Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy thu AM dân dụng dùng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    Bạn muốn chỉnh trung tần đúng bằng 455kHz? Bạn hãy nghĩ cách chèn thạch anh 455 (cái hộp nhựa màu vàng trong cái radio của bạn) vào mạch trung tần đầu. Sau đó chỉnh lõi các cuộn IFT (lõi vàng, trắng, đen) sao cho tiếng trên loa kêu to nhất.
    "Thạch anh" này là một phần tử gốm áp điện có tần số cộng hưởng đúng bằng 455kHz, cho nên tín hiệu từ nó đi ra có tần số này. Bạn chỉnh tốt thì phần khuếch đại trung tần của bạn "miễn chê".
    Nhớ là thạch anh này cần phải lắp đúng chiều vào ra thì hiệu quả cao hơn lắp ngược chiều, mặc dù lắp ngược cũng được.
    Vấn đề này dành cho bạn suy nghĩ.
    Cái này ngòai sức của em nó,miễn sao cái radio phát:"đây là đài phát thanh tp Hồ chí Minh phát thanh trên tần số....." là ok rồi,nhìn cái mặt của em nó xanh mét rồi kìa?

    Thấy em nó tóat mồ hôi vì cái radio,tôi nhớ lại tôi ngày xưa.Năm ấy tôi 14 tuổi đang học lớp đê lục (bây giờ là lớp 7) trường Petru. Trương vĩnh Ký (giờ là trường chuyên Lê Hồng Phong) tôi thi đậu vào trường Kỹ thuật Cao Thắng.Học sinh Phổ thông chỉ học ngày 4 tiếng,dân kỹ thuật tụi tui học ngày 8 tiếng,sáng văn hóa như bao học sinh phổ thông bình thường,chiều học kỹ thuật.

    Chúng tôi học đủ món ăn chơi:kỹ nghệ họa,máy nổ,máy phát điện,máy dụng cụ,hàn gò v.v Đến năm lớp đệ tứ (lớp 9 )học chuyên về vô tuyến điện.Năm đó cũng như em này,tôi ráp cái radio mà ráp thế nào đó thầy đã quát tôi:"AI DẠY EM NHƯ THẾ NÀY HẢ?" sợ xanh mặt tôi trả lời: "DẠ THÀY DẠY EM Ạ!"

    Hậu quả của câu trả lời là 3 tuần lễ liền,ngày chúa nhật tôi phải vào trường cấm túc,mài giủa cục sắt kích thước 10 x15cm
    thành chữ B.

    Giờ thấy cậu bé MASHIMA này tôi lại nhớ đến kỹ niệm xưa.

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

      Chúng tôi học đủ món ăn chơi:kỹ nghệ họa,máy nổ,máy phát điện,máy dụng cụ,hàn gò v.v Đến năm lớp đệ tứ (lớp 9 )học chuyên về vô tuyến điện.Năm đó cũng như em này,tôi ráp cái radio mà ráp thế nào đó thầy đã quát tôi:"AI DẠY EM NHƯ THẾ NÀY HẢ?" sợ xanh mặt tôi trả lời: "DẠ THÀY DẠY EM Ạ!"

      Hậu quả của câu trả lời là 3 tuần lễ liền,ngày chúa nhật tôi phải vào trường cấm túc,mài giủa cục sắt kích thước 10 x15cm
      thành chữ B.

      Giờ thấy cậu bé MASHIMA này tôi lại nhớ đến kỹ niệm xưa.
      Hehe.E chỉ làm seo cho nó kêu giống mí bác nói là mừng lắm rùi.
      E cũng nghe mấy ông thầy e tâm sự hồi xưa mấy thầy học đại học cũng đủ các món ăn chơi.H không còn như thế nữa nên sv tụi e hơi bị gà.Đụng tay đụng chân là như gà mắc tóc.Hehe.Nghe chuyện bác Phạm kể e nghi quá.Ko khéo e cũng giống bác.Hehe.

