Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cuộn cảm và Sự tích trữ năng lượng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cuộn cảm và Sự tích trữ năng lượng

    Xin chào mọi người ! Chúc toàn thể thành viên của dientuvietnam.net mạnh khỏe, học tập và công tác tốt !
    Mình đã tham gia diễn đàn này được 8 năm rồi , nhưng chỉ comment bài viết.
    Đây là lần đầu tiên mình lập ra 1 topic mới ...ko biết có bị trùng với bài viết nào không ? Nếu trùng thì nhờ BQT xóa dùm.
    Mình muốn tạo ra 1 nơi để anh em trên diễn đàn chia sẻ và thảo luận sâu về cuộn dây, vì hình như chủ đề này chưa được đề cập nhiều.
    Đầu tiên, mình xin đưa ra trước 2 vấn đề thảo luận như sau:


    1 - Hiện tượng cảm ứng điện từ là 1 điều rất tuyệt vời mà tự nhiên đã ban tặng cho chúng ta, và chúng ta đã được học nó từ vật lý lớp 8 cho đến tận đại học. Nhưng chưa có giáo trình nào giải thích cho chúng ta bản chất của Hiện tượng CƯĐT là gì. Tại sao từ trường hay từ thông biến thiên lại làm sinh ra được sức điện động cảm ứng hay điện tích trên 2 đầu cuộn dây ? Phải chăng là có 1 cơ chế nào đó đã đẩy dạt các điện tích về 2 phía đầu dây. Mong mọi người biết cho ý kiến !



    2 - Tại sao cuộn cảm tích trữ được năng lượng nhưng không duy trì được lâu như tụ điện, muốn sử dụng năng lượng cảm ứng của cuộn cảm thì phải trưng thu ngay lập tức. Mình đã nghĩ như này không biết có đúng không, mọi người cho ý kiến:

    Đầu tiên khi cấp nguồn cho cuộn cảm, dòng điện sẽ tiêu tốn 1 năng lượng để tạo ra năng lượng từ trường cho cuộn dây hay làm từ hóa cho lõi của nó , như vậy cuộn dây đã lấy 1 phần năng lượng điện để chuyển hóa thành năng lượng từ trường và tích trữ trong thân nó dưới dạng từ trường. Cho nên ta mới nói cuộn dây có tính chất tích trữ năng lượng, tức là có thể nạp điện giống như tụ điện.

    Tuy nhiên, sau khi ngắt nguồn, cuộn dây không thể duy trì được năng lượng mà sẽ mất ngay nếu không tận dụng kịp thời .... mà nếu có tải tiêu thụ ngay năng lượng đó thì cũng là dưới dạng điện năng do sđđ cảm ứng chứ không còn là từ năng nữa .... vậy mình kết luận là khi xả năng lượng thì cuộn dây lại chuyển hóa từ trường tích trữ được trả lại thành điện năng tồn tại dưới dạng điện trường, chính là sđđ cảm ứng, và điều này được giúp sức nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ, rồi sau đó mới xả năng lượng dưới dạng điện năng. Tóm lại, cuộn dây có khả năng nạp điện và phóng điện nhưng tích trữ qua 1 loại năng lượng trung gian là từ trường.

    Còn lý do năng lượng cuộn dây không duy trì được mà mất ngay mình nghĩ do bản thân cuộn dây chính là 1 sợi dây dẫn, nên nó sẽ tự giải phóng sức điện động đó bằng cách dẫn dòng qua dây quấn của chính nó ... rồi chuyển hóa dần thành nhiệt. Nhưng khi có dòng điện thì lại tự tạo ra từ trường, làm tăng từ thông, lại sinh ra cảm ứng theo chiều sao cho làm giảm từ thông, tức là ngược chiều với sức điện động cũ, chống lại dòng điện và sức điện động cũ . Sức điện động mới sinh ra ngược chiều nên sẽ triệt tiêu dần làm suy hao dần sức điện động cũ. Dòng điện sẽ bị ngăn cản bớt và dòng điện lúc này chính là do hiệu chênh lệch giữa 2 sức điện động, dòng điện làm giảm dần độ thiên lệch giúp cho sức điện động 2 triệt tiêu dần sức điện động 1. Làm sức điện động ban đầu suy hao dần chuyển hóa thành nhiệt và dòng điện cũng giảm dần.

