Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dùng 7805 như thế nào là hợp lý

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi natra2k2 Xem bài viết
    Thấy mọi người nói về ổn áp bù kiểu nối tiếp, em xin hỏi nó là cái j` nhỉ, 7805 thì là 1 kiểu của nó! Có ai có thể giải thích rõ hơn được ko? thế có ổn áp bù kiểu song song không vậy?(em ko phải dân điện tử) :d
    Bài của bạn opendoor2507 đã giải thích căn bản về ổn áp bù nối tiếp.

    Nói một cách ngắn gọn:
    - Ổn áp nối tiếp: dùng phần tử điều chỉnh (ví dụ: transistor công suất) nối nối tiếp với tải. Người ta điều chỉnh sụt áp trên phần tử điều chỉnh này để giữ điện áp cấp cho tải được cố định trong khi điện áp nguồn hay dòng tải thay đổi.

    - Ổn áp song song: phần tử điều chỉnh được nối song song với tải. Người ta điều chỉnh dòng qua phần tử điều chỉnh để bù lại việc thay đổi dòng tải, kết quả là điện áp cấp cho tải không thay đổi. Một ví dụ đơn giản nhất của ổn áp song song mọi người thường thấy là mạch ổn áp dùng điốt zener. Mạch ổn áp song song có nhược điểm là hiệu suất thấp, nhưng nó có ưu điểm là hệ thống ổn định hơn, không sợ ngắn mạch tải hay chạy không tải.
    Nếu bạn cần biết rõ hơn, tôi sẽ dành thời gian để nói thêm và minh họa cụ thể.

    NamVN

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
      Mấy cách của bác Natra cực kỳ hay. Nó làm nhiệm vụ phân bố dòng cho 7805 và Trans công suất theo 1 tỷ lệ cố định.
      Tỳ lệ đó bằng nghịch đảo của tỷ lệ 2 điện trở R1 và R2 (chắc vậy. Mờ quá, QT không đọc được, chỉ đoán mò thôi).

      QT bái phục, và chắc chắn sẽ lưu lại sơ đồ này.

      Nhưng bác chưa dự trù dòng nuôi của 7805 khi không tải. Nếu có dòng nuôi, thì dòng qua Trans Mosfet cũng có khuynh hướng tăng lêntương ứng , trong khi dòng tải = 0, điện áp ra sẽ tăng cao lắm đấy.
      Nhiệm vụ chính của R1, R2 (đấu nối tiếp với phần tử MOSFET và IC):
      1. Hạn chế dòng đột biến khi đóng mạch nguồn (inrush current), giảm nguy cơ bị đánh thủng cho các phần tử công suất vào thời điểm này.
      2. San sẻ bớt một phần sụt áp trên các phần tử công suất để giảm phát nhiệt trên các phần tử này.

      Vì vậy, không có sự tương ứng về tỷ lệ giữa 2 trị số này với trị số dòng điện phân bố giữa 2 nhánh.

      NamVN

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
        Mấy cách của bác Natra cực kỳ hay. Nó làm nhiệm vụ phân bố dòng cho 7805 và Trans công suất theo 1 tỷ lệ cố định.
        Tỳ lệ đó bằng nghịch đảo của tỷ lệ 2 điện trở R1 và R2 (chắc vậy. Mờ quá, QT không đọc được, chỉ đoán mò thôi).

        QT bái phục, và chắc chắn sẽ lưu lại sơ đồ này.

        Nhưng bác chưa dự trù dòng nuôi của 7805 khi không tải. Nếu có dòng nuôi, thì dòng qua Trans Mosfet cũng có khuynh hướng tăng lêntương ứng , trong khi dòng tải = 0, điện áp ra sẽ tăng cao lắm đấy.
        Nhiệm vụ chính của R1, R2 (đấu nối tiếp với phần tử MOSFET và IC):
        1. Hạn chế dòng đột biến khi đóng mạch nguồn (inrush current), giảm nguy cơ bị đánh thủng cho các phần tử công suất vào thời điểm này.
        2. San sẻ bớt một phần sụt áp trên các phần tử công suất để giảm phát nhiệt trên các phần tử này.

        Vì vậy, không có sự tương ứng về tỷ lệ giữa 2 trị số này với trị số dòng điện phân bố giữa 2 nhánh.

        NamVN

        Comment


        • #19
          Với cách nối như trên, sụt áp trên 2 điện trở đó luôn luôn bằng nhau.

          Nếu sụt áp trên 2 R không bằng nhau thì OP sẽ điều chỉnh lại đấy bác ạ. Như vậy dòng qua MOSFET sẽ luôn gấp 10 lần dòng qua 7805.

          Điểm độc đáo của sơ đồ này ở chỗ con MOSFET và OPAMP chỉ so sánh 2 dòng qua 2 nhánh, chứ không hề so sánh điện áp gì cả, mà lại điều chỉnh được điện áp ổn định.

