Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ổn định dòng nạp ắc quy

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • ổn định dòng nạp ắc quy

    các bác ơi giúp E với được không? bây giờ E đang làm mạch nạp ăc quy. E dùng chỉnh lưu cầu đối xứng băng thyristor, E đã làm được mạch điều khiển thy rồi nhung không bít làm cách nào để ổn định được dòng nạp ra cả. nếu bác nào có cách giup E với được không E cảm on các bác nhiều nhiều. mọi sự giúp đỡ xin gửi về: tranhaininh5406@yahoo.com

  • #2
    Nếu dùng thy mà ko bit cách nào để ổn định thì dùng diode cho nó xong.
    AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
    Xem thêm tại Online Store ---> Click here
    Mob: 0982.083.106

    Comment


    • #3
      ở đây là mình muốn điều chỉnh dòng nạp vô cấp cơ. nếu không cần điều chỉnh dòng nạp thì minh cũng sẽ dùng DIODE như ban nói. dòng nạp của mình từ 50A - 250A va khi đặt ở 100A thì phải giữ ổn định ở 100A sai số dưới 15%.bạn nào có cách khác không?

      Comment


      • #4
        Mình nói thế bạn không hỉu hay cố tình ko hỉu vậy. Muốn ổn định dòng nạp thì phải điều khiển con thy chứ còn làm seo nữa. Mà bạn nói là biết đk thy mà không biết làm sao cho nó ổn định thì làm sao gọi là đk được.
        AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
        Xem thêm tại Online Store ---> Click here
        Mob: 0982.083.106

        Comment


        • #5
          à mình hiểu ý của bạn rồi. xin lỗi nha ở đây mình muốn nói là mình đã làm được mạch phát xung để điều khiển góc mở của thy. còn vấn đề phản hồi để tự động ổn định dòng nạp cơ. ví dụ khi điện áp vào thay đổi hoặc vì một lý do nào đó mà tải thay đổi thì dòng ra vẫn tự động đc ổn định. mình đang gặp khó khăn là ở chỗ đó.

          Comment


          • #6
            thì trước khi ra tải nối với một sun dòng, lấy điện áp trên đó rồi ... để khống chế và điều chỉnh góc mở của Thy.
            SX & Cung cấp theo đặt hàng: Nguồn DC, nguồn switching, chỉnh lưu mạ điện, máy nạp ắc quy... công suất lớn.

            YM:phongcndc

            Comment


            • #7
              Bạn xem datasheet của con TCA785 nhé. Tất cả đều từ nó mà ra.
              AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
              Xem thêm tại Online Store ---> Click here
              Mob: 0982.083.106

              Comment


              • #8
                cam on cac ban. nhung minh muon hoi phongcndc dc khong? thuc su phan khuech dai tin hieu cua sun dong minh cung khong thao lam ban co the ve cho minh mach khuyech dai tin hieu do dc khong? co phai sau khi khuyech dai điện áp. mình đưa điện áp đó vào mạch cộng tín hiệu tín hiệu or j đo đúng không? hay mình gửi cho Phong mạch tao xung của mình để Phong xem có thể jup minh dc khong nhe! mình là lính mới nên sự hiểu biết còn ít lắm mong moi người jups đỡ tân tình. mình cám ơn nhiều! a Phong co the cho minh dia chi mail dc khong?

                Comment


                • #9
                  a VNarmy oi khong biet tai sao may minh lai khong vao dc trang alldatasheet.com? no chi vao den hinh ve tong the cua linh kien va khi minh click vao "Click Here View TCA785 Datasheet" no chang ra them cai j nua. minh da cai adobe reader 7.0 rui. khong biet minh co can phai cai them phan mem nao nua khong?