    Nhưng khi dòng điện giảm dần, từ thông lại giảm xuống, lại tiếp tục phát sinh sức điện động cảm ứng mới chống lại sự giảm nhưng nhỏ hơn, làm chống lại 1 phần các quá trình trên, khiến quá trinh suy hao năng lượng trậm lại, và phải tốn 1 khoảng thời gian. Quá trình cảm ứng cứ rằng co như vậy nhưng nhìn chung, sức điện động vẫn giảm dần, dòng điện vẫn giảm dần, và năng lượng vẫn tự xả dần, theo 1 khoảng thời gian ngắn. Kết quả, cuộn dây không duy trì được năng lượng lâu dài như tụ điện, trong trường hợp chưa tiêu thụ tải.

    Còn khi tải tiêu thụ được mắc ngay từ đầu để cho cuộn cảm xả, thì đương nhiên từ năng tích được từ nguồn sẽ chuyển hóa thành sức điện động và phóng ra tải 1 cách bình thường. Như vậy sẽ kịp thời tiêu thụ và dụng nguồn năng lượng được tích trữ trong cuộn cảm trước khi nó biến mất. Nhưng mình nghĩ khi đó năng lượng sẽ vẫn được xả qua tải và qua cả dây quấn bản thân nó. Vì không có cái gì ngăn cản dòng điện chạy phía trong dây quấn.



    Trên đây là vài suy nghĩ mang tính cá nhân, mong mọi người cho ý kiến !
    Có chuẩn không ? Mình sai chỗ nào, đúng chỗ nào, sửa lại chỗ nào, cần thêm cái gì ? mở rộng như nào ? có đóng góp kiến thức khác về cuộn cảm tiếp tục không ?
    |

  • #2
    Vấn đề hàn lâm lại viết trong mục điện tử dành cho người mới bắt đầu sẽ cãi nhau chí chóe.
    1- Chúng ta học Giáo trình cảm ứng bắt đầu từ thực nghiệm, khi có biến thiên từ trường ống dây sẽ sinh điện thế, khộng giải thích gì cả.
    Lên đại học nếu chuyên ngành sẽ được giải thích điều này như sau:
    Mọi vật thể đều cấu tạo bởi nguyên tử, Neutron và Proton quay quanh trục của chúng.Electron quay quanh trục và hạt nhân.Proton có điện tích dương khi quay tạo nên 1 từ trường gọi là magnetic moment.
    Trong môi trường từ các magnetic moment sẽ được sắp đặt theo 1 quy định. Mất từ trường chúng trở lại như cũ vì vậy cần phải có biến thiên từ trường, sự chuyển động này tạo nên dòng điện.
    Trong cơ thể sống, các mô cấu tạo chứa nhiều nước, áp dụng nguyên lý này ta có phương pháp chụp cộng hưởng từ thường gọi là MRI.
    2- Gáo trình phổ thông nói rõ rồi.

    Comment


    • #3
      1. Chịu.
      2. Khi cuộn dây bị ngắt ra khỏi nguồn thì từ trường và từ thông cũng biến mất, đó cũng gọi là biến thiên từ thông vì nó đang có 1 giá trị nào đó rồi bị giảm xuống 0. Vì thời gian để từ thông giảm đến 0 cực kỳ ngắn nên cuộn cảm ko thể tích trữ năng lượng được lâu chứ ko phải nó tự phóng qua chính nó như bạn nghĩ (vì 2 đầu của nó hở mà).

      Comment


      • #4
        Vào một cái thang máy. Đi lên tầng 10. Xong đó cắt cáp bạn sẽ hiểu.

        Comment


        • #5
          - từ trường tác động lên các hạt mang điện. trong cuộn dây thì là các electron bị hút hay đẩy về 1 phía của cuộn dây tạo thành cực âm. đầu kia bị thiếu e còn lại các hạt điện dương thành cực dương - do các hạt electron ở đầu âm luôn bị hút về phía đầu dương lên để duy trì chúng ở yên đó phải có lực từ trường giữ chúng. khi ko còn từ trường giữ nữa thì ngay lập tức các electron ở cực âm bị hút sang cực dương. mất điện...

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
            Vấn đề hàn lâm lại viết trong mục điện tử dành cho người mới bắt đầu sẽ cãi nhau chí chóe.
            1- Chúng ta học Giáo trình cảm ứng bắt đầu từ thực nghiệm, khi có biến thiên từ trường ống dây sẽ sinh điện thế, khộng giải thích gì cả.
            Lên đại học nếu chuyên ngành sẽ được giải thích điều này như sau:
            Mọi vật thể đều cấu tạo bởi nguyên tử, Neutron và Proton quay quanh trục của chúng.Electron quay quanh trục và hạt nhân.Proton có điện tích dương khi quay tạo nên 1 từ trường gọi là magnetic moment.
            Trong môi trường từ các magnetic moment sẽ được sắp đặt theo 1 quy định. Mất từ trường chúng trở lại như cũ vì vậy cần phải có biến thiên từ trường, sự chuyển động này tạo nên dòng điện.
            Trong cơ thể sống, các mô cấu tạo chứa nhiều nước, áp dụng nguyên lý này ta có phương pháp chụp cộng hưởng từ thường gọi là MRI.
            2- Gáo trình phổ thông nói rõ rồi.

