Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ổn định dòng nạp ắc quy

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi nguyen.geo Xem bài viết
    Chỉnh lưu mà không có gợn sóng thì kinh thật. ai làm được tôi gọi làm sư phụ luôn
    giải tán chủ đề này thôi bác ạ!
    SX & Cung cấp theo đặt hàng: Nguồn DC, nguồn switching, chỉnh lưu mạ điện, máy nạp ắc quy... công suất lớn.

    YM:phongcndc

    Comment


    • #47
      Thực ra, đây là một luồng bàn về kỹ thuật đâu có dành cho quảng cáo nhưng bạn vào show hàng ghê quá. Anh em người ta mới thắc mắc. Mới có chút xíu mà đã lòi đuôi chuột rồi.
      Diễn đàn này đâu chỉ có những thằng ngồi chơi nói phét đâu mà vào muốn nói gì thì nói. Pó tay.com
      AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
      Xem thêm tại Online Store ---> Click here
      Mob: 0982.083.106

      Comment


      • #48
        Các mạch dòng tải lớn và dùng Thyristor như mạch này, người ta vẫn xóa bỏ được gai điện áp đấy bạn à. Chủ yếu là dùng bộ lọc bằng cuộn cảm, còn bản thân Bình Ắc quy đã có nội trở động rất bé, nên triệt hết gai điện áp dễ dàng thôi.

        Thông thường trong các mạch này, cuộn cảm lọc có kích thước khá lớn.

        QT đã làm thử mấy cái máy nạp bình cỡ 250V, 30A rồi, bác ạ. Ổn định cho nó thì không đến nỗi khó. Gai điện áp khá thấp. Bạn có thể đo dễ dàng bằng đồng hồ số, để thang AC và đo ở đầu ra DC. Nếu đo bằng đồng hồ kim, thì phải chuyển qua lỗ cắm đo "Out put". Lỗ cắm này không phải đồng hồ nào cũng có. Thực ra nó chỉ là 1 tụ điện nối tiếp để lọc bỏ áp DC và chỉ đo thành phần AC.

        Comment


        • #49
          QT thêm chút ý kiến về việc sử dụng TI thay cho Shunt.

          Đây là một biện pháp khá đơn giản và hiệu quả. Mạch hồi tiếp dòng có thể lấy từ 3 TI đầu vào chỉnh lưu, đưa vào mạch chỉnh lưu cầu 3 pha, qua tải điện trở để thành áp một chiều. Áp này sẽ tỷ lệ với dòng tải phía DC.

          Biện pháp này hấp dẫn ở chỗ nó không cần một mạch khuếch đại chính xác tín hiệu nhỏ của điện trở shunt. Điện áp sau bộ chỉnh lưu có thể cho lên đến vài vôn, và có thể đưa trực tiếp vào bộ so sánh dòng mà không cần khuếch đại. Do đó độ ổn định và độ trôi tốt hơn.

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi VNarmy Xem bài viết
            Thực ra, đây là một luồng bàn về kỹ thuật đâu có dành cho quảng cáo nhưng bạn vào show hàng ghê quá. Anh em người ta mới thắc mắc. Mới có chút xíu mà đã lòi đuôi chuột rồi.
            Diễn đàn này đâu chỉ có những thằng ngồi chơi nói phét đâu mà vào muốn nói gì thì nói. Pó tay.com
            Xin lỗi bạn tôi có bảo là quảng cáo gì đâu. Chỉ nói các bạn như bạn TranNinh đang chuẩn bị làm thì có tham khảo thì tham khảo thôi. Tôi đâu có mang nó lên diễn dàn để quảng cáo. và đâu có nghỉ là sẽ là 1 cuộc tranh cãi quyết liệt thế này. Tôi chỉ mong nó giúp được phần nào cho TranNinh nhưng không ngờ đây là đề tài Hot nhất trong mấy ngày qua. Khi đã đưa lên mà không trả lời thì không được trả lời mà người ta chưa đọc kỹ thì họ lại nói thế này thế khác ôi chán quá. nó làm sai lệch hướng đi ban đầu rồi.

            Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

            Comment


            • #51
              Chủ đề gây tranh cãi là do bác đưa ra các thông tin và cách giải thích làm mọi người thấy nhiều điều thắc mắc.Vì vậy để đưa thông tin cần phải cụ thể, chính xác giải thích rõ ràng bác ạ.Nếu bác cứ tiếp tục giải thích vậy em e là còn nhiều người nhảy vô thắc mắc lắm đấy
              SX & Cung cấp theo đặt hàng: Nguồn DC, nguồn switching, chỉnh lưu mạ điện, máy nạp ắc quy... công suất lớn.