                  Comment


                  • #10
                    Mạch khuếch đại điện áp từ điện trở shunt, bạn có thể dùng mạch opamp lắp theo kiểu khuếch đại vi sai.
                    Thông thường điện áp định mức trên Shunt khoảng 50, 75 hoặc 100 mV tùy loại và tùy nhà sản xuất. Bạn xem trên thân của nó có ghi.
                    Thí dụ như shunt 100A - 100 mV.

                    Sau khi khuếch đại lên, bạn đưa vào mạch so sánh, và lấy đầu ra của nó đi điều chỉnh góc. Tùy thuộc vào bộ điều chỉnh góc của bạn thuộc loại gì, mà sẽ thiết kế mạch so sánh thích hợp. Nếu bạn cho biết mạch ấy, hoặc chỉ cần cho biết đặc tính liên hệ đầu vào - đầu ra của nó thì QT sẽ phác thảo sơ bộ cho bạn.

                    Comment


                    • #11
                      Bạn làm theo như bác QT nói đó, ý của tôi cũng là như thế, chỉ bổ xung thêm là để ý mạch sau khi KD và so sánh nếu cần phải cách ly thì thêm opto vào. Nếu bạn đưa sơ đồ của bạn lên mọi người sẽ chỉ rõ hơn giúp bạn.
                      mail của tôi: phongcndc@yahoo.com; or phongcndc@gmail.com,
                      SX & Cung cấp theo đặt hàng: Nguồn DC, nguồn switching, chỉnh lưu mạ điện, máy nạp ắc quy... công suất lớn.

                      YM:phongcndc

                      Comment


                      • #12
                        Chào các bạn. Mình thấy các bạn thảo luận khá hay đấy. mình tham gia vào 1 tý nhé !!!!!!
                        hiện tại mình cũng đang làm 1 mạch nạp AC QUY cho nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ngày mai Thứ 4 mình sẽ lên thủy điện để Test và bàn giao bốn bảng điều khiển chỉnh lưu. nhưng hôm nay lại vô tình đọc được những cuộc thảo luận của các bạn. tôi nói về thiết bị của tôi như thế này nhé ít nhiều các bạn sẽ rút ra được 1 cái gì đấy nhé :
                        thiết bị của mình dùng với mục đích chính là ổn định điện áp đấu ra. Nó là 1 điều khiển mạch phát góc mở cho thyristor mạch chỉnh lưu cầu 3 pha công suất đầu ra của tải là 100A. với dòng này nó cung cấp cho mạch điều khiển của các thiết bị khác. còn 1 phần của dòng này được đưa vào nạp cho ACQUY. ở trạng thái hoạt động bình thường thì đầu ra chỉnh lưu của mình sẽ được điều chỉnh trong phạm vi từ 0-380v bằng 1 chiết áp. ví dụ như tôi đặt ở 226 vôn chẳng hạn. thì khi không có tải điện áp ra là 226 vôn. và khi người ta đóng tải tức thời vào (100A) thì điện áp ra không được sai số 0.5V có nghĩa là sai số rất bé. và khi người ta cắt tải đi thì điện áp phải ổn định là 226V tần số 300HZ. với hình thức test này thì mạch yêu cầu phải phản phồi nhanh và chính xác. nếu tín hiệu điều khiển mà không ổn định thì họ co 1 cái đồng hồ Đo để ghi nhận lại sự ổn định của mạch điều khiển nếu mạch không ổn định thì đồng hồ này kim lắc lư liên tục còn nếu tốt thì kim này đứng yên. khi mà mạch của bạn có sự thay đổi lớn điện áp quá thì mạch bảo vệ của hệ thống sẽ cắt ngay thiết bị của bạn và cho thiết bị dự phòng vào hoạt động. Tôi quên mất ở Thủy điện thì họ luôn luôn cho 2 thiết bị cùng hoạt động 1 lúc. và nếu 1 trong 2 thiết bị gặp sự cố thì thiết bị kia tham gia vào ngay đồng thời còi báo động ngân lên inh ỏi điếc hết cả tai. Nếu tín hiệu chỉnh lưu của bạn ra mà nhỏ hơn 0.7 vôn ( điện áp mở của diode ) thì ngay lập tức Ac quy sẽ phóng điện để nuôi cho hệ thống. đồng thời trigo của mạch acquy báo là thiết bị của bạn không đạt yêu cầu. còn tín hiệu phản hồi về gồm 3 cái biến dòng TI và 1 tín hiệu điện áp được trích ra tử sau chỉnh lưu.nó sẽ tự động ổn định điện áp có nghĩa là tải hay điện áp đầu vào thay đổi thì Ura = const.
                        Với thiết bị như trên chúng tôi đã thành công và chạy thử thiết bị này liên tục 24 giờ trong 8 tháng ròng rã không nghỉ mà vẫn hoạt động tốt và chúng tôi sẽ cung cấp cho Thủy điện 4 bảng điều khiển trong ngày mai. nên tôi khuyên bạn hãy dùng 1 cái TI kết hợp với phản hồi điện áp để có 1 thiết bị như bạn mong muốn. chúng tôi thì cần ổn áp còn bạn thì ổn dòng chỉ khác nhau 1 chút là chỉ cần bỏ khối phản hồi áp mà thay bằng phản hổi dòng đi là có thể ổn định dòng.chúc bạn thành công.

