Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sáng tạo : cảm biến mức chất lỏng

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sáng tạo : cảm biến mức chất lỏng

    Theo nhu cầu chế tạo sensor cảm biến mức rẻ tiền, độ tin cậy cao từ vật liệu thông dụng dễ kiếm, xin được post bài hướng dẫn dưới đây.

    1/ Ứng dụng:
    trong môi trường lỏng (hóa chất, nước...)
    Nếu chế tạo kỹ lưỡng có thể dùng trong gia dụng và cả công nghiệp.

    2/ Ưu điểm:
    Chịu được môi trường hóa chất, ăn mòn... nếu chọn vật liệu phù hợp
    Linh kiện rẻ tiền, bán đầy ngoài chợ.

    Ngõ ra open, phù hợp với mọi loại điện áp thông dụng.

    Ngõ ra từ 1 bit.... đến n bit tùy theo ý muốn lắp.

    3/ Nguyên tắc:
    Vô cùng đơn giản: công tắc từ trường.

    4/ Chế tạo:

    *Linh kiện chính:
    công tắc từ loại bóng thủy tinh
    ống (PVC hoặc Inox...)
    Keo: silicon, epoxy...
    Phao: Quả cầu Inox hoặc quả bóng nhựa...
    Nam châm: loại gỡ từ đít loa, đường kính trong lớn hơn ống trượt một chút.
    Dây điện.....

    *Chế tạo:

    Ống inox, PVC hàn bít 1 đầu (nếu là ống PVC thì dùng keo và các phụ kiện bít đầu, nối ... của ống nước

    Phao: Quả cầu khoan 1 lỗ xuyên qua ở giữa, xỏ 1 đoạn ống xuyên qua quả cầu làm ống trượt, hàn kín không cho nước vào.

    Nam châm: Bọc kín trong vỏ inox hoặc keo phù hợp với môi trường

    Công tắc từ: bao nhiêu bóng tùy bạn, hàn 1 đầu chung, các đầu còn lại hàn dây dẫn ra ngoài như hình

    Gắn chặt nam châm vào phao như hìng, xỏ vào ống.

    Đầu dưới và trên của ống gắn 2 chốt chặn, nếu là inox thì hàn hoặc ghép ren, PVC thì dùng đoạn nối măng xông gắn vào là được.

    Lắp ráp lại như hình, bạn có 1 cảm biến mức tuyệt vời rồi đấy!

    Dưới đây là hình cảm biến không phải lựu đạn:



    Chúc thành công
    Attached Files

  • #2
    Cái này hồi trước mình cũng đã làm rồi nhưng lúc đó làm có 2 bit thôi. Thấy rất là hay!

    Comment


    • #3
      Em ý kiến tý, cái này là 8 mức thôi, nói là 8bit nghe cứ như 256 mức ấy hoành tráng quá.


      ==============================

      Không sao, cứ phát biểu cho hành tráng để chờ các sáng tạo mới ý mà.

      Tác dụng tâm lý khéo mà hay ... Hihi


      Lan Hương
      ●█═██▄▄▄▄▄▄▄▄▄
      ▄▅██████▅▄▃▂
      ████████████████
      ◥⊙▲⊙▲⊙▲⊙▲⊙▲⊙▲◤

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi luulinh Xem bài viết
        Em ý kiến tý, cái này là 8 mức thôi, nói là 8bit nghe cứ như 256 mức ấy hoành tráng quá.


        ==============================

        Không sao, cứ phát biểu cho hành tráng để chờ các sáng tạo mới ý mà.

        Tác dụng tâm lý khéo mà hay ... Hihi


        Lan Hương
        Cái này đúng ra nó là 1024 bit đấy, một linear encoder độ phân giải to.
        Nhưng mới làm có 8 bit đã thấy mệt rồi, không biết 1024 thì bao giờ mới xong nữa.

        Ghép thêm mạch đầu ra là có hiển thị mức digital bằng led 7seg!

