Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hảm động năng cho máy khoan tay

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi Boa Hancock Xem bài viết
    Định nghĩa này chuẩn xác 100% , lấy từ SGK của nhà xuất bản giáo dục . Nếu sai thì chắc hàng triệu người gồm bộ trường bộ giáo dục , thầy cô giáo , học sinh , v.v..... và trong đó có em đều là thằng ngu vì học sai .

    Thay đổi đột ngột ở đây là thay đổi luôn , ví dụ 0Km/h lên 1000Km/h trong không giây , thời gian tăng tốc là không .
    Thế bác nói công suất động cơ lớn hơn lực quán tính khi đổi đột ngột có bị giật cái động cơ không ???
    1-Kỹ thuật truyền động bao gồm nhiều điều kiện.
    Nếu một điều kiện không thỏa (không phải sai) thì bộ máy không hoạt động.

    2-Thí dụ của em cũng là 1 điều kiện không thỏa.

    3-Cái la bàn đi biển bị sóng đánh lắc lư tứ bề mà người ta còn làm nó đứng yên không lay động huống gì cái động cơ?

    Thôi ngừng tại đây nhé, tôi không muốn từ thảo luận thành tranh cãi.

    Comment


    • #17
      Với động cơ stator là nam châm vĩnh cửu tôi đã làm như bác Quocthai bảo , tức là khi ngắt điện thì tôi có chuyển mạch chập 2 đầu dây vào động cơ với nhau .Kết quả là mô tơ dừng rất nhanh( nhưng không dừng ngay lập tức được ).....

      Comment


      • #18
        Hãm cái DC là hoàn toàn có thể chứ.Có nhiều loại phanh hãm DC mà.Nhưng ở đây hãm cái DC này có ảnh hưởng gì đến cái khoan k thì lại là chuyện khác.

        Comment


        • #19
          sách giáo khoa viết sai là có, bản thân ngành vật lý còn phải xét lại những định luật tưởng đúng rồi, mọi hiện tượng, sự vật chỉ có tính tương đối.không có tuyệt đối!

          nghĩ về hãm cái khoan ngay lập tức, thì em nghĩ nên hãm nó trong từ trường, tức hãm ''mềm'' hãm cứng là dùng lực ma sát chắc không khả thi, về hãm bằng từ trường chắc là khi nhả tay cò khoan thì vẫn cấp điện cho roto và đảo chiều điện trên sato ( hoặc ngược lại), khi đó từ trường sinh ra bởi sato ngược với chiều quay roto, nhưng làm sao điện áp cấp vừa đủ cho sato rồi ngắt để nó không quay ngược lại kia??????? chắc là dùng con tụ nạp xả cho 2 cuộn dây sato?????????? chỉ là ý tưởng thôi? không biết có khả thi, mong các bác tiếp tục! chắc là chủ thớt muốn làm điều này vì dùng khoan vít ốc thì phải. đôi khi nếu không có kinh nghiệm thì nhấn cò khoan quá lâu dễ tuông ren như chơi( quán tính bộ giảm tốc của nó cũng đáng kể),nếu có loại cò khoan nhả, ngắt luôn thì tốt.khoan tường, sắt thép chắc không cần đến tính năng đó,
          LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

          Comment


          • #20
            - bạn nào để ý chút với máy móc công nghiệp sẽ thấy thi thoảng có cái gọi là phanh từ. rất nhìu người hông biết về sự tồn tại của nó...

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
              chỉ có một cách làm dừng đột ngột , mà không làm hỏng cơ cấu của máy khoan cầm tay , đó là phải độ chế một nam châm điện , nam châm này có thể tận dụng một cuộn stato của máy đó làm cơ cấu hãm cưỡng bức , khi ngắt công tắc , cũng là lúc ngắt một cuộn dây ra khỏi nguồn điện , đồng thời đóng một nguồn điện một chiều cho cuộn dây còn lại, đồng thời nối tắt 2 chổi than lại , điện áp này phải tùy chọn cho từng loại , áp và dòng tùy theo cuộn dây , khi roto đang quay nhanh , mất điện thì nó vẫn quay theo quán tính, nhưng nó sẽ bị lực hút một bên của một phần stato giữ lại , đồng thời bị chập mạch trong roto sẽ giữ cho roto không thể quay được , trong khi đó các nhông chỉ quay theo roto , không có quán tính nhiều nên không làm ảnh hưởng đến lực hãm , nên roto chỉ có thể quay thêm vài vòng theo quán tính thì phải dừng ngay vấn đề bây giờ là nguồn DC để hãm thôi, và cái công tắc đa tiếp điểm là khó chế tạo .
              Các máy ly tâm tốc độ cao thường sử dụng động cơ chổi than. Do có dĩa ly tâm nặng, lúc off máy vẫn còn quay 2, 3 phút sau mới ngừng. Khi mất nguồn, động cơ chổi than vẫn còn quay, lúc này do còn từ dư,động cơ lại là máy phát điện. Nếu hãm bằng cách của bác, trên chổi than đánh lửa nhiều lắm, vì thế nhà sx thiết kế nút hãm, xả điện thế này qua 1 điện trở 2 ohm.

