Thông báo

Collapse
No announcement yet.

So sánh MIPS và ARM

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    1/ bác bqviet xem xét ban nic vĩnh viễn thành viên này
    Nguyên văn bởi darkensky Xem bài viết
    Em cứ tưởng các mod là mấy người thích chữa lửa nhưng mà lên đọc bài thì thấy toàn chữa lửa bằng xăng.
    Cái kết muôn thuở của các tranh luận trên diễn đàn dtVN ( đúng hơn là chợ).
    Mọi thứ đã đi quá xa. Mong các bác kiềm chế cảm xúc!

    Trên diễn đàn này, những bài vô bổ rất nhiều, nhưng sao toàn do mod viết là sao thế nhỉ ???
    thái độ xem thường và vô ơn này không thể chấp nhận được.

    2/ Có lẽ những luồng mang tính học thuật, đòi hỏi người thảo luận phải có kiến thức rộng và sâu như luồng này phải hạn chế người thảo luận, hoặc thậm chí không thảo luận. Khi cu f đưa cái này ra thảo luận cu ITX (mod quản box) đã đề nghị bỏ vì:
    * Đa số (nếu không muốn nói là gần như toàn bộ) men forum thậm chí còn không biết MIPS là cái gì. Vd: MIPS là lõi vi điều kiển mà thôi , MIPS là microchip .....Mức độ hiểu biết về ARM còn mập mờ. VD: không phân biệt nổi lõi cpu ARM dùng cho vi điều khiển và cpu ARM dùng cho ứng dụng khác nhau như thế nào > Tất cả các lõi ARM đều giống nhau ,
    Thì thử hỏi làm sao có thể thảo luận được về thiết kế nhân CPU hay phân tích lợi hại, trong khi mức độ hiểu biết còn quá hạn chế như vậy ?
    * Các thảo luận trong box32 mang tính quảng cáo xâu hàng là đa số (không muốn nói ra nhưng đây là sự thật phải chấp nhận) bởi vì đội ngũ bán hàng kinh doanh lõi ARM khá đông. Tuy nhiên họ không thúc đẩy doanh số bán hàng của họ bằng cách hỗ trợ (kỹ thuật, tài liệu, chip ..v.v.v..) cho người dùng ARM (cái gốc) mà sử dụng phương pháp khác, đó là xâu hàng, hù dọa, và quảng cáo . Có thể kiểm chứng lời ITX nói bằng cách post 1 câu hỏi kỹ thuật về ARM, sẽ lâu và rất lâu để có câu trả lời. Tuy nhiên chỉ cần post 1 câu dìm hàng, chê ARM thì gần như sẽ có hồi đáp ngay lập tức. (tất nhiên không liên quan gì đấn kỹ thật).
    Từ chối trách nhiệm:
    Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
    Blog: http://mritx.blogspot.com

    Comment


    • #32
      Gửi lời chào đầu năm,

      1) Đề xuất với ITX, trong quá trình thảo luận, ngoại trừ trường hợp dùng lời lẽ thô tục thì ta sẽ ban nick, còn trong quá trình thảo luận luôn sẽ có những thành viên ném đá. Việc ném đá này là một thực tế của diễn đàn, mà sau khi trao đổi thảo luận chúng ta sẽ xem xét loại bỏ bài viết đó sau. Việc ban nick thành viên ném đá trong quá trình thảo luận là không nên, mặc dù mọi người đều biết và đều hiểu thế nào gọi là ném đá, bản thân người ném đá cũng hiểu là họ chưa đủ năng lực để thảo luận một cách khoa học, vậy nên họ phải chọn cách ném đá để có chuyện nói. Do đó, đợi đến khi nào thảo luận xong và đóng luồng, ta sẽ xóa bỏ các bài viết ném đá sau.

