuộn dây chỉ tương đương một điện trở thuần có giá trị từ "vài ôm" đến vài trăm ôm nối tiếp với tụ C. Tức là khi có motor, dòng hiệu dụng qua tụ hay motor luôn nhỏ hơn 1.41xUhd/Zc.

                    Comment


                    • #70
                      Nguyên văn bởi Cat tuong Xem bài viết

                      Dòng I motor Dc được tính là:
                      I = (V nguồn - V phản điện động) / R Phần ứng (cuộn dây rotor)
                      Nếu R phần ứng 2 ohm. V phản điện = 0 volt ( động cơ chưa quay)
                      I = 170 volt / 2 = 85 Ampe.
                      Dòng điện nạp tức thời quá lớn đưa tụ C vào trạng thái quá độ, không còn giá trị dòng hiệu dụng nữa. Tụ C nạp xả liên tục với dòng tối đa , nổ tụ hạn dòng, nổ cầu diode.

                      Nên ghi nhớ điều này: chỉ dùng dung kháng cho mạch có dòng ổn định như đèn led mà thôi. Ở đây dòng I lệ thuộc vào biến V phản điện đưa tụ C vào trạng thái quá độ.

                      @ TLM: TLM nói đúng phải chia cho 4.
                      @Minhhoi: Nếu điện trở là 500 ohm chắc startor là cuộn dây không phải nam châm vĩnh cữu, rotor chỉ vài ohm mà thôi.
                      Vô lý! Giả sử cắm trực tiếp tụ vào 2 lỗ ổ cắm, điện trở dây dẫn cỡ 0.5 ohm, dòng tức thời 310/0.5 = 610A cũng làm tụ bị quá độ và nổ à? Thực tế có nổ đâu, tôi lấy tụ 2.5uF của quạt cắm trực tiếp vào ổ cắm suốt đấy thôi.

                      Comment


                      • #71
                        Thông số motor

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi Cat tuong Xem bài viết
                          1- Bên Mỹ dùng điện DC? Ngu thế? xem công thức tính dòng motor Dc nè: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90..._chi%E1%BB%81u
                          AC chỉnh lưu ra DC.





                          2-Ngu lâu quá vậy? Bắt đầu nạp tụ, dòng nạp tức thời tối đa I = u/r sau vài T tụ đầy điện áp thí dụ 310 volt DC.
                          Nếu dùng dòng nhỏ, tụ chỉ xả vài chục volt rồi nạp lại dòng nhỏ theo quy luật dung kháng.
                          Nếu dùng dòng lớn, tụ xả hết điện hay gần hết rồi lại nạp như ban đầu với dòng lớn, lúc đó người ta gọi là trạng thái quá độ của tụ.
                          Sách nào dạy định nghĩa "trạng thái quá độ của tụ" như vậy? Xin cho cái bằng chứng.





                          3-Nói câu nào là thấy NGU câu đó mà cũng ráng nói.
                          Dấu +,- để motor đúng chiều quay. Startor quấn rất nhiều vòng để tạo từ trường, rotor quấn ít vòng, chênh nhau nhiều là bình thường.
                          mô tơ dây quấn (động cơ vạn năng) mà lại có chiều quay đúng, chiều quay sai à? Nó chỉ quay theo 1 chiều bất chấp dòng điện. Chỉ mô tơ nam châm mới có chiều quay phụ thuộc chiều dòng điện thôi.
                          Kiếm cái mô tơ nào tương tự như vậy mà chỉ có 2 ôm đem ra chứng minh đi.



                          Dùng dung kháng cho dòng lớn không ổn định chỉ có mấy thằng điên, học lóm như thế đủ rồi.
                          Mấy tủ tụ bù dòng rất lớn. Đo xem dòng có ổn định không.
                          sau.ph

                          Comment


                          • #73
                            Nhờ các bác giải thích hộ em chỗ này:

                            - Giả sử có 1 motor 12V (=điện áp của rotor) dùng nam châm vc. Nếu thay ncvc bằng cuộn dây 12V thì phải mắc cuộn dây này song song với rotor. Như vậy điện trở của motor sẽ giảm đi, có đúng không?

                            - Nếu không mắc song song mà muốn mắc nối tiếp, thì phải quấn lại rotor có điện áp thấp hơn và dòng lớn hơn (để giữ nguyên công suất). Dòng lớn hơn suy ra điện trở nhỏ hơn.

                            Tóm lại motor dây quấn sẽ hao điện hơn, dòng lớn hơn, điện trở nhỏ hơn so với motor ncvc cùng công suất. Tại sao Cat tuong lại nói ngược lại (motor > 500 ôm là loại dây quấn, loại ncvc chỉ có 2 ôm thôi). Có cái gì đó sai sai ở đây?
                            sau.ph

                            Comment


                            • #74
                              Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                              Vô lý! Giả sử cắm trực tiếp tụ vào 2 lỗ ổ cắm, điện trở dây dẫn cỡ 0.5 ohm, dòng tức thời 310/0.5 = 610A cũng làm tụ bị quá độ và nổ à? Thực tế có nổ đâu, tôi lấy tụ 2.5uF của quạt cắm trực tiếp vào ổ cắm suốt đấy thôi.
                              Đúng là không bị gì cả vì dòng tức thời nhanh và không nạp điện nữa khi tụ đã đầy.

                              Nếu tụ đã nạp đầy xả tụ ra hết, rồi nạp lại, liên tục cứ như thế sẽ thấy kết quả.

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                                Nhờ các bác giải thích hộ em chỗ này:

                                - Giả sử có 1 motor 12V (=điện áp của rotor) dùng nam châm vc. Nếu thay ncvc bằng cuộn dây 12V thì phải mắc cuộn dây này song song với rotor. Như vậy điện trở của motor sẽ giảm đi, có đúng không?

                                - Nếu không mắc song song mà muốn mắc nối tiếp, thì phải quấn lại rotor có điện áp thấp hơn và dòng lớn hơn (để giữ nguyên công suất). Dòng lớn hơn suy ra điện trở nhỏ hơn.

                                Tóm lại motor dây quấn sẽ hao điện hơn, dòng lớn hơn, điện trở nhỏ hơn so với motor ncvc cùng công suất. Tại sao Cat tuong lại nói ngược lại (motor > 500 ôm là loại dây quấn, loại ncvc chỉ có 2 ôm thôi). Có cái gì đó sai sai ở đây?
                                Kiến thức eo hẹp lại hay còm tào lao, thí dụ đèn khò ra hơi quá nhiệt.

                                Một cái motor điện áp 120volt DC.
                                điện áp phản hồi 119,6 volt.
                                R = 2 ohm.
                                I sẽ là 120 -119,6 /2 = 0,4/2 = 200mA.

                                Đem motor này không cho quay, cấp điện bằng tụ hạn dòng (dung kháng) xem pháo nổ xám mặt ra không?
                                Đùng còm ngu xuẩn kiểu: motor có dấu +,- . Bên Mỹ cắm điện bị nổ motor à? Ở đâu bán motor này, sách vỡ nào nói tụ quá độ.v.v.
                                Không biết thì im lặng.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                MinhHoi0211 Tìm hiểu thêm về MinhHoi0211

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X