Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Không hiểu tác dụng của con tụ này trong mạch!!!

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

    (Đính chính giúp bác lỗi gõ máy: 6.5V x 90mA = 0.585W)

    1- Thí nghiệm này có nguồn tin cậy không bác?
    Nếu là tĩnh điện thì là chuyện khác: con led đang cách xa vật mang tĩnh điện triệu vôn kia đã bị nhiễm điện cảm ứng toàn thân thể, cá electron trên thân phi kim của nó cũng như 2 chân kim loại của nó lập tức dịch chuyển về phía vật triệu vôn. Trường hợp này không thể tính dòng điện qua nối p-n của nó bằng công thức I=V/nội trở của led được.

    2- Nếu trong thí nghiệm này KHÔNG DÙNG ĐIỆN TRỞ HẠN DÒNG cho led thì kết quả ở các áp lớn bé từ 3.5V-6.5V mà dòng qua led vẫn chỉ 80-90mA thì lại chứng tỏ nối p-n của led đó chỉ có N hạt mang điện để tạo ra dòng max là 90mA thôi. Cháu đảm bảo nếu chạm 2 chân led vào 2 cực accu 6V, nó sẽ lóe sáng rồi đứt ngay tức khắc vì dòng qua nó quá lớn và có thể duy trì rất lâu.

    Nếu thí nghiệm mà dùng trở hạn dòng cho led thì, vì led cũng chỉ là một nối p-n, là một diode nên nó mang đặc tuyến Vôn-Ampe của diode: khi U nhỏ xấp xỉ Vf thì dòng I qua nó rất nhỏ. Khi U lớn hơn Vf: dòng tăng mạnh thì U tăng rất ít( hay U tăng chậm thì I tăng nhanh). Tuy nhiên, led không phải là một diode zenner, nên dòng tăng thì áp vẫn tăng(hay ngược lại).

    Thí nghiệm số 2 cần có bằng chứng để xác thực xem thế nào, như là video cháu test, chỉ dùng tụ 0.33uF và cầu diode để hạn dòng hạ áp, chỉnh lưu trựcc tiếp từ 220Vac cho led; sau đó thử các trường hợp có trở hạn dòng/không có trở hạn dòng; có tụ lọc nguồn/không có tụ lọc nguồn để đưa ra kết luận khách quan, chính xác hơn.
    ( https://youtu.be/tgLKPYgiEM8)
    Thí nghiệm tôi làm chính xác.
    Cháu cứ làm lại xem kết quả, sau khi led chết, lấy led khác quẹt vài chục cái,led chớp sáng nhưng không chết. Sau đó tăng áp lên 12 volt quẹt thử xem led sống hay chết.
    Đó là trường hợp thứ 2 mà tôi viết có 3 trường hợp làm chết led.

    Dù dòng quá độ do nạp tụ, mạch hạ áp người ta đã tính đủ trường hợp led chết. Thấy led chết cứ nói tại dòng quá độ là sai.

    Comment


    • Tuổi thọ led phụ thuộc vào dòng. (Ví dụ) 10mA thì 10.000 giờ, 20mA thì 1000 giờ .... 10A thì 1us...

      Với dòng quá độ hàng chục A, thời gian vài us đủ làm chết led.

      Dòng quá độ là nguyên nhân chính làm chết led hạn dòng bằng tụ lúc cắm điện (nếu không có mạch bảo vệ, hoặc bảo vệ kém). Các nguyên nhân khác cực kỳ hiếm.



      Bác vvp nói không có dòng quá độ là sai.

      Nói thời gian 1us led không kịp sáng làm sao chết cũng sai.

      Nói phải >1 joule cũng sai luôn.
      sau.ph

      Comment


      • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

        2-thí nghiệm bằng áp dc led trắng thông thường:
        Áp là 3.5 volt dòng 80mA led sáng trắng.
        -tăng dần áp lên dòng lên 90 mA led vẫn ko chết
        - tăng lên 6 volt led vẫn không chết, sáng mờ đi dòng ko đổi.
        - tăng lên 6,5 volt led chết.
        Lấy con led khác quẹt vào áp đó vài chục cái led vẫn sáng không chết.

