Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về chức năng của một số linh kiện trong mạch flyback 110W

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về chức năng của một số linh kiện trong mạch flyback 110W

    Chào anh chị diễn đàn,

    Em có một mạch flyback 110W lấy từ cuốn sách SMPS Reference Manual của ON Semiconductor, có vài linh kiện em chưa hiểu về chức năng của nó, dò trên google bằng tiếng Anh thấy một vài câu trả lời nhưng cũng còn mơ hồ quá:
    1. Tại sao con trở R1 không phải là thermistor mà họ lại thiết kế bằng trở 1 ohm 5W?
    2. Chức năng của C4-C7 để làm gì? Cách tính toán, thiết kế các tụ này?
    3. Tại sao C17 của Snubber lại có 1 chân nối xuống mass mà không phải nối song song với R20?
    4. Chức năng của C32, C29, C26, C23 để làm gì? Cách tính toán, thiết kế các tụ này?

    Em xin cảm ơn!

  • #2
    1. Giả sử hiệu suất của nguồn 85% -> công suất đầu vào = 150W/0.85 = 176W -> dòng điện đầu vào = 176/220 = 0.8A -> công suất tỏa nhiệt trên R1 = 0.8*0.8*1 = 0.64W. Vậy để nguồn chạy bình thường chỉ cần R1 1W là đủ rồi, người ta dùng loại 5W do cái dòng tức thời để nạp tụ lúc mới cắm điện thôi.
    2. Tụ mắc song song với diode để bảo vệ diode đó tránh khỏi áp ngược cao vì áp đó sẽ được nạp vào tụ. Thực tế nó hay được dùng ở ngõ nguồn ra chứ đầu vào ít khi thấy. Tại sao dùng nó sẽ nói ở câu 4
    3. Chức năng của snubber là xả điện áp ngược từ cuộn dây, không hiểu dụng ý của NSX ra sao nhưng nó vẫn xả được qua con đường D7 -> C17 -> D1 -> D2
    4. Giống như ý 2, dùng để bảo vệ diode. Cuộn dây ngõ ra không có snubber nên điện áp ngược sẽ lớn và đặt lên diode ngõ ra và có thể làm chết diode, tụ mắc song song với diode sẽ tạm thời "nối tắt" 2 đầu diode lại ngay khi vừa xuất hiện điện áp ngược (vì điện áp trên tụ lúc đó chỉ khoảng 0.2 -> 0.4V). Do điện áp ngược có dấu ngược với điện áp đang có trên các tụ lọc sau chỉnh lưu nên sẽ bị xả qua các tụ này. Thực tế người ta mắc nối tiếp R với C nữa rồi mới cho song song với diode vì nếu chỉ có C thì dòng xả lớn làm C rất nóng