          Comment


          • #20
            mình đang tìm sơ đồ nguyên lý cho mạch ổn áp Vi 30V đến 40V Vo 5V 3A bạn nào có thì post lên cho mình xem với nha (nguyên lý hoạt động luôn nha bạn)
            cám ơn mọi người

            Comment


            • #21
              Thế cái hình số 2 của anh Natra không đủ cho anh sao?
              Nếu cần thì anh tính toán sửa đổi lại một số linh kiện thôi mà?
              Nhóc thích nghịch điện,
              Nhóc thích xì păm,
              Nhóc thích trêu mấy anh.
              Hi hi.

              Comment


              • #22
                Chào mọi người, mình ít lên net, nên tham gia luồng này hơi muộn. Về vấn đề nguồn ổn áp tuyến tính, xin có vài ý kiến bàn thêm như sau:

                1> Điện áp lối vào lớn hơn áp lối ra 2V : Xin xem biểu đồ sau trong datasheet 78XX (của National semiconductor):

                -->Theo hình trên, chênh áp vào và áp ra tốt nhất khoảng 2V-5V (tất nhiên là khi chênh áp càng cao thì P càng tăng). Tuy nhiên chú ý rằng thông số trên là ở 25C, để chắc ăn, mình đề nghị đầu vào 8V-9V. (chênh áp tối thiểu 3V)


                2> Xem biểu đồ 2 ta hiểu rõ thêm sự phụ thuộc của công suất vào nhiệt độ. (kiểu vỏ thông dụng TO-220)

                + Nếu không tản nhiệt, và ở khoảng 50C công suất chịu đựng của IC khoảng ~1W. (Chứ ko phải 2W )
                + Bạn 3T nói nếu tản nhiệt đủ lớn thì P có thể đạt 15W cũng có lý, vì theo đồ thị 2 nếu tản nhiệt “lý tưởng” (vô cùng) thì công suất lên tới ~20W.
                + Nhưng nếu gắn tản nhiệt thường 10C/W (mình cũng không biết nó là cái gì nữa), ở 50C thì P khoảng 6W.

                3> Bạn quocthai nói dòng nuôi (dòng vào không tải) Ikt, nhưng xem lại datasheet ko thấy, có phải là Ibias như một số tài liệu nói đến ???

                4> Để tăng dòng cho 78XX, ngoài cách mắc transistor tăng dòng như natra2k2 đưa ra, có thể dùng nhiều 78XX song song (như hình của natra2k2 đưa ra là trong phần design ideas của trang web edn.com)
                Diode trong mạch không phải bù sụt áp gì cả mà đơn giản để tránh hiện tượng "1 con 78XX gánh hết dòng tải, con kia ngồi chơi xơi nước" => kết quả từng con chết lần lượt!

                Mạn phép post luôn cái link trong design ideas : http://www.edn.com/article/CA434875.html?text=78XX


                Thân,
                Last edited by Trietnguyen; 18-11-2006, 22:20. Lý do: đưa hình lên khó quá...
                Chưa thành tỷ phú, chưa thèm lấy vợ ...

                Comment


                • #23
                  Ngoài ra, còn một số lưu ý khi thiết kế nguồn với 78XX:

                  1> Mạch ổn áp cơ bản như sau:


                  2>Ngoài cách mắc thông thường, ta còn có thể tạo ra nguồn âm từ IC ổn áp dương và ngược lại:



                  3>Hoặc mạch tăng thêm dòng cho 78XX như sau (có cả phần hạn dòng ) (natra2k2 đã nói rồi)


                  4>Khi ngõ vào lơn hơn 40V thì có mạch sau :


                  Thân,
                  Last edited by Trietnguyen; 18-11-2006, 21:45. Lý do: không thể chèn hình vào vị trí mong muốn ...
                  Chưa thành tỷ phú, chưa thèm lấy vợ ...

                  Comment


                  • #24
                    Tiếp theo, ...

                    5> Khi cần ổn áp cao hơn giá trị ổn áp của IC :


                    6> Bảo vệ :
                    Trong trường hợp ổn áp không cấp nguồn kiểu bình thường mà dùng kiểu đặc biệt như cấp cho cực âm của opamp, lúc này đường GND có khả năng dẫn điện ngược làm hư IC, ta cần mắc diode bảo vệ như sau:


                    Ngoài ra còn cần diode bảo vệ phân cực ngược (trong tình huống xấu nhất):


                    7> Một chút về lý thuyết :
                    Có hai thông số quan trọng đối với bộ nguồn ổn áp là : (thường bị bỏ qua trong tính toán mạch ổn áp thường)
                    * Hệ số ổn áp đầu vào (line regulation) : Về nguyên tắc, “ổn áp” nghĩa là mọi sự thay đổi ở đầu vào phải không ảnh hưởng đến đầu ra, nhưng thực tế không “lý tưởng” như thế. Người ta định nghĩa line regulation là tỷ số giữa độ thay đổi áp đầu ra trên một đơn vị điện áp thay đổi ở đầu vào.