      Comment


      • #63
        Hôm nay, em mới lên báo cáo cho thầy những gì đã làm được.Bị thầy quay quay 1 hồi chóng hết cả mặt. Hì hì

        Sáng nay e in cái mạch này ra nộp cho thầy nè (cũng tương tự cái mạch mà ice..gửi):



        Sau khi nhìn thì thầy kêu nhiều biến áp với cuộn dây như thế e làm mạch hơi bị mệt đó.Nên thầy quyết định giảm cho e phần KDCSAT có thể dùng IC chuyên dụng.Thế thì nên dùng con nào hả các bác ơi??
        Mà e có 1 số thắc mắc là :
        1/ có phải con Trans 1 có nhiệm vụ trộn tần và KĐ cao tần.Còn con Trans 2 và 3 là KD trung tần phải không nhỉ??
        2/Các khung cộng hưởng MF1 và C , MF2 và C , MF3 và C có tác dụng gì??
        3/Bộ LPF nằm ở đâu nhỉ??Có phải ở chỗ MF2 không ??
        4/thermistor có tác dụng gì?
        5/Vì seo lại phải mắc diot ngược lại như thế?
        6/Đường AGC của mạch trên là ở đâu?E đoán là đường R11 về trước trans thứ 2
        Mời các bác uống cafe và giải đáp với e nào

        Comment


        • #64
          Nguyên văn bởi mashima0905 Xem bài viết
          Hôm nay, em mới lên báo cáo cho thầy những gì đã làm được.Bị thầy quay quay 1 hồi chóng hết cả mặt. Hì hì

          Sáng nay e in cái mạch này ra nộp cho thầy nè (cũng tương tự cái mạch mà ice..gửi):



          Sau khi nhìn thì thầy kêu nhiều biến áp với cuộn dây như thế e làm mạch hơi bị mệt đó.Nên thầy quyết định giảm cho e phần KDCSAT có thể dùng IC chuyên dụng.Thế thì nên dùng con nào hả các bác ơi??
          Mà e có 1 số thắc mắc là :
          1/ có phải con Trans 1 có nhiệm vụ trộn tần và KĐ cao tần.Còn con Trans 2 và 3 là KD trung tần phải không nhỉ??
          2/Các khung cộng hưởng MF1 và C , MF2 và C , MF3 và C có tác dụng gì??
          3/Bộ LPF nằm ở đâu nhỉ??Có phải ở chỗ MF2 không ??
          4/thermistor có tác dụng gì?
          5/Vì seo lại phải mắc diot ngược lại như thế?
          6/Đường AGC của mạch trên là ở đâu?E đoán là đường R11 về trước trans thứ 2
          Mời các bác uống cafe và giải đáp với e nào


          Rất nhiều linh kiện để sử dụng tùy ý nhưng nếu em tháo linh kiện từ radio thì nên ráp mạch đẩy kéo,sử dụng biến thế driver và xuất âm vì đó là nền tảng cho em sau này.

          1-đúng rồi.
          2-Mf1 ,Mf2,mf3 và C gồm có cuộn tự cảm L và tụ điện có điện dung C cộng hưởng thành mạch trung tần có tần số 455khz.Chỉ có tần số này được khuếch đại do đó loại bỏ được nhiễu cao tần khác.
          3-LPF nào?
          4-thermistor thường được gắn sát vào linh kiện công suất,khi nhiệt độ tăng,themistor giãm điện trở ---->giãm phân cực transistor ------> bảo vệ không hư transistor công suất.
          5-6-Diode nào? có phai it23 ko? diode bắt ngược lấy điện thế âmcho mậch AGC,

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
            Rất nhiều linh kiện để sử dụng tùy ý nhưng nếu em tháo linh kiện từ radio thì nên ráp mạch đẩy kéo,sử dụng biến thế driver và xuất âm vì đó là nền tảng cho em sau này.

