Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đố vui về PIC, các câu đố cực vui và cực hay... hehe..

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi thaithutrang
    Có anh nào trả lời được ngoài anh này nữa ko nhỉ? Thôi, em phải đố câu khó hơn đây, câu vừa rồi vẫn dễ:
    Dùng một cổng(8 chân) của PIC hoặc AVR + và chỉ thêm một con linh kiện dễ kiếm,rẻ tiền khác(<=1000 đ), hãy tạo ra khoảng 22 mức điện áp khác nhau(ko cần tuyến tính lắm). Phương án này làm DAC có khi lại được đấy các anh nhỉ?
    Em đố vậy chứ ko có ý gì đâu.

    (Chú ý: nếu ghép một con DAC thì ko được vì: đắt hơn nữa lại phải thêm linh kiện phụ nữa nên càng không được)
    Bác BinhAnh thì siêu cao thủ về các cách mắc tiết kiệm chân VĐk và linh kiện rồi.
    Bạn Trang đố cái đó dựa vào AppNote hả? Mà cái bạn này sinh năm 85 mà giỏi thế hả trời. Giỏi vừa vừa thôi, nếu không người quắt lại đó.

    Về câu đố sau của bạn tớ nghĩ là dùng một điện trở treo hay còn gọi là R băng. Gồm 8 điện trở nối chung một đầu lại. Điện áp lấy ra sẽ là chân chung đó. Còn điện áp vào sẽ nối 8 đầu điện trở với cổng VĐK.
    Việc đưa điện áp ra kết hợp giữa việc đặt các bít cao bit thấp của cổng đó và kết hợp với việc đặt từng chân là input hoặc output là okie.
    Đúng không bạn Trang?
    AFH

    Comment


    • quên kô nói thêm là người ta kô dùng cách đó để làm DAC, mà người ta hay dùng PWM làm DAC, nối một chân VĐK qua một điện trở và một tụ điện là xong. Phải kô nào?
      AFH

      Comment


      • Nguyên văn bởi AFH
        quên kô nói thêm là người ta kô dùng cách đó để làm DAC, mà người ta hay dùng PWM làm DAC, nối một chân VĐK qua một điện trở và một tụ điện là xong. Phải kô nào?
        AFH
        Em thừa biết dùng PWM tạo được DAC (qua mạch lọc RC) nhưng như thế dễ quá, ai cũng biết. PWM nó có yếu điểm:
        -Khi thay đổi tần số PWM sẽ thay đổi mạch lọc RC, cái này rất khó làm mạch lọc RC góc cắt động.Chắc phải dùng công nghệ FPAA hay ít nữa PSoC của Cypress mới giải quyềt phần nào.
        -Khi cần tạo DAC tốc độ cao thì kiểu DAC-PWM ko làm nổi.
        -Nếu anh AFH cho rằng kết quả anh là đúng thì thử chứng minh cho em xem?

        Nếu dùng chuyển mức như anh QD thì ko thể automatic được, đây là câu đố "tốn ít linh kiện nhất, gọn nhất và tận dụng uC có sẵn trên mạch". Ví dụ anh có 1 cái board làm một nhiệm vụ nào đó, nếu cần tính năng DAC tốc độ cao trong khi cổng thừa chân rất nhiều thì câu đố là một giải pháp.
        Hơn nữa đây là đố vui... nhưng đôi khi thành thật.

        Comment


        • Con gái gì đố khó quá trời à .Cho tui giải thử được không? Dùng 9 điện trở (có trị số giống hệt nhau cho dễ tính được mức diện thế cho mỗi dộ phân giãi)
          mắc nối tiếp nhau ( theo kiểu cầu phân thế). Đầu trên cùng của hệ điện trở được mắc vào +Vcc. Đầu dưới cùng của hệ này được đấu đến GND.
          8 ngõ của port (uP) được đấu đến 8 diểm chung của các đtrở này.
          Như vậy, tùy theo các tổ hợp của 2 mũ 8 trạng thái của port(có 256 mức) điện thế xuất hiện ở ngõ ra out của cầu phân thế này.

