Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Không hiểu tác dụng của con tụ này trong mạch!!!

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Vì tụ hạn dòng có dòng quá độ rất lớn nên mới cần thêm trở hạn dòng nạp. Bác nói chẳng có dòng quá độ thì R nối tiếp để bảo vệ cái gì?

    Áp đỉnh 310V không làm chết led? vậy led của bác HTTTTH tại sao lại chết đúng ngay lúc cắm điện?
    sau.ph

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết

      Nói kiểu chợ búa dv/dt thôi chứ muốn nói cụ thể chi tiết ở múc u2-u1 thì chú dinhthuong tính sai điều kiện đầu rồi, điều kiện đầu mạch quá độ với phần tử quán tính phải biến đổi laplace. Vì dv tính kiểu chợ búa kia không xác định cụ thể dv, dt, thế thì thích nói dv/dt lớn mấy cũng được. Nếu tính kiểu thông thường thì phải đạo hàm cái Vsin để ra tốc độ biến thiên, lúc tính tích phân quá chuối

      Đốt hết sách vở rồi để hôm nào kiếm lại quyển sách rồi cháu đào mộ lên sau vậy
      Đạo hàm cái Vsin chỉ tính được dòng khi mạch ở trạng thái ổn định thôi. Khi mạch ở trạng thái quá độ, chuyển từ trạng thái OFF sang ON thì dùng du/dt là đúng rồi.
      sau.ph

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

        Đạo hàm cái Vsin chỉ tính được dòng khi mạch ở trạng thái ổn định thôi. Khi mạch ở trạng thái quá độ, chuyển từ trạng thái OFF sang ON thì dùng du/dt là đúng rồi.
        Chú đạo hàm cái Vsin sẽ ra tốc độ biến thiên của điện áp, xác định độ dốc rồi tính du/dt. Dòng điện trong mạch đã ổn định thì dùng định luật ôm với trở kháng tương tương chứ chú.

        Cái này chú tính cũng sai luôn rồi :V, ở miền thời gian tính quá độ rất chuối. Nói mỗi du/dt chưa xác định được cái gì. Chú thử tính du/dt cụ thể là mấy ạ đi ạ, không thể cứ nói mồm "đờ u trên đờ tê" mãi được.
        Chuyển sang laplace sẽ rút gọn được tích phân, không còn du/dt nên sẽ dễ xác định cụ thể được. Sau đó biến đổi ngược để ra miền thời gian.

        _____________
        _____________

        Cháu thấy bác VVP ném gạch đúng đấy. Các chú phải đưa ra chặt chẽ cái điều kiện, mô hình hóa đưa phép tính vào linh kiện phải chặt chẽ hơn thì mới đỡ bị bác VVP ném gạch. Cháu thấy các chú đang còn sót 1 chỗ nữa, nên vẫn bị ném gạch, nhưng cháu ngồi hóng thì hay hơn. Lỡ đoán sai gạch bay lạc vào nhà thì thốn lắm

        Comment


        • #34
          du thì dễ thấy rồi. Thí dụ ban đầu tụ 0V, Giả sử lúc bật công tắt lúc đỉnh sin thì du=310V.

          Nếu tụ 1uF, r đường dây điện phỏng chừng 1 ôm thì thời gian nạp đầy khoảng 5 us. Tính ra I=C.du/dt=62A

          Thực tế tôi đã làm thí nghiệm tụ 1uF đóng ngắt liên tục bằng dimmer, dòng peak đo được mỗi khi thyristor dẫn là 40A (Dùng oscillo soi sụt áp trên trở shunt)
          sau.ph

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết

            Nói kiểu chợ búa dv/dt thôi chứ muốn nói cụ thể chi tiết ở múc u2-u1 thì chú dinhthuong tính sai điều kiện đầu rồi, điều kiện đầu mạch quá độ với phần tử quán tính phải biến đổi laplace. Vì dv tính kiểu chợ búa kia không xác định cụ thể dv, dt, thế thì thích nói dv/dt lớn mấy cũng được. Nếu tính kiểu thông thường thì phải đạo hàm cái Vsin để ra tốc độ biến thiên, lúc tính tích phân quá chuối