            1-đúng rồi.
            2-Mf1 ,Mf2,mf3 và C gồm có cuộn tự cảm L và tụ điện có điện dung C cộng hưởng thành mạch trung tần có tần số 455khz.Chỉ có tần số này được khuếch đại do đó loại bỏ được nhiễu cao tần khác.
            3-LPF nào?
            4-thermistor thường được gắn sát vào linh kiện công suất,khi nhiệt độ tăng,themistor giãm điện trở ---->giãm phân cực transistor ------> bảo vệ không hư transistor công suất.
            5-6-Diode nào? có phai it23 ko? diode bắt ngược lấy điện thế âmcho mậch AGC,
            Nếu như đã có 2 thì sẽ bỏ được bộ lọc thông thấp LPF.Hì hì
            5-6 .Vậy thế tại tao sao ta lại phải tạo điện thế âm cho mạch AGC.Điều đó có tác dụng gì hả bác?
            Vậy cái biến áp đảo pha và biến áp ra loa nếu không thể tìm thấy từ đài cũ thì có thể làm mới được không? Thầy e bảo nếu ra kêu người ta quấn dùng thì cũng khá là tốn kém


            P/s: Làm tách cafe nhâm nhi ùi tiếp tục đánh vật nào các bác ơi.Quyết tâm thành " gà sao ".hì hì
            Last edited by mashima0905; 15-10-2010, 17:35.

            Comment


            • #66
              * Tín hiệu sau diode tách sóng 1T23 gồm có 2 loại tần số: trung tần 455kHz và âm tần (đường bao). Tụ C14 (20000pF) có dung kháng nhỏ đối với tần số 455, dung kháng lớn đối với âm tần -> Tín hiệu trung tần bị thoát xuống mass qua tụ này, chỉ còn lại tín hiệu âm tần = loại bỏ tần số cao, giữ lại tần số thấp = lọc thông thấp và đó chính là LPF. Trong mạch của Ice, mạch này gồm mắt lọc hình "pi" (C14, C15 và R10), rất rõ ràng.
              * Máy SONY TR610 dùng trn loại npn, nên diode tách sóng phải lắp ngược lại như vậy để lấy điện áp AGC: Khi tín hiệu lối vào càng lớn, điện áp 1 chiều trung bình ở lối ra tách sóng (có dấu âm) càng lớn. Điện áp này qua điện trở R11 "giằng co" với R4 (nối lên Vcc) làm giảm mức phân cực của cái 2T76 đầu tiên -> giảm độ khuếch đại của trn này. Đó là tác dụng AGC (Automatic Gain Controler = Tự động điều khiển độ khuếch đại). Nhờ AGC, tín hiệu lối ra thay đổi ít trong khi tín hiệu lối vào thay đổi rất nhiều. Nếu lắp diode ngược lại, điện áp ra sau tách sóng có dấu dương, mạch AGC sẽ không có tác dụng như mong muốn mà ngược lại.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #67
                Ý e là bộ lọc thông thấp ở phần trộn tần đó mà.Tại theo sơ đồ khối thì sau khối Mixer có LPF. Nên lúc sáng thầy hỏi e chẳng bít trả lời seo.Hì hì

