Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bác nào phân tích giúp em mạch ổn áp 12V này với!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Đây là sơ đồ khối của 1 mạch điều áp DC cơ bản:


    Trong sơ đồ này bạn có thể thấy điện áp ra được điều phiển bởi bộ phận điều khiển, hay còn gọi là cơ cấu thừa hành. Cơ cấu này sẽ bị điều khiển bởi một khâu trước đó, là khâu khuếch đại.

    Mạch lấy mẫu sẽ đo lường điện áp ra (theo một tỷ lệ nhất định nào đó). Điện áp mẫu này sẽ được đưa về so sánh với một nguồn điện áp chuẩn. Sai số giữa 2 điện áp này sẽ được khuếch đại lên và đưa đi điều khiển khâu thừa hành, sao cho điện áp ra sẽ trở về gần với trị số chỉnh định nhất.

    Sơ đồ của bạn cũng không có` gì khác hơn ngoài nguyên lý trên:


    3 transistor nối Darlington T1, T2, T3 là bộ phận điều khiển chính hoặc khâu thừa hành. Diode Zener và điện trở cấp cho nó xem như một nguồn điện áp chuẩn. Mạch R3, R4, R5 xem như mạch đo lường điện áp (mạch lấy mẫu) Điện áp lấy mẫu sẽ là K Ura với K = (R4+R5)/(R3+R4+R5).

    Transistor T4 có nhiệm vụ so sánh điện áp mẫu (K Ura) với điện áp chuẩn 9V (công thêm với UBE của T4 0,6V). Nếu có sai số thì T4 sẽ khuếch đại lên để điều khiển bộ ba T1, T2, T3.

    Ngoài ra còn Trans T5 làm nhiệm vụ hạn dòng. Nó cũng so sánh tín hiệu dòng điện (điện áp giáng khi có dòng đi qua R6) với một điện áp chuẩn (Ube + Ud1 =khoảng 1,2V). Transistor T5 sẽ so sánh và khuếch đại lên để điều khiển bộ ba T1, T2, T3.

    Đó là nói theo cách nói của dân tự động.

    Còn nói theo tài liệu điện tử cơ bản thì như các bạn nói như thế là chuẩn rồi.

    Comment


    • #17
      các bác có nguyên lí hoạt động của mạch ổn áp trên không. nói qua cho em tí. Thanhks in advance !!!

      Comment


      • #18
        May quá, em cũng sắp phải thực tập xưởng mạch này! Cảm ơn bác.
        Nhưng nói thật em cũng chưa hiểu lém.

        Comment


        • #19
          Mình cũng đang làm một mạch ổn áp cũng tương tự như vậy.
          Như mày cũng thắc mắc ở chỗ ở ngõ ra 12VDC nếu mình mắc một động cơ DC thì nó sẽ hút hết dòng trên cầu phân áp R345. Khi đó cho dù khối Darlington có dẫn mạnh hơn cũng vô ích bởi vì dòng vẫn bị hút hết vào động cơ. Vậy cho mình hỏi cách khác phục.

          Comment


          • #20
            Xin cho mình hỏi thêm một câu là giả sử tại một nút A có dòng vào là 2A và mình chỉ cần có 2 dòng ra lần lượt là 0.5A và 1.2A. Vậy mình có cách nào để hút bớt 0.3A còn lại không.
            Các dòng vào và dòng ra đều thay đổi và điểm áp tại A cũng thế, nhưng dòng vào luôn luôn lớn hơn dòng ra.

            Comment


            • #21
              Mình thấy thay con T4 bằng con opamps LM741 thì chính xác hơn

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi tonghua19 Xem bài viết
                Mình thấy thay con T4 bằng con opamps LM741 thì chính xác hơn
                Bạn nghĩ sao mà nói thay T4 bằng 741 thì chính xác hơn??

                Tôi thấy mạch ổn áp trên là đúng rồi. Nếu dùng 741 thì phải làm thêm nguồn đôi cấp cho nó đấy.
                Phen này ông quyết buôn băng dính,
                Vừa bán vừa hm... hm... cũng đắt hàng.

                Comment


                • #23
                  Con T4 làm nhiệm vụ so sánh chớ

                  Comment


                  • #24
                    Đúng là mạch này đúng rồi. Nhưng mình muốn nói là nếu mình thay con T4 bằng con LM741 thi lúc đó có sự khuếch đại độ chênh lệch áp nên sẽ phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi. Hơn nữa ở đây con T4 chỉ so sánh cầu phân áp với zennor 9V thôi, nếu mình sử dụng LM741 thì tại chân V- của nó mình có thể đặt một điện áp bất kỳ (có thể thay đổi liên tục bằng cầu phân áp có biến trở). Lúc đó ngõ ra của mình sẽ thay đổi được. Cũng như bạn "taolao" nói cái bất tiện ở đây là phải tạo nguồn đôi.

