Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về vị trí tụ điện trong mạch nguồn xung !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Đồng ý với bác TLM là áp sẽ swing, còn swing ở đâu thì sẽ tùy vào áp tham chiếu và DC offset do Q373 điều khiển.

    Thế theo các bác thì cặp tụ C378 và 379 có chức năng gì, chả nhẽ người ta lại tốn tiền bê không chỉ 1 mà cả 2 con vào mạch cho phí của giời?

    Em thì dân nhà quê nghĩ sao nói vậy, cũng chả có điều kiện mô phỏng. Em nghĩ thế này đáng lẽ C377 có thể đảm đương chức năng tạo DC offset nhưng trong thực tế vào lúc giao mùa, đang cao trào mà lại bị trẻ trâu diode reverse recovery chọc gậy bánh xe làm C377 tụt huyết áp thì hỏi sao chị DC mất hứng phải cắn răng nhờ C378-379 hỗ trợ.

    C377 có thể có thêm nhiệm vụ kết hợp với bộ trở chia áp làm chức năng nắp-bơ bảo vệ Q373.

    Comment


    • #32
      Dòng qua cuộn thứ cấp gồm 2 phần:
      - Dòng DC: từ cuộn dây qua diot nạp cho tụ C377.

      - Dòng AC: từ cuộn thứ cấp qua trục rulo cao áp, xuống mass (điện trở rò, tụ ký sinh), qua cặp tụ C378+379 trở về cuộn thứ cấp.

      Nếu không có C378+379 thì dòng AC phải chạy qua đám trở R390...399=1MΩ sẽ bị sụt áp rất nhiều.

      Bài #8 và #12 mình có nói: C378+379 có nhiệm vụ thoát mass cho dòng AC, đồng thời lọc phẳng cho -600V nữa.
      sau.ph

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
        Dòng qua cuộn thứ cấp gồm 2 phần:
        - Dòng DC: từ cuộn dây qua diot nạp cho tụ C377. (1)

        - Dòng AC: từ cuộn thứ cấp qua trục rulo cao áp, xuống mass (điện trở rò, tụ ký sinh), qua cặp tụ C378+379 trở về cuộn thứ cấp. (2)

        Nếu không có C378+379 thì dòng AC phải chạy qua đám trở R390...399=1MΩ sẽ bị sụt áp rất nhiều.

        Bài #8 và #12 mình có nói: C378+379 có nhiệm vụ thoát mass cho dòng AC, đồng thời lọc phẳng cho -600V nữa.
        Kể ra thì bác cũng có cái lý của bác, tuy nhiên em cũng hơi thắc mắc thế này: vì thứ cấp biến áp lúc nào cũng là xoay chiều, phần DC thì lúc nào cũng cố định như vế (1) và phần AC thì lúc nào nó cũng phải chọn đường đi có trở kháng thấp nhất như vế (2) thì các linh kiện trở kháng cao và phần chuyển mạch còn lại trở thành thừa thãi rồi.

        Nếu C378+379 chỉ thoát AC thì đâu có cơ hội cho DC chen chân trong đó đâu mà dám nghĩ đến chuyện lọc phẳng nữa ạ. Em cũng còn một số thắc mắc nữa nhưng nói ra dài dòng quá.

        Thật ra em cũng chả biết bên trong máy in nó đi dây cũng như hoạt động cụ thể của nó nên cũng như thầy bói xem voi, mong các bác thông cảm.

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
          Thêm hình ..............................,

          V trục cao áp = Vdc + V~

          C378+379 vừa thoát mass cho cuộn thứ cấp, vừa lọc cho đường hồi tiếp về opamp.


          Click image for larger version Name:	5FA365EA-8184-4271-B366-93A399925B06.jpeg Views:	0 Size:	61.5 KB ID:	1729399
          Bạn xem lại hình trong bài #12.

          Mạch của chủ thớt tương đương với 1 nguồn Vdc mắc nối tiếp với 1 nguồn V~ .

          Nguồn Vdc có nội trở rất lớn nên phải mắc song song với C378+379

          -600V vẫn chen vô được mà.
          sau.ph

          Comment


          • #35
            Cảm ơn vì mọi sự giúp đỡ vượt mong đợi của mọi người!

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            biennhatrang Tìm hiểu thêm về biennhatrang

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X