Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch cầu H điều khiển động cơ 2A L298

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
    Cảm ơn nhiều, có gì mình sẽ hỏi tiếp ở luồng này.

    Thêm 2 câu nữa nhé.

    1/ Nếu mình làm bo công suất, cấp nguồn 9v để chạy động cơ 6V, trên đó có ổn áp 5V để điều khiển servo & chạy 1 cpu board khác. Vậy mình nên cấp nguồn cho sensor dò line từ bo công suất hay cấp từ các port I/O trên cpu board (uC là H8 của renesas). Trên cpu board không có ổn áp 5v, mà cũng ko được phép hàn thêm bất kỳ thứ gì lên board.
    Mình sợ nguồn cấp từ các I/O của con H8 không đủ cấp cho sensor.

    2/ Nếu cấp 9V cho động cơ 6V, xe đang chạy thẳng với tốc độ cao, nếu mình muốn ngừng lại ngay lập tức trong khoảng 0.5m, thì mình đảo chiều động cơ chạy ngược về 1 tí, hoặc ngừng hẳn động cơ, cách nào hay hơn mà không gây hại ngược lại cho bo công suất.
    2)tốc độ cao là cỡ bao nhiêu vậy bạn? khối lượng xe, vận tốc?
    mà mình thấy bạn chỉ cần dùng chế độ fast motor stop là ok rồi, nó là chế độ hãm động năng, dùng chính năng lượng do nó sinh ra khi quay để hãm chính nó.

    Comment


    • #47
      Vì mình điều xung trên chân EN nên không thể hãm động năng được.
      Khối lượng xe là 0.5kg, vận tốc trung bình 0.5m/s, chạy suốt 50m, có thể tăng thêm tốc độ và phải dừng lại trong vòng 1m, càng thấp càng tốt.

      Mình phải điều xung trên chân EN vì mình nghĩ, phần cứng hỗ trợ càng tốt thì phần mềm đỡ hơn, thế nên mình thiết kế 1 chân DIR để điều khiển đảo chiều, buộc phải dùng hết cả 2 chân IN, còn điều xung thì mình điều xung trên chân EN.

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi dt_love Xem bài viết
        ý bạn là sao? nếu bạn thấy mình nói sai chỗ nào thì vui lòng chỉ cho mình biết chứ bạn nói vậy sao mình biết? hay những j mình nói đều sai hết?
        Ý mình là mạch này có tác dụng chống ngắn mạch so với mạch thông thường của nó.

        0988467839

        Comment


        • #49
          Nếu bạn muốn thắng động cơ lại bạn có thể làm ngắn mạch động cơ khi dừng bằng cách nối hai tiếp điểm động cơ lại bằng relay hoặc Fet.

          0988467839

          Comment


          • #50
            Khi đang chạy hết tốc độ, nếu muốn ngừng lại khẩn cấp, mình đã thử cho đảo chiều động cơ, khoảng 0.5s rồi mới ngừng cấp nguồn cho nó, kết quả là động cơ bị lắc rất mạnh, không hiểu tại sao lại thế nữa.

            Mà mạch công suất thì mình thiết kế và đặt rồi, giờ đang thiết kế lại mạch khác, nên mình muốn làm kỹ hơn để khỏi phải làm đi làm lại..

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
              Vì mình điều xung trên chân EN nên không thể hãm động năng được.
              Khối lượng xe là 0.5kg, vận tốc trung bình 0.5m/s, chạy suốt 50m, có thể tăng thêm tốc độ và phải dừng lại trong vòng 1m, càng thấp càng tốt.

              Mình phải điều xung trên chân EN vì mình nghĩ, phần cứng hỗ trợ càng tốt thì phần mềm đỡ hơn, thế nên mình thiết kế 1 chân DIR để điều khiển đảo chiều, buộc phải dùng hết cả 2 chân IN, còn điều xung thì mình điều xung trên chân EN.
              bạn thử tính quán tính xem,nhưng và theo mình thì với vận tốc và khối lượng đó thì.. thắng dừng lại chỉ ở hàng ms chứ ko đến hàng s đâu (nghĩa là tgian thắng tối đa cỡ vài trăm ms).chỉ sợ ma sát ko tốt thì trượt bánh thôi.
              còn việc dùng chân EN để điều xung.. ở bên CPU còn chân hay ko, nếu còn thì tách 2 chân dir ra thay vì dùng 1 chân.

              Comment


              • #52
                Đơn giản nhất là bạn thêm một tín hiệu thắng để kích 1 relay nối tắt hai đầu động cơ lại, cách này mình cũng đã làm rồi, khá ổn, xe bạn làm nhỏ chắc quán tính ko bao nhiêu đâu.

                0988467839

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi duonghoang Xem bài viết
                  Đơn giản nhất là bạn thêm một tín hiệu thắng để kích 1 relay nối tắt hai đầu động cơ lại, cách này mình cũng đã làm rồi, khá ổn, xe bạn làm nhỏ chắc quán tính ko bao nhiêu đâu.
                  nếu đã dùng thêm chân để kích relay thì nên dùng chân đó cùng với chân DIR, và cho IC hoạt động ở chế độ hãm. đỡ tốn relay,và cũng tránh trường hợp lỗi phần mềm, chân EN bạn chưa tắt mà đóng relay thì.. coi như toi.

