Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhờ mọi người giúp e vấn đề này với ạ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

    Mạch này loại đơn giản, nó mất luôn dòng kích từ vì khi TR2 dẫn sụt áp dưới 1.2V trong khi khi để kích cho con TR1 dẫn dòng kích từ thì áp là Vbe+Vd=1.2V. Thường thì máy phát ôtô nó dùng ic tiết chế, bình càng yếu thì sẽ càng mở cho dòng kích từ lớn lên và ngược lại.

    //Á á á, mình xem không kĩ, máy phát nạp thẳng vào acc luôn chứ R không phải hạn dòng, chỉ báo sạc thôi, sorry chỗ này!!!!
    Và xin đính chính, nó cũng "tiết chế" đươc, vì khi accu đầy dần lên thì dòng điện qua zenner cũng tăng dần lên chứ không đột ngột, nên TR2 cũng dẫn mạnh dần, Vce nó cũng giảm dần dần.😂
    Đèn này để báo thôi, và // với trở tạo nên dòng kích lớn hơn, mình nghĩ công dụng vậy thôi.

    Liệu mình có thể làm mach tiết chế rời này bên ngoài hay không nhỉ, còn phần cơ thì cứ để vậy chỉ kéo vài sợi dây ra ngoài thôi, làm vậy thì đơn giản dễ sửa và giá thành rẻ hơn phải thay 1 cục mới, khi thay thì 6-700k luôn nguyên cục sạc, nhưng làm mạch bên ngoài mình nghĩ mất đi sự tin cậy theo chủ quan, hoặc vướng víu....

    Bác nghĩ sao nếu làm tiết chế rời.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi trongbang3 Xem bài viết

      Theo mình biết thì sạc của máy gặt đập liên hợp (máy cắt lúa ấy) nó có 1 cục sạc, mình tháo ra để nghiên cứu rồi, thì thấy nó có 1 bóng đèn nối vào 1 cực của sạc, còn 1 đầu áp vô bình sạc, 1 vỏ là mass. Chủ máy nói, khi mở công tắt chưa nổ máy thì đèn sáng, khi nổ máy thì đèn tắt.

      Mình hiểu thì bòng đèn này để cấp dòng kích từ cho rôto khi máy kéo nó xoay thì tạo ra điện sạc bình, khi máy chạy thì không có dòng bên ngoài cấp cho kích từ mà do máy tự cấp ngược lại, còn bên trong tiết chế mình nhìn không hiểu gì cả, cũng thấy có 1 trở 1w-10ohm hay sao ấy, nhưng nó nằm sau bóng đèn báo này.

      Mình cũng định nghiên cứu mà không rõ, giờ có hình của chủ topic đưa lên đúng là buồn ngủ mà gặp chiếu manh mà.
      Chính xác là như vậy đó.
      sau.ph

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi trongbang3 Xem bài viết

        Đèn này để báo thôi, và // với trở tạo nên dòng kích lớn hơn, mình nghĩ công dụng vậy thôi.

        Liệu mình có thể làm mach tiết chế rời này bên ngoài hay không nhỉ, còn phần cơ thì cứ để vậy chỉ kéo vài sợi dây ra ngoài thôi, làm vậy thì đơn giản dễ sửa và giá thành rẻ hơn phải thay 1 cục mới, khi thay thì 6-700k luôn nguyên cục sạc, nhưng làm mạch bên ngoài mình nghĩ mất đi sự tin cậy theo chủ quan, hoặc vướng víu....

        Bác nghĩ sao nếu làm tiết chế rời.
        Nếu làm được bộ tiết chế bền và tiếp thị tốt thì khả năng thành công rất cao đó. Ngày xưa có ông làm giàu nhờ chế cục IC đánh lửa cho xe mô tô, mỗi cục 1-2 chỉ vàng.
        sau.ph

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

          Nếu làm được bộ tiết chế bền và tiếp thị tốt thì khả năng thành công rất cao đó. Ngày xưa có ông làm giàu nhờ chế cục IC đánh lửa cho xe mô tô, mỗi cục 1-2 chỉ vàng.
          E cũng nghĩ vậy.

          Sự thay đổi một phần đông người dùng sẽ bắt đầu từ sự thay đổi của một phần ít người dùng... Quan trọng là chất lượng thôi hả bác... .

          Ông nào chế cục đánh lửa thế ạ, người VN hay quốc tế rồi bác.

          Comment


          • #20
            Làm cục IC đánh lửa không khó. Vấn đề là người có đủ trình làm thì chưa nghĩ tới việc sản xuất ra nó, người có nhu cầu thì lại chưa gõ đúng cửa. Bởi vậy người nào tiên phong nắm bắt được nhu cầu thị trường còn bỏ ngõ thì rất dễ hốt bạc.

