Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sửa chữa nồi cơm điện - điện tử

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Đúng rồi. Nếu chỉ là cái "cầu chì nhiệt" như bác đề cập đến thì nó có hình dáng như vậy. Vỏ băng kim loại gì đó (nhôm, hợp kim) màu trắng bạc. Trên vỏ có ghi rõ cấp dòng điện (thường là 10A), khoảng nhiệt độ tác động (150 độ C, 250 độ C...). Tuy nhiên cái này đứt thì phải vứt bỏ, thay bằng cái mới (nếu không muốn làm ẩu, làm bậy-nối tắt). Cầu chì nhiệt này thì rất phổ biến trong các thiết bị có bộ phận gia nhiệt: nồi cơm điện, phích nước, và giá thành rất rẻ, khoảng 1K đến 2K/1 chiếc. Tui thường mua sẵn 10 hoặc 20 chiếc để dùng dần và cũng để tiện cho thanh toán. Chả lẽ mua 1 hoặc 2 cái , không bằng tiền gửi xe vào chợ..

    Comment


    • #17
      Ok, hôm qua về nhà thì ông anh đã xuống chợ, vào hỏi hàng sửa chữa nồi cơm điện và mua được rồi. Những 10k/chiếc. Cái trong nồi là 158°C, còn cái mới mua là 250°C. Chắc không có vấn đề gì. Bạn thuaimi mua ở đâu mà rẻ vậy? Tôi cũng tính mua 10 chiếc, dùng dần trong nhiều trường hợp

      PT.
      Núi cao bởi có đất bồi
      Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
      Muôn dòng sông đổ biển sâu
      Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

      Comment


      • #18
        Ở chợ trời mà, hình như 1-2k /chiếc

        Comment


        • #19
          Mình cũng biết 10k là đắt rồi, nhưng khong ngờ lại đắt nhiều đến thế . Cơ bản là vì ông anh tôi lại vào hàng sửa nồi cơm điện để hỏi. Mà quan trọng là chiếc nồi cơm đã sửa thành công, cơm khá ngon (hehe mình được tăng thêm mấy chân kính nhe ). Chân thành cám ơn các bạn đã giúp đỡ.

          PT.
          Núi cao bởi có đất bồi
          Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
          Muôn dòng sông đổ biển sâu
          Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

          Comment


          • #20
            Bác đã xử lý được phần sensor thì tốt rùi. Xin chúc mừng! còn mua "cầu chì nhiệt" tại cửa hàng sửa chữa thì giá tăng lên thế cũng phải thôi (phí dịch vụ mà ). Lần sau nếu cần mua bác cứ vào các sạp bán linh kiện điện tử ấy. Hỏi cầu chì nhiệt sẽ có ngay, rất nhiều cấp nhiệt độ, giá 1K-2K thôi. Mặc dù trông nó "dại dại", ko được "ngon" như đồ trong máy hàng hiệu (chắc là linh kiện China thôi) nhưng dùng cũng ổn, mà cái chính là tâm lý sẽ yên tâm. Lương tâm không "cắn rứt" vì nối tắt-làm bậy. Thực ra cái cầu chì nhiệt này chỉ có tác dụng bảo vệ cho các thiét bị gia nhiệt ở đoạn cuối cùng, khi mà các sensor hoặc Board mạch điều khiển bị lỗi hoặc sự cố nghiêm trọng, có nguy cơ "hóa vàng" hết hoặc gây hỏa hoạn. Trong các biến áp nguồn (cỡ nhỏ) cũng thường có những cầu chì nhiệt này được "kẹp" trong phần dây quấn. Khi biến áp quá nóng sẽ "đứt" cầu chì để bảo vệ. Sau đó có thể khắc phục tạm bằng cách nối tắt. Nhiều khi mang ra hiệu sửa chữa các chú thợ báo "đứt-cháy" biến áp nguồn, và thanh toán tiền "quấn lại". Ai gặp vụ này chắc bức xúc lắm. Theo thói quen, thỉnh thoảng nên lang thang, thăm thú Chợ Trời, (kể cả không mua gì) để cập nhật các thông tin sản phẩm, linh kiện mới. Trước đây có đợt lâu lâu không ra chợ (mấy tháng), sau đó có việc ra thấy ngu ngơ nhiều...
            Last edited by thuaimi; 18-10-2007, 16:30.