          Giữa 2 chân nối chung điện trở (của 2 điện trở trên cùng), giữa 2 chân chung này nên mắc nối tiếp 1 điện trở, đầu còn lại của điện trở là ggõ ra out (DAC out).
          Xin lỗi ,nói dông dài vì o attack hình được.đoán trúng có thưởng gì o?
          Tui nói trước nhe con gái mà làm điện tử là khổ lắm nhe.Haha

          Comment


          • Hồi xưa đến giờ tui chưa trả lời ai bao giờ nhe bạn, vì tui ghét mấy thằng con giai, o lo học mà lo chọc gái , nay tui thấy con gái nên mới thích trả lời đó nhe bạn.Hehe

            Comment


            • Nhưng đề racuar mình chỉ có thêm 1 linh kiện thôi , yêu cầu mạch nhỏ gọn. Nếu như đáp án của bạn cần một rừng điện trở nên ko được.
              Last edited by thaithutrang; 05-01-2006, 16:00.

              Comment


              • Nguyên văn bởi thaithutrang
                Để tăng thêm độ khó cho các anh:
                1-Phát hiện và bắt được phím ngay cả trường hợp 2 phím cùng ấn một lúc. Ví dụ phím 1 & 3 ấn thì nó cũng phát hiện và giải mã ra được trường hợp này.
                2-Các giá trị điện trở dễ kiếm và biểu thức tính toán cũng rất dễ tính như điện trở ấy...
                3-Mạch điện pcb cũng rất dễ vẽ.
                Em chỉ cần 16 phím thôi, nhiều hơn cũng có thể đc nhưng gây sai số do điện trở sai số 5%.
                Cái trò phát hiện 2 phím bấm cùng 1 lúc theo tui không có trò gì khác ngoài tận dụng sức mạch uC, trên đời này không có thằng nào có thể bấm hai phím một lúc mà PIC không phát hiện ra được bằng ngắt, vì khoảg thời gian PIC tính cỡ us còn người cỡ chục ms.

                Mạch điều khiển LED 4*4 trong cái appnote x mà anh BA nói thì có 2 cái, cái thứ nhất là (tạm thời xóa) tại bang microchip.
                Last edited by phamthaihoa; 06-01-2006, 19:38.

                Comment


                • Cái vụ tạo được nhiều mức điện áp, các bác chơi thêm chân CVref của PIC, cùng thêm được mấy tí.

                  Như các bác nói trên, cô bé này sinh năm 1985 (như em) mà có kiến thức như thế này thì đáng nể thật.
                  Nếu mà biết thêm lập trình VB,DP,VC,Kylix thì em thua.
                  Cóc ngồi đáy giếng, trên đời quả có nhiều cao thủ.

                  Comment


                  • Coi như câu 1 đã có người giải xong, nhưng câu 2, em post lại:

                    Dùng một cổng(8 chân) của PIC hoặc AVR + và chỉ thêm đúng một con linh kiện dễ kiếm,rẻ tiền khác(<=1000 đ), hãy tạo ra khoảng 22 mức điện áp khác nhau(ko cần tuyến tính lắm). Phương án này làm DAC có khi lại được đấy các anh nhỉ?

                    (Chú ý: nếu ghép một con DAC thì ko được vì: đắt hơn nữa lại phải thêm linh kiện phụ nữa nên càng không được,nếu dùng PWM thì cũng ko đc vì tốc độ DAC thấp...)

                    Comment


                    • Một số con PIC điều khiển động cơ có tới 8 PWM, phải chăng bạn thaithutrung muốn nói đến chúng. Ngoài ra còn có thể chơi thêm PWM mềm.

                      A`, bang MC còn có mấy con MCP, nhưng con này đắt tiền, khó kiếm.

                      Comment


                      • Cổng đó ko có gì đặc biệt cả. Chỉ là cổng ra số thôi.
                        VB và VC em cũng biết đôi chút, nhưng Kylix là gì nhỉ?em chưa nghe bao giờ cả.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi thaithutrang
                          Và ko dùng giải pháp Vref out(Cvref) của PIC.
                          VB và VC em cũng biết đôi chút, nhưng Kylix là gì nhỉ?em chưa nghe bao giờ cả.
                          Kylix để lập trình cho Linux bạn ạ, bạn học BK, khóa nào nhỉ ?

