Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điều khiển từ xa hồng ngoại dùng PT2262 + PT2272 đậy.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Điều khiển từ xa hồng ngoại dùng PT2262 + PT2272 đậy.

    Cái này mình thiết kế lâu rồi nhưng hôm nay tình cờ thấy lại nên post lên diễn đàn cho các bạn tham khảo. Mạch hoạt động rất tốt, tầm xa trên dưới 10m.
    Attached Files

  • #2
    Bạn sangthai cho mình hỏi 1 chút, trong mạch phát mấy cái K1 đến K4 là gì thế, theo mình đoán nó là nút bấm nhưng bạn vẽ chả giống nút bấm gì cả. Ngoài ra các chân A0 đến A7 để làm gì mà ko thấy dùng hả bạn
    Thanks

    Comment


    • #3
      K1, K2, K3, K4 chính là nút nhấn. A0 đến A7 là các bit địa chỉ. Các bít này bỏ trống thì được hiểu là mức 0 (Chứ không phải như bạn nói là không dùng). Khi PT2262 phát dữ liệu thì trước hết nó phát 8 bit địa chỉ sau đó là 4 bit dữ liệu (Data1, Data2, Data3, Data4).
      Khi PT2272 thu dữ liệu thì trước hết nó thu 8 bit địa chỉ, nếu 8 bit địa chỉ đúng thì nó thu tiếp 4 bit dữ liệu. Vì vậy để PT2272 giải mã được thì các bit địa chỉ của PT2272 phải mắc giống hệt như bên PT2262.

      Comment


      • #4
        Bạn bảo các chân A0 đến A7 là mức 0 thì phải nối nó xuống mass chứ đằng này bạn vẽ thế là ko nối đi đâu tức là ko sử dụng còn gì

        Comment


        • #5
          Các chân đó có phải nối mass không bạn?
          SỰ HỌC LÀ MÃI MÃI......!!!!

          Comment


          • #6
            Để trống thì được hiểu là mức 0, dùng điện trở 4k7 treo lên nguồn thì được hiểu là mức 1. Do đó khỏi cần nối mass ông bạn ơi !!!

            Comment


            • #7
              anh SangThai oi anh sanh ve hong ngoai nhu vay,the cho em hoi anh mach chong trom bang hong ngoai don gian nao khong post len duoc khong anh. thankyou very much!

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi sangthai Xem bài viết
                Để trống thì được hiểu là mức 0, dùng điện trở 4k7 treo lên nguồn thì được hiểu là mức 1. Do đó khỏi cần nối mass ông bạn ơi !!!
                Trong datasheet ghi rõ đây là 8 input 3 trạng thái, 0,f,1(mặc định không nối là trạng thái f chứ không phải 0), bởi vậy có thể phân biệt được 3^8 = 6561 địa chỉ.

                Email:
                Phone: 0905.034.086

                Comment


                • #9
                  Bạn sang thai ơi nguyên lý hoạt động của bạn là bấm nút 1 bên mạch phát thì led 1 bên mạch thu sáng rồi bấm nút 2 thì led 1 tắt led 2 sáng đúng ko vậy

                  Comment


                  • #10
                    thank bác sangthai nhieu nha. cho em hỏi 2 con IC đó ngoài thị trường có bán không vậy. bác chỉ chỗ cho em mua với.

                    Comment


                    • #11
                      Ở Nhật Tảo có bán 2 IC này. Giá 2 con khoảng 10K.
                      Bên mạch phát có 4 bit data. Bên mạch thu cũng có 4 bit data. Data bên mạch phát phát thế nào thì bên mạch thu thu vô y chang như thế.
                      Ví du:
                      + Bên mạch phát phát dữ liệu là 0001 (Bấm K1) thì led 1 bên mạch thu sẽ sáng, các led khác ko sáng
                      + Hoặc là bên mạch phát phát dữ liệu là 0101( Bấm K1,k3 cùng lúc) thì led 1 và led 3 bên mạch thu sẽ sáng, các led kia tắt sạch.

                      Comment


                      • #12
                        Bạn sangthai ơi cho mình hỏi 1 số vấn đề mong bạn giải thích giúp
                        - Bên mạch phát chân 18 con 2262 ghi là Vcc sao bạn lại nối nó qua tụ xuống mass
                        - Các trở R1 đến R4 giá trị như thế nào và tác dụng của chúng với các con D2 đến D5 là gì
                        Cảm ơn bạn nhiều

                        Comment


                        • #13
                          phần phát làm thế này thì chưa tối ưu . Nếu dùng pin 9V thì nên cấp trực tiếp qua các SW ( phím bấm ) để cấp nguồn ( giống mạch RF ) ... Các IC cmos có thể chịu 9V tốt ( sẽ không phải tốn 7805 ) . Nếu muốn dùng 7805 cho dòng 74xxx hoặc Cmos thì mắc sau các diot . ( cực K ) .

                          Như vậy nguồn điện 9V không bị thất thoát qua 7805 và sẽ tiết kiệm được 1 công tắc power ( bật tắt nguồn )

                          --- 1 ý nhỏ nữa là tại sao không dùng pin 3V hay 4,5V cho phần phát ???... nó đủ sức hoạt động tốt . Dùng kiểu pin này sẽ tiết kiệm được con 7805 và tiết kiệm được năng lượng nữa .
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • #14
                            Đúng vậy vì 7805 khi không có tải thì IC này cũng ăn dòng khoảng 6mA. Như vậy mạch hoạt động chỉ ít ngày là hết pin.Giải pháp dùng công tắc nguồn là hiệu quả,trong datasheet của IC này cũng đã nói đến vấn đề này .

                            Comment


                            • #15
                              Mục đích dùng LM7805 là ổn định tần số 38Khz cho IC CD4093. Nếu mình không dùng LM7805 thì e rằng tần số dao động của IC này sẽ bị trôi mất.
                              f = R x C x Ln [(Vcc – Vc0) / (Vcc – Vct)] (Hz)
                              Tuy nhiên, giải pháp khắc phục có thể làm theo anh Quế Dương.

                              +Giá trị R1, R2, R3, R4 trong mạch là 2k7. D2, D3, D4, D5 là 4148.

                              + IC PT2262 và IC CD4093 khi hoạt động thì tại chân +Vcc sẽ sinh ra các xung nhọn, các xung nhọn này sẽ gây nhiễu lên chính nó hoặc các IC kế cận nó. Do đó, phai gắng tụ 0,01uF ngai tại các chân này để khử các xung nhọn đó.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              sangthai Tìm hiểu thêm về sangthai

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X