        Thí nghiệm đó chứng minh led dòng cao nhưng phải có thời gian mới chết. Định mức chết cho con led trắng là 6,5v x 0,09A = 0w085 tương đương 0,085 joule /s

        Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

        Thí nghiệm tôi làm chính xác.
        Cháu cứ làm lại xem kết quả, sau khi led chết, lấy led khác quẹt vài chục cái,led chớp sáng nhưng không chết. Sau đó tăng áp lên 12 volt quẹt thử xem led sống hay chết.
        Đó là trường hợp thứ 2 mà tôi viết có 3 trường hợp làm chết led.

        Dù dòng quá độ do nạp tụ, mạch hạ áp người ta đã tính đủ trường hợp led chết. Thấy led chết cứ nói tại dòng quá độ là sai.
        Trước hết, chúng ta cần xác định lại các định nghĩa và thông tin ạ.

        -Led sáng bình thường: ở dòng định mức thì Vf trong định mức
        -Led hư, lỗi: ở dòng định mức hay ở áp định mức mà Vf hay dòng không trong định mức, và/ hoặc ánh sáng phát ra không bình thường
        -Led chết: là led hư hay chỉ lóe sáng khi cấp dòng định mức?
        Vì như mấy con led 5730/0.5W/150mA/3-3.4V đã bị test hư thì khi quet quẹt cho nó trong trường hợp quá độ thì nó vẫn lóe sáng rồi thôi hoặc đo đỏ như lửa cháy sau khi lóe sáng, do nhân led bị cháy thành than, dẫn điện, và dòng điện ổn định qua nó vẫn là dòng hạn dòng 23mA nhưng áp 2 đầu nó mấy chục vôn ạ.

        Theo như bác test là led 5ly, ăn dòng chừng 20-50mA. và bác cấp trực tiếp điện áp cho nó ạ?
        Vậy thì cháu sẽ dùng led 5ly màu đỏ hoặc xanh lá thí nghiệm, vì không có led 5ly trắng siêu sáng

        Comment


        • Thí nghiệm của bác vvp chẳng có gì lạ. Tăng dòng dăm lần thì một lúc sau nó mới chết. Tăng dòng ngàn lần thì chưa kịp chớp mắt đã chết.



          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          Dù dòng quá độ do nạp tụ, mạch hạ áp người ta đã tính đủ trường hợp led chết.
          Người ta tính: thêm trở nối tiếp để giảm dòng quá độ, thêm tụ hoá song song led để chia bớt dòng quá độ. Còn bác tính bằng dung kháng là sai.



          Nguyên văn bởi vi van pham

          Thấy led chết cứ nói tại dòng quá độ là sai.
          Hạn dòng bằng tụ, 99% led chết do dòng quá độ. 1% do nguyên nhân khác.

          TLM nói tại dòng quá độ là SAI 1%.
          Bác nói tại nguyên nhân khác là ĐÚNG 1%
          sau.ph

          Comment


          • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
            Tuổi thọ led phụ thuộc vào dòng. (Ví dụ) 10mA thì 10.000 giờ, 20mA thì 1000 giờ .... 10A thì 1us...

            Với dòng quá độ hàng chục A, thời gian vài us đủ làm chết led.

            Dòng quá độ là nguyên nhân chính làm chết led hạn dòng bằng tụ lúc cắm điện (nếu không có mạch bảo vệ, hoặc bảo vệ kém). Các nguyên nhân khác cực kỳ hiếm.



            Bác vvp nói không có dòng quá độ là sai.

            Nói thời gian 1us led không kịp sáng làm sao chết cũng sai.