        Ý tưởng của cái này là từ cái thước magnet scale trên máy phay mà bac Ansancity chụp hình up lên và cái xy- lanh khí nén, cái phao đóng mở bom nước trong bể.

        Comment


        • #5
          Cái này đúng ra nó là 1024 bit đấy
          => chắc để đo " biển " bác nhỉ.

          Nhưng mới làm có 8 bit đã thấy mệt rồi, không biết 1024 thì bao giờ mới xong nữa.
          , bác mang bom ra dặt cho lẹ,

          Comment


          • #6
            Cảm biến mức chất lỏng rất cần trong sản xuất và đời sống, mà cũng không phải dễ tìm, dễ làm. Phát triển rộng ra thì không chỉ cảm biến cho mức chất lỏng mà còn là định vị khoảng cách từ mặt phản hổi đến thiết bị đo - ghi nhận.

            Bác Giám đôc CTy khoan giếng TMT than thở : cứ mỗi khi có điện thoại từ các chủ giếng khoan thì lại ... rầu. Vì thường đó là các giếng bị khối kết tủa (calci, magne, v.v...) làm tắc, phải mang "dàn" đến để "thông" giếng.

            Mà giếng 250m thì phải mang dàn 250m (2 xe ô tô + 16 công nhân).

            Nhưng có khi đến, bày binh bố trận cả buổi, cho lưỡi khoan xuống thì đụng khối kết tủa ở 60 m hay 70 m. Nếu có cách nào biết trước "khối u" thì chỉ cần mang "dàn" 100m (1 ô tô + 7 công nhân) thì "sở hụi" (tổng chi phí) bảo hành chỉ còn dưới 1/3.

            Vì vậy mà Lan Hương "nảy ra" ý dùng siêu âm định vị không chỉ mặt chất lỏng mà còn các đối tượng cơ học hay thuỷ tĩnh khác.

            (còn tiếp)

            Lan Hương.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
              Cái này đúng ra nó là 1024 bit đấy, một linear encoder độ phân giải to.
              Nhưng mới làm có 8 bit đã thấy mệt rồi, không biết 1024 thì bao giờ mới xong nữa.

              Ghép thêm mạch đầu ra là có hiển thị mức digital bằng led 7seg!

              Ý tưởng của cái này là từ cái thước magnet scale trên máy phay mà bac Ansancity chụp hình up lên và cái xy- lanh khí nén, cái phao đóng mở bom nước trong bể.
              Trong trường hợp cục nam châm lơ lửng giữa 2 công tắc và nam châm không đủ mạnh để tác động thì đầu báo sao nhỉ? Lại phải lắp mạch nhớ à?

              PT.
              Núi cao bởi có đất bồi
              Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
              Muôn dòng sông đổ biển sâu
              Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                Trong trường hợp cục nam châm lơ lửng giữa 2 công tắc và nam châm không đủ mạnh để tác động thì đầu báo sao nhỉ? Lại phải lắp mạch nhớ à?

                PT.
                Dư sức bác ạ.

                Công tắc từ kích thước chỉ khoảng d3 x L20 (mm).

                Bác có thể bố trí xen kẽ.

                Còn nếu bác vẫn muốn lơ lửng thì dùng 1 cái relay, nối tiếp điểm duy trì (cắt duy trì như thế nào thì còn tùy thực tế)

                Comment


                • #9
                  Các bạn thử vào trang web này xem: www.mtssensors.com

                  Comment


                  • #10
                    Cái mạch ban đầu là 8 mức (3bits) chứ lấy đâu ra 8bits vậy?

                    Làm theo kiểu công tắc như vậy thì làm vài mức thì ok chứ chia nhỏ ra nữa thì khóc thét.
                    Sao không lấy hai con cảm biến áp suất, một đặt dưới đáy đo áp xuất chất lỏng, một đặt trên mép đo áp suất, suy ra được áp suất chất lỏng. Biết khối lượng riêng sẽ suy ra độ cao.

                    Comment


                    • #11
                      Cái này đúng là đầu ra 8bit. Chẳng hiểu các pác học hành kiểu gì.
                      AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                      Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                      Mob: 0982.083.106

                      Comment


                      • #12
                        Máy đo ...