            Đốt hết sách vở rồi để hôm nào kiếm lại quyển sách rồi cháu đào mộ lên sau vậy
            Không chợ búa lắm đâu bạn, công thức tính dòng điện I=Q/t, di=du/dt (với i và u là hàm số/sóng của dòng điện và điện áp theo thời gian t) là cơ bản, tổng quát nhất. (Ở điện DC không đổi, I=U/R cũng chỉ là trường hợp đặc biệt, là kết quả từ công thức di=du/dt)

            Chính từ phương trình vi phân đó, trong điều kiện cụ thể và đơn giản/lí tưởng hóa cho tụ C(chỉ có dung kháng C, ERS=0 và điện áp 2 đầu tụ là hàm sin 100%) thì người ta mới tính ra gần đúng dòng điện trung bình(hay hiệu dụng) qua tụ C trong mạch xoay chiều trong một chu kì sin là I=U/Zc (còn biến đổi Laplace gì đấy là p pháp để giải pt vi phân i mà thôi)

            Còn mình ghi du hay dV=U2-U1 chỉ là ví dụ cụ thể tại dt=t2-t1 mà ở đó áp 2 đầu tụ là U2 và U1.
            Đúng như bạn nói, du, dt lấy thế nào cũng được, do đó mới có dòng nap/xả quá độ dù tụ nhỏ 1uF mà dòng tới ngàn A hay chỉ trăm mA, nhưng phải nói rõ trong khoảng thời gian dt bao lâu.
            Và tất nhiên, với mạch hạ áp bằng tụ thực tế, phải tính tới thời hằng t~RC(t là hàm mũ hay hàm gì đó, mình dở toán, kg nhớ rõ). Nếu tụ loại CBB, dây dẫn/đường mạch có Ro rất nhỏ mà không có R hạn dòng thì dt cực nhỏ, cứ giả sử lúc cắm điện ngay khi áp lưới bằng 10V, nghĩa là du=U2-U1=10V-0V=10V thì dòng i cũng rất lớn phải không bạn?

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

              ... du, dt lấy thế nào cũng được...
              Chú bảo lấy thế nào cũng được tại sao lại chỉ là lên nghìn A mà không phải triệu hay vài tỉ A

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết

                Có giới hạn đấy chú. Chú bảo lấy thế nào cũng được tại sao lại chỉ là lên nghìn A mà không phải triệu hay vài tỉ A
                Mọi thứ chỉ tương đối thôi bạn. Vì thực tế không có sợi dây dẫn điện nào (không tính siêu dẫn, chỉ có trong p thí nghiệm) và con tụ nào có điện trở bằng 0.000 ôm cả. Nếu có thì hàng tỉ A là thường.

                Thực tế, với tụ 1uF cũng đạt được hàng ngàn A khi bạn xả điện cho áp Uc =0.0V, sau đó cấp cho nó áp 12Vdc. Bạn tính đi, sẽ đạt dòng nạp 1000A trong thời gian tương ứng là dt=du/di=(12.0V-0.0V)/1000A

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                  Mọi thứ chỉ tương đối thôi bạn. Vì thực tế không có sợi dây dẫn điện nào (không tính siêu dẫn, chỉ có trong p thí nghiệm) và con tụ nào có điện trở bằng 0.000 ôm cả. Nếu có thì hàng tỉ A là thường.

