Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đo nhiệt độ của pin 18650 real-time

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đo nhiệt độ của pin 18650 real-time

    Chào mọi người,

    Em là dân khí động lực học, giờ đang làm luận văn đụng phải chút vấn đề về điện tử.
    Mục đích của em là đo nhiệt độ real-time của pin, trả về con số hoặc biểu đồ, range nhiệt độ từ 20 - 50 độ C, sai số ~0.2 độ trở lại.
    Vậy cho em hỏi, em nên tìm linh kiện, thiết bị nào ạ? Giá cả rẻ thôi vì em đang sinh viên hic.

    (Em có sẵn con arduino R3 ở nhà rồi, có xài được k ạ?)

    Cảm ơn mọi người nhiều ạ.

  • #2
    Cho em hỏi thêm là, nếu em muốn đo tại nhiều điểm cùng lúc, thì linh kiện các thứ sẽ như thế nào ạ?

    Comment


    • #3
      Lên mạng kiếm cái dự án nào đó Arduino kết nối cảm biến DS18B20, đọc dữ liệu nhiệt độ về rồi dùng tiếp làm gì đó tùy ý : hiển thị, cảnh báo khi nhiệt độ pin cao ... Muốn đo nhiều điểm thì dùng nhiều DS18B20 mắc riêng rẽ các chân khác nhau hoặc mắc cùng trên 1 đường bus chung đều được. Muốn có thêm biểu đồ nữa thì tìm hiểu vụ điều khiển màn hình GLCD 128x64 chẳng hạn.

      Coi bộ hơi nhiều việc đối với người không chuyên.

      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #4
        Chủ thớt có thể dùng LM35 tòn ten cũng được, kiếm cái blynk đo xem trên điện thoại cho nó hoành tá tràng
        Tư vấn thiết kế hệ thống điện-điện tử theo yêu cầu.
        Tel: 0903 702 417. Email: web:

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
          Lên mạng kiếm cái dự án nào đó Arduino kết nối cảm biến DS18B20, đọc dữ liệu nhiệt độ về rồi dùng tiếp làm gì đó tùy ý : hiển thị, cảnh báo khi nhiệt độ pin cao ... Muốn đo nhiều điểm thì dùng nhiều DS18B20 mắc riêng rẽ các chân khác nhau hoặc mắc cùng trên 1 đường bus chung đều được. Muốn có thêm biểu đồ nữa thì tìm hiểu vụ điều khiển màn hình GLCD 128x64 chẳng hạn.

          Coi bộ hơi nhiều việc đối với người không chuyên.
          Cảm ơn bác,
          Nhưng mà con này sai số 0.5 lận, hơi lớn. Có con nào cỡ 0.1 0.2 không bác?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
            Lên mạng kiếm cái dự án nào đó Arduino kết nối cảm biến DS18B20, đọc dữ liệu nhiệt độ về rồi dùng tiếp làm gì đó tùy ý : hiển thị, cảnh báo khi nhiệt độ pin cao ... Muốn đo nhiều điểm thì dùng nhiều DS18B20 mắc riêng rẽ các chân khác nhau hoặc mắc cùng trên 1 đường bus chung đều được. Muốn có thêm biểu đồ nữa thì tìm hiểu vụ điều khiển màn hình GLCD 128x64 chẳng hạn.

            Coi bộ hơi nhiều việc đối với người không chuyên.
            À thực ra thì em chỉ muốn lấy ra số thôi, coi trên laptop, rồi lấy số bỏ vào excel vẽ biểu đồ, vậy là xong rồi á bác. Mục đích của em chủ yếu là để kiểm chứng với kết quả mô phỏng, nên cũng cần độ chính xác cao một chút.

            Phương pháp em định làm là áp trực tiếp bề mặt sensor vào bề mặt cục pin luôn, nên em thắc mắc là không biết biết sensor hình dạng như transitor kia thì có làm được như vậy không?

            Chắc là em sẽ cần 10-15 sensor, vậy có khả thi không bác?

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi vanmanh1988 Xem bài viết
              Chủ thớt có thể dùng LM35 tòn ten cũng được, kiếm cái blynk đo xem trên điện thoại cho nó hoành tá tràng
              cảm ơn bác ^^
              Cũng k cần xem trên điện thoại lắm bác ạ, chắc để sau )
              Cơ mà con LM35 này sai số cũng 0.5 độ C, hơi cao bác ơi. Còn con nào khác không ạ? Hay 0.5 là giới hạn của các sensor kiểu như này rồi ạ?

              Comment


              • #8
                Hình như người mở luồng nhầm lẫn giữa độ phân giải và độ sai lệch. Thông thường đối với thiết bị đo cơ ngầm định rằng sai số bằng nửa độ phân giải. Ví dụ cái thước chia độ tới 1 mm thì đo sai số đâu đó tối đa 0,5 mm. Điều này không đúng với thiết bị đo điện tử. Có thể đo tới độ phân giải rất cao (rất mịn) nhưng cái số đo mịn đó chưa chắc đã chính xác.

                Cảm biến DS18B20 cho phép độ phân giải tới 1/8 oC (0,125) nhưng sai số điển hình là 0,5 oC. Cảm biến LM35 hoặc LM335 cho đầu ra điện áp analog nên độ phân giải có thể coi là ... vô cực, chỉ phụ thuộc vào ADC. Dùng ADC 10 bit thì độ phân giải tới 1/1024 toàn dải đo. Dùng ADC 12 bit có thể đo tới 0,01 oC được luôn nhưng chưa chắc số đó đã có nghĩa.

                Đối với đo nhiệt độ, sai số 0,5 oC là khá nhỏ ở quy mô dân dụng và công nghiệp. Để đo sai số 0,2 oC phải dùng cảm biến Pt100, mạch rất phức tạp, hiệu chuẩn bằng giếng nhiệt ... ốm hết cả người. Đo sai số 0,1 oC toàn dải hầu như nằm ngoài khả năng phòng thí nghiệm thông thường.

                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                Comment


                • #9
                  Bác Việt trả lời như đã hết ý. Nếu muốn độ chính xác cao như thế về cơ bản chủ thớt phải có thiết bị đo đối chứng và trang bị đo độ chính xác hơn thế mới làm được. còn đơn giản chọn con cảm biến thôi không chưa đủ.
                  Tư vấn thiết kế hệ thống điện-điện tử theo yêu cầu.
                  Tel: 0903 702 417. Email: web:

                  Comment


                  • #10
                    Cảm ơn bác bqviet và bác vanmanh1988 đã giải đáp tận tình giúp em. Em hiểu ra vấn đề rồi ạ.
                    Cảm ơn các bác, chúc các bác tết 2022 thuận lợi ^^

                    Comment


                    • #11
                      Em tìm hiểu vấn đề này mãi. Cảm ơn bác Việt nhé

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      dinhnhattan1 Tìm hiểu thêm về dinhnhattan1

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X