Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bể hàn nhúng và cách sử dụng?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi ngocanh77 Xem bài viết
    Em cảm ơn bác nhiều lắm ạ, bác cho em thêm một tý, là nếu ngâm rồi (tráng thiếc lên rồi) thì để sau vài ngày, hoặc vài tháng, mạch của mình còn hàn tốt không ạ? ( Ý em là cái mạch ấy ạ)
    1 khi bạn đã ngâm "thuốc" đó rồi là lớp tin không bao giờ bị oxy hóa.
    Mãi đi tìm vàng.

    Comment


    • #32
      Khi bạn hàn linh kiện vào mạch, ví dụ con IC 14 chân, chui qua 14 lỗ trên mạch, bạn hàn thì thiếc ăn 14 chân IC vào mạch.
      Nếu bạn không đặt con IC vào mạch thì 14 cái lỗ đó có cái bị bịt bởi thiếc, có cái không.
      Bây giờ bạn dùng "1 con IC" có 14 cái chân tre hay thép không rỉ thì sau khi bạn nhúng, bạn sẽ dễ dàng nhấc "con IC" có 14 cái chân đó ra, lắp "con IC" đó vào mạch khác để tiếp tục nhúng...
      Với cả mạch lớn thì thay vì "con IC" có 14 chân, bạn làm 1 "con IC" có rất nhiều chân...
      Các chân của "con IC" này được bố trí dựa vào vị trí, kích thước lỗ trên bản mạch in.
      Nguyên văn bởi ngocanh77 Xem bài viết
      bác có cái hình nào không cho em xin một cái ạ!
      Chịu khó hình dung, tôi không có hình vì tôi thôi làm ở đó lâu lắm rồi.
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi KVLV Xem bài viết
        1 khi bạn đã ngâm "thuốc" đó rồi là lớp tin không bao giờ bị oxy hóa.
        Em biết là ko oxy hóa rồi, trước em có dùng một loại nhưng chỉ 2 - 3 ngày là không hàn được nữa (Khó hàn -rất khó hàn). Nên em mới hỏi bác như vậy.
        Trang bác chỉ đến, em cũng có cái máy ép 101 như trên đó, dùng để ép film. Bác cho em hỏi em có thể nhờ bác mua giúp em film phủ xanh solder mask gửi về Việt Nam mình được ko? Em kiếm cái này lâu rồi, nhưng cũng đang rất đắt. (Khoảng 210K/A4). Em ko làm kinh tế về món này, em thích là thế giới họ đã chế tạo được cái gì, mình muốn áp dụng nó để biết là chính thôi ạ (Trong đk cho phép)


        email:

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
          Khi bạn hàn linh kiện vào mạch, ví dụ con IC 14 chân, chui qua 14 lỗ trên mạch, bạn hàn thì thiếc ăn 14 chân IC vào mạch.
          Nếu bạn không đặt con IC vào mạch thì 14 cái lỗ đó có cái bị bịt bởi thiếc, có cái không.
          Bây giờ bạn dùng "1 con IC" có 14 cái chân tre hay thép không rỉ thì sau khi bạn nhúng, bạn sẽ dễ dàng nhấc "con IC" có 14 cái chân đó ra, lắp "con IC" đó vào mạch khác để tiếp tục nhúng...
          Với cả mạch lớn thì thay vì "con IC" có 14 chân, bạn làm 1 "con IC" có rất nhiều chân...
          Các chân của "con IC" này được bố trí dựa vào vị trí, kích thước lỗ trên bản mạch in.