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
      1. Giả sử hiệu suất của nguồn 85% -> công suất đầu vào = 150W/0.85 = 176W -> dòng điện đầu vào = 176/220 = 0.8A -> công suất tỏa nhiệt trên R1 = 0.8*0.8*1 = 0.64W. Vậy để nguồn chạy bình thường chỉ cần R1 1W là đủ rồi, người ta dùng loại 5W do cái dòng tức thời để nạp tụ lúc mới cắm điện thôi.
      2. Tụ mắc song song với diode để bảo vệ diode đó tránh khỏi áp ngược cao vì áp đó sẽ được nạp vào tụ. Thực tế nó hay được dùng ở ngõ nguồn ra chứ đầu vào ít khi thấy. Tại sao dùng nó sẽ nói ở câu 4
      3. Chức năng của snubber là xả điện áp ngược từ cuộn dây, không hiểu dụng ý của NSX ra sao nhưng nó vẫn xả được qua con đường D7 -> C17 -> D1 -> D2
      4. Giống như ý 2, dùng để bảo vệ diode. Cuộn dây ngõ ra không có snubber nên điện áp ngược sẽ lớn và đặt lên diode ngõ ra và có thể làm chết diode, tụ mắc song song với diode sẽ tạm thời "nối tắt" 2 đầu diode lại ngay khi vừa xuất hiện điện áp ngược (vì điện áp trên tụ lúc đó chỉ khoảng 0.2 -> 0.4V). Do điện áp ngược có dấu ngược với điện áp đang có trên các tụ lọc sau chỉnh lưu nên sẽ bị xả qua các tụ này. Thực tế người ta mắc nối tiếp R với C nữa rồi mới cho song song với diode vì nếu chỉ có C thì dòng xả lớn làm C rất nóng
      2. Em chưa hiểu lắm vì khi nạp tụ thì tạo ra xung dòng, còn khi nạp cuộn cảm thì tạo ra xung áp chứ nhỉ?
      3. Em cũng chưa hiểu chỗ snubber vì:
      a) Nếu xả qua C17 rồi qua bridge rectifier thì lúc đó điện áp sẽ là điện áp ringing trên GND, có 2 trường hợp: Một là nó sẽ xả qua 2 con 1N4007 trở về nguồn, nhưng công suất tản nhiệt của 2 con này chỉ là 2W, và điện áp ringing là điện áp tần số cao nên 1N4007 sẽ không xử lý được. Hai là nó sẽ xả qua 2 tụ song song với 2 diode trở về nguồn, vì tần số lúc này rất cao nên trở kháng trên 2 tụ 1nF rất nhỏ. Em đang suy nghĩ đến chỗ này không biết có đúng không?
      b) Tiếp theo là con trở snubber 5W sẽ bị thừa ra, không hiểu dụng ý của nhà sản xuất thế nào.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi trumsomui~ Xem bài viết

        2. Em chưa hiểu lắm vì khi nạp tụ thì tạo ra xung dòng, còn khi nạp cuộn cảm thì tạo ra xung áp chứ nhỉ?
        3. Em cũng chưa hiểu chỗ snubber vì:
        a) Nếu xả qua C17 rồi qua bridge rectifier thì lúc đó điện áp sẽ là điện áp ringing trên GND, có 2 trường hợp: Một là nó sẽ xả qua 2 con 1N4007 trở về nguồn, nhưng công suất tản nhiệt của 2 con này chỉ là 2W, và điện áp ringing là điện áp tần số cao nên 1N4007 sẽ không xử lý được. Hai là nó sẽ xả qua 2 tụ song song với 2 diode trở về nguồn, vì tần số lúc này rất cao nên trở kháng trên 2 tụ 1nF rất nhỏ. Em đang suy nghĩ đến chỗ này không biết có đúng không?
        b) Tiếp theo là con trở snubber 5W sẽ bị thừa ra, không hiểu dụng ý của nhà sản xuất thế nào.
        2. Mình cũng ko chắc là có phải để bảo vệ cầu diode không nhưng vì cách mắc giống như ở ngõ ra, mà ngõ ra mắc như thế chắc chắn là để bảo vệ diode nên đoán hơi bừa
        3. a) Mình nghĩ là nó xả qua cả cầu diode lẫn tụ nhưng sẽ ưu tiên tụ vì lý do tần số cao như bạn nói, có lẽ đấy mới là lý do người ta thêm 4 tụ chứ ko phải như cái số 2 mình đoán bừa
        b) Dù sao cái hệ thống chạy lòng vòng kia và con snubber 5W cũng là mắc song song (đối với điện áp ngược từ cuộn dây) nên cũng không có gì là thừa, nó sẽ xả theo cả 2 đường luôn.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

          2. Mình cũng ko chắc là có phải để bảo vệ cầu diode không nhưng vì cách mắc giống như ở ngõ ra, mà ngõ ra mắc như thế chắc chắn là để bảo vệ diode nên đoán hơi bừa
          3. a) Mình nghĩ là nó xả qua cả cầu diode lẫn tụ nhưng sẽ ưu tiên tụ vì lý do tần số cao như bạn nói, có lẽ đấy mới là lý do người ta thêm 4 tụ chứ ko phải như cái số 2 mình đoán bừa
          b) Dù sao cái hệ thống chạy lòng vòng kia và con snubber 5W cũng là mắc song song (đối với điện áp ngược từ cuộn dây) nên cũng không có gì là thừa, nó sẽ xả theo cả 2 đường luôn.
          Chào bác, e có 1 số bộ nguồn DC bị rò điện đầu ra, chân không mà sờ vào giật mình.
          ( thử bút điện đỏ), đo áp so với mặt đất khoảng 70-90V

          Trên mạch thường có 1 con tụ giá trị nhỏ 30nF nối từ cực - của phần mạch sơ cấp sang - của thứ cấp.
          E nghĩ nó truyền điện sang, tháo nó ra thì đỡ 1 chút tuy nhiên vẫn giật.