                Comment


                • #68
                  Trong sơ đồ, phần trộn làm nhiệm vụ phách các tín hiệu dao động (fOSC)và cao tần (fRF) cho ra trung tần.
                  Yêu cầu của trung tần là tần số không thay đổi khi dò đài (tức là khi thay đổi fRF).
                  Về lý thuyết thì sau trộn tần có 4 tần số:fOSC, fRF, fOSC+fRF và fOSC-fRF, trong đó ta có khả năng làm cho fOSC-fRF ít thay đổi nhất khi dò đài (bằng việc đồng chỉnh tụ xoay), nên người ta chọn nó làm trung tần (fIF). Các tần số fOSC, fRF, fOSC+fRF nói chung đều cao hơn fIF, nên có lẽ ý của thầy bạn là loại bỏ các tần số fOSC, fRF, fOSC+fRF bằng LPF, nhưng thực chất là phải dùng lọc dải (BPF) tại IFT1, chứ tôi cũng chẳng hiểu là LPF ở chỗ nào ngay sau Mixer !!!
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi mashima0905 Xem bài viết
                    Sau khi nhìn thì thầy kêu nhiều biến áp với cuộn dây như thế e làm mạch hơi bị mệt đó.Nên thầy quyết định giảm cho e phần KDCSAT có thể dùng IC chuyên dụng.Thế thì nên dùng con nào hả các bác ơi??
                    Bạn hỏi ở chợ Nhật Tảo xem có IC công suất âm tần nào, ví dụ: LA 4440, HA 1392, uPC 1230C, TDA 2030... đây là những mạch khuếch đại dễ lắp mà có sẵn board bán kèm, bạn chỉ việc copy lại mạch in vào board mạch của bạn, điện áp sử dụng từ 5V đã kêu to, "hoành tráng" lắm rồi. Ghép mạch âm tần vào phía sau Volume là OK. Giá mỗi mạch tầm dưới 40k.
                    Công suất nhỏ thì có AN 7110, lớn hơn một chút có TA 7222. Bạn nên dùng TA 7222 như của TV JVC 7 hệ, mua IC cũ (từ TV JVC rã máy) rẻ tiền mà chắc ăn, mạch cực kỳ đơn giản. Bạn tra datasheet sẽ thấy.
                    Không phải lắp mạch âm tần dùng biến áp và trn, thầy đã bớt cho bạn nhiều công lao tìm linh kiện và thiết kế mạch. Cám ơn thầy đi bạn ạ.
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #70
                      Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                      Trong sơ đồ, phần trộn làm nhiệm vụ phách các tín hiệu dao động (fOSC)và cao tần (fRF) cho ra trung tần.
                      Yêu cầu của trung tần là tần số không thay đổi khi dò đài (tức là khi thay đổi fRF).
                      Về lý thuyết thì sau trộn tần có 4 tần số:fOSC, fRF, fOSC+fRF và fOSC-fRF, trong đó ta có khả năng làm cho fOSC-fRF ít thay đổi nhất khi dò đài (bằng việc đồng chỉnh tụ xoay), nên người ta chọn nó làm trung tần (fIF). Các tần số fOSC, fRF, fOSC+fRF nói chung đều cao hơn fIF, nên có lẽ ý của thầy bạn là loại bỏ các tần số fOSC, fRF, fOSC+fRF bằng LPF, nhưng thực chất là phải dùng lọc dải (BPF) tại IFT1, chứ tôi cũng chẳng hiểu là LPF ở chỗ nào ngay sau Mixer !!!
                      Dạ đúng rùi bác ơi.E coi lại sơ đồ khối của máy thu thì sau Mixer chính là BPF.Ý thầy e muốn hỏi là bộ lọc đó nó nằm ở đâu trong sơ đồ mạch đó bác à.Yêu cầu cả thầy em là từ sơ đồ khối tổng quát của máy thu AM hãy chỉ là là trong mạch sony tr60 những khối đó nằm ở đâu và dùng linh kiện gì để thực hiện

                      Comment


                      • #71
                        Nhìn cái mạch ra đi ô nhớ ngày xưa vớ dc quyển 100 sơ đồ máy thu bán dân thế là tự lắp.Hồi đó chả có linh kiên như bây giờ,đi xim não mới dc mấy con đèn nga , và trung quốc.Không có đồng hồ và mở hàn,muốn hàn dùng cái đèn dầu tự chế lấy cái mỏ hàn bằng mây thỏi đồng.vậy mà cuối cũng cũng lắp dc.Giờ nghĩ lại mới thấy mình kiên nhẫn.Cái sơ đồ đó lắp dc thôi nhưng không biết làm thế nào để chỉnh dc độ nhạy đồng đền cho cả dải sóng nêu như không có thiết bị