              YM:phongcndc

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
                Các mạch dòng tải lớn và dùng Thyristor như mạch này, người ta vẫn xóa bỏ được gai điện áp đấy bạn à. Chủ yếu là dùng bộ lọc bằng cuộn cảm, còn bản thân Bình Ắc quy đã có nội trở động rất bé, nên triệt hết gai điện áp dễ dàng thôi.

                Thông thường trong các mạch này, cuộn cảm lọc có kích thước khá lớn.

                QT đã làm thử mấy cái máy nạp bình cỡ 250V, 30A rồi, bác ạ. Ổn định cho nó thì không đến nỗi khó. Gai điện áp khá thấp. Bạn có thể đo dễ dàng bằng đồng hồ số, để thang AC và đo ở đầu ra DC. Nếu đo bằng đồng hồ kim, thì phải chuyển qua lỗ cắm đo "Out put". Lỗ cắm này không phải đồng hồ nào cũng có. Thực ra nó chỉ là 1 tụ điện nối tiếp để lọc bỏ áp DC và chỉ đo thành phần AC.
                Em còn thấy cái mạch của thằng Ucrain nó còn dùng 1 cái biến áp to đùng là bộ lọc cơ. Tín hiệu ra cực đẹp.
                Bác QT có thể hướng dẫn thêm cho em một chút về cái cách đo ở lỗ Output đc ko? Em có cái đồng hồ kim Kyoritsu có lỗ này mà không biết dùng. Thanks bác trước.
                Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
                QT thêm chút ý kiến về việc sử dụng TI thay cho Shunt.

                Đây là một biện pháp khá đơn giản và hiệu quả. Mạch hồi tiếp dòng có thể lấy từ 3 TI đầu vào chỉnh lưu, đưa vào mạch chỉnh lưu cầu 3 pha, qua tải điện trở để thành áp một chiều. Áp này sẽ tỷ lệ với dòng tải phía DC.

                Biện pháp này hấp dẫn ở chỗ nó không cần một mạch khuếch đại chính xác tín hiệu nhỏ của điện trở shunt. Điện áp sau bộ chỉnh lưu có thể cho lên đến vài vôn, và có thể đưa trực tiếp vào bộ so sánh dòng mà không cần khuếch đại. Do đó độ ổn định và độ trôi tốt hơn.
                Ý bác có phải là 3 cái biến dòng - Current Transformer (CT) ko?
                Nguyên văn bởi nguyen.geo Xem bài viết
                thiết bị của mình dùng với mục đích chính là ổn định điện áp đấu ra. Nó là 1 điều khiển mạch phát góc mở cho thyristor mạch chỉnh lưu cầu 3 pha công suất đầu ra của tải là 100A. với dòng này nó cung cấp cho mạch điều khiển của các thiết bị khác. còn 1 phần của dòng này được đưa vào nạp cho ACQUY. ở trạng thái hoạt động bình thường thì đầu ra chỉnh lưu của mình sẽ được điều chỉnh trong phạm vi từ 0-380v bằng 1 chiết áp. ví dụ như tôi đặt ở 226 vôn chẳng hạn. thì khi không có tải điện áp ra là 226 vôn. và khi người ta đóng tải tức thời vào (100A) thì điện áp ra không được sai số 0.5V có nghĩa là sai số rất bé. và khi người ta cắt tải đi thì điện áp phải ổn định là 226V tần số 300HZ. với hình thức test này thì mạch yêu cầu phải phản phồi nhanh và chính xác. nếu tín hiệu điều khiển mà không ổn định thì họ co 1 cái đồng hồ Đo để ghi nhận lại sự ổn định của mạch điều khiển nếu mạch không ổn định thì đồng hồ này kim lắc lư liên tục còn nếu tốt thì kim này đứng yên. khi mà mạch của bạn có sự thay đổi lớn điện áp quá thì mạch bảo vệ của hệ thống sẽ cắt ngay thiết bị của bạn và cho thiết bị dự phòng vào hoạt động. Tôi quên mất ở Thủy điện thì họ luôn luôn cho 2 thiết bị cùng hoạt động 1 lúc. và nếu 1 trong 2 thiết bị gặp sự cố thì thiết bị kia tham gia vào ngay đồng thời còi báo động ngân lên inh ỏi điếc hết cả tai. Nếu tín hiệu chỉnh lưu của bạn ra mà nhỏ hơn 0.7 vôn ( điện áp mở của diode ) thì ngay lập tức Ac quy sẽ phóng điện để nuôi cho hệ thống. đồng thời trigo của mạch acquy báo là thiết bị của bạn không đạt yêu cầu. còn tín hiệu phản hồi về gồm 3 cái biến dòng TI và 1 tín hiệu điện áp được trích ra tử sau chỉnh lưu.nó sẽ tự động ổn định điện áp có nghĩa là tải hay điện áp đầu vào thay đổi thì Ura = const.
                Với thiết bị như trên chúng tôi đã thành công và chạy thử thiết bị này liên tục 24 giờ trong 8 tháng ròng rã không nghỉ mà vẫn hoạt động tốt và chúng tôi sẽ cung cấp cho Thủy điện 4 bảng điều khiển trong ngày mai. nên tôi khuyên bạn hãy dùng 1 cái TI kết hợp với phản hồi điện áp để có 1 thiết bị như bạn mong muốn. chúng tôi thì cần ổn áp còn bạn thì ổn dòng chỉ khác nhau 1 chút là chỉ cần bỏ khối phản hồi áp mà thay bằng phản hổi dòng đi là có thể ổn định dòng.chúc bạn thành công.
                Em cũng muốn các cao thủ vào đây bình thêm một chút về cái đo đỏ ở trên. Mạch này là mạch điều khiển Thy (tức là điều khiển dòng qua tải), phản hồi lấy về là phản hồi dòng dùng CT và phản hồi áp trích từ áp đầu ra. Tuy nhiên có một tiêu chí là khi không tải lại có thể đạt được ổn áp. Cái này lạ quá.
                Em thắc mắc cái này vì khi em làm máy nạp hóa thành cho Ắc qui thì đứt dãy (tức là đứt tải, hở mạch tải) là áp sụt về gần 0 ngay.
                AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                Mob: 0982.083.106