          Mạch được cách ly hoàn toàn chỉ còn nghi mỗi con biến áp.
          Không lẽ bên trong nó phóng điện hay sao ạ ?
          Mà kể cả máy mới cũng thế, chỉ có sạc điện thoại là e thấy ko bị.
          Nguồn công suất càng cao thì dòng điện này càng lớn.

          Bác có thể giải đáp cho em tại sao được không ?

          Comment


          • #6
            C4-C7 nối song song với 4 diode trong cầu chỉnh lưu có tác dụng chống nhiễu, lọc nguồn giúp áp DC đầu ra cầu sạch sẽ hơn, dễ thất tác dụng trong mạch audio. Khi không có 4 tụ này hoặc chúng hư thì loa sẽ có tiếng ù 50-100Hz.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi muaxuanlakho Xem bài viết

              Chào bác, e có 1 số bộ nguồn DC bị rò điện đầu ra, chân không mà sờ vào giật mình.
              ( thử bút điện đỏ), đo áp so với mặt đất khoảng 70-90V

              Trên mạch thường có 1 con tụ giá trị nhỏ 30nF nối từ cực - của phần mạch sơ cấp sang - của thứ cấp.
              E nghĩ nó truyền điện sang, tháo nó ra thì đỡ
              1 chút tuy nhiên vẫn giật.

              Mạch được cách ly hoàn toàn chỉ còn nghi mỗi con biến áp.
              Không lẽ bên trong nó phóng điện hay sao ạ ?
              Mà kể cả máy mới cũng thế, chỉ có sạc điện thoại là e thấy ko bị.
              Nguồn công suất càng cao thì dòng điện này càng lớn.

              Bác có thể giải đáp cho em tại sao được không ?
              Mình ko chuyên cái này nhưng theo nhiều người thì nó chống nhiễu, thực tế chính mình đã gặp. Mình có 1 cái Organ cùi làm MIDI controller cho phần mềm Piano trên máy tính, khi tháo tụ đó ra thì nốt nó cứ nhảy loạn xạ dù mình không bấm những nốt đó.

              Biến áp thì dĩ nhiên cũng có rò nhẹ AC vì hiệu ứng tụ điện giữa dây quấn sơ và thứ.

              Thêm vài nguyên nhân nữa ai đó đã từng nói nhưng quên rồi.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                C4-C7 nối song song với 4 diode trong cầu chỉnh lưu có tác dụng chống nhiễu, lọc nguồn giúp áp DC đầu ra cầu sạch sẽ hơn, dễ thất tác dụng trong mạch audio. Khi không có 4 tụ này hoặc chúng hư thì loa sẽ có tiếng ù 50-100Hz.
                Sao nó hơi ngược logic thế nhỉ? Tụ cho AC đi qua thì phải ù nhiều hơn chứ

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                  C4-C7 nối song song với 4 diode trong cầu chỉnh lưu có tác dụng chống nhiễu, lọc nguồn giúp áp DC đầu ra cầu sạch sẽ hơn, dễ thất tác dụng trong mạch audio. Khi không có 4 tụ này hoặc chúng hư thì loa sẽ có tiếng ù 50-100Hz.
                  Ví dụ tần số nhiễu là 100Hz => Xc ~ 1.6 mOhm, vậy thì giống như hở mạch ở 4 con tụ này rồi anh?
                  Em có một mạch khác nữa, mạch này nó lại chỉ còn 2 con tụ. Tiện thể upload cuốn sách lên cho tiện theo dõi.
                  2 mạch này ở trang 44 và 47.
                  Attached Files

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi muaxuanlakho Xem bài viết

                    Chào bác, e có 1 số bộ nguồn DC bị rò điện đầu ra, chân không mà sờ vào giật mình.
                    ( thử bút điện đỏ), đo áp so với mặt đất khoảng 70-90V

                    Trên mạch thường có 1 con tụ giá trị nhỏ 30nF nối từ cực - của phần mạch sơ cấp sang - của thứ cấp.
                    E nghĩ nó truyền điện sang, tháo nó ra thì đỡ 1 chút tuy nhiên vẫn giật.