            Comment


            • #21
              Hôm nay tiện đường nên tôi cũng vừa ghé qua một lát. Đúng là vô thiên lủng, mua cả ngàn cái cũng có. Mua 10k/5 chú về chơi. Cũng định hôm nào rảnh thì xuống chơi và tìm một thể, nhưng ông anh lại nóng ruột nên mới xuốgn trước và tìm vào hàng sửa chữa

              Chi na cũng được miễn là nó có thể đứt (có thế không chính xác nhiệt độ trên vỏ).

              Thế còn cái con hình dáng hệt thế, vỏ màu có khác (chắc hàng xịn) bày trong ch Hàn Thuyên, chắc là nó thôi chứ nhỉ? Vậy mà nó lại đề là SENSOR NHIỆT (???), và bảo chỉ có mẫu, không có hàng. Thế mới chán chứ.

              PT.
              Núi cao bởi có đất bồi
              Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
              Muôn dòng sông đổ biển sâu
              Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

              Comment


              • #22
                Nói chuyện về 17 Hàn Thuyên, lắm lúc cũng chán. Nhiều khi có những cái rất phổ biến, ở Chợ thì đầy. Nhưng tiện đường vào hỏi thì toàn không có (ví dụ như KeyPad (3x4), (4x4), (5x4)...Lần trước có cái Project cần Keypad đang định mua Phím rời về hàn thành "ma trận" (khá mất công đấy...) Hỏi Hàn Thuyên bảo ko có (lạnh lùng ). Ra chợ thấy sẵn, lại in sẵn các ký hiệu rất đẹp, cắm và xài luôn, giá rẻ (trung bình 30K). Quá phấn khởi.
                Lại lần sau, TV Toshiba 29" của nhà bị hỏng đế đèn (CRT socket), qua Hàn Thuyên mua (vì gần nhà mình): bảo 10K, OK mua liền. Nhưng trông so với nguyên mẫu thì nó bé và mảnh mai hơn. Hỏi lại bảo dùng có ổn không thì họ bảo vô tư. Hàn vào mạch xong, bật lên thì Focus, Screen sáng quắc, (hiện hết đường quét hồi)+ có hiện tượng phun lửa đế đèn . Hoảng quá, tháo ra vội, vì tối rồi họ đóng cửa nên đến xin ông bạn 1 cái đế cũ lắp vào, quá ngon (đến tận hôm nay). Không tiếc 10K mua socket nhưng mà bực vì mua phải đồ lởm, suýt nữa báo hại.
                Hy vọng những lần sau tiến bộ hơn. Tiện thể cũng có ý nhắn gửi anh Tiến (17 Hàn Thuyên), mong bác chú ý đến khách mua lẻ cho chu đáo

                Comment


                • #23
                  Ở 17 HTh, được cái là xem hàng nó tiện thôi, chứ có lẽ toàn là người bán thuê, nên giá cả rất cứng nhắc. Có lần tôi mua 30 con tụ cao áp giá 30k. Mua một con cũng 1k/con. Sau đó ít lâu, tiện trong chợ mua thêm. Hỏi cũng là 1k/con, mình lấy 20 con. Lúc tính tiền họ tính có 15k/20con. Nếu mua nhiều hơn chắc giá còn giảm nữa. Thích
                  Núi cao bởi có đất bồi
                  Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                  Muôn dòng sông đổ biển sâu
                  Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                  Comment


                  • #24
                    cầu chì nhiệt bạn có thể ra cổng chợ bên nguyễn công trứ có hai loại là cầu chì sứ và cầu chì nhôm, cầu chì nhôm nhỏ hơn nhưng như nhau. thường nồi nhỏ dùng cầu chì nhôm nồi 1.8l dùng cầu chì sứ mua 10c= 10k cầu chì sứ và 12k/ 10c cầu chì nhôm. rơ le nhiệt 30k/10c mua về thay dần.