              [MENTION=312752]Boa Hancock[/MENTION]: Máy ly tâm thế hệ cũ muốn đưa tốc độ động cơ lên trên 10.000 rpm phải vài phút sau mới đạt tốc độ. Máy ly tâm thế hệ mới, ban đầu khởi động với điện thế thấp để dòng khởi động nhỏ, sau đó gia tốc chỉ vài giây là đạt tốc độ (dù thay đổi vận tốc đột ngột).
              Last edited by vi van pham; 07-06-2014, 12:33.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                Các máy ly tâm tốc độ cao thường sử dụng động cơ chổi than. Do có dĩa ly tâm nặng, lúc off máy vẫn còn quay 2, 3 phút sau mới ngừng. Khi mất nguồn, động cơ chổi than vẫn còn quay, lúc này do còn từ dư,động cơ lại là máy phát điện. Nếu hãm bằng cách của bác, trên chổi than đánh lửa nhiều lắm, vì thế nhà sx thiết kế nút hãm, xả điện thế này qua 1 điện trở 2 ohm.

                [MENTION=312752]Boa Hancock[/MENTION]: Máy ly tâm thế hệ cũ muốn đưa tốc độ động cơ lên trên 10.000 rpm phải vài phút sau mới đạt tốc độ. Máy ly tâm thế hệ mới, ban đầu khởi động với điện thế thấp để dòng khởi động nhỏ, sau đó gia tốc chỉ vài giây là đạt tốc độ (dù thay đổi vận tốc đột ngột).
                Thưa Bác ! đó là máy ly tâm , có đĩa nặng để duy trì và ổn định tốc độ , thì em không bàn đến , còn ý kiến của em trên bài viết là nói trực tiếp đến cái máy khoan cầm tay , ngoài lõi roto ra thì không có cái gì để duy trì quán tính đà cho nó , đĩa nhông và đầu kẹp mũi khoan thì quay chậm hơn rất nhiều , nên không thể gọi là bánh đà được ,(chưa kể đến lực cản của mũi khoan) và nếu lõi roto quay trong từ trường đều N/S thì nó mới sinh ra sức điện cảm ứng , còn khi chỉ quay trong cuộn dây stato thì nó không sinh ra điện cảm ứng được , do đó nếu bị khóa 2 chổi than cổ góp ,(chập mạch)khi chưa có từ trường, hoặc có nhưng rất yếu của 1 cuộn stato thì nó vẫn chưa có điện cảm ứng gì cả , và khi có điện áp đặt vào 1 cuộn dây thì nó mới phát dòng cảm ứng , nhưng lại bị khóa , chập mạch 2 chổi than nên nó bị hãm lại ngay, mất vòng quay thì lại càng không thể sinh điện cảm ứng , vì thế không thể phát ra tia lửa điện được , nó khác với stato là nam châm vĩnh cửu . trên bài viết của em là nói đến máy khoan trong trạng thái không khoan (hở tải) lõi roto quay tự do , chứ đang khoan thì nó đứng liền .

                Comment


                • #23
                  - nếu nhất thiết phải hãm nó ngay lập tức thì cần dùng từ trường + trở xả điện như bạn... viết; nhưng mà cấp điện để nuôi từ trường cho sờ ta to sao cho nó ko cháy, rùi thì đấu nối chuyển đổi cái chổi than, tính trở sao cho lực hãm ko lớn nhưng cũng phải đủ để nó dừng sau 1 vài vòng gì đó thì cái mũi khoan mới gần như stop ngay. đúng là hết hơi...
                  - có 1 giải pháp đơn giản hơn 1 xíu, ấy là cấp điện yếu đồng thời chuyển đổi đảo chiều quay của đông cơ để hãm...
                  - phức tạp nữa thì làm 1 cái trung gian chuyển đổi lực cơ khí, khi muốn cái mũi khoan dừng thì nhả liên kết giữa rô to với mũi khoan ra là nó dừng ngay ấy mà, cái của nợ kia muốn quay bao lâu thì tùy...