                          Comment


                          • Chà, cô này bắt bí tui đây nè bà con ơi, có ai kíu tui hông

                            Comment


                            • Copy lại bài toán thứ nhất:

                              Em cũng có một câu đố tiết kiệm chân cho vi điều khiển:
                              Thiết kế 16 phím ấn chỉ dùng:
                              + Duy nhất 1 chân có chức năng ADC >=8 bit.
                              + Số điện trở <10 điện trở
                              + 16 nút ấn.
                              Ngoài ra ko thêm bất cứ linh kiện nào ngoài vi điều khiển và các linh kiện đi kèm để vdk có thể hoạt động được(thạch anh, nguồn...).

                              Để tăng thêm độ khó cho các anh:
                              1-Phát hiện và bắt được phím ngay cả trường hợp 2 phím cùng ấn một lúc. Ví dụ phím 1 & 3 ấn thì nó cũng phát hiện và giải mã ra được trường hợp này.
                              2-Các giá trị điện trở dễ kiếm và biểu thức tính toán cũng rất dễ tính như điện trở ấy...
                              3-Mạch điện pcb cũng rất dễ vẽ.

                              Nếu bắt được cả nhấn và nhả của các 16 phím, có thể nhiều phím cũng nhấn thì sẽ có:
                              2^16=65536 trường hợp. Mà có mỗi một chân ADC. Chắc chắn không làm được kể cả có ADC 24 bit thì cũng không tính ra nổi giá trị trở.

                              Giờ giả thiết chỉ phát hiện 2 cái cũng nhấn một lúc (3 cái sẽ thua) :
                              - 16 phím nhấn lẻ có 16 trường hợp.
                              - Trường hợp có 2 phím nhấn:
                              Phím thứ nhất nhấn rồi. Có 15 khả năng.
                              Phím thứ hai nhấn rồi. Có 14 khả năng.
                              ...
                              Tổng cộng có: 15*16/2 = 120 khả năng (tổ hợp chập 2).
                              Vậy cần phân biệt 136 trường hợp.

                              ADC 10bit. Thực ra vẫn có sai số +/-1 bit. Với sai số của trở trong trường hợp này cũng khó tính toán 4 trở trên (R1a-R4a) và 4 trở dưới (R1b-R4b) và trở chung (Rc).
                              16 nút nhấn đánh số từ 1.1, 1.2...2.1...4.4...
                              Thực ra nếu đúng hết phải giải 136 phương trình như sau:
                              16 phương trình một phím
                              V1.1 = Vcc.(Rc/(R1a+R1b+RC))
                              V1.2 = Vcc.(Rc/(R2a+R1b+RC))
                              V1.3 = Vcc.(Rc/(R3a+R1b+RC))
                              V1.4 = Vcc.(Rc/(R4a+R1b+RC))
                              ...
                              V4.4 = Vcc.(Rc/(R4a+R4b+RC))

                              Còn 120 phương trình nữa.
                              V(1.1)(1.2) = Vcc(Rc/(R1a+(R1b//R2b))+Rc)
                              ....

                              Rõ ràng điều này là rất khó. Thường sẽ chọn giá trị và thực nghiệm nhưng kô chứng minh được tất cả bọn chúng đều khác nhau.

                              Có thể dùng một số thuật toán thông minh hơn để xem xét chuyện này nhưng về nguyên tắc là kô thể bao quát hết trường hợp.
                              Ví dụ là nhấn phím 1 giữ phím 2, sau đó giữ phím 3 rồi nhả phím 1. Vậy lúc đó chỉ có 2 phím là 2 và 3 được nhấn nhưng để phát hiện thì kô dễ trong trường hợp tổng quát.

                              Vì vậy thực tế trên người ta không dùng cách tiếp cận này.
                              Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                              Comment


                              • A` thế thì lại quay ra lại vấn đề tìm linh kiện rồi ! Bó tay.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                CHIBANG Tìm hiểu thêm về CHIBANG

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X