          Chịu khó hình dung, tôi không có hình vì tôi thôi làm ở đó lâu lắm rồi.
          Em hiểu rồi ạ!, chúc bác một ngày tốt lành, không, cả đời tốt lành


          email:

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
            Chịu khó hình dung, tôi không có hình vì tôi thôi làm ở đó lâu lắm rồi.
            Phương pháp này chỉ áp dụng cho mạch sản xuất hàng loạt, khoan lỗ theo tọa độ.
            Nếu bạn làm mạch khoan lỗ thủ công thì... nhúng trước, khoan sau.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              Phương pháp này chỉ áp dụng cho mạch sản xuất hàng loạt, khoan lỗ theo tọa độ.
              Nếu bạn làm mạch khoan lỗ thủ công thì... nhúng trước, khoan sau.
              Em toàn dùng CNC để khoan lỗ, và khoan trước rồi mới phủ film cảm quang để ăn mòn. vừa chính xác lại vừa đẹp. Em sợ nhúng rồi khoan nó gãy mũi bác ạ. Mà em cũng thương con CNC của em lắm, chỉ để tộc độ trục Z xuống rất chậm, em chưa thử, nhưng theo bác khoan vào thiếc nó có gãy mũi không nhỉ?. Mũi CNC ấy ạ


              email:

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi KVLV Xem bài viết
                1 khi bạn đã ngâm "thuốc" đó rồi là lớp tin không bao giờ bị oxy hóa.
                Em thích cái này : PCB "Fab-In-A-Box" ... The 8min circuit board system
                (PRICE: Single-Sided: $24.95 • Double-Sided: $26.95)

                Em chỉ nhìn hình, tiếng anh của em toàn "thuê" google dịch. Bác có thể nói sơ sơ được ko ạ? Và bác có mua giúp được ko ạ?


                email:

                Comment


                • #38
                  Độ cứng của đồng lớn hơn của thiếc nhiều. Khoan được đồng và cả bảng bakelite, bảng mạch sợi thủy tinh... mà lại không khoạn được thiếc thì vô lý !.
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                    Độ cứng của đồng lớn hơn của thiếc nhiều. Khoan được đồng và cả bảng bakelite, bảng mạch sợi thủy tinh... mà lại không khoạn được thiếc thì vô lý !.
                    Vâng để tối nay về em thử. Ntn em sẽ " báo cáo " với bác cả anh em trên diễn đàn.
                    Cảm ơn bác nhiều!


                    email:

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi ngocanh77 Xem bài viết
                      Em thích cái này : PCB "Fab-In-A-Box" ... The 8min circuit board system
                      (PRICE: Single-Sided: $24.95 • Double-Sided: $26.95)

                      Em chỉ nhìn hình, tiếng anh của em toàn "thuê" google dịch. Bác có thể nói sơ sơ được ko ạ? Và bác có mua giúp được ko ạ?
                      bạn có thể ở VN đặt hàng ai đó mua đồ từ digikey. tìm trên trang digikey nó có bán đấy. http://www.digikey.ca/product-search...59380?k=pulsar
                      fab in a box là những thứ bạn cần làm 1 board từ khâu in tới hoàn thành dùng toner của máy in laser.


                      1.print: in bằng máy in laser
                      2. fuse: dùng máy ép plastic
                      3. water bath: bỏ vào nước cho lớp giấy trốc ra, toner bám vào board.
                      4. seal: 1 loại giấy giống như decal (ở VN). sau khi bo có mạch đã ép bằng toner, ép thêm lớp này nữa thì khi "rửa" mạch chỗ có đồng nhiều không bị "rỗ".
                      5. etch: dùng FeCl để "rửa"
                      6. silkscreen: là sau khi đã khoan, tin, in top/bottom overlay lên trên board để biết chỗ gắn linh kiện (black của toner).
                      7. white trf: giống như ở "4. seal" ở trên thay vì màu xanh lá, ở đây là màu trắng.

                      không nhất thiết phải áp dụng hết các bước trên.

                      à tôi có thể mua nhưng phiền phức lắm nên tôi khuyên bạn nhờ ai ở VN đặt hàng từ digikey thì tốt hơn.
                      Last edited by KVLV; 16-04-2013, 13:25.
                      Mãi đi tìm vàng.