            1 - Cảm ơn bác rất nhiều vì đã cũng cấp những kiến thức mới mà không phải chuyên ngành điện tử hay vậy lý ở trường nào cũng dạy. Vấn đề này hàn lâm 1 chút nhưng e không thấy có mục nào phù hợp nên đành phải đăng ở đây vì nó là linh kiện cơ bản thuộc điện và điện tử căn bản. Mặc dù em chưa hiểu rõ lắm nhưng nghe cũng mường tượng ra nhiều rồi.

            2 - Giáo trình phổ thông không bao giờ có nói sâu vậy đâu bác. giáo trình đại học cũng chỉ đưa ra thí nghiệm, giải thích, kết luận và đưa ra thật nhiều các kiến thức với tính chất ứng dụng và tính toán. chưa từng giải thích tại sao năng lượng cuộn cảm lại tự biến mất. họ chỉ vẽ sơ đồ cuộn dây được nối trực tiếp với bóng đèn và bóng đèn lóe sáng, chứ ko giải thích tại sao không để bóng đèn rời và đấu vào sau. từ đó họ mặc định luôn như trong sơ đồ ... muốn dùng năng lượng cảm ứng của cuộn cảm thì phải dùng ngay tức thì.
            |

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi tuyendtk3 Xem bài viết


              1 - Cảm ơn bác rất nhiều vì đã cũng cấp những kiến thức mới mà không phải chuyên ngành điện tử hay vậy lý ở trường nào cũng dạy. Vấn đề này hàn lâm 1 chút nhưng e không thấy có mục nào phù hợp nên đành phải đăng ở đây vì nó là linh kiện cơ bản thuộc điện và điện tử căn bản. Mặc dù em chưa hiểu rõ lắm nhưng nghe cũng mường tượng ra nhiều rồi.

              2 - Giáo trình phổ thông không bao giờ có nói sâu vậy đâu bác. giáo trình đại học cũng chỉ đưa ra thí nghiệm, giải thích, kết luận và đưa ra thật nhiều các kiến thức với tính chất ứng dụng và tính toán. chưa từng giải thích tại sao năng lượng cuộn cảm lại tự biến mất. họ chỉ vẽ sơ đồ cuộn dây được nối trực tiếp với bóng đèn và bóng đèn lóe sáng, chứ ko giải thích tại sao không để bóng đèn rời và đấu vào sau. từ đó họ mặc định luôn như trong sơ đồ ... muốn dùng năng lượng cảm ứng của cuộn cảm thì phải dùng ngay tức thì.
              1.
              2. Cái đó thì tự suy luận cũng được mà. Khi ngắt cuộn cảm ra khỏi nguồn thì gần như ngay lập tức nó bị mất từ thông, nếu đấu tải vào sau thì từ thông luôn luôn là 0, chẳng có sự thay đổi nào thì làm sao tạo ra được dòng điện nữa?

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                1. Chịu.
                2. Khi cuộn dây bị ngắt ra khỏi nguồn thì từ trường và từ thông cũng biến mất, đó cũng gọi là biến thiên từ thông vì nó đang có 1 giá trị nào đó rồi bị giảm xuống 0. Vì thời gian để từ thông giảm đến 0 cực kỳ ngắn nên cuộn cảm ko thể tích trữ năng lượng được lâu chứ ko phải nó tự phóng qua chính nó như bạn nghĩ (vì 2 đầu của nó hở mà).

                1- Cảm ơn bác đã tham gia chủ đề này. ý 1 Bác VVP vừa giải thích ở trên, hơi khó hiểu nhưng nghe cảm thấy ngộ ra điều gì đó. Bác nghiên cứu thử xem nhé.

                2- Cái biến mất từ thông đột ngột đó thì e cũng hiểu chứ ... đương nhiên vậy nên nó mới có cảm ứng rồi. Nhưng cái mà e đề cập nó là cái năng lượng từ trường kia cơ... nó biến mất thì năng lượng nó đi đâu ... theo định luật bảo toàn năng lượng thì đương nhiên nó chuyển hóa thành năng lượng điện trường của sức điện động cảm ứng rồi ... Hiện tượng cảm ứng điện từ ở đây chính là nguyên nhân sinh ra sức điện động đó nhưng cũng chính là cơ chế cho quá trình chuyển hóa năng lượng ... vì quá trình chuyển hóa năng lượng nào cũng nhờ vào 1 cơ chế, 1 hiện tượng nào đó.

