Thông báo

Collapse
No announcement yet.

3 pha 5 dây ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 3 pha 5 dây ?

    Mình mới nghe đến hệ thống này 3 pha 5 dây, trước giờ vẫn hiểu rằng 3 pha 4 dây là 3 dây pha & 1 dây trung tính, vậy 3 pha 5 dây là gì ?

    Dây trung tính khác dây mass chỗ nào, tại sao chạm vào dây trung tính thì không bị giật. Theo lý thuyết thì với dòng điện xoay chiều thì nó nửa chu kỳ đầu là dương, nửa chu kỳ sao là âm, vậy chạm vào dây trung tính chắc cũng phải giật chứ.

  • #2
    3 pha 5 dây:
    - 3 dây pha.
    - 1 dây trung tính.
    - 1 dây đất. (Bảo vệ an toàn điện)
    Mình nghĩ thế. Có thể không nối chung dây đất với dây trung tín, vì lý do gì đó!
    Nếu điện bị lệch pha nhiều, thì dây trung tín so với đất có điện áp nhiều thì chạm vào cũng bị giựt tê tê.

    Chúc vui.

    Comment


    • #3
      Dây thứ 5 là dây nối trung tính bảo vệ (tức là dây PE).

      Thông thường người ta kéo song song 2 dây trung tính. 1 cho tải dòng vận hành (dây N) và 1 cho nối vỏ bảo vệ máy (dây PE). Dây PE cũng được nối đất và nối trung tính ở đầu nguồn. Theo quy định thì dây này phải nối đất lặp lại sau mỗi khoảng cách nhất định.

      Trường hợp dây đất thì thường lại không phải luôn nối với trung tính, mà chỉ nối với lưới nối đất tại chỗ thôi. Trung tính có thể nối đất trực tiếp hoặc cách đất, nối qua tổng trở...

      Sự khác nhau giữa nối đất vỏ máy và nối không vỏ máy như sau:

      1/. Dây nối không (nối trung tính hoặc nối PE) thường được dẫn đi song song với dây pha, nghĩa là đi trong máng dây, trong hộp dây hoặc trong cáp. Trong khi dây nối đất chỉ nối từ vỏ máy xuống mạng lưới nối đất tại chỗ (chôn dưới đất).

      2/. Dây nối không thường là dây có bọc. Dây nối đất bắt buộc phải là dây trần (vì được chôn một phần dưới đất).

      3/. Dây nối không thường được nối bên trong hộp đầu dây của thiết bị (thí dụ như của động cơ). Dây nối đất thường được nối bên ngoài.

      4/. Dây nối không chỉ có thể sử dụng trong mạng hạ thế dân dụng. Dây nối đất thường được dùng trong mạng hạ thế công nghiệp. Còn các nhà máy,hoặc trạm biến áp có hệ thống điện cao thế, bắt buộc phải nối đất, không nối không.
      Nhóc thích nghịch điện,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu mấy anh.
      Hi hi.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
        Mình mới nghe đến hệ thống này 3 pha 5 dây, trước giờ vẫn hiểu rằng 3 pha 4 dây là 3 dây pha & 1 dây trung tính, vậy 3 pha 5 dây là gì ?

        Dây trung tính khác dây mass chỗ nào, tại sao chạm vào dây trung tính thì không bị giật. Theo lý thuyết thì với dòng điện xoay chiều thì nó nửa chu kỳ đầu là dương, nửa chu kỳ sao là âm, vậy chạm vào dây trung tính chắc cũng phải giật chứ.
        Trong mạch 3 pha thì người ta thường gọi là dây trung tính còn trong mạch 1 pha người ta thường gọi là dây mass. Thực ra về bản chất thì nó là một thôi.

        Trong mạch 1 pha, điện thế trên dây mass bằng 0 (hoặc xấp xỉ bằng 0), và nó luôn như vậy. Điện áp chỉ biến thiên trên dây còn lại thôi, thế nên bạn chạm vào dây mass sẽ không bị giật.

        Còn trong mạch 3 pha, việc xảy ra hiện tượng mất cân bằng pha là thường xuyên (Do tải biến đổi liên tục mà) nên điện thế trên dây trung tính chưa chắc đã bằng không, thế nên bạn sờ vào dây trung tính vẫn có thể bị giật.
        Last edited by pk178; 10-09-2009, 10:07.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi pk178 Xem bài viết
          Trong mạch 3 pha thì người ta thường gọi là dây trung tính còn trong mạch 1 pha người ta thường gọi là dây mass. Thực ra về bản chất thì nó là một thôi.