                  Comment


                  • #54
                    @ duonghoang: bạn cho mình hỏi tí, tác giả của bài viết kia là ai vậy, để mình hỏi tác giả vài câu về thiết kế trong đó dc ko. thanks

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi dt_love Xem bài viết
                      nếu đã dùng thêm chân để kích relay thì nên dùng chân đó cùng với chân DIR, và cho IC hoạt động ở chế độ hãm. đỡ tốn relay,và cũng tránh trường hợp lỗi phần mềm, chân EN bạn chưa tắt mà đóng relay thì.. coi như toi.
                      Lỗi phần mềm ở đây là chân EN chưa tắt mà relay đã đóng hay là lỗi nào khác.

                      Ban đầu mình dùng 1 chân DIR vì nghĩ rằng khi lập trình sẽ dễ hơn, vì chỉ việc đưa 1 hoặc 0 vào chân DIR thôi, còn lại là phần cứng sẽ lo. Còn nếu tách ra thì cũng được, mình nghĩ là phần mềm vài viết thêm vài câu, thôi thì thử cách này xem.

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                        Lỗi phần mềm ở đây là chân EN chưa tắt mà relay đã đóng hay là lỗi nào khác.

                        Ban đầu mình dùng 1 chân DIR vì nghĩ rằng khi lập trình sẽ dễ hơn, vì chỉ việc đưa 1 hoặc 0 vào chân DIR thôi, còn lại là phần cứng sẽ lo. Còn nếu tách ra thì cũng được, mình nghĩ là phần mềm vài viết thêm vài câu, thôi thì thử cách này xem.
                        đúng là lỗi này rồi đấy. chân EN chưa tắt nghĩa là giữa 2 đầu ngõ ra có áp, lúc đó mà đóng relay lại thì ngắn mạch ngõ ra.

                        bạn cứ thử đi, rồi coi thử hãm theo cách ấy thì tác dụng như thế nào, post lên cho a e biết với.

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi duonghoang Xem bài viết
                          Đây là mạch của tác giả, có dẫn chứng cho bạn nè, có biểu đồ trong đó luôn.
                          hic.. xin phân tích vài chỗ trong cái thiết kế này nhé. (mình xin lỗi tác giả của bài viết này trước nhé). vì lỡ phân tích nên phân tích luôn từ trên xuống dưới cho bạn nào đọc cái này.
                          về điện trở để lấy tín hiệu hồi tiếp:
                          Click image for larger version

Name:	sense.JPG
Views:	1
Size:	47.5 KB
ID:	1339009
                          tác giả dùng R=1.2 để lấy áp tối đa là 4V8
                          trong khi đó trong datasheet thì áp chân này ko vượt quá 2V
                          Click image for larger version

Name:	vsen.JPG
Views:	1
Size:	6.5 KB
ID:	1339010

                          ko biết khi chân này lớn hơn 2V thì có ảnh hưởng gì không, vì chưa xài nó nên ko biết. ai đang có con này thì test dùm. thanks.

                          ngoài ra khi dùng nguồn 12V mà con này ngốn tối đa hết 4V8, nghĩa là 40% điện áp nguồn.. ko biết điều này có nên hay ko, hay là tác giả muốn dùng điện trở này để hạn dòng cho tải? mà sao ko thấy nói j trong thiết kế.

                          Comment


                          • #58
                            Quên nữa, mình thiết kế bo cho 2 động cơ, vậy thì cả 4 chân IN mình đều phải sử dụng. Vậy làm sao giữ mức logic được như thiết kế của anh F.

                            Comment


                            • #59
                              còn về cái mạch bảo vệ,
                              theo như mạch thì khi chân out đang ở mức cao mà bị nối xuống mass thì nó sẽ tác động trong vòng 10us như tác giả nói. như vậy là có thể nó sẽ phải chịu dòng ngắn mạch trong vòng 10us
                              theo như datasheet thì dòng tối đa mà mỗi cầu chịu được là 3A trong vòng 100us
                              Click image for larger version

Name:	imax.JPG
Views:	1
Size:	12.2 KB
ID:	1339011

                              như vậy khi nối song song thì nó chịu được tối đa là 6A trong vòng 100us.
                              vậy với dòng ngắn mạch thì nó có chịu được ko, và chịu được trong vòng bao lâu? trong datasheet ko nói nên ko biết giải thích sao, bạn nào có nhiều con ic này thì.. lắp mạch và ngắn mạch thử xem có tác dụng thì cho anh em biết với.

                              và trong trường hợp ngõ ra đang ở mức L mà bị chập vào Vcc thì nó làm sao nhỉ.
                              còn trường hợp khi 2 ngõ ra của nó chạm nhau, nghĩa là khi nối vào động cơ mà động cơ bị chập thì ko biết nó có tác động ko, chỗ này hơi khó nên nhờ ai đó giải thích dùm, nếu được chính tác giả giải thích thì tốt quá.

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                                Quên nữa, mình thiết kế bo cho 2 động cơ, vậy thì cả 4 chân IN mình đều phải sử dụng. Vậy làm sao giữ mức logic được như thiết kế của anh F.
                                anh F thiết kế cho 1 dc còn nếu bạn muốn cho 2 dc thì tách nó ra, hoặc là dùng 2 con.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X