                        Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                        Cảm biến mức chất lỏng rất cần trong sản xuất và đời sống, mà cũng không phải dễ tìm, dễ làm. Phát triển rộng ra thì không chỉ cảm biến cho mức chất lỏng mà còn là định vị khoảng cách từ mặt phản hổi đến thiết bị đo - ghi nhận.
                        Nguyên lý mạch đo và định vị khoảng cách đến mặt chất lỏng hay bề mặt vật rắn được trình bày trong hình dưới đây :



                        1/. Khối phát xung siêu âm công suất 2W. Khối này có một loa từ giảo, phát xung định hướng dải hẹp về phía vật cần định vị khoảng cách. Một thành phần của xung biên độ 2V được trích đưa lên bộ so sánh (4).

                        2/. Khối nhận xung phản hồi : Dùng micro điện động màng dày, đáp ứng tần cao.

                        3/. Khối khuếch đại siêu âm : Xung siêu âm được cho qua bộ lọc nhiễu NR (Noise Reduction) và qua BPF (Band Pass Filter) để tách lấy thành phần siêu âm thuần tuý, sau đó khuếch đại định biên lên mức 2V --> đưa vào bộ so sánh.

                        4/. Khối so sánh và thuật toán : Hai chùm siêu âm được so sánh pha để có khoảng cách thời gian thực. Căn cứ trên tốc độ siêu âm là 300m / giây thì tích số thời gian giữa 2 pha đi - về (t) với tốc độ chính là 2 lần khoảng cách (l) từ máy đo đến bề mặt vật thể.

                        l = 150 t

                        Kết quả cuối cùng được đưa vào bộ hiển thị (5).

                        5/. Khối hiển thị : LCD hay 7 Seg hiển thị số đo l nói trên.

                        6/, Khối tuỳ chỉnh tính chất vật đo : Đây là một bộ điều khiển dạng xung phát đi. Xung sin cho chất lỏng và xung vuông hay tam giác cho vật chất rắn.

                        Quá trình của một lần đo --> hiển thị diễn ra dưới 10 giây, và sẽ được set lặp lại tự động (auto) hay theo điều khiển (manual) tuỳ ý. Máy gọn nhẹ --> có thể dùng tĩnh tại hay di động.

                        Thân ái.

                        Lan Hương.
                        Attached Files

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi VNarmy Xem bài viết
                          Cái này đúng là đầu ra 8bit. Chẳng hiểu các pác học hành kiểu gì.
                          Đầu ra là 8 mức, có thể biểu diễn bởi 3 bit. Tín hiệu thu được cần chuyển ra 3 bit để xử lý chứ ai dùng nguyên 8 đường để xử lý cho tốn ra. Chính vì thế nên mới gọi là 3 bit.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi kty Xem bài viết
                            Đầu ra là 8 mức, có thể biểu diễn bởi 3 bit. Tín hiệu thu được cần chuyển ra 3 bit để xử lý chứ ai dùng nguyên 8 đường để xử lý cho tốn ra. Chính vì thế nên mới gọi là 3 bit.
                            Không, cái này là 8 bít đấy bác, không tin em đếm cho mà xem!
                            ●█═██▄▄▄▄▄▄▄▄▄
                            ▄▅██████▅▄▃▂
                            ████████████████
                            ◥⊙▲⊙▲⊙▲⊙▲⊙▲⊙▲◤

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi luulinh Xem bài viết
                              Không, cái này là 8 bít đấy bác, không tin em đếm cho mà xem!


                              8 bit khộng có nghĩa là 2^3.

                              8 bit ở đây là 8 mẩu (mảnh) nhỏ, không tổ hợp được!

                              Các bác chưa đọc đến phần 8 bit exclusive à?
                              (sách kỹ thuật nổ viết rất rõ đấy!)

                              Last edited by mrgiang99; 07-11-2008, 23:21.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              mrgiang99 Biến cái không thể thành cái bất thể Tìm hiểu thêm về mrgiang99

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X