            Mạch tiết chế sạc trên rất đơn giản. Muốn bền chỉ cần chọn linh kiện to to một chút. Linh kiện tq ngoài chợ dư sức làm được.

            Chế cháo thì VN là trùm rồi, vì thiếu thốn phụ tùng thay thế nên bắt buộc phải chế thôi. Có đứa bạn chạy mô tô, thật ra chỉ có 125cc thui. Thời đó xe honda toàn xài vít lửa nên IC là hàng hiếm.
            sau.ph

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
              Làm cục IC đánh lửa không khó. Vấn đề là người có đủ trình làm thì chưa nghĩ tới việc sản xuất ra nó, người có nhu cầu thì lại chưa gõ đúng cửa. Bởi vậy người nào tiên phong nắm bắt được nhu cầu thị trường còn bỏ ngõ thì rất dễ hốt bạc.

              Mạch tiết chế sạc trên rất đơn giản. Muốn bền chỉ cần chọn linh kiện to to một chút. Linh kiện tq ngoài chợ dư sức làm được.

              Chế cháo thì VN là trùm rồi, vì thiếu thốn phụ tùng thay thế nên bắt buộc phải chế thôi. Có đứa bạn chạy mô tô, thật ra chỉ có 125cc thui. Thời đó xe honda toàn xài vít lửa nên IC là hàng hiếm.
              Vâng. Tiết chế này em thấy cũng dễ. Nhưng mà về dòng sạc acquy thì nó sẽ ra mạnh-yếu khi chạy nhanh chạy chậm phải không.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết
                Mạch điện hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào trị số linh kiên nữa! Ở đây, nếu đó đúng là đèn báo nạp thì nguyên lý hoạt động như sau:
                -Dòng điện đi qua điện trở Shunt(thường là trở công suất, có trị số nhỏ. Nếu không có điện trở, dòng chỉ qua đèn thì khi đèn cháy, dòng bị ngắt, hơn nữa tốn công suất khá lớn cho đèn có điện trở nhỏ). Dòng qua trở shunt càng lớn thì điện áp 2 đầu trở shunt càng lớn, đèn càng sáng, tương ứng với dòng qua cuộn kích từ càng lớn
                -Nếu khi mở công tắc (chưa nổ máy) dòng từ bình ắc qui qua shunt cấp cho rotor, sụt áp trên trở shunt có thể chưa đủ làm đèn sáng do điện áp qua R1, D1 chỉ đủ mở TR1 cho dòng đi qua nhỏ(điều này, như trên nói, tuỳ thuộc trị số linh kiện theo ý đồ thiết kế)
                Ngay từ đầu, nguyên lý được phân tích theo giả sử rõ ràng là "NẾU ĐÓ ĐÚNG LÀ ĐÈN BÁO NẠP". Chủ thớt ngay từ đầu cũng nói đó là "đèn báo nạp".
                Mạch đèn cảnh báo điện áp máy phát thấp có thể không phải mạch này.
                Chủ thớt có thể đưa thêm thông tin, hình ảnh để dễ dàng xác định đây là mạch gì không? (để khỏi phải diễn giải nguyên lý mạch báo điện áp thấp)

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết
                  Mạch điện hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào trị số linh kiên nữa! Ở đây, nếu đó đúng là đèn báo nạp thì nguyên lý hoạt động như sau:
                  -Dòng điện đi qua điện trở Shunt(thường là trở công suất, có trị số nhỏ. Nếu không có điện trở, dòng chỉ qua đèn thì khi đèn cháy, dòng bị ngắt, hơn nữa tốn công suất khá lớn cho đèn có điện trở nhỏ). Dòng qua trở shunt càng lớn thì điện áp 2 đầu trở shunt càng lớn, đèn càng sáng, tương ứng với dòng qua cuộn kích từ càng lớn
                  -Nếu khi mở công tắc (chưa nổ máy) dòng từ bình ắc qui qua shunt cấp cho rotor, sụt áp trên trở shunt có thể chưa đủ làm đèn sáng do điện áp qua R1, D1 chỉ đủ mở TR1 cho dòng đi qua nhỏ(điều này, như trên nói, tuỳ thuộc trị số linh kiện theo ý đồ thiết kế)
                  -Dòng kích từ ban đầu nhỏ, vẫn đủ khả năng kích cho máy phát phát điện khi nổ máy và có điện áp tăng dần lên và tăng theo tốc độ quay.
                  -Tiếp tục nổ máy, điện áp tăng lên làm TR1 thông mạnh, dòng qua shunt và kích từ tăng làm điện máy phát tăng, đèn tăng sáng theo.
                  -Điện máy phát tăng cao hơn điện áp ắc quy thì dòng điện sẽ nạp vào ắc quy. Điện áp tăng chậm nhưng dòng qua kích từ càng lớn thì công suất máy phát ra càng lớn, tức dòng nạp càng lớn theo độ sáng của đèn