                    Comment


                    • #25
                      Chủ đề này "sâu" quá, xin phép bác phanta cho tôi "kéo" nó lên cái vì bây giờ có khá nhiều nồi cơm điện tử rồi !
                      Nồi của bác thì đã sửa được rồi, tôi có mấy cái nồi "tồn kho" lâu ngày vì không có linh kiện (IC) thay thế. Mấy hôm rỗi việc lôi ra vệ sinh rồi dùng dao cho mấy nhát, sạch cái đám linh kiện ở một góc vỉ mạch. Tận dụng phần nguồn, đèn báo và mấy cái nút nhấn của nó để "độ" cho nó cái mạch điều khiển mới. Tôi đun thử thấy cũng ổn nên đưa lên để cả nhà cùng tham khảo, lỡ gặp pan nào chuối quá cố hết sức mà không cứu được thì đành sửa bằng dao vậy.
                      Mạch gồm 2 rơle đóng/cắt hai nửa chu kì của nguồn cấp cho mâm nhiệt, trước tiếp điểm của mỗi rơle có 1 diode nắn lấy nửa chu kì. Rơle được điều khiển nhờ hai mạch so sánh dùng 4558D rất thông dụng (Xem sơ đồ). Khi mới cấp nguồn (hoặc bấm ON) thì cả 2 rơle đóng, mâm nhiệt phát huy hết công suất của nó. Khi cơm bắt đầu sôi, điện trở nhiệt TH1 (cảm biến nhiệt ở đáy nồi) giảm dần trị số nên áp trên 2 đầu vào âm (chân 2 và 6) tăng dần. Khi vượt qua giá trị của đầu vào dương (chân 3 cỡ 4,6V) thì mạch lật trạng thái làm rơle 1 ngắt. Lúc này mâm nhiệt chỉ còn đạt 50% công suất, kéo dài thời gian cơm sôi ở mức "nhỏ lửa". Khi cơm đã cạn, điện trở nhiệt giảm mạnh trị số làm áp chân 6 vượt quá áp chân 5, rơle 2 ngắt hoàn thành quá trình đun. Điều chỉnh biến trở 1K để được thời điểm ngắt rơle 2 hợp lí, cơm ngon.
                      Trên sơ đồ có 2 mạch vẽ thêm (nét đứt): Điện trở 2K2 để chỉnh cho rơle 1 ngắt đúng lúc cơm bắt đầu sôi, trở 100 và tụ 47u nếu mắc vào thì mạch không tự bật ON (Cook). Nếu không mắc và bỏ nút ON/OFF đi ta sẽ có một nồi tự động hoàn toàn, chỉ việc cắm điện là xong !
                      Việc cuối cùng là 2 may-so phụ ở vung và quanh nồi đem đấu song song nhau, dùng 1 diode nắn nửa chu kì rồi cho nó chạy suốt để lúc nào cơm cũng được giữ nóng (nhưng để lâu quá thì khô cơm).
                      Mình đang cải tiến để có nhiều chế độ đun hơn, đun kiểu đóng/ngắt như nguyên bản để cơm chín dền hơn ... Hy vọng nhà nhà có cơm ngon để khỏi đi "ăn phở", lỡ vợ nó bắt gặp thì ...!
                      Attached Files
                      Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                      Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                      Comment


                      • #26
                        bác nào có tài liệu về sửa chữa nồi cơm điện thì up cho e với