                    Mạch được cách ly hoàn toàn chỉ còn nghi mỗi con biến áp.
                    Không lẽ bên trong nó phóng điện hay sao ạ ?
                    Mà kể cả máy mới cũng thế, chỉ có sạc điện thoại là e thấy ko bị.
                    Nguồn công suất càng cao thì dòng điện này càng lớn.

                    Bác có thể giải đáp cho em tại sao được không ?
                    Trên biến áp xung thực tế, giữa cuộn sơ và cuộn thứ cấp tồn tại điện kháng tản, hoạt động ở tần số đóng
                    cắt của mạch, mà từ đó phát sinh nhiễu và nhiều vấn đề khác.

                    C7 có chức năng tạo đường thoát cho phần điện áp tần số cao do điện kháng tản này gây ra, giảm nhiễu sinh ra lên các linh kiện xung quanh. Thường chọn C7 lớn hơn điện dung của biến áp xung là ok.tụ này thường có giá trị "nF" , điện áp 2kV

                    Còn về điện giật thì em nghĩ là do nhiễu tần số cao do các linh kiện đóng cắt rồi bức xạ ra vỏ nhôm của nguồn nên bị giựt, còn sạc điện thoại bằng vỏ nhựa thì cách điện, em nghĩ vậy.

                    Anh có thể tra google xem thêm AN15 của Power Intergration

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi trumsomui~ Xem bài viết

                      Trên biến áp xung thực tế, giữa cuộn sơ và cuộn thứ cấp tồn tại điện kháng tản, hoạt động ở tần số đóng
                      cắt của mạch, mà từ đó phát sinh nhiễu và nhiều vấn đề khác.

                      C7 có chức năng tạo đường thoát cho phần điện áp tần số cao do điện kháng tản này gây ra, giảm nhiễu sinh ra lên các linh kiện xung quanh. Thường chọn C7 lớn hơn điện dung của biến áp xung là ok.tụ này thường có giá trị "nF" , điện áp 2kV

                      Còn về điện giật thì em nghĩ là do nhiễu tần số cao do các linh kiện đóng cắt rồi bức xạ ra vỏ nhôm của nguồn nên bị giựt, còn sạc điện thoại bằng vỏ nhựa thì cách điện, em nghĩ vậy.

                      Anh có thể tra google xem thêm AN15 của Power Intergration
                      Không phải nhiễu ra vỏ bác nhé, Adaptor laptop là ví dụ, toàn vỏ nhựa nhưng kiểu gì cũng rò, cái thì nặng cái thì nhẹ. Càng nguồn xịn càng rò nhiều.

                      Comment


                      • #12
                        Thermistor khi nóng điện trở giảm xuống rất nhỏ nên khó bị đứt khi quá dòng. Người ta dùng điện trở để thay cho cầu chì luôn.

                        2 con tụ mắc song song với diot sơ cấp để đảm bảo mass sơ cấp luôn được nối đất thông qua dây nguội (tụ chỉ nối cao tần thôi nhé)

                        Giữa cuộn sơ và thứ hình thành nên điện dung ký sinh. Nếu không có con tụ xả thì phần mạch thứ cấp giống như cái ăn ten phát ra sóng cao tần biên độ lớn làm giật tê tê, nhiễu...

                        Còn một cách chống giật, nhiễu nữa là giữa cuộn sơ và thứ người ta quấn 1 lớp đồng lá, hoặc 1 lớp dây quấn, một đầu hở mạch còn đầu kia nối mass sơ cấp.
                        sau.ph

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        trumsomui~ Tìm hiểu thêm về trumsomui~

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X