                " Vì thời gian để từ thông giảm đến 0 cực kỳ ngắn nên cuộn cảm ko thể tích trữ năng lượng được lâu chứ ko phải nó tự phóng qua chính nó như bạn nghĩ ''.
                Cái mà e nói là lâu ở đây là lưu trữ duy trì được lâu chứ không phải là tích được nhiều mà xả lâu hết đâu bác...... Mặt khác, Thời gian biến thiên của từ thông cũng ảnh hưởng tốc độ biến thiên và nó chỉ quyết định độ lớn sức điện động cảm ứng, và quyết định xem thời gian diễn ra cảm ứng là bao lâu .... còn không phải nó diễn ra nhanh mà tích được ít năng lượng đâu bác ... vì năng lượng nó tích NGAY từ khi cấp nguồn nó nạp năng lượng từ trường cơ ... nó tích được nhiều năng lượng hay không là ngay từ lúc đầu do nguồn và do độ tự cảm của nó lớn hay nhỏ ...

                Bác đã nhầm ở chỗ thời gian đó là thời gian DIỄN RA sự kiện cảm ứng để tạo năng lượng sức điện động ... vì chừng nào còn biến thiên thì còn cảm ứng ....... còn sau khi kết thúc biến thiên tức là vừa tạo ra năng lượng xong thì mới đến giai đoạn DUY TRÌ lưu trữ năng lượng đó ... Bác đã nhầm giữa việc đang TẠO RA và việc LƯU TRỮ duy trì và xả ....

                Nếu bác bảo vì biến thiên kết thúc quá nhanh nên nó không lưu trữ được lâu, vây thì em cứ tạm coi như bác đúng đi ... nhưng kiểu gì cũng vẫn là có tích trữ được đúng không, cho dù chỉ là 1 xíu đi chăng nữa ... NHƯNG vậy thì cuộn dây đang hở mạch, năng lượng đó, từ trường trước đó, sức điện động vừa sinh ra đó, nó biến đi đâu, khi không có đưỡng xả ..... chỉ cuộn cảm đứng 1 mình hở mạch 2 đầu thì sức điện động biến đi đâu ... nó không tự xả thì gì .... chẳng nhẽ năng lượng tự biến mất ... định luật bảo toàn là sai sao ... hay năng lượng sức cảm ứng đó nó chuyển hóa thành gì khác ????? .....

                Hay bác cho rằng kết thúc biến thiên cũng là kết thúc cảm ứng và cũng là kết thúc năng lượng lưu trữ ... nếu vậy thì Nam châm điện 1 chiều cũng là cuộn dây, nó cũng cảm ứng khi mới cấp nguồn ... sau đó dòng điện 1 chiều đã ổn định không có biến thiên .... cảm ứng đã kết thúc .... vậy sao nó vẫn hút, vẫn còn từ trường đang lưu trữ, .... vậy năng lượng đó ở đâu ra ... do dòng điện làm từ hóa ,,, việc từ hóa đó chính là dòng điện phải tốn 1 phần năng lượng để chuyển thành năng lượng từ trường lưu trữ trong cuộn dây đó thôi .... Bác chẳng nghe rằng cuộn cảm tích trữ năng lượng dưới dạng từ trường sao ? .... Khi giật nguồn ra rồi thì từ trường đó mới biến mất, vậy nó biến đi đâu, nó làm sao kịp xả ngược năng lượng về nguồn nữa khi nguồn đã dứt ra rồi ...

                Còn nếu nó kịp xả về nguồn trong lúc chưa ngắt nguồn thì vô lý vì chưa ngắt nguồn thì nó vẫn đang bị dồn năng lượng vào từ hóa. Vậy, từ trường đó đương nhiên biến mất khi mất dòng điện nhưng năng lượng nó đi đâu hả bác ? .... Mình chưa nối tải vào xả thì nó sao xả được ... nó phải lưu trữ lâu dài năng lượng dưới dạng sức điện động hay điện áp gì đó. Vậy tại sao từ trường cũng biến mất, mà sức điện động cũng biến mất ? ..... Năng lượng biến đi đâu ? Nó không tự xả thì gì nữa bác ? Mà không xả qua dây quấn thì cũng vô lý, vì 2 đầu dây có điện áp cảm ứng, có cực +/- mà dây quấn nối 2 đầu cực đó với nhau mà vô lý lại không có dòng điện ?????


