Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giới thiệu các loại tụ điện cho người mới

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giới thiệu các loại tụ điện cho người mới

    Tụ điện là linh kiện thường gặp trong mạch điện.
    Nó có rất nhiều loại khác nhau.
    Trong bài viết này sẽ giới thiệu
    , công dụng, ưu nhược điểm từng loại.

    Tụ nhôm

    Là tụ phân cực gồm hai dải nhôm cuộn lại với một dải giấy thấm ở giữa được ngâm trong dung dịch điện phân, sau đó được đóng gói thành một khối hình trụ.
    Giá trị điện dung từ 0,1µF đến 500.000µF
    Ưu điểm: đây là loại tụ điện lớn nhất về lưu trữ điện dung.
    Nhược điểm: có phạm vi dung sai rộng, ± 20% trở lên.
    Loại tụ này không được sử dụng trong các ứng dụng cần các giá trị chính xác

    Tụ tantalum

    Là tụ phân cực được làm từ tantalum pentoxide.
    Ưu điểm: nhỏ hơn, nhẹ hơn và ổn định hơn tụ nhôm.
    Nhược điểm: lưu trữ điện dung tối đa thấp và điện áp làm việc tối đa thấp.
    Được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống tín hiệu analog không có nhiễu dòng cao.

    Tụ gốm

    Cấu tạo từ các vật liệu titanium acid barium làm chất điện môi.
    Giá trị trong khoảng từ 1pF đến vài microfarad.
    Ưu điểm: có giá trị điện dung cao so với kích thước.
    Nhược điểm: không có giá trị điện dung cao như tụ hóa.
    Có độ ổn định cao nhất, không bị lão hóa theo thời gian, rất phù hợp cho các ứng dụng điều chỉnh các mạch và các bộ lọc.

    Tụ polyester

    Gồm các tấm kim loại có màng polyester ở giữa hoặc một màng kim loại được đặt trên chất cách điện.
    Giá trị trong phạm vi từ 1nF đến 15µF.
    Ưu điểm: tụ polyester có điện dung trên một đơn vị thể tích cao.
    Kích cỡ nhỏ và giá rẻ nên được sử dụng phổ biến.

    Tụ polypropylen

    Có chất điện môi được làm từ màng polypropylen.
    Phạm vi giá trị từ 100pf đến 10µF.
    Điện áp làm việc cao nên được sử dụng trong các mạch có điện áp hoạt động cao.
    Dung sai khoảng 1% nên được sử dụng khi cần dung sai thấp.

    Tụ Polystyrene

    Chất điện môi được tạo thành từ polystyrene.
    Giá trị thấp thường là 10pF đến 47nF.
    Ưu điểm: có điện trở cách ly cao, vì vậy rất tốt để sử dụng trong các ứng dụng ghép và lưu trữ.
    Nhược điểm: cấu tạo như một cuộn dây bên trong, vì vậy không phù hợp cho các ứng dụng tần số cao.

    Tụ polycarbonate

    Có chất điện môi là polycarbonate.
    Có khoảng giá trị điện dung từ 100pF đến 10µF.
    Ưu: có hệ số nhiệt độ rất tốt nên không thay đổi nhiều khi có sự thay đổi nhiệt độ.
    Nhược: có dung sai khá cao.

    Tụ bạc Mica

    Được tạo ra bằng cách lắng một lớp bạc mỏng trên lớp điện môi mica.
    Ưu điểm: dung sai thấp từ 1% trở xuống, hệ số nhiệt độ tốt và độ bền.
    Nhược: không có giá trị điện dung cao và giá rất đắt.

  • #2
    machpcb Hết chưa bạn?
    Diễn đàn có luồng "Tổng quan về tụ điện": http://www.dientuvietnam.net/forums/...%91i%E1%BB%87n
    Trong luồng này đã có rất nhiều ý kiến thảo luận về "kính thưa các loại tụ điện". Bạn tham khảo thêm để lấy thông tin viết bài mới nhé.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #3
      machpcb Bạn cho tôi hỏi chút:
      - Tụ polyester và tụ polypropylen trông giống nhau thế, làm thế nào để phân biệt" Có phải là 1 cái lưng gù, đứng thẳng, còn 1 cái lưng thẳng đứng nghiêng?
      - Cái chất làm nên tụ gốm có công thức hoá học như thế nào mà được gọi là titanium acid barium? Tôi chỉ biết Barium Titanate (BaTiO3) thôi.

      Và đố bạn 2 câu nho nhỏ:
      - Tại sao cái tụ mica trên hình lại có "eo con kiến"?
      - Tụ polystyrene: Tại sao 1 đầu có vạch kẻ, đầu còn lại không có?
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
        machpcb Bạn cho tôi hỏi chút:
        - Tụ polyester và tụ polypropylen trông giống nhau thế, làm thế nào để phân biệt" Có phải là 1 cái lưng gù, đứng thẳng, còn 1 cái lưng thẳng đứng nghiêng?
        - Cái chất làm nên tụ gốm có công thức hoá học như thế nào mà được gọi là titanium acid barium? Tôi chỉ biết Barium Titanate (BaTiO3) thôi.

        Và đố bạn 2 câu nho nhỏ:
        - Tại sao cái tụ mica trên hình lại có "eo con kiến"?
        - Tụ polystyrene: Tại sao 1 đầu có vạch kẻ, đầu còn lại không có?
        Click image for larger version

Name:	tụ điện.PNG
Views:	2197
Size:	29.6 KB
ID:	1718578

        Thầy giáo cho em hỏi phần thắt lại có phải vì để chịu điện áp cao thì bên trong cấu tạo như 2 tụ mắc nối tiếp như trong hình

        Mấy câu còn lại em chịu chết luôn

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết
          phần thắt lại có phải vì để chịu điện áp cao thì bên trong cấu tạo như 2 tụ mắc nối tiếp như trong hình
          Đúng. Trong tụ mica điện áp cao, người ta làm 2 bên 2 cái và nối với nhau ở đoạn "thắt eo con kiến" đó.

          2 câu trên tôi cũng không biết nên phải hỏi chủ thớt.
          Câu cuối cùng thì... nhiều người biết mà, bác tuyennhan nhỉ.
          Last edited by HTTTTH; 18-06-2020, 16:01.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          machpcb Tìm hiểu thêm về machpcb

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X