          Trong mạch 1 pha, điện thế trên dây mass bằng 0 (hoặc xấp xỉ bằng 0), và nó luôn như vậy. Điện áp chỉ biến thiên trên dây còn lại thôi, thế nên bạn chạm vào dây mass sẽ không bị giật.

          Còn trong mạch 3 pha, việc xảy ra hiện tượng mất cân bằng pha là thường xuyên (Do tải biến đổi liên tục mà) nên điện thế trên dây trung tính chưa chắc đã bằng không, thế nên bạn sờ vào dây trung tính vẫn có thể bị giật.
          Cảm ơn mọi người, cho mình xin 2 câu hỏi nữa:

          1/ Hiện tại trong mạng dân dụng chúng ta sử dụng mạng 3 pha, vậy mạng 1 pha có ở đâu, có thể xem mạng 1 pha là rút ra từ mạng 3 pha không ?

          2/ Đôi khi có 2 tivi của 2 nhà gần nhau, phát cùng 1 kênh, nhưng lại có cái này chậm hơn cái kia, vậy là do sóng ăngten truyền đến hay là do hiện tượng lệch pha này. Nếu 2 nhà này cùng sử dụng trên 1 dây pha thì có hiện tượng này không ?

          Comment


          • #6
            Mạng điện của chúng ta là mạng 3 pha, không có mạng 1 pha.

            Điện 1 pha chúng ta dùng là 1 phần của mạng 3 pha. Do đó dây trung tính vẫn là dây trung tính. Trong hệ 1 pha thường ký hiệu là L (line, dây pha) và N (neutral, dây trung tính). Trong ngành điện không có khái niệm dây mass.

            TV phát cùng 1 kênh chắc chắn không thể chậm hơn. Chậm hơn là do khác kênh, cùng phát lại 1 chương trình. Nếu 2 nhà hơi xa nhau, thì chậm hơn là do tốc độ truyền của âm thanh trong không khí, nên nghe có vẻ nhà bên kia bị trễ hơn nhà mình một chút.
            Nhóc thích nghịch điện,
            Nhóc thích xì păm,
            Nhóc thích trêu mấy anh.
            Hi hi.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
              Dây thứ 5 là dây nối trung tính bảo vệ (tức là dây PE).
              Tác dụng chủ yếu chủa dây PE là gì. Có thừa không, khi đã có dây trung tính và dây đất.
              TV phát cùng 1 kênh chắc chắn không thể chậm hơn. Chậm hơn là do khác kênh, cùng phát lại 1 chương trình. Nếu 2 nhà hơi xa nhau, thì chậm hơn là do tốc độ truyền của âm thanh trong không khí, nên nghe có vẻ nhà bên kia bị trễ hơn nhà mình một chút
              2 anten, 2 TV cùng 1 kênh, vẫn nghe nhanh chậm cở 1/2s, chắc do hướng thu sóng khác nhau. Sóng đi thẳng, sóng dội vách tường lung tung nên đến chậm.

              Comment


              • #8
                Dây trung tính vẫn có thể có điện áp khác không, vì mất cân bằng pha.
                Dây PE không bị khác không khi mất cân bằng pha. Chỉ bị khác 0 khi có chạm đất chỗ khác.

                Khi đã xài dây đất thì không xài dây PE.

                Sóng điện từ lan truyền với tốc độ ánh sáng. 1/2 giây nó phải đi được 150.000 kM
                Nhóc thích nghịch điện,
                Nhóc thích xì păm,
                Nhóc thích trêu mấy anh.
                Hi hi.

                Comment


                • #9
                  Các tủ điện có vỏ bằng sắt, được nối nguội + tiếp đất tại chổ > chưa thấy rờ vô tủ bị điện giật bao giờ. Nếu có bị rò điện nặng là nhày CB. (Thời chưa phổ cập CB chống giật)
                  Vỏ bằng nhựa hoặc bẳng gỗ nếu bị ướt rờ vô còn bị tê tê.
                  Cột đèn chiếu sáng chắc không tiếp đất hoặc bị đứt tiếp đất nên khi rò điện mới không tự cắt được.