                "" vì 2 đầu của nó hở mà ""
                2 đầu của nó kín hay hở chỉ có ý nghĩa khi nguồn điện duy trì ..... cần phải có vòng kín để luân hồi và duy trì dòng điện lâu dài .... và cái nguồn điện chính là cơ chế luân chuyển điện tích thành dòng chạy trong vòng kín đó .... ở đây khi cảm ứng đã sinh ra xong thì không còn cơ chế nào nữa mà cần phải luân hổi ... chỉ còn lại 2 cực điện tích và dây nối ở giữa ... nó dẫn dòng từ + về - cho đến khi nào hết điện tích đó là xong ... chứ không cần duy trì nên không cần vòng khép kín làm chi ... bác cứ hình dung đơn giản là nối dây dẫn giữa 2 điện tích chứ không phải nối vào mạch điện khép kín....
                |

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi shackygo Xem bài viết
                  Vào một cái thang máy. Đi lên tầng 10. Xong đó cắt cáp bạn sẽ hiểu.

                  Ý của bạn là khi lên tầng 10 rồi cắt thang máy và không có cầu thang bộ thì người đi lên được lưu trữ tại tầng 10 đó sao ?
                  Nhưng người đó bị cô lập lên sẽ chết dần chết mòn trên đó đúng không ạ ? Nhưng nó phải chuyển hóa thành bộ sương hơi nước và các chất thải chất khí bay lên .... nghĩa là giống như năng lượng trong cuộn dây nó có biến mất thì cũng phải chuyển hóa thành dạng năng lượng khác đó bác ... và năng lượng đó vẫn ko mất đi đâu được trừ khi nó thoát được ra ngoài như là dạng nhiệt hay xả qua đường tải gắn vào và chuyển hóa tiếp thành dạng năng lượng khác trên tải. Vì thế mình mới nói nó phải lưu trữ lâu dài, nếu nó không lưu trữ được lâu dài thì chứng tỏ nó đã tự xả .....

                  Nếu ý bạn chỉ đơn giản là bảo mình đi vào thang máy lên tầng 10 nhưng chưa vào tầng 10 vẫn ở thang máy , và lúc đó cắt cáp ngay ... thì thôi thôi ... mình không còn gì muốn nói nữa ....
                  |

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
                    - từ trường tác động lên các hạt mang điện. trong cuộn dây thì là các electron bị hút hay đẩy về 1 phía của cuộn dây tạo thành cực âm. đầu kia bị thiếu e còn lại các hạt điện dương thành cực dương - do các hạt electron ở đầu âm luôn bị hút về phía đầu dương lên để duy trì chúng ở yên đó phải có lực từ trường giữ chúng. khi ko còn từ trường giữ nữa thì ngay lập tức các electron ở cực âm bị hút sang cực dương. mất điện...

                    Cảm ơn bạn .... trước khi bác VVP giải thích, mình cũng từng nghĩ cơ chế gì đó đẩy dạt các e về 1 phía đầu dây dẫn đến 2 đầu tích điện trái dấu .,,, và cũng nghĩ là do từ trường làm ra việc đó ... và cứ khi nào từ trường biến thiên thì lực tác dụng cũng thay đổi, làm các e liên tục thay đổi vị trí tùy theo sự tăng giảm của từ trường..... và khi từ trường ngừng biến thiên hay giảm đi so với trước hoặc tăng lên so với trước thì electron lại được di chuyển thêm 1 đoạn hay trả lại 1 ít so với trước và tạo ra sự thay đổi phân bố điện tích mới trong dây dẫn, và điều này chính là đang sinh ra sức điện động mới .... khi ngừng biến thiên thì từ trường ổn định ... hết cảm ứng.... sức điện động cũng phóng đi .... các e được hồi lại 1 phần nhưng vẫn giữ ở 1 vị trí chênh lệch ứng với mức từ trường còn lại ... khi mất điện, từ trường giảm xuống nốt thì các e này lại được trả lại nốt phần thế năng còn lại ... tức là lại sinh ra cảm ứng khi cắt điện .