                      Comment


                      • #41
                        Viết tiếp về bể hàn nhúng chảo gang

                        Hôm qua đang viết dở thì "xếp" kêu, bây giờ tôi lại tiếp tục.
                        Hôm qua ta đã xong cái bể hàn rồi. Bộ điều khiển nhiệt độ thô thiển kiểu đóng cắt. Can nhiệt nhúng thẳng vào thiếc (các bạn làm thử, nếu không được thì ta thảo luận sau. Độ trễ nhiệt có thể đến +30/-20 độ. Nhưng không sao, hồi 1990 tôi còn thấy mấy anh ở (ở đâu, tôi không nói, vì bây giờ khác rồi) đóng cắt bằng tay mà vẫn hàn ào ào.
                        Board mạch đã được cắm đủ linh kiện rồi, thiếc đã nóng chảy rồi. Nào, hàn thôi.
                        Làm sao để nhúng board mạch vào thiếc nóng chảy được? Phải có cái kẹp. Kẹp dài thì không bị nóng tay, nhưng giữ board không chắc. Kẹp ngắn thì lại nóng tay. Mua một cái kẹp dài tầm 35cm là vừa. Kẹp bằng inox, giống như cái kẹp gắp đá trong quán nhậu. Kẹp Mỹ hẳn hoi nhé. Muốn làm một cái kẹp 4 chân nhưng thấy không cần vì 2 chân như thế này đã đủ chắc chắn rồi (phải gia công cái đầu kẹp lại một tí nhé).
                        Kẹp vào board mạch không có linh kiện, thử lắc qua lắc về, không rơi, không tụt, không xộc xệch. Tạm được.
                        Kẹp một board có linh kiện, lắc qua, lắc về, không rơi, không tụt xuống, không xộc xệch. Thế mới có thể hàn nhúng được.
                        Gắp một board, nhúng vào chảo thiếc. Cứ sợ thiếc nó tràn lên board hoặc board bị chìm, nhưng không, thiếc nóng chảy có tỷ trọng lớn đang đẩy bo mạch nổi lên. Nó còn đẩy cả linh kiện lên nữa kìa. Chắc linh kiện bị "bỏng" nên trồi lên chạy trốn . Nhấc board lên xem: Thiếc chỉ dính lỗ chỗ, không đều, không bóng đẹp.
                        Sao nhỉ??? À , không có flux. Cái thùng nước sánh sánh tôi cất trong góc kia.
                        Đổ ra khay nửa lít flux. Nhúng board vào flux. Nghiêng đi một chút cho flux chảy bớt xuống khay. Nghe đâu giá flux cao lắm, mà một lô hàng 1000 cái TV chỉ có hơn chục lít, phải tiết kiệm !
                        Bây giờ nhìn vào chảo thiếc thì bề mặt thiếc đã có một lớp váng xỉ. Đó là ô-xít thiếc SnO2. Lại phải có một dụng cụ nữa để gạt sạch lớp xỉ thiếc vào góc. Kiếm một mảnh gỗ mỏng hay cái board hỏng là OK!
                        Gạt hết xỉ thiếc, bề mặt thiếc sáng bóng lộ ra. Nhúng board mạch vào ở phía bên trái, tiếng flux sôi xèo xèo, khói bốc lên, linh kiện không bị "bỏng" nữa; ta "lướt sóng" board trên bề mặt thiếc sang bên phải, rồi nhấc lên.
                        Xem nào: Ôi, mạch đã được hàn đều như mạch hàn trên máy thật (!). Tất nhiên, tự sướng thôi , còn kém xa , nhưng nhanh hơn hàn tay cả mấy chục lần các bạn ạ. Sướng quá, sướng quá .
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • #42
                          Cái flux em nhớ hình như mua khoảng 190k/lit thì phải. Lúc mua cũng chẳng tính toán gì, nên không nhớ rõ, nhưng phải có nó thì mới hàn được bằng chảo bác ợ!