                    Comment


                    • #25
                      Mạch này có xíu mà các bác cãi nhiều quá. Nghe em gái giãi thích nè:
                      T1,T2,T3 là nhóm dacula người tây gọi là Darlington á có nhiệm vụ KD dòng, còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng nũa là lọc nguồn, thường những mạch thế này tụ nguồn không cần lớn đâu.
                      T4 + DZ làm nhiệm vụ lấy mẫu, mạch này điện áp ổn áp ra là = (9V + 0,6) - (0,6T1 + 0,6 T2 + 0,6T3) = 7,8V.
                      Dòng ra của mạch này không quá 2A, còn vì sao các anh cải giúp cho nó ra. Hết.
                      Last edited by hienmedia; 03-05-2008, 16:15.
                      |

                      Comment


                      • #26
                        Ông hiềnmedia nói vớ vẩn cái gì thế. Đây là nguồn ổn áp 12V ông ạ!!!
                        Mà nếu output là 7,8V thì ko phải cãi nhau đâu nhé. ^_^
                        dòng vào cực Bazo của T4 rất nhỏ (tính toán như với mạch E chung vậy chỉ việc thay 12V + R3,R4,R5 = 1 nguồn Vbb + Rbb, Rbb= R3//(R4+R5) ....)--> T4 hoạt động ở chế độ cực tính (chế độ KD) nên Vc(của T4) > (9+0.6)--> bạn đã sai
                        Mình có gì thì nói vậy mong bạn thông cảm nhá !!!

                        Comment


                        • #27
                          anh Pluto chứng minh điện áp out ra 12V đi, em đang nghe đây nè.
                          Anh tính điện áp rơi trên BT4 là bao nhiêu? Có phải là 9,6V không.
                          Nếu không tính điện áp rơi trên BE T1,T2,T3 thì mạch này ra 9,6V là cao nhất Anh hai Pluto a. Hết
                          Last edited by hienmedia; 04-05-2008, 00:37.
                          |

                          Comment


                          • #28
                            Em chứng minh lại cho Anh thấy nhé.
                            Về dãy điện trở cầu phân áp, điện áp sẽ rơi trên R3 luôn luôn là 1/5 chính là U BT4 mà E T4 có 9V thì không phải B T4 là 9,6V à. Khi T4 thông U C4 = U E4 = 9V.
                            Nhưng khi qua tiếp giáp BE T3, T2, T1 mất đi 1,8 V. Vậy áp ra sẽ là 7,8V.
                            Khi áp ra 7,8V làm cho Zener 9V không dẫn, điện áp ra lập tức ra cao đến một giá trị >9V lập tức zener dẫn và vòng lặp tiếp tục nên U ra sẽ có 9,6V là chính xác.
                            Anh Pluto xem lại một lần nũa đi rồi nói em vớ va vớ vẫn. Hết
                            |

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi hienmedia Xem bài viết
                              Về dãy điện trở cầu phân áp, điện áp sẽ rơi trên R3 luôn luôn là 1/5 chính là U BT4 mà E T4 có 9V thì không phải B T4 là 9,6V à.
                              Nhưng hienmedia quên mất điện áp rơi trên R3 à? Điện áp ra sẽ cao hơn Ub T4 ở chính cái điện áp rơi này đấy.

                              Và bạn nhầm lẫn ở chỗ này nữa: Không phải Uc T4 = Ue T4 đâu!
                              Vai trò T4 ở đây là một điện trở thay đổi được. Và để điều khiển sự thay đổi đó chính là điện áp đặt vào base.
                              Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                              Comment


                              • #30
                                Cám ơn Anh Hùng,
                                Vậy theo Anh Hùng thì điện áp ra là bao nhiêu ?.
                                Theo em thì mạch này có điện áp ra thấp nhất là 9,6V và cao nhất lệ thuộc vào U vào và UCE của C1061 ạ. Anh để ý giùm em R2 =4R7 nũa.
                                Với cầu phân áp đó điện áp không thể nào ra 12V.
                                Hết.
                                Last edited by hienmedia; 04-05-2008, 01:17.
                                |

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                david Tìm hiểu thêm về david

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X