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                    Thưa Bác ! đó là máy ly tâm , có đĩa nặng để duy trì và ổn định tốc độ , thì em không bàn đến , còn ý kiến của em trên bài viết là nói trực tiếp đến cái máy khoan cầm tay , ngoài lõi roto ra thì không có cái gì để duy trì quán tính đà cho nó , đĩa nhông và đầu kẹp mũi khoan thì quay chậm hơn rất nhiều , nên không thể gọi là bánh đà được ,(chưa kể đến lực cản của mũi khoan) và nếu lõi roto quay trong từ trường đều N/S thì nó mới sinh ra sức điện cảm ứng , còn khi chỉ quay trong cuộn dây stato thì nó không sinh ra điện cảm ứng được , do đó nếu bị khóa 2 chổi than cổ góp ,(chập mạch)khi chưa có từ trường, hoặc có nhưng rất yếu của 1 cuộn stato thì nó vẫn chưa có điện cảm ứng gì cả , và khi có điện áp đặt vào 1 cuộn dây thì nó mới phát dòng cảm ứng , nhưng lại bị khóa , chập mạch 2 chổi than nên nó bị hãm lại ngay, mất vòng quay thì lại càng không thể sinh điện cảm ứng , vì thế không thể phát ra tia lửa điện được , nó khác với stato là nam châm vĩnh cửu . trên bài viết của em là nói đến máy khoan trong trạng thái không khoan (hở tải) lõi roto quay tự do , chứ đang khoan thì nó đứng liền .
                    Phương pháp hãm tôi trình bày là giáo trình hãm động năng của động cơ chổi than ! Động cơ khi off, rotor còn từ dư, xem nó như cục nam châm quay trong cuộn stator, và phát sinh điện thế trong cuộn này. Điện thế này hỗ tương giữa startor và rotor và suy yếu dần.
                    Người ta dùng điện thế này để hãm và gọi là hãm động năng đấy bác ạ!

                    Comment


                    • #25
                      - vậy là hãm như tiêu đề luồng của chủ thớt thì nó hông dừng lại ngay được rùi...

                      Comment


                      • #26
                        Dù nó có đứng lại được hay không thì cũng cảm ơn các anh! Nhờ các anh ch́em nhiệt tình mà em ôn được bài! Và còn học thêm bài mới
                        Học học nửa học mãi!

                        Comment


                        • #27
                          Thực ra thì chế cái khoan này không phải không làm được. Dĩ nhiên nó vẫn quay thêm chút nữa.
                          Như đã phân tích thì nguyên nhân nó không dừng lại ngay do có động năng ( hay quán tính ...bla bla ) lớn. Vậy để dừng lại được nhanh thì phải chọn loại động cơ có khối lượng phần quay nhỏ, càng nhỏ càng tốt. Kết hợp các phương pháp hãm đã phân tích thì có thể dừng động cơ rất nhanh.
                          _
                          Ví dụ động cơ của ổ đĩa quang, nó có tốc độ rất cao nhưng khi ngắt nguồn nó dừng lại rất nhanh khi chưa dùng phương pháp hãm nào cả vì phần chuyển động của nó rất nhẹ. Nếu thêm các phương pháp hãm nữa thì có thể có khả quan. Tuy nhiên công suất thấp, chắc để khoan mạch là hết mức

                          Comment


                          • #28
                            để tớ kết luận cuối cùng nhe.
                            1. hãm được
                            2. dùng cơ để hãm tuy cồng kềnh khó gia công nhưng mà khả thi hơn.
                            đầu tiên cần 1 cơ cấu để tách truyền động giữa rô to với mũi khoan.
                            sau đó là cái phanh ma sát để stop ngay lập tức mũi khoan, sẽ ko ảnh hưởng nhìu bởi hệ thống mũi khoan quay tương đối chậm và chịu được lực.
                            tiếp theo là 1 cái đồng bộ sao cho khi vừa nhả truyền lực của rô to ra thì phanh ma sát siết ngay.
                            cuối cùng là phần hiệu quả, chắc chắn đáp ứng yêu cầu dừng ngay lập tức, độ bền thiết bị, tuy nhiên giá thành gia công đắt, khó làm có thể chi phí bằng luôn cái khoan và hơn nữa khối lượng của nó sẽ giúp ích vô cùng cho tác giả việc phát triển cơ bắp mà hông phải tốn kém mua máy tập thể hình...

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            tuvingu Tìm hiểu thêm về tuvingu

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X