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi hoangvuanh Xem bài viết
                          Nhìn cái mạch ra đi ô nhớ ngày xưa vớ dc quyển 100 sơ đồ máy thu bán dân thế là tự lắp.Hồi đó chả có linh kiên như bây giờ,đi xim não mới dc mấy con đèn nga , và trung quốc.Không có đồng hồ và mở hàn,muốn hàn dùng cái đèn dầu tự chế lấy cái mỏ hàn bằng mây thỏi đồng.vậy mà cuối cũng cũng lắp dc.Giờ nghĩ lại mới thấy mình kiên nhẫn.Cái sơ đồ đó lắp dc thôi nhưng không biết làm thế nào để chỉnh dc độ nhạy đồng đền cho cả dải sóng nêu như không có thiết bị
                          Hòan tòan làm được dù không có máy chuyên dụng.Rồi cậu bé Mashima này cũng gặp vấn đề này,khi đó hướng dẫn cậu ta mới hiểu.Bạn chờ xem sự cân chỉnh radio khi không có dụng cụ.

                          Comment


                          • #73
                            E tính thực hiện theo cái sơ đồ này.Các bác xem thử có sai sót gì không.

                            Mà không biết mấy cuộn IFT và cái tụ xoay sơ đồ chân nó như thế nào nhỉ..

                            MayThuAM.PDF

                            Comment


                            • #74
                              Nguyên văn bởi mashima0905 Xem bài viết
                              E tính thực hiện theo cái sơ đồ này.Các bác xem thử có sai sót gì không.

                              Mà không biết mấy cuộn IFT và cái tụ xoay sơ đồ chân nó như thế nào nhỉ..

                              [ATTACH]25338[/ATTACH]
                              Vài lời khuyên cho em:

                              1-Mấy cái cuộn dao động và IFT không dễ thực hiện nếu em quấn.Vì vậy tôi đã khuyên em đi mua 1 cái radio cũ về tháo các biến thế .
                              2-Vẽ lại mạch điện radio cũ,ghi chú cẩn thận chân các biến thế,thông số linh kiện.
                              3-Làm theo sơ đồ cái máy mà em đã tháo linh kiện,căn cứ vào mạch điện đã vẽ,tháo linh kiện ra,làm mạch in ráp trở lại .

                              Công việc hầu như chỉ tháo linh kiện ra ,thay mạch in rồi ráp trở lại nhưng chưa chắc em đã làm được.Việc tính tóan quấn dao động,IF thì nên quên đi,em chỉ có thể làm được khi có đủ máy chuyên dùng.

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                                Vài lời khuyên cho em:

                                1-Mấy cái cuộn dao động và IFT không dễ thực hiện nếu em quấn.Vì vậy tôi đã khuyên em đi mua 1 cái radio cũ về tháo các biến thế .
                                2-Vẽ lại mạch điện radio cũ,ghi chú cẩn thận chân các biến thế,thông số linh kiện.
                                3-Làm theo sơ đồ cái máy mà em đã tháo linh kiện,căn cứ vào mạch điện đã vẽ,tháo linh kiện ra,làm mạch in ráp trở lại .

                                Công việc hầu như chỉ tháo linh kiện ra ,thay mạch in rồi ráp trở lại nhưng chưa chắc em đã làm được.Việc tính tóan quấn dao động,IF thì nên quên đi,em chỉ có thể làm được khi có đủ máy chuyên dùng.
                                E tính là sẽ lấy các cuộn dao động , IFT kèm với các tụ đi kèm để tạo khung dao động lắm vào vị trí các biến áp mà trong sơ đồ mạch em vẽ.Còn các link kiện như trans, tụ , diode , IC KDCS thì sẽ mua mới làm . Mà trường em có máy đo để đo L , C bác ơi.Em mới hỏi thầy xong.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                mashima0905 Tìm hiểu thêm về mashima0905

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X