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
                          Chủ đề này "sâu" quá, xin phép bác phanta cho tôi "kéo" nó lên cái vì bây giờ có khá nhiều nồi cơm điện tử rồi !
                          Nồi của bác thì đã sửa được rồi, tôi có mấy cái nồi "tồn kho" lâu ngày vì không có linh kiện (IC) thay thế. Mấy hôm rỗi việc lôi ra vệ sinh rồi dùng dao cho mấy nhát, sạch cái đám linh kiện ở một góc vỉ mạch. Tận dụng phần nguồn, đèn báo và mấy cái nút nhấn của nó để "độ" cho nó cái mạch điều khiển mới. Tôi đun thử thấy cũng ổn nên đưa lên để cả nhà cùng tham khảo, lỡ gặp pan nào chuối quá cố hết sức mà không cứu được thì đành sửa bằng dao vậy.
                          Mạch gồm 2 rơle đóng/cắt hai nửa chu kì của nguồn cấp cho mâm nhiệt, trước tiếp điểm của mỗi rơle có 1 diode nắn lấy nửa chu kì. Rơle được điều khiển nhờ hai mạch so sánh dùng 4558D rất thông dụng (Xem sơ đồ). Khi mới cấp nguồn (hoặc bấm ON) thì cả 2 rơle đóng, mâm nhiệt phát huy hết công suất của nó. Khi cơm bắt đầu sôi, điện trở nhiệt TH1 (cảm biến nhiệt ở đáy nồi) giảm dần trị số nên áp trên 2 đầu vào âm (chân 2 và 6) tăng dần. Khi vượt qua giá trị của đầu vào dương (chân 3 cỡ 4,6V) thì mạch lật trạng thái làm rơle 1 ngắt. Lúc này mâm nhiệt chỉ còn đạt 50% công suất, kéo dài thời gian cơm sôi ở mức "nhỏ lửa". Khi cơm đã cạn, điện trở nhiệt giảm mạnh trị số làm áp chân 6 vượt quá áp chân 5, rơle 2 ngắt hoàn thành quá trình đun. Điều chỉnh biến trở 1K để được thời điểm ngắt rơle 2 hợp lí, cơm ngon.
                          Trên sơ đồ có 2 mạch vẽ thêm (nét đứt): Điện trở 2K2 để chỉnh cho rơle 1 ngắt đúng lúc cơm bắt đầu sôi, trở 100 và tụ 47u nếu mắc vào thì mạch không tự bật ON (Cook). Nếu không mắc và bỏ nút ON/OFF đi ta sẽ có một nồi tự động hoàn toàn, chỉ việc cắm điện là xong !
                          Việc cuối cùng là 2 may-so phụ ở vung và quanh nồi đem đấu song song nhau, dùng 1 diode nắn nửa chu kì rồi cho nó chạy suốt để lúc nào cơm cũng được giữ nóng (nhưng để lâu quá thì khô cơm).
                          Mình đang cải tiến để có nhiều chế độ đun hơn, đun kiểu đóng/ngắt như nguyên bản để cơm chín dền hơn ... Hy vọng nhà nhà có cơm ngon để khỏi đi "ăn phở", lỡ vợ nó bắt gặp thì ...!
                          cảm on bác hoangtam741
                          sơ đồ của bác rất hay em lắp thử rồi báo cáo bác nhé.
                          https://inthienthuy.com/in-to-roi-gia-re-tai-ha-noi-id9.html