                  -Khi ắc quy nạp no, điện áp tăng lên (thường là 14V/bình 12V hoặc 28V/2 bình 12V), điện áp thông qua R2(chính là cái điều chỉnh điện áp nạp), D2, làm TR2 thông, điện áp cực B của TR1 giảm làm dòng qua TR1 yếu đi, tức dòng qua cuộn kích từ và shunt yếu đi, máy phát ổn định điện áp và đèn yếu dần rồi tắt
                  Chỗ màu xanh sai rồi. Điện trở shunt nối giữa ắc qui và máy phát. Khi chưa đủ tua thì áp máy phát nhỏ hơn áp ắc qui, chênh lệch áp lớn nên đèn sáng mạnh. Khi vòng tua tăng dần thì điện áp củ phát tăng dần, chênh lệch áp nhỏ dần nên đèn mờ dần rồi tắt.

                  Tóm lại là đèn này không sáng tỉ lệ theo dòng sạc.
                  sau.ph

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi trongbang3 Xem bài viết
                    Vâng. Tiết chế này em thấy cũng dễ. Nhưng mà về dòng sạc acquy thì nó sẽ ra mạnh-yếu khi chạy nhanh chạy chậm phải không.
                    Theo mạch này thì dòng từ máy phát ra phụ thuộc vào áp ắc qui (với điều kiện quay đủ tua): ắc qui thấp áp thì máy phát ra dòng lớn, ắc qui có áp cao thì dòng máy phát giảm xuống. Đạp lút ga thì dòng cũng không tăng được.

                    Nếu không đủ tua thì dĩ nhiên là dòng củ phát nhỏ hoặc bằng 0 rồi.
                    sau.ph

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                      Chỗ màu xanh sai rồi. Điện trở shunt nối giữa ắc qui và máy phát. Khi chưa đủ tua thì áp máy phát nhỏ hơn áp ắc qui, chênh lệch áp lớn nên đèn sáng mạnh. Khi vòng tua tăng dần thì điện áp củ phát tăng dần, chênh lệch áp nhỏ dần nên đèn mờ dần rồi tắt.

                      Tóm lại là đèn này không sáng tỉ lệ theo dòng sạc.
                      Chỗ màu xanh có thể không sai! Hình của chủ thớt đưa lên chất lượng tốt, rất rõ ràng: máy phát điện 3 pha qua cầu nắn ba pha cấp thẳng vào 2 cực của bình ắc quy, chẳng có gì nối tiếp, nối xen vào giữa chúng cả! Còn con diode trio (gồm ba đi ốt) có nhiệm vụ cấp mức điện khác, xin nhờ thành viên nào có thể giải thích giúp tác dụng của nó giúp cho chút! Để mọi người có thể nhận ra cái sai trong đánh giá của mình.

                      Comment


                      • #26
                        Cầu 6 điot mắc vào ắc qui nên lúc nào điện áp cũng bị treo ở 12V. Điện áp của 3 con trio diod mới là điện áp thực của máy phát.

                        (Nói chính xác hơn thì khi máy phát chưa quay thì trio diot cũng bị treo bởi đèn báo ở khoảng 3V gì đó. Khi áp máy phát > 3V, trio diot dẫn thì nó mới cho ra điện áp thực của máy phát.)

                        Bác không thấy trio diot mắc giống y như nhánh trên của diot cầu sao. Tức là nó cũng chỉnh lưu lấy ra điện dương của máy phát.
                        sau.ph

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                          Cầu 6 điot mắc vào ắc qui nên lúc nào điện áp cũng bị treo ở 12V. Điện áp của 3 con trio diod mới là điện áp thực của máy phát.

                          (Nói chính xác hơn thì khi máy phát chưa quay thì trio diot cũng bị treo bởi đèn báo ở khoảng 3V gì đó. Khi áp máy phát > 3V, trio diot dẫn thì nó mới cho ra điện áp thực của máy phát.)

                          Bác không thấy trio diot mắc giống y như nhánh trên của diot cầu sao. Tức là nó cũng chỉnh lưu lấy ra điện dương của máy phát.
                          Rất tiếc là không phải như vậy. "điện áp thực của máy phát" là do cầu 6 con đi ốt nắn toàn sóng cao hơn là điện áp do diode trio nắn nửa chu kỳ!
                          Và vì vậy diode trio chỉ cần trú ngụ chung trong thân hình nho nhỏ thôi (hình vẽ cũng có thể hiện nó là một khối), nó đâu cấp được dòng lớn!