                  Thực tế, với tụ 1uF cũng đạt được hàng ngàn A khi bạn xả điện cho áp Uc =0.0V, sau đó cấp cho nó áp 12Vdc. Bạn tính đi, sẽ đạt dòng nạp 1000A trong thời gian tương ứng là dt=du/di=(12.0V-0.0V)/1000A
                  Chú tính du còn di, dt chú nói mồm. Nói chợ búa vì trong thời gian dt, thì nhỏ hơn dt thì i nó cũng thay đổi. di với dt chưa chứng minh cái nào thay đổi nhanh hơn cái nào. Giải thích bị lệch sang hướng ngộ nhận, biết nó lớn nên cứ làm sao nói cho nó lớn là được.
                  Cháu biết là nó lên cực cao, như ở hình dưới lên triệu A luôn. Nhưng chú giải thích lung tung quá

                  Comment


                  • #39
                    ... Như vậy biến thiên dU = 310v - 309v = 1 volt
                    biến thiên t = t - to = 'bé tí xíu"....
                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    Mắt bác ấy kẻm nhẻm nên chỉ thấy được ÁP NGUỒN tăng từ 309 lên 310 V mà không thấy được ÁP TỤ tăng từ 0 lên 310 V
                    Nếu tính tăng từ 0 lên 310 thì thời gian cũng tăng thêm. Bác vvp tính dU=1v, trong thời gian t kia, nếu du=310v thì thời gian cũng thành 310*t thì sao (thậm chí lớn hơn, cũng có khi nhỏ hơn nhưng chắc chắn thơi gian biến thiên sẽ tăng theo)

                    Comment


                    • #40
                      du đáng lẽ phải tính theo đường màu đỏ, bác ấy lại tính theo đường mầu xanh.

                      sau.ph

                      Comment


                      • #41
                        Cháu mô phỏng cho nhanh vậy, chờ ngồi lấy sách học lại các chú hết hứng mất

                        Cháu mô phỏng lúc đóng công tắc tại đỉnh sin. (Chuột phải mở tab khác để xem ảnh lớn ạ)
                        ______________________________
                        Có trở 100/4




                        _________________________________
                        _________________________________
                        _________________________________

                        Không có trở 100/4



                        1KA=1000A

                        Đường màu nâu là dòng qua tải

                        Comment


                        • #42
                          Từ cộng thức quá độ biến thiên t gì đó kết luận dòng nạp tụ lên hàng nghìn volt làm chết led không thực tế chút nào.

                          1-Không phải lúc nào ON led cũng ở mức 0 volt. Lấy đơn vị là volt sẽ có 310 nấc thang. Bao nhiêu nấc thang có dòng an tòan cho led?
                          2- Led cháy phải có đủ thời gian. t quá ngắn làm chết led được không?
                          3- Từ công thức tính dung kháng zC người ta tính ra giá trị tụ. Nay thằng biến thiên t gì đó đá thằng dung kháng ra chỗ khác chơi.
                          4- Dòng tối đa của tụ không cho phép nạp tụ lên cả ngàn Ampe, đến mức nào đó là nổ tụ. Lấy công thức hù ma nhát quỷ trẻ con.
                          5- Nhà sản xuất các thiết bị hạ áp bằng tụ, không ngu hơn thầy bói đâu. Họ có cả tập thể kỹ sư nghiên cứu về kỹ thuật lẫn kinh tế, không phải thiết kế 1 mạch điện xài cả chục năm là mục đích của họ.
                          6- Có cái thiết bị nào mới mua về bật ON là cháy led không? hay lão hóa mới bị?
                          7-----------------------------------
                          8-------- Bỏ bớt vì nhiều quá-----
                          9------------------------------------

                          60 năm trước các trường kỹ thuật chư Cao Thắng, Cao Đạt, Nguyễn Trường Tô, Donbosco, LasanTabert đã dạy các học sinh đệ ngũ ( lớp 8 ) cách dùng tu hạ áp , 60 năm sau thầy bói mới biết, tự hào về áp đỉnh tạo dòng lên cả nghìn A làm chết led.
                          Cái R nối tiếp với tụ không phải hạn dòng 310volt bảo vệ cho led. Không biết hay nói phét.