                    Nhưng vấn đề là cơ chế nó như nào ? tại sao từ trường lại hút hay đẩy các hạt e trong dây dẫn được ... từ trường chỉ tác dụng lên từ trường chứ không thể tác dụng lên điện trường, xung quanh e chỉ có điện trường, tại sao lại đẩy được, nếu nói rằng electron chuyển động nên lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động hay tác dụng lên dòng điện thì cũng không phải, vì e lectron bình thường chuyển động nhiêt hỗn loạn không phương hướng nên lực từ có tác động thì cũng loạn hướng và biến đổi liên tục ... không thể làm các điện tích di chuyển xác định về 1 hướng được ....
                    |

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                      1.
                      2. Cái đó thì tự suy luận cũng được mà. Khi ngắt cuộn cảm ra khỏi nguồn thì gần như ngay lập tức nó bị mất từ thông, nếu đấu tải vào sau thì từ thông luôn luôn là 0, chẳng có sự thay đổi nào thì làm sao tạo ra được dòng điện nữa?

                      Đó bác, chính là cái e muốn nói đó bác ... Khi cắt cuộn cảm ra khỏi nguồn thì lập tức mất dòng thì từ thông lập tức về 0 .... nhưng cái năng lượng của cái từ thông đó nó biến đi đâu mất rồi ... nó không thể trả về nguồn đc vì nó bị cắt ra rồi ... theo bảo toàn năng lượng nó đang phải nằm trên cuộn cảm nhưng không còn từ thông tức là nó đã chuyển sang loại năng lượng khác rồi .... vậy loại năng lượng mới đó đâu ???????????????????????? nó chỉ có thể là sức điện động vừa tức thời sinh ra ...

                      Từ thông biến mất lập tức nhưng phóng đại chục thời gian lên thì nó cũng biến mất dần dần bác ạ ... và trong quá trình cực nhạnh đó từ thông dần giảm xuống và đang chuyển hóa thành năng lượng khác ... khi nó giảm hết về 0 cũng là lúc năng lượng mới sinh ra kia đã hoàn thiện độ lớn ... tức là sau khi từ thông biến mất thì còn lại cái sức điện động đó, chứ không phải là cứ trong khi từ thông đang biến thiên thì mới có sức điện động cảm ứng ... và không phải là khi mất từ thông rồi thì mất sức điện động đâu bác ...

                      Bác nghĩ rằng sức điện động chỉ trong quá trình biến thiên vì khi ngừng biến thiên nó mất nhanh quá nên bác tưởng vậy .... thực ra không phải .... Hết biến thiên từ thông thì chỉ hết quá trình cảm ứng nhé ... nhưng hết cảm ứng đâu có nghĩa là hết sức điện động ..... vì sức điện động chính là sản phẩm để lại của quá trình cảm ứng mà ...Bác đang nhầm lẫn nghiêm trọng cái chỗ này đấy ... Bác nhầm giữa quá trình và hệ quả để lại ..... trong khi cảm ứng đúng là cũng diễn ra sức điện động ngay cùng với quá trình ... nhưng sức điện động sản phẩm sinh ra chưa có tải để xả nên nó phải tích tụ ở đó ... nếu lớn thì có thể phóng về nguồn ... nhưng cái lúc cắt nguồn ra đột ngột thì cái phần năng lượng sức điện động vừa mới cảm ứng được nó không còn đường xả về nguồn nữa bác ạ ... nó bắt buộc phải ở lại trên cuộn cảm. ... Vì lẽ cắt nguồn rồi mới có được sự biến thiên, có biến thiên rồi mới sinh ra được cảm ứng, vậy sức điện động cảm ứng tạo ra lúc đó là không đụng trạm gì tới nguồn nữa, ... vậy nó làm sao xả về nguồn được ... tải xả thì chưa mắc .... sức điện động đi đâu ?

                      Vậy cho dù năng lượng đó có là từ trường hay là sức điện động thì nó BIẾN ĐI ĐÂU MẤT trong khi nó không kịp xả về nguồn và cũng không có tải để xả ..... Vậy nó không tự tiêu tán thành nhiệt thì gì nữa ... và khi thành nhiệt thì phải là dòng điện , tức là phải xả qua dây quấn chính nó ....

                      EM nhìn nhận vấn đề này trên góc độ định luật BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG đó ... mọi người cho ý kiến thì chú ý vấn đề bảo toàn và chuyển hóa năng lượng dùm em nhé ... trân trọng !
                      |