                  Comment


                  • #10
                    Hi cái này bạn muốn biết rõ thì tham khảo trong sách Kỹ Thuật An Toàn Điện Trong Cung Cấp Và Sử Dụng Điện của thầy Trần Xuân Phú , Bạn sẻ hiểu rõ hơn. Trong cuốn sách đó nói rất rõ về phần này, và có các phần khác nữa rất hay! Và mình thấy Cô NHóc cũng trả lời tưng đối rõ rùi đó ! Chúc các bạn vui !
                    Không gì là không thể!
                    đặc mục tiêu và có gắn đạt mục tiêu đó
                    DT06_ trong tin tôi

                    Comment


                    • #11
                      Cho mình xin phép tiếp luôn cái luồng này nha mọi người.

                      1/
                      Đất có xem như dây trung tính không ? Trong hệ thống 3pha 4 dây, dây trung tính được nối đất ngay từ nguồn, vậy cách 1 khoảng cách quy định, nó có nối đất như dây PE không ?

                      2/
                      Nếu ta đứng trên mặt đất, chạm tay vào dây pha thì sẽ bị giựt, vậy tại sao khi lấy bóng đèn cắm 1 đầu vào dây pha, 1 đầu nối xuống đất thì lại không sáng ? Có người nói là phải cắm sâu vào lòng đất 20m thì nó mới sáng, điều này có thật không ? Nếu có thì tại sao lại như vậy, nếu càng đi sâu vào lòng đất thì điện trở đất càng lớn hơn chứ ?

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                        Cho mình xin phép tiếp luôn cái luồng này nha mọi người.

                        1/
                        Đất có xem như dây trung tính không ? Trong hệ thống 3pha 4 dây, dây trung tính được nối đất ngay từ nguồn, vậy cách 1 khoảng cách quy định, nó có nối đất như dây PE không ?

                        2/
                        Nếu ta đứng trên mặt đất, chạm tay vào dây pha thì sẽ bị giựt, vậy tại sao khi lấy bóng đèn cắm 1 đầu vào dây pha, 1 đầu nối xuống đất thì lại không sáng ? Có người nói là phải cắm sâu vào lòng đất 20m thì nó mới sáng, điều này có thật không ? Nếu có thì tại sao lại như vậy, nếu càng đi sâu vào lòng đất thì điện trở đất càng lớn hơn chứ ?
                        1/
                        Có. Nếu đấu nối đúng thì có nối đất từng khoảng cách. Bác để ý xem có mạng cung cấp điện qua biến áp trung, cao thế, nhà đèn ta chỉ kéo có mỗi dây pha, còn dây trung tính lấy từ đất lên mà vẫn chạy tốt. (Thường là điện trung và cao thế)
                        2/
                        Vẫn sáng chứ. Tuy nhiên không sáng bằng đủ 2 dây vì dây đất lúc đó chưa tốt mà thôi.
                        Càng sâu thì càng ẩm, càng dẫn điện tốt hơn chứ bác!

                        Chúc vui.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi aici Xem bài viết
                          1/
                          Có. Nếu đấu nối đúng thì có nối đất từng khoảng cách. Bác để ý xem có mạng cung cấp điện qua biến áp trung, cao thế, nhà đèn ta chỉ kéo có mỗi dây pha, còn dây trung tính lấy từ đất lên mà vẫn chạy tốt. (Thường là điện trung và cao thế)
                          2/
                          Vẫn sáng chứ. Tuy nhiên không sáng bằng đủ 2 dây vì dây đất lúc đó chưa tốt mà thôi.
                          Càng sâu thì càng ẩm, càng dẫn điện tốt hơn chứ bác!

                          Chúc vui.
                          1/
                          Tại sao lại sử dụng cho dây trung thế & dây cao thế mà lại không sử dụng cho dây hạ thế ?

                          2/
                          Mình đã thử nối đất, nhưng nó hoàn toàn không sáng.

                          Theo mình biết thì người ta phải tạo ra 1 mạch kín thì đèn mới sáng, vậy điện đi từ dây pha ra, xuống đất, rồi về đâu..... mà lại sáng ?

                          Điện thế tại pha = 220, điện thế tại đất = 0, thì tạo ra hiệu điện thế = 220 đặt lên đèn thì đèn phải sáng, nhưng làm thử mà đèn ko sáng .

                          Mà nếu giải thích theo kiểu trên, nếu mình lấy dây pha nối xuống đất thì chuyện gì xảy ra, nếu chôn sâu 20m thì có bốc mùi gì không ?