                        Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                        Comment


                        • #13
                          Có một ít thắc mắc hỏi đ/c nguyen.geo: về lấy phản hồi rồi thì điều chỉnh bám điện áp ổn áp, hay độ phản ứng nhanh chậm ổn áp theo tải thì không có gì để bàn. tôi có chút thắc mắc ở chỗ phải chăng điện áp đưa vào chỉnh lưu của bác là 300HZ(226V-300Hz) và nữa cái tải chính ngoài cái ắc quy ra là tải thuần trở hay là tải gì? nếu là tải cảm hay động cơ mà bác làm mạch điều chỉnh được từ 0-380v và độ ổn định điện áp sai số khoảng 0,5v thì mạch của bác đúng là thật sự hoàn hảo?!mong bác nói rõ thêm chỗ đó.
                          SX & Cung cấp theo đặt hàng: Nguồn DC, nguồn switching, chỉnh lưu mạ điện, máy nạp ắc quy... công suất lớn.

                          YM:phongcndc

                          Comment


                          • #14
                            Em cũng có chút thắc mắc ạ: Mạch của bác dòng lớn thế (100A) nhưng để nạp bao nhiêu cái ắc qui? Bởi vì trong các loại tải thì ắc qui là loại khó điều khiển nhất.
                            Mà mạch của bác khủng thế ( sai số 0.5V trong khoảng 0-380V) mà chỉ đặt đầu vào bằng 1 cái chiết áp thì khủng quá ạ. Bác có thể chỉ em chỗ mua con chiết áp đó không ạ?
                            Em cũng xin hỏi bác luôn là tại sao lại phải có 3 cái biến dòng của TI? Chả lẽ mỗi con TI được đk riêng? Mà bác có thể giải thích là biến dòng hay shunt ạ (tương ứng với cảm biến đặt trước hay sau TI)?
                            AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                            Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                            Mob: 0982.083.106

                            Comment


                            • #15
                              Ờ còn nữa, một phần điện áp ra cho nạp ắc quy, vậy nếu không có mạch nạp ắc quy riêng thì khi bác vặn tới vặn lui cái chiết áp để điều chỉnh điện áp từ 0-380v hòi rằng cái ắc quy bao nhiêu vôn kia của bác có lúc thì chả được nạp có lúc lại boom boom không nhể.
                              SX & Cung cấp theo đặt hàng: Nguồn DC, nguồn switching, chỉnh lưu mạ điện, máy nạp ắc quy... công suất lớn.

                              YM:phongcndc

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              tranninh Tìm hiểu thêm về tranninh

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X