      2) Với một số bạn cho rằng việc thảo luận này mang tính chất sales, thì các bạn nên đọc kỹ lại 3 bài viết ban đầu của F. Thí dụ, lúc nào các bạn cũng thảo luận về giá của MIPS đắt hơn giá của ARM, xong rồi đem lấy con PIC16 ra so với M0 của tùm lum hãng, đặc biệt là STM. F chỉ lấy thí dụ cụ thể là PIC32 so với STM32, là hai dòng core tương đương với nhau của MIPS và ARM M3, với tính năng tương đương, số chân tương đương và giá cũng tương đương. Điều này để chứng minh rằng MIPS không đắt hơn ARM. Vì sao?
      - MIPS bán cho MCHP để thêm ngoại vi và sản xuất ra chip bán cho người dùng.
      - ARM bán cho ST để làm thêm ngoại vi và sản xuất ra chip bán cho người dùng.

      Vậy, nếu đứng trên bình diện chung, tỉ lệ lợi nhuận của MCHP và ST ở khâu bổ sung thêm ngoại vi và bán cho người dùng là như nhau. Vậy nếu người dùng mua cùng một giá, thì nghĩa là MIPS bán core cho MCHP và ARM bán core cho ST cũng sẽ phải ở mức chi phí ngang nhau.

      Vậy nên, MIPS không đắt hơn ARM

      Trong khi đưa ra thí dụ đó, thì các bạn lại ném một cục đá rằng salesman đang cãi nhau về giá cả của STM32 và PIC32. Các bạn nên chịu khó đọc và hiểu cho kỹ vấn đề và đặc biệt lưu ý đến tên luồng để không bị sa đà vào nội dung khác.

      F nhận thấy hình như các bạn không cần đọc hay không cần hiểu F viết cái gì, chỉ cần thấy một bài viết của F, đọc lẹc xẹc qua vài dòng, tóm được ý nào thì hùa vào để lôi ý đó ra nói này nói kia. Các bạn nên lớn lên một chút. Năm mới rồi, lên một tuổi rồi, cũng nên có phần nào đó chững chạc hơn.

      3) F thường tránh thảo luận về vấn đề kỹ thuật chi tiết, bởi có nói chi tiết ra các bạn cũng không hiểu nó là cái gì. Không hiểu là vì các bạn không chịu đọc cẩn thận, hoặc cố tình lập lòe nội dung.

      Thí dụ như một bạn nào đó đưa ra con 2.5GHz, chạy 5000DMIPS, xong bảo thông số nó là tương đương, trong khi giấu nhẹm thông số của MIPS đi. Cuối cùng ITX phải đưa ra bảng thông số so sánh được công bố công khai, thì lại nói thông số đó là thông số ảo, lừa bịp thiên hạ.

      Nói cái kiểu này thì trao đổi với nhau làm thế nào được hả các bạn? Cái này thuộc thể loại cãi chày cãi cối, cãi lấy được. Nếu các bạn muốn thắng, các bạn thắng rồi đó. F đâu có hơn thua với các bạn về vấn đề này?

      Từ đầu bài viết cho tới tận bây giờ, F vẫn luôn khẳng định, cho tới nay, ARM vẫn chiếm ưu thế trong các tiêu chí đánh giá được đề ra. Tuy nhiên, MIPS và x86 sẽ là một đối thủ đáng gờm trong tương lai gần. Từ việc đưa một hãng làm MCU vào (Microchip) cách đây khoảng 3 năm, cho đến sản xuất ra thiết bị di động đầu cuối giá rẻ trong năm nay. Nó chứng minh rằng MIPS đang xâm nhập vào thị trường mà từ trước tới nay ARM là độc tôn. x86 cũng đã tham gia rồi.

      Vậy vấn đề chúng ta thảo luận ở đây, đó là đưa ra những thông tin minh bạch, hiểu rõ tại sao MIPS có thể tham gia vào thị trường di động, nơi mà chỉ có ARM từ trước tới nay. Nói một cách đơn giản hơn là, nó có thế mạnh gì so với ARM để chen chân vào?