            Nói phải >1 joule cũng sai luôn.
            Nếu có mạch bảo vệ thì dòng quá độ không làm chết led. Nói dòng quá độ làm chết led chỉ có thợ vườn như Thầy bói nói.

            Thầy bói có làm thử nghiệm chưa mà nói NGU thế? Lấy quyển quy trình kỹ thuật kiểm nghiệm linh kiện quang điện tử đọc cho bớt NGU đi.

            Comment


            • Hết 11 trang vẫn không chốt được chết do gì.
              Cũng chưa chốt được chết trong khoảng thời gian quá độ hay xác lập nữa.
              Mệt mỏi

              Comment


              • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                Nếu có mạch bảo vệ thì dòng quá độ không làm chết led. Nói dòng quá độ làm chết led chỉ có thợ vườn như Thầy bói nói.

                Thầy bói có làm thử nghiệm chưa mà nói NGU thế? Lấy quyển quy trình kỹ thuật kiểm nghiệm linh kiện quang điện tử đọc cho bớt NGU đi.
                tq làm mạch bảo vệ nửa vời. Hên thì được vài năm, xui thì vài tháng vài tuần.


                Nói dung kháng giống như điện trở, làm gì có dòng quá độ, chỉ có thợ vườn như bác nói.


                TLM đã thử nghiệm với tụ 0,33uF rồi. Bác nói >1joule căn cứ vào đâu hay đoán mò???
                sau.ph

                Comment


                • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                  tq làm mạch bảo vệ nửa vời. Hên thì được vài năm, xui thì vài tháng vài tuần.


                  Nói dung kháng giống như điện trở, làm gì có dòng quá độ, chỉ có thợ vườn như bác nói.


                  TLM đã thử nghiệm với tụ 0,33uF rồi. Bác nói >1joule căn cứ vào đâu hay đoán mò???
                  NGU quá , đã nói từ đầu người ta quy định, led 1w phát 1 điện năng 1 joule. Thầy bói vườn có biết gì đâu mà giảng dạy.

                  Thầy bói cứ túm 3 trường hợp lại cho gọn, led cháy vì dòng quá độ.

                  Comment


                  • Led chết trong thời gian quá độ còn chết vì gì thì đợi tiếp .
                    Đèn sạc trung quôc mạch chỉ dùng sạc pin , đèn thì phải bật công tắc ai sạc mà quên tắt hư ráng chịu .

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                      đã nói từ đầu người ta quy định, led 1w phát 1 điện năng 1 joule.
                      Người ta qui định nó phát 1 joule chứ đâu qui định nó chết.



                      Trả lại cho bác:
                      Nguyên văn bởi vi van pham

                      NGU quá
                      sau.ph

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                        Led chết trong thời gian quá độ còn chết vì gì thì đợi tiếp .
                        Đèn sạc trung quôc mạch chỉ dùng sạc pin , đèn thì phải bật công tắc ai sạc mà quên tắt hư ráng chịu .
                        - Bác lấy bóng led, mắc nối tiếp với tụ hoá đủ lớn, gắn vào nguồn DC, chỉnh áp tăng dần từ 0 lên 12V xem chuyện gì xảy ra.

                        - Cũng mạch như vậy, nhưng chỉnh áp nguồn lên 12V trước rồi mới gắn led và tụ (đã xả cạn) vào. Có gì khác với lần trước?
                        sau.ph

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                          Led chết trong thời gian quá độ còn chết vì gì thì đợi tiếp .
                          Đèn sạc trung quôc mạch chỉ dùng sạc pin , đèn thì phải bật công tắc ai sạc mà quên tắt hư ráng chịu .
                          Tóm lại, lí thuyết và thực tế đã chứng minh LED HƯ TRONG THỜI GIAN QUÁ ĐỘ, VÌ DÒNG ĐIỆN QUA NÓ QUÁ CAO.
                          Ai tin cứ tin, không tin cứ tự mình tìm ra chân lí. Ai không dám tin sự thật, không dám phản bác để bảo vệ sự thật thì đành chịu.