                    Line regulator = ΔVout/ΔVin

                    Với ΔVOUT là độ biến thiên điện áp đầu ra. (thường là microvolt hoặc milivolt)
                    ΔVIN là độ biến thiên điện áp đầu vào (thường là volt)
                    * Hệ số ổn áp tải (load regulation): Là tỷ số giữa độ thay đổi của áp đầu ra trên độ thay đổi ở dòng tải.

                    Load regulation = (VNL-VFL)/ΔIL = ΔVout/ΔIL

                    Với VNL = điện áp ngõ ra khi không tải
                    VFL = điện áp ngõ ra khi đủ tải. (tải tối đa)
                    ΔIL = khoảng thay đổi của tải (do yêu cầu sử dụng qui định)

                    Trong datasheet của bất kì con IC ổn áp nào cũng phải cho hệ số này. Cụ thể họ LM78XX là LineR=18mV-75mV và LoadR=20-60mV.
                    Last edited by Trietnguyen; 18-11-2006, 21:48.
                    Chưa thành tỷ phú, chưa thèm lấy vợ ...

                    Comment


                    • #25
                      Cho em hoi cac anh mot chut. co the nao minh mac 3-4 con 7805 song song voi nhau de tao ra nguon co dong cao khong. em can nguon du suc dieu khien cho 30 role loai 5 chan 6v. nhung dung 1 con 7805 binh thuong chi chay duoc khoang 10 role. Hay ai co mach nguon 5v ma cong suat cao cho em xin. mach 3055 em tim mot so tren mang ma sao no khong chay duoc

                      Comment


                      • #26
                        Chào bạn, lâu không ghé qua, nên ko biết bạn hỏi lâu rồi ... sorry
                        Câu trả lời là : Được! Bạn có thể ghép các 7805 song song để tăng dòng.
                        Thân,

                        Lần sau cố gắng viết tiếng Việt có dấu bạn nhé!
                        Chưa thành tỷ phú, chưa thèm lấy vợ ...

                        Comment


                        • #27
                          Mình thấy phương án mắc song song là không đảm bảo kỹ thuật. Về mặt lý thuyết không sai. Nhưng trong thực tế, có nhiều cái chết khá khó hiểu, nêu 1 trong những chú 78xx của bạn trở quẻ, không còn tác dụng chia sẻ dòng cho các anh khác nữa là đương nhiên các anh khác đều phải chịu quá dòng, dễ đi cả cụm.
                          Hướng xài nhiều rơ le, hay dòng lớn quá, nên chia làm nhiều môdun vừa đủ nhỏ để dòng cả mo đun đó vừa với 1 chú 78xx thôi, khí đó chỉ 1 anh ra đi thì các anh khác cũng không sao.
                          Được ko nhỉ
                          Nguy hiểm của tuổi già là cháy nổ gì chả có phản ứng!

                          Comment


                          • #28
                            Bạn bị tình trạng "những cái chết khó hiểu" là do bạn không sử dụng diode ở ngõ ra và diode ở chân mass của 78XX. Do chế tạo không đồng đều, một trong số 78xx mắc song song sẽ dẫn trước, và trong đk sốc nào đấy làm quá dòng (nó có bảo vệ quá dòng) --> nó bị hư.
                            Tui đã làm mạch 78XX mắc song song kiểu này nhiều lần và chưa bị hư lần nào. (có thêm 2 con diode giống trong design Ideas)

                            Con diode thêm vào mình đã nói ở trên:
                            "Diode trong mạch không phải bù sụt áp gì cả mà đơn giản để tránh hiện tượng "1 con 78XX gánh hết dòng tải, con kia ngồi chơi xơi nước" => kết quả từng con chết lần lượt!"
                            Thân,
                            Chưa thành tỷ phú, chưa thèm lấy vợ ...

                            Comment


                            • #29
                              Theo minh, chính xác R45=0.6/(Ik - Ib), với Ib la dòng điện qua cực B của Tranistor. Ib =Ic/B=(Iout-Ik)/B (B:Beta)

                              Comment


                              • #30
                                cho mình hỏi LM 317 có thể bảo vệ theo cách trên được không , mình vừa đốt hết mấy con sò LM 317 (mình sài mạch ổn áp từ 1- 27v) mình điều chỉnh xuống 13v dc để cấp cho tải máy in nhỏ nguồn cấp 13vdc- 1,8A mình sài được mấy hôm rồi dead hết có cách nào khắc phục không giúp mình với , cám ơn nhiều

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X