                          email:

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                            Hôm qua đang viết dở thì "xếp" kêu, bây giờ tôi lại tiếp tục.
                            Hôm qua ta đã xong cái bể hàn rồi. Bộ điều khiển nhiệt độ thô thiển kiểu đóng cắt. Can nhiệt nhúng thẳng vào thiếc (các bạn làm thử, nếu không được thì ta thảo luận sau. Độ trễ nhiệt có thể đến +30/-20 độ. Nhưng không sao, hồi 1990 tôi còn thấy mấy anh ở (ở đâu, tôi không nói, vì bây giờ khác rồi) đóng cắt bằng tay mà vẫn hàn ào ào.
                            Board mạch đã được cắm đủ linh kiện rồi, thiếc đã nóng chảy rồi. Nào, hàn thôi.
                            Làm sao để nhúng board mạch vào thiếc nóng chảy được? Phải có cái kẹp. Kẹp dài thì không bị nóng tay, nhưng giữ board không chắc. Kẹp ngắn thì lại nóng tay. Mua một cái kẹp dài tầm 35cm là vừa. Kẹp bằng inox, giống như cái kẹp gắp đá trong quán nhậu. Kẹp Mỹ hẳn hoi nhé. Muốn làm một cái kẹp 4 chân nhưng thấy không cần vì 2 chân như thế này đã đủ chắc chắn rồi (phải gia công cái đầu kẹp lại một tí nhé).
                            Kẹp vào board mạch không có linh kiện, thử lắc qua lắc về, không rơi, không tụt, không xộc xệch. Tạm được.
                            Kẹp một board có linh kiện, lắc qua, lắc về, không rơi, không tụt xuống, không xộc xệch. Thế mới có thể hàn nhúng được.
                            Gắp một board, nhúng vào chảo thiếc. Cứ sợ thiếc nó tràn lên board hoặc board bị chìm, nhưng không, thiếc nóng chảy có tỷ trọng lớn đang đẩy bo mạch nổi lên. Nó còn đẩy cả linh kiện lên nữa kìa. Chắc linh kiện bị "bỏng" nên trồi lên chạy trốn . Nhấc board lên xem: Thiếc chỉ dính lỗ chỗ, không đều, không bóng đẹp.
                            Sao nhỉ??? À , không có flux. Cái thùng nước sánh sánh tôi cất trong góc kia.
                            Đổ ra khay nửa lít flux. Nhúng board vào flux. Nghiêng đi một chút cho flux chảy bớt xuống khay. Nghe đâu giá flux cao lắm, mà một lô hàng 1000 cái TV chỉ có hơn chục lít, phải tiết kiệm !
                            Bây giờ nhìn vào chảo thiếc thì bề mặt thiếc đã có một lớp váng xỉ. Đó là ô-xít thiếc SnO2. Lại phải có một dụng cụ nữa để gạt sạch lớp xỉ thiếc vào góc. Kiếm một mảnh gỗ mỏng hay cái board hỏng là OK!
                            Gạt hết xỉ thiếc, bề mặt thiếc sáng bóng lộ ra. Nhúng board mạch vào ở phía bên trái, tiếng flux sôi xèo xèo, khói bốc lên, linh kiện không bị "bỏng" nữa; ta "lướt sóng" board trên bề mặt thiếc sang bên phải, rồi nhấc lên.
                            Xem nào: Ôi, mạch đã được hàn đều như mạch hàn trên máy thật (!). Tất nhiên, tự sướng thôi , còn kém xa , nhưng nhanh hơn hàn tay cả mấy chục lần các bạn ạ. Sướng quá, sướng quá .
                            Em đã về khoan thử rồi bác ạ, khoan qua thiếc cũng đẹp, em chỉ khoan thử bằng tay thôi, chưa đưa lên CNC. Nhưng em vẫn muốn kkhoan trước. Bác xem còn cách nào đơn giản hơn không cho em biết với
                            Đây em có những thứ này đây , có gì bác tư vấn cho em ạ.