                          Như thí nghiệm dưới đây với led 5ly xanh lá, Vf khoảng 2.17V tại dòng 80mA. Accu 4V1, nếu cấp trực tiếp vào led xanh đó thì led chỉ chớp xanh lên cái là hư/chết/đứt lìa mối p-n.

                          Thế thì ai dám bảo con led 5ly xanh lá đó có thể dẫn được dòng điện cỡ vài ampe đến vài chục ampe khi đoạn dây dẫn điện từ anot sang mối bán dẫn p của nó nhỏ tí xíu? Khi mà ampe kế số chưa kip hiện số dòng bao nhiêu, led đã đứt lìa rồi. Vậy có đủ bằng chứng là thời gian quá độ từ lúc chạm chân led vào accu rất ngắn cỡ uS hay mS chưa, led không chết trong thời gian quá độ, chết vì dòng điện quá cao thì là vì cái gì nữa???

                          Ai tin dòng quá độ nạp/xả tụ rất cao khi đóng mở mạch, có thể làm hư led hay linh kiện nào đó như công tắc chẳng hạn, thì tiếc gì một con điện trở hạn dòng và thêm một con tụ song song hợp lí cho nó. Thí nghiệm thực tế đã chứng minh tác dụng con trở đó giúp led không hư. Còn không thì cứ việc nối tiếp led sao cho áp module cao gần bằng áp nguồn rồi dùng trở hạn dòng như với nguồn DC thế thôi

                          https://youtu.be/BuEAO5PtD7E
                          Last edited by dinhthuong80; 13-12-2021, 21:36. Lý do: Nói dài thêm cho dại🤣

                          Comment


                          • Mọi thứ đã rõ ràng rùi ạ. Bác vi có quan điểm khác thì kệ bác ấy thôi ạ. Chuyện tâm sự giữa cô tlm với bác vi thì ko bao giờ hết đâu mọi người tha hồ mà xem...

                            Comment


                            • Bác Recover... à quên bác mèo nói đúng. Cãi nhau với bác vvp nhiều lúc bực mình nhưng vắng bác ấy lại thấy nhớ. Lâu lâu phải mention bác ấy vào cho vui.
                              sau.ph

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                                Tóm lại, lí thuyết và thực tế đã chứng minh LED HƯ TRONG THỜI GIAN QUÁ ĐỘ, VÌ DÒNG ĐIỆN QUA NÓ QUÁ CAO.
                                Ai tin cứ tin, không tin cứ tự mình tìm ra chân lí. Ai không dám tin sự thật, không dám phản bác để bảo vệ sự thật thì đành chịu.
                                Chẳng có dòng quá độ nào qua con led để nó chết cả, do đó không thể nói dòng quá độ làm chết led.

                                Ngòai lề 1 chút: Theo tiến sĩ John D. Lenk tác giả quyển quy trình kiểm nghiệm linh kiện quang điện tử. Công suất của led = số joule/s. Khi công suất hay số joule/s lớn hơn quy định của nhà sx là vượt công suất chết led. nhỏ hơn quy định thì không chết led.

                                Trở lại mạch thí nghiệm của dinhthuong dòng qua led 5 A trong 1us = 5x 0.000005=0.000025 joule.
                                Công suất led thí nghiểm 3.2v x 0.150 A=0.48w=0.48joule/s. Theo đó led không thể chết được. Nó chết vì quá áp, (không cần xét đến dòng nạp tụ), tụ chưa có dung kháng, mạch ko có r hạn dòng, chỉ cần 10 volt là chết led.

                                Người ta tránh trường hợp này bằng cách nối // với led 1 R và 1 zener để ồn áp. Khi đó dòng nạp tụ qua R không qua led.

                                Ai nói dòng quá độ nạp tụ qua led làm chết led chỉ dòng qua led cho tôi xem.







                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Space012 Tìm hiểu thêm về Space012

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X