                          Quá nhiều lý do tố cáo thầy bói sờ mu rùa nói phét.

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết

                            Chú tính du còn di, dt chú nói mồm. Nói chợ búa vì trong thời gian dt, thì nhỏ hơn dt thì i nó cũng thay đổi. di với dt chưa chứng minh cái nào thay đổi nhanh hơn cái nào. Giải thích bị lệch sang hướng ngộ nhận, biết nó lớn nên cứ làm sao nói cho nó lớn là được.
                            Cháu biết là nó lên cực cao, như ở hình dưới lên triệu A luôn. Nhưng chú giải thích lung tung quá

                            Mình đâu nói mồm, vì theo định nghĩa về cường độ dòng điện, mình nhớ mang máng khi học vật lí lớp 7-9 về điện tích, nó thế này thì phải:
                            cường độ dòng điện là đại lượng vật lí đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, được xác định là lượng điện tích dịch chuyển trong một khoảng thời gian.

                            Công thức đầu tiên về dòng điện là I=Q/t=C.V/t với V=V2-V1.

                            Sau này lên lớp 12 thì thì mới biết tới công thức tổng quát di=du/dt, trong đó di , du, dt là độ biến thiên các đại lượng tương ứng. Và khi ta nói, hay đo đạc được thì đó chỉ là giá trị trung bình mà thôi, vì chúng nó biến thiên liên tục theo thời gian.

                            Bạn có thể xem hình mô phỏng sau, app hẳn do tập hợp các kĩ sư phải thông thạo về điện, điện tử mới viết ra được cái phần mềm chuyên mô phỏng về mạch điện, nó là phiên bản năm 2000, gần đây là phiên bản 6.mấy, chắc không đến nỗi là app tào lao đâu bạn:
                            Attached Files

                            Comment


                            • #44
                              Đã có mô phỏng, đã đo thực tế bằng oscillo mà bác còn cãi cố.

                              60 năm trước làm gì có led. Nếu dùng tụ hạn dòng cho đèn dây tóc, quạt điện... thì điện trở tim đèn, trở kháng stator... đã có chức năng hạn dòng nạp tụ rồi.

                              Nguyên văn bởi vi van pham
                              Cái R nối tiếp với tụ không phải hạn dòng 310volt bảo vệ cho led.
                              Vậy thì bác giải thích xem R đó có chức năng gì, hoạt động như thế nào?
                              sau.ph

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi T.L.M;n1725629
                                1- Đã có mô phỏng, đã đo thực tế bằng oscillo mà bác còn cãi cố.
                                2-60 năm trước làm gì có led. Nếu dùng tụ hạn dòng cho đèn dây tóc, quạt điện... thì điện trở tim đèn, trở kháng stator... đã có chức năng hạn dòng nạp tụ rồi.
                                3-Vậy thì bác giải thích xem R đó có chức năng gì, hoạt động như thế nào?
                                ha.ha.ha.

                                1-Lại lấy râu ông dòng quá độ gắn vào cằm bà ohm.
                                Cứng họng không cãi lý được trước các thực tế đã chứng minh rồi lý sự cùn.

                                2- 60 năm trướckhông có từ hạn dòng nạp tụ, vì dòng dù cao nhưng thời gian quá ngắn chẳng gây tác hại gì.
                                -60 năm sau có led, thầy bói mới phát minh ra chức năng hạn dòng nạp tụ. Xem thử cách hạn dòng của thầy bói:
                                Dung kháng của tụ 145nf là 22k + thêm 100 ohm hạn được dòng 1000 Ampe không làm hư led ha.ha.ha

                                3-Chức năng của R nối tiếp với tụ, không phải là hạn dòng 1000Ampe của áp đỉnh 310 volt. Giải thích điều này thầy bói không hiểu lại sai côn đồ chửi rủa.

                                ha.ha.ha.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Space012 Tìm hiểu thêm về Space012

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X