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
                            Chủ đề này "sâu" quá, xin phép bác phanta cho tôi "kéo" nó lên cái vì bây giờ có khá nhiều nồi cơm điện tử rồi !
                            Nồi của bác thì đã sửa được rồi, tôi có mấy cái nồi "tồn kho" lâu ngày vì không có linh kiện (IC) thay thế. Mấy hôm rỗi việc lôi ra vệ sinh rồi dùng dao cho mấy nhát, sạch cái đám linh kiện ở một góc vỉ mạch. Tận dụng phần nguồn, đèn báo và mấy cái nút nhấn của nó để "độ" cho nó cái mạch điều khiển mới. Tôi đun thử thấy cũng ổn nên đưa lên để cả nhà cùng tham khảo, lỡ gặp pan nào chuối quá cố hết sức mà không cứu được thì đành sửa bằng dao vậy.
                            Mạch gồm 2 rơle đóng/cắt hai nửa chu kì của nguồn cấp cho mâm nhiệt, trước tiếp điểm của mỗi rơle có 1 diode nắn lấy nửa chu kì. Rơle được điều khiển nhờ hai mạch so sánh dùng 4558D rất thông dụng (Xem sơ đồ). Khi mới cấp nguồn (hoặc bấm ON) thì cả 2 rơle đóng, mâm nhiệt phát huy hết công suất của nó. Khi cơm bắt đầu sôi, điện trở nhiệt TH1 (cảm biến nhiệt ở đáy nồi) giảm dần trị số nên áp trên 2 đầu vào âm (chân 2 và 6) tăng dần. Khi vượt qua giá trị của đầu vào dương (chân 3 cỡ 4,6V) thì mạch lật trạng thái làm rơle 1 ngắt. Lúc này mâm nhiệt chỉ còn đạt 50% công suất, kéo dài thời gian cơm sôi ở mức "nhỏ lửa". Khi cơm đã cạn, điện trở nhiệt giảm mạnh trị số làm áp chân 6 vượt quá áp chân 5, rơle 2 ngắt hoàn thành quá trình đun. Điều chỉnh biến trở 1K để được thời điểm ngắt rơle 2 hợp lí, cơm ngon.
                            Trên sơ đồ có 2 mạch vẽ thêm (nét đứt): Điện trở 2K2 để chỉnh cho rơle 1 ngắt đúng lúc cơm bắt đầu sôi, trở 100 và tụ 47u nếu mắc vào thì mạch không tự bật ON (Cook). Nếu không mắc và bỏ nút ON/OFF đi ta sẽ có một nồi tự động hoàn toàn, chỉ việc cắm điện là xong !
                            Việc cuối cùng là 2 may-so phụ ở vung và quanh nồi đem đấu song song nhau, dùng 1 diode nắn nửa chu kì rồi cho nó chạy suốt để lúc nào cơm cũng được giữ nóng (nhưng để lâu quá thì khô cơm).
                            Mình đang cải tiến để có nhiều chế độ đun hơn, đun kiểu đóng/ngắt như nguyên bản để cơm chín dền hơn ... Hy vọng nhà nhà có cơm ngon để khỏi đi "ăn phở", lỡ vợ nó bắt gặp thì ...!
                            mạch của thầy rất hay, cái nồi nhà bác em chạy đến giờ là gần 7 năm rồi mà mỗi lần lên bác chơi em vẫn được khen vì cái nồi cơm cơ huyền thoại được em lắp mạch này
                            Mạnh Hùng - ĐT: 0983313518
                            Sửa lỗi, Chuyển nguồn đồ Nội địa Nhật 100V sang chạy 220V

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi ga.kt Xem bài viết
                              mạch của thầy rất hay, cái nồi nhà bác em chạy đến giờ là gần 7 năm rồi mà mỗi lần lên bác chơi em vẫn được khen vì cái nồi cơm cơ huyền thoại được em lắp mạch này
                              05-04-11 01:00 hôm nay 9/14 sao lại là 7 năm nhỉ, chả lẽ bác Tâm áp dụng cái đó những 7 năm rồi, ngày đó đâu có nồi điện tử đâu nhỉ
                              Đời bể khổ :

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi delete Xem bài viết
                                05-04-11 01:00 hôm nay 9/14 sao lại là 7 năm nhỉ, chả lẽ bác Tâm áp dụng cái đó những 7 năm rồi, ngày đó đâu có nồi điện tử đâu nhỉ
                                em học lớp 8 đã làm cái mạch này
                                giờ em là sinh viên năm 3
                                em bấm đốt tay thì được 7 đốt
                                Mạnh Hùng - ĐT: 0983313518
                                Sửa lỗi, Chuyển nguồn đồ Nội địa Nhật 100V sang chạy 220V

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phanta Tìm hiểu thêm về phanta

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X