                      Comment


                      • #12
                        đọc bài #8 của chủ thớt tôi thấy lùng bùng trí óc luôn , bạn thắc mắc là năng lượng cảm ứng của cuộn dây mất đi đâu , mất bởi vì cái gì , tại sao nó không lưu trữ được , v.v và v.v !!! và thuật ngữ "cuộn dây tích trữ năng lượng" tôi cũng không biết được sinh ra từ đâu ??? trong điện học thì chỉ có cái tụ và ắc quy là tích trữ được năng lượng , và sau này có thêm pin xạc nữa .còn các dạng năng lượng có được từ những thứ khác thì chỉ là năng lượng thứ cấp , được chuyển hóa , biến đổi dưới một dạng khác để tạo ra năng lượng , như hóa học để tạo ra phản ứng , sinh ra sức điện động , được lưu trữ trong pin , hoặc từ trường biến thiên trong lõi sắt của cuộn dây tạo ra sức điện động cảm ứng từ cuộn dây , tạo ra năng lượng , vì thế năng lượng có được là do sự hoạt động của từ trường biến thiên , khi từ trường trong lõi sắt của cuộn dây mất đi , hoặc không biến thiên nữa thì năng lượng phải biến mất không còn nữa , vì năng lượng này là thứ cấp .nó lệ thuộc vào CÁI sịnh ra nó chứ năng lượng của cuộn dây không tự sinh ra được ..cuộn dây thì không hề tích trữ năng lượng . còn cuộn dây của nam châm điện 1 chiều thì không gọi là cảm ứng được , cuộn dây chỉ chịu dòng điện từ hóa để tạo ra từ trường , nó không hể có cảm ứng .khi ngắt nguồn thì có dòng điện ngược tạo ra từ cuộn dây sẽ xả vào nguồn tại chính cái đầu tiếp xúc vừa hở ra đó , bởi một tia hồ quang ,tia hồ quang này có độ dài và độ lớn tùy thuộc vào điện áp và thời gian tách ra của tiếp điểm .

                        Comment


                        • #13
                          HÔ HÔ !!! cái lý thuyết BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG đã bị hiểu sai rồi !!!

                          Comment


                          • #14
                            Muốn lưu trữ năng lượng từ trường thì phải duy trì dòng điện bằng cách chập 2 đầu cuộn dây lại để dòng điện chạy trong vòng khép kín. Điện trở cuộn dây càng nhỏ thì từ trường lưu được càng lâu. Hiện nay có nhiều cuộn dây có thể lưu được dòng điện chạy lòng vòng bên trong đến cả chục năm mà không cần nguồn nuôi bên ngoài.

                            Nếu để hở 2 đầu dây thì năng lượng sẽ tiêu tán dưới dạng tia lửa điện hoặc truyền ra không gian dưới dạng sóng điện từ.

                            Bác vvp giải thích kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân khác hoàn toàn với hiện tượng cảm ứng từ. ( Một cái thì từ trường không đổi và phát ra sóng điện từ khi bị kích thích, Cái kia thì từ trường biến đổi và sinh ra sức điện động). Chụp MRI thường dựa vào hạt nhân nguyên tử Hydro chứ không phải chỉ dựa vào nước. Nhiều hợp chất không có nước vẫn chụp được.
                            sau.ph

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                              đọc bài #8 của chủ thớt tôi thấy lùng bùng trí óc luôn , bạn thắc mắc là năng lượng cảm ứng của cuộn dây mất đi đâu , mất bởi vì cái gì , tại sao nó không lưu trữ được , v.v và v.v !!! và thuật ngữ "cuộn dây tích trữ năng lượng" tôi cũng không biết được sinh ra từ đâu ??? trong điện học thì chỉ có cái tụ và ắc quy là tích trữ được năng lượng , và sau này có thêm pin xạc nữa .còn các dạng năng lượng có được từ những thứ khác thì chỉ là năng lượng thứ cấp , được chuyển hóa , biến đổi dưới một dạng khác để tạo ra năng lượng , như hóa học để tạo ra phản ứng , sinh ra sức điện động , được lưu trữ trong pin , hoặc từ trường biến thiên trong lõi sắt của cuộn dây tạo ra sức điện động cảm ứng từ cuộn dây , tạo ra năng lượng , vì thế năng lượng có được là do sự hoạt động của từ trường biến thiên , khi từ trường trong lõi sắt của cuộn dây mất đi , hoặc không biến thiên nữa thì năng lượng phải biến mất không còn nữa , vì năng lượng này là thứ cấp .nó lệ thuộc vào CÁI sịnh ra nó chứ năng lượng của cuộn dây không tự sinh ra được ..cuộn dây thì không hề tích trữ năng lượng . còn cuộn dây của nam châm điện 1 chiều thì không gọi là cảm ứng được , cuộn dây chỉ chịu dòng điện từ hóa để tạo ra từ trường , nó không hể có cảm ứng .khi ngắt nguồn thì có dòng điện ngược tạo ra từ cuộn dây sẽ xả vào nguồn tại chính cái đầu tiếp xúc vừa hở ra đó , bởi một tia hồ quang ,tia hồ quang này có độ dài và độ lớn tùy thuộc vào điện áp và thời gian tách ra của tiếp điểm .