                Comment


                • #53
                  Theo bạn thì khi cắt tải thì điện áp ra gần bằng 0 hả ? và điện trở đầu ra là bao nhiêu ? băng vô cùng chăng ?

                  Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                  Comment


                  • #54
                    Cái mạch này là mạch ổn áp (theo chủ nhân của mạch) thì phản hồi về là phản hồi áp phải lấy ở đầu ra CL gần tải nhất.Theo tôi thì cái đỏ đỏ và cái shunt kia chỉ phản hồi dòng(lấy điện áp trên nó) chỉ có tác dụng nếu ta định thiết kế là mạch ổn dòng. còn trong trường hợp này chắc lấy tín hiệu về để bảo vệ quá dòng thôi.Nếu mạch thiết kế tốt, THY mở đều>dòng đi qua các Thy coi như bằng nhau thì chả cần lấy phản hồi trên từng pha làm gì. chỉ cần lấy trên Shunt để bảo vệ là được roài.có mấy ý kiến còi có gì sai các cao nhân đừng cười.

                    ATMega8=18K; ATMega16=45K; ATMega32=70K...

                    Comment


                    • #55
                      Bác nghĩ như thế nào nếu các Pha không cân nhau. chẳng hạn pha a 220v pha b 180v. thì nếu lấy trên cái Shunt của bác liệu điều góc mở cho Thy còn chính xác nữa không liệu nó ổn không bác. nói chung ta cứ thảo luận...

                      Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                      Comment


                      • #56
                        Bác này chán thật đọc chả kỹ gì cả, mạch ổn áp lại lấy phản hồi trên Shunt em chả nói thế mà bác lại bảo thế.bác xem lại em nói gì nhé!còn lấy trên cái đỏ đỏ để điều khiển tránh trường hợp pha điện áp lưới không cân(theo bác) thì em mong bác chỉ giáo thêm.

                        ATMega8=18K; ATMega16=45K; ATMega32=70K...

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi nguyen.geo Xem bài viết
                          ...

                          Bạn yên tâm vê nếu có chập điện đi chăng nữa thì không ảnh hưởng gì đến bạn vì tất cả thiết bị điều khiển này hoạt động riêng lẽ và nguồn cấp cho nó không phải là 1 nguồn mà là 6 nguồn cơ các nguồn này đều độc lập và đi trên những đường riềng với hệ số an toàn rất cao không như đường dây điện 500KV bắc nam đâu. cho dùng 5 đường dây nguồn này có bị chập( sự cố này mà xãy ra thì chỉ có trái đất nổ tung thôi ) thì vẫn còn 1 đường thứ 6 cơ mà. Lo gì không mất điện được đâu. còn bạn phải thử nghiệm thiết bị trong phòng thí nghiệm của Thủy Điện với nhưng thiết bị họ tạo ra giống như là thiết bị đang hoạt động bình thường đạt kết quả cao như yêu cầu bạn sẽ có 3 chữ ký của 3 quan chức cấp cao sau đó mới có hy vọng được cắm vào chạy thật. ...
                          .