                            " Chảo " thiếc :

                            Click image for larger version

Name:	IMG_3437.jpg
Views:	1
Size:	86.5 KB
ID:	1377017

                            Thiếc :

                            Click image for larger version

Name:	IMG_3441.jpg
Views:	2
Size:	125.1 KB
ID:	1377018

                            Nhựa thông :

                            Click image for larger version

Name:	IMG_3440.jpg
Views:	1
Size:	86.4 KB
ID:	1377019

                            Và cuối cùng là cái mạch, chưa được như ý :

                            BOTTOM :

                            Click image for larger version

Name:	IMG_3444.jpg
Views:	1
Size:	52.8 KB
ID:	1377020

                            TOP :

                            Click image for larger version

Name:	IMG_3445.jpg
Views:	1
Size:	62.2 KB
ID:	1377021

                            Nhờ bác tư vấn giúp em

                            À, em phải nói thêm, đây không phải khoe hàng, hay quảng cáo, như mấy bác hiểu lầm. mà em cũng chẳng có đâu mà quảng cáo, một số vật liệu KHÔNG THỂ MUA ÍT thì chia sẻ với anh em thôi! Bán hàng mà như em thì chắc không còn cái quần mà mặc! Mong các bác hiểu cho!
                            Last edited by ngocanh77; 16-04-2013, 20:07.


                            email:

                            Comment


                            • #44
                              - Trên diễn đàn này, tôi đã phổ biến cách chế flux của tôi: Dùng cồn công nghiệp pha nhựa thông, xong. Đại hạ giá: chỉ khoảng 50 ngàn đồng/lít. Muốn "hiện đại" hơn, ra vẻ "hóa chất" thứ thiệt thì thêm chút ZnCl2 (Chlorua Kẽm), khoảng 5-10g/lít. Mua 1 kg ZnCl2 công nghiệp thì có mà hàn mấy năm không hêt, mặt thiếc có bóng bẩy hơn chút, ăn thiếc hàn tốt hơn.
                              - Cái kẹp "gắp đá" của bạn phù hợp với hàn board trơn, nếu có linh kiện, mà đặc biệt như TV có cục FBT nặng ịch thì dễ bị tụt lắm.
                              - Thiếc hàn Asahi là tốt rồi, cầu trời không mua phải hàng fake.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                                Hôm qua đang viết dở thì "xếp" kêu, bây giờ tôi lại tiếp tục.
                                Hôm qua ta đã xong cái bể hàn rồi. Bộ điều khiển nhiệt độ thô thiển kiểu đóng cắt. Can nhiệt nhúng thẳng vào thiếc (các bạn làm thử, nếu không được thì ta thảo luận sau. Độ trễ nhiệt có thể đến +30/-20 độ. Nhưng không sao, hồi 1990 tôi còn thấy mấy anh ở (ở đâu, tôi không nói, vì bây giờ khác rồi) đóng cắt bằng tay mà vẫn hàn ào ào.
                                Board mạch đã được cắm đủ linh kiện rồi, thiếc đã nóng chảy rồi. Nào, hàn thôi.
                                Làm sao để nhúng board mạch vào thiếc nóng chảy được? Phải có cái kẹp. Kẹp dài thì không bị nóng tay, nhưng giữ board không chắc. Kẹp ngắn thì lại nóng tay. Mua một cái kẹp dài tầm 35cm là vừa. Kẹp bằng inox, giống như cái kẹp gắp đá trong quán nhậu. Kẹp Mỹ hẳn hoi nhé. Muốn làm một cái kẹp 4 chân nhưng thấy không cần vì 2 chân như thế này đã đủ chắc chắn rồi (phải gia công cái đầu kẹp lại một tí nhé).
                                Kẹp vào board mạch không có linh kiện, thử lắc qua lắc về, không rơi, không tụt, không xộc xệch. Tạm được.
                                Kẹp một board có linh kiện, lắc qua, lắc về, không rơi, không tụt xuống, không xộc xệch. Thế mới có thể hàn nhúng được.
                                Gắp một board, nhúng vào chảo thiếc. Cứ sợ thiếc nó tràn lên board hoặc board bị chìm, nhưng không, thiếc nóng chảy có tỷ trọng lớn đang đẩy bo mạch nổi lên. Nó còn đẩy cả linh kiện lên nữa kìa. Chắc linh kiện bị "bỏng" nên trồi lên chạy trốn . Nhấc board lên xem: Thiếc chỉ dính lỗ chỗ, không đều, không bóng đẹp.
                                Sao nhỉ??? À , không có flux. Cái thùng nước sánh sánh tôi cất trong góc kia.
                                Đổ ra khay nửa lít flux. Nhúng board vào flux. Nghiêng đi một chút cho flux chảy bớt xuống khay. Nghe đâu giá flux cao lắm, mà một lô hàng 1000 cái TV chỉ có hơn chục lít, phải tiết kiệm !
                                Bây giờ nhìn vào chảo thiếc thì bề mặt thiếc đã có một lớp váng xỉ. Đó là ô-xít thiếc SnO2. Lại phải có một dụng cụ nữa để gạt sạch lớp xỉ thiếc vào góc. Kiếm một mảnh gỗ mỏng hay cái board hỏng là OK!
                                Gạt hết xỉ thiếc, bề mặt thiếc sáng bóng lộ ra. Nhúng board mạch vào ở phía bên trái, tiếng flux sôi xèo xèo, khói bốc lên, linh kiện không bị "bỏng" nữa; ta "lướt sóng" board trên bề mặt thiếc sang bên phải, rồi nhấc lên.
                                Xem nào: Ôi, mạch đã được hàn đều như mạch hàn trên máy thật (!). Tất nhiên, tự sướng thôi , còn kém xa , nhưng nhanh hơn hàn tay cả mấy chục lần các bạn ạ. Sướng quá, sướng quá .
                                Ngon .
                                Copy ghi vào sổ tay ghi nhớ của mình thôi
                                Ghi lại bằng tay 1 lần cho nhớ và cho hiểu từng từ Cảm ơn bác
                                Ak quên , bác làm ơn cho em hỏi cách pha fluxx với được ko , em tìm lại bài bác viết là :
                                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                                Tất nhiên flux thứ thiệt thì phải mua, còn không mua thì tự chế:
                                - Nhựa thông trắng 24%
                                - Cồn 90 độ
                                - ZnCl2 (Clorua kẽm) 1,0%