                              Cảm ơn bác tham gia, đầu tiên e không đồng ý quan điểm của bác, nhưng đến câu cuối cùng bác nói thì e lại mở ra được 1 vấn đề mà e nghĩ bác đúng ....

                              1- Từ vật lý lớp 8 cho đến đại học, bao giờ ta cũng được học : Tụ điện tích trữ năng lượng dưới dạng điện trường, con Cuộn cảm tích trữ năng lượng dưới dạng từ trường. Thuật ngữ từ đó mà ra đó bác ... sao bác lại bảo " Cuộn dây không hề tích trữ năng lượng " ... ?

                              2- Bác bảo năng lượng có được là do hoạt động của từ trường biến thiên ? Vậy khi cuộn dây được cấp điện 1 chiều cố định không biến thiên đã trải qua thời gian cảm ứng khi mới đóng , dòng điện 1 chiều ổn định chạy qua nó sinh ra từ trường trong ống dây ... cái từ trường đó không phải năng lượng thì là cái gì ạ ? Có nghĩa năng lượng ở đây không phải cứ biến thiên mới có năng lượng ... năng lượng nó là cái từ trường sinh ra ngay từ đầu khi cấp nguồn tạo ra từ trường kìa bác ...

                              3- " khi từ trường trong lõi sắt của cuộn dây mất đi , hoặc không biến thiên nữa thì năng lượng phải biến mất không còn nữa " ... Cho dù nó là năng lượng thứ cấp đi chăng nữa, khi từ trường trọng lõi sắt cuộn dây mất đi hoặc không biến thiên nữa, thì năng lượng phải biến mất, vâng, đúng thế , nhưng cái vấn đề nó biến mất đi đâu ? nó chuyển hóa thành cái gì , nó xả đi đâu ? ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG bác đang đặt ở đâu ? NĂNG LƯỢNG KHÔNG TỰ NHIÊN SINH RA KHÔNG TỰ NHIÊN MẤT ĐI CƠ MÀ .... nếu bác bảo nó biến mất thì nó biến đi đâu ? chưa mắc tải nó xả đi đâu ? nguồn cũng dứt ra rồi thì mới có biến thiên mới cảm ứng thì không liên quan nguồn nữa thì nó xả đi đâu ạ ? Nó không còn nữa thì phải có cái khác sinh ra ... cái đó đâu ???????????

                              4- Em nhắc cái Nam châm 1 chiều không phải để nói đến cảm ứng .... bác hay hiểu sai ý e quá ... cái đó e nêu ra là để nói rằng năng lượng tích trữ trong cuộn dây chính là năng lượng từ trường tạo ra và tích lũy ngay từ khi cấp nguồn và ổn định kia kìa ... chứ không phải năng lượng được tích trữ trong lúc biến thiên và cảm ứng .... biến thiên và cảm ứng chỉ là cơ chế chuyển đổi năng lượng từ trường tích trữ ngay từ đầu đó trả lại thành năng lượng điện mà thôi ... Không phải năng lượng tích trữ sinh ra khi cảm ứng mà nó tích trữ ngay từ đầu rồi ... năng lượng do cảm ứng sinh ra chỉ là năng lượng mới chuyển hóa thành thôi bác ạ .... chứ không phải nó tích trữ cái lúc cảm ứng đâu bác ... chưa có biến thiên, mới có dòng điện là dòng điện đã tốn năng lượng từ hóa rồi ... tức là không phải có biến thiên từ thông mới có tích trữ.

                              5- Bác nói đến hồ quang phóng khi tiếp điểm tách ra thì ý bác là nó không lưu trữ mà luôn trả về nguồn ngay đúng không ạ ? Vậy tại sao người ta lai nói : Cuộn cảm tích trữ năng lượng dưới dạng từ trường ? Cái từ trường mà nó tạo ra lúc có dòng điện nó không phải năng lượng tích trữ thì là cái gì ? Nhưng bác nói đến phóng điện thì e cũng mở ra được một hướng mới rồi đó ạ .... có thể bác đã nói đúng, cuộn dây không duy trì được năng lượng tích trữ lâu dài vì khi ngắt nguồn nó luôn phóng điện trả năng lượng lại cho nguồn ...

                              6 - Em hiểu sai bảo toàn năng lượng ở chỗ nào ạ ?
                              |

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              tuyendtk3 Tìm hiểu thêm về tuyendtk3

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X