                          Nguyên văn bởi nguyen.geo Xem bài viết
                          nói đúng hơn là thủ trưởng của nhà máy thôi.
                          Nguyên văn bởi nguyen.geo Xem bài viết
                          không phải như bạn nghĩ đâu. Nó có các đường dự phòng lấy ngay tại nhà máy không cần lấy ở đâu cả. nhà máy có 8 tổ máy và trích ra mấy đường qua biến áp cách li rồi chỉnh lưu đưa ra luôn cần gì mà dùng điện nhà máy nào. Thân.
                          Tôi đọc các đoạn đo đỏ, xanh xanh ở trên thì báo cáo các bác, tôi đang phân vân và có thể xin thôi việc ở Điện lực 1 về quê nuôi lợn cho nó lành!

                          1. Không ai lại dự phòng cái đang chạy. Nhà em dự phòng bằng các nguồn khác nhau cơ.
                          2. Theo tôi biết, máy phát các nhà máy trung bình trở lên thường có điện áp ra 6kV hoặc 10kV và thậm chí hơn nữa. Bác lấy 6kV hay 10kV để phi vào "biến áp cách li" làm nguồn cho bác?
                          3. Thủ trưởng nhà máy không phải là quan chức và không hề cấp cao tẹo nào. Chạy tổ máy nào, đóng cắt lộ nào, ... ông ấy không can thiệp mà bộ phận điều độ của nhà máy phải nghe lệnh của chuyên viên điều độ A0 (chắc là có xin ý kiến bác chánh phó giám đốc A0), trừ trường hợp xự cố phải xử lý tại chỗ.
                          Last edited by nsp; 04-10-2007, 14:27.

                          Comment


                          • #58
                            Để được cấp phép vào nhà máy và làm việc thí nghiệm đối với các thiết bị cung cấp cho nhà máy yêu cầu cần phải có chữ ký của phía ban giam đốc nhà máy. Còn nếu bạn muốn biết thêm về các nguồn dự phòng của nhà máy thì hãy lên trên đấy thử xem thế nào nhé tôi không bình luận về vấn đề này.
                            Còn bạn bảo A0 hả. A0 thì chúng tôi không bao giờ gặp họ nhưng rất nhiều lần chúng tôi phải đợi lệnh của A0 để được phép đưa thiết bị vào tổ máy. mà gần đây nhất là Thang 4-5 gi đấy tôi xử lý sự cố Mức dầu ở tổ máy số 8.
                            thời gian làm việc là 22h đêm đến 3h sáng hôm sau. và cách đấy mấy tuần về trước là ở tổ máy số 5 cảm biến Áp lực dầu. Hai cái này bạn hãy tìm lại hổ sơ ở A0 nhé. Chắc chán có đấy.
                            tất cả các trường hợp trên thường thì làm 2-3 lần mới được nên bạn cứ xem xem thế nào nhé.

                            Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi nguyen.geo Xem bài viết
                              Theo bạn thì khi cắt tải thì điện áp ra gần bằng 0 hả ? và điện trở đầu ra là bao nhiêu ? băng vô cùng chăng ?
                              Hơ hơ. Hở mạch thì trả bằng vô cùng thì bằng bao nhiêu?
                              Nguyên văn bởi nguyen.geo Xem bài viết
                              Bác nghĩ như thế nào nếu các Pha không cân nhau. chẳng hạn pha a 220v pha b 180v. thì nếu lấy trên cái Shunt của bác liệu điều góc mở cho Thy còn chính xác nữa không liệu nó ổn không bác. nói chung ta cứ thảo luận...
                              Nội hai cái trích dẫn ở trên này đã chứng tỏ chẳng biết gì về điều khiển Thy rồi
                              Tốt nhất cậu không biết gì về hệ thống này thì mời thằng nào làm chính ra đây ta cùng thảo luận tiếp nhé.
                              AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                              Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                              Mob: 0982.083.106

                              Comment


                              • #60
                                Lỗ cắm out put trên đồng hồ kim thực ra chỉ thêm một cái tụ điện có điện áp khá cao, nối từ đó sang lỗ cắm dương thôi bác ạ.

                                Người ta thiết kế cái đó vào thời chưa có đồng hổ số. Các bác làm điện tử muốn đo thành phần AC trong mạch thường phải xài lỗ đó. Thí dụ đo thành phần AC trên cực C của transistor có U khoảng 30V. Nếu để thang DC sẽ đo được 30V, còn nếu bật qua AC sẽ cho điện áp DC vào làm lệch số đo đi. Còn nếu dùng 1 dây common và 1 dây out put đo thì có thể để thang thấp hơn (thí dụ thang 1VAC) để đo, và trị số đọc được là thành phần AC (thành phần gợn sóng) ở cực C đó.

                                Sau này, các đồng hồ số thường có sẵn tụ đó bên trong rồi. Vì thế khi chuyển sang AC không bị trị số DC lọt vào gây sai số nữa.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                tranninh Tìm hiểu thêm về tranninh

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X