                          Comment


                          • #28
                            Nhìn lại cái sơ đồ mới thấy, nó là mạch đơn giản đâm ra...làm phức tạp vấn đề!

                            -Con Trio dùng để duy trì dòng kích từ cho máy phát lúc nó hoạt động.
                            -Con R để cấp dòng kích từ ban đầu cho máy phát vì đèn báo song song nó là loại 12/24V, tối thiểu cũng 6V, mà công suất thấp(đèn báo) không thể cấp đủ dòng cho máy phát ra điện(ra đủ CS cho các thiết bị trên xe)
                            -Đèn báo thì chỉ để báo sự cố máy phát hư, tức không sạc bình.

                            Nguyên lí như sau:

                            -Khi mở điện chưa đề nổ, có dòng từ accu qua R cấp từ cho máy phát(MP), dòng tương đối nên sụt áp gây sáng đèn(đủ ánh sáng để báo).
                            -Khi máy chạy, MP ra điện, nhờ Trio nó cấp thêm dòng cho kích từ mạnh lên, tăng CS MP. Tức thì đèn báo tắt vì khi này áp accu=áp cấp từ tại Trio(có thể lớn hơn ap accu vì áp MP duy trì áp acc trong khi tại accu phải đi nuôi nhiều thiết bị CS lớn, chí ít là nạp cho accu trong khi sau Trio tuy chỉnh lưu bán kì nhưng chỉ nuôi cuộn kích từ).

                            Khi các thiết bị trên xe ít dùng, accu đầy dần thì "bộ tiết chế" này giảm dần dòng kích từ, giảm CS MP.

                            ​​​​​​Nếu MP có sự cố sẽ mất điện tại Trio, dòng từ accu sẽ lại đổ qua R qua cuộn kích từ, sụt áp làm sáng đèn báo. Và đèn này chính là cái hình accu màu đỏ kia.

                            Comment


                            • #29
                              Mười mấy năm trước tôi có làm ở gara, cũng sửa đề và máy phát nhưng tiếp xúc ít, có xem qua cái sơ đồ con ic tiết chế nó gắn trong MP nhưng phức tạp lắm, không đơn giản như mạch này.

                              Và vì mỗi loại xe, mỗi hãng có thiết kế MP khác nhau, con ic tiết chế dùng riêng cho nó( nói chung độc quyền), cho nên các bạn cứ từ bỏ ý định chế ic này đi nha, trừ khi chỉ dùng cho chính cáu xe của mình!

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết

                                Chỗ màu xanh có thể không sai! Hình của chủ thớt đưa lên chất lượng tốt, rất rõ ràng: máy phát điện 3 pha qua cầu nắn ba pha cấp thẳng vào 2 cực của bình ắc quy, chẳng có gì nối tiếp, nối xen vào giữa chúng cả! Còn con diode trio (gồm ba đi ốt) có nhiệm vụ cấp mức điện khác, xin nhờ thành viên nào có thể giải thích giúp tác dụng của nó giúp cho chút! Để mọi người có thể nhận ra cái sai trong đánh giá của mình.
                                trong hình trên của thành viên đưa lên là toàn bộ một bộ tiết chế và máy phát điện 3 pha của xe ô tô , 2 cầu diode chính có 6 con diode là diode 35A mỗi con, ráp trên 2 cầu có giải nhiệt nằm trong thân máy phát , có cực B+ đưa ra ngoài phân phối đến các tải , xạc , cấp điện cho đèn và các thiết bị 12vdc khác , còn 3 diode nhỏ 5A tri-diode là mạch nắn kích từ , lấy áp dương đưa vào cuộn kích từ trong roto , mạch tiết chế ổn áp có 2 transistor và các linh kiện ngoại vi có nhiệm vụ điều áp để đưa một áp cố định vào roto nhằm tạo từ trường kích từ của lõi ổn định để điện áp ra được ổn định ,khi áp phát ra cao lên thìQ1 nhận áp cao hơn kích dẫn Q2 sẽ mở , phần áp dư sẽ theo đó từ chân C qua chân E về mass (âm) , làm cho điện áp kích từ được giữ nguyên, áp điều chỉnh ở dây âm của roto , còn điện trở R trong vòng màu đỏ thì chỉ là một mạch rẽ của đèn chỉ thị (đèn báo trạng thái máy phát đang chạy), nói chính xác hơn là đèn báo là một phần mạch rẽ của điện trở đó , điện trở đó hạn chế dòng điện đi vào mạch ổn ấp , đây là mẫu phổ biến của máy phát điện 3 pha xe ô tô .

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                n.huu.b.anh Tìm hiểu thêm về n.huu.b.anh

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X