                                Công thức này tôi lấy từ sách của Nga, trong đó có vài công thức nữa nhưng cái này là dễ làm nhất và đã được sử dụng tốt.
                                Nhựa thông ngâm vào cồn sẽ tự tan ra, thành một dung dịch dạng keo. Độ keo tùy bạn, theo lượng cồn ít hay nhiều. Còn clorua kẽm thì nếu có thì tốt, không có cũng chẳng sao.
                                Clorua kẽm dùng để tăng độ bám thiếc, còn nhựa thông là chất tẩy bề mặt và như danngu nói, nó "làm thiếc chảy nhanh hơn".
                                Nhưng cho em hỏi như này :
                                Em muốn pha 1 lít Flux theo công thức trên vậy thì
                                Nhựa thông 24% tương đương với 240 gam nhựa thông ( em chỉ có nhựa thông màu vàng tươi có được ko )
                                ZnCl2 1% tương đương với 10 gam ZnCl2 ( Chỗ em ZnCl2 chỉ bán theo dạng tinh thể )
                                Cồn 90 độ thì là 1 lít
                                Sau đó trộn tất cả vào với nhau là được 1 lít flux theo công thức em suy nghĩ . Vậy flux em pha như vậy có hàn tốt ko hả bác
                                Mong bác trả lời giúp em với.
                                Last edited by danhquan1992; 16-04-2013, 23:01.
                                Gia Công Mạch In - SDT 098.999.2470

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                a13club Tìm hiểu thêm về a13club

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X