                          3/
                          Mình chưa học tới chuẩn lắp đặt điện, nhưng giả sử một nhà máy có cọc nối đất để bảo vệ thiết bị, mặt khác, cũng có cột chống sét & cũng được nối đất, vậy giữa 2 cọc này chắc chắn có R đất, nếu sét đánh thì có chuyện dòng điện đi vào cọc thu sét, qua R đất rồi đi ngược lên thiết bị không ?

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                            Cảm ơn mọi người, cho mình xin 2 câu hỏi nữa:

                            1/ Hiện tại trong mạng dân dụng chúng ta sử dụng mạng 3 pha, vậy mạng 1 pha có ở đâu, có thể xem mạng 1 pha là rút ra từ mạng 3 pha không ?

                            2/ Đôi khi có 2 tivi của 2 nhà gần nhau, phát cùng 1 kênh, nhưng lại có cái này chậm hơn cái kia, vậy là do sóng ăngten truyền đến hay là do hiện tượng lệch pha này. Nếu 2 nhà này cùng sử dụng trên 1 dây pha thì có hiện tượng này không ?
                            1/ Mạng 1 pha là dùng 1 pha của mạng 3 pha. Mạng 1 pha còn có ở máy phát điện vừa và nhỏ.
                            2/ Sóng điện đi với vận tốc ánh sáng. Còng sóng âm thì đi chậm hơn nhiều, có lẽ vì thế mà bác nghe âm thanh máy hàng xóm sau âm thanh máy bác.
                            Và còn cái này thì lệch nhau hơi nhiều đây: TV KTS sẽ có hình ảnh và âm thanh sau TV Analog, sau thật sự.
                            Vì sao bác biết không?

                            Chúc vui.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi aici Xem bài viết
                              1/ Mạng 1 pha là dùng 1 pha của mạng 3 pha. Mạng 1 pha còn có ở máy phát điện vừa và nhỏ.
                              2/ Sóng điện đi với vận tốc ánh sáng. Còng sóng âm thì đi chậm hơn nhiều, có lẽ vì thế mà bác nghe âm thanh máy hàng xóm sau âm thanh máy bác.
                              Và còn cái này thì lệch nhau hơi nhiều đây: TV KTS sẽ có hình ảnh và âm thanh sau TV Analog, sau thật sự.
                              Vì sao bác biết không?

                              Chúc vui.
                              Cái vụ sóng này thì để vật lý xem xét đi, còn cái vụ TV KTS có âm thanh & hình ảnh chậm hơn TV Analog thì thật sự là chậm hơn, mình có thử rùi, nhưng là thử với 1 TV dùng cáp SCTV & 1 TV dùng Anten trời , không biết dùng cáp có xem như TV Digital không, mình cũng đang học mấy chương đầu về kỹ thuật truyền số liệu nên cũng chưa đủ khả năng hiểu được vụ này.

                              Nhờ bác trả lời luôn dùm cho mấy câu dưới.

                              Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                              1/
                              Tại sao lại sử dụng cho dây trung thế & dây cao thế mà lại không sử dụng cho dây hạ thế ?

                              2/
                              Mình đã thử nối đất, nhưng nó hoàn toàn không sáng.

                              Theo mình biết thì người ta phải tạo ra 1 mạch kín thì đèn mới sáng, vậy điện đi từ dây pha ra, xuống đất, rồi về đâu..... mà lại sáng ?

                              Điện thế tại pha = 220, điện thế tại đất = 0, thì tạo ra hiệu điện thế = 220 đặt lên đèn thì đèn phải sáng, nhưng làm thử mà đèn ko sáng .

                              Mà nếu giải thích theo kiểu trên, nếu mình lấy dây pha nối xuống đất thì chuyện gì xảy ra, nếu chôn sâu 20m thì có bốc mùi gì không ?

                              3/
                              Mình chưa học tới chuẩn lắp đặt điện, nhưng giả sử một nhà máy có cọc nối đất để bảo vệ thiết bị, mặt khác, cũng có cột chống sét & cũng được nối đất, vậy giữa 2 cọc này chắc chắn có R đất, nếu sét đánh thì có chuyện dòng điện đi vào cọc thu sét, qua R đất rồi đi ngược lên thiết bị không ?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              TheHouse Tìm hiểu thêm về TheHouse

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X