      4) Ở cấp độ thấp hơn, cấp độ MCU, cấp độ mà ở đó người VN ta có thể phát triển thiết kế phần cứng (F không nói phần mềm, vì phần mềm thì ta đã làm outsource nhiều rồi, nhưng thiết kế và sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng thì ta chưa làm ở VN và cũng chưa có điều kiện để làm giá cả cạnh tranh, nên toàn nhập, sắp tới sẽ thay đổi), chúng ta sẽ thấy:
      MIPS mới chỉ có PIC32
      ARM có rất nhiều hãng, đặc biệt là Atmel (do thói quen của những người làm thiết kế lâu đời), và STM (do chiến lược đưa broken price đến mọi người dùng cuối).

      Đây sẽ là một cuộc chơi rất hấp dẫn.

      F thích các bạn trao đổi nhiều ở mức độ này, vì nó nằm trong phạm vi và khả năng thiết kế phần cứng của đại đa số cộng đồng dientuvietnam. Ngoài phạm vi này, ở cấp độ cao cấp hơn thì hầu như ở VN đang khó tiếp cận (không phải là không làm được nhé, nhiều doanh nghiệp làm ARM hoặc chip tốc độ cao nhiều lắm rồi, chỉ là nó không phổ biến thôi). Ta nên nhớ ta đang trao đổi cho cộng đồng nắm thông tin, chứ ta không trao đổi để tự sướng rằng ta thắng admin << điều này thật lố bịch các bạn à.

      Vậy từ các lần sau, F sẽ tiếp tục cung cấp thêm một số giải pháp và một số so sánh cụ thể hơn, và cụ thể cũng như hấp dẫn hơn cho các bạn

      Chúc vui
      Falleaf
      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

      Comment


      • #33
        Việc so sánh chung chung giữa MIPS và ARM thì chẳng có mấy nghĩa cả. Nếu có so sánh thì nên "so sánh" trong một phạm vi cụ thể hơn.
        So sánh 1 con MIPS thiết kế cho networking với con ARM thiết kế cho vi điều khiển là khập khiễng.

        1. Về mức độ phổ biến:
        - Dùng cho networking: MIPS, PowerPC được dùng rất nhiều. ARM không thấy nhiều lắm. Nghe nói rằng các dòng của Renesas cũng có thị phần đáng kể
        - Multimedia (set top box, HD player...): MIPS trước đây rất phổ biến, hiện tại vẫn rất nhiều. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp khủng trong lãnh vực này như Broadcom cũng đã dùng ARM Cortex A cho các sản phẩm. Dòng SuperH của Renesas cũng được dùng nhiều.
        - Mobile (phone và tablet): ARM là số 1 và bỏ rất xa các đối thủ khác (Cả họ nhà ARM từ ARM9, ARM11, ARM Cortex A8, A9). Intel đã và đang cố rất nhiều nhưng chưa là gì cả. Thị phần tại Nhật Bản của SuperH cũng mất dần vào tay ARM... Mình cũng thấy rất nhiều máy tính bảng giá dưới 50$ của Tung kủa dùng chip ARM chứ không phải MIPS...
        - Automotive: Các key players là Renesas, ST, Freescale, Panasonic... với một lô lốc các dòng chip khác nhau, từ 8-16 bits (của riêng từng hãng) đến 32 bits (core riêng của từng hãng hoặc là core mua từ hãng khác (ARM, PowerPC...)) Mình đã được nhìn số liệu về thị phần từ mấy hãng semiconductor khác nhau nhưng thực sự là chưa bao giờ thấy MIPS... Renesas dẫn đầu khu vực này, theo sau là ST và Freescale (Cả 2 thằng này phát triển chung MCU 32 bits dành cho Automotive)
        - Industrial and Medical (Metering, medical equipment, control system): Đây hình như là khu vực mà các bạn so sánh ở trước hay nói tới. Thực sự thì chip 32 bits mới chiếm khoảng 20% của mảng này thôi. Và trong 20% này có vẻ như ARM cortex M đang chiếm ưu thế. Một số hãng đã từng có MCU sử dụng core riêng nhưng đã phải chuyển dần sang Cortex M. Năm 2010, tại thị trường China, dẫn đầu là Renesas, sau đó đến Freescale và thứ 3 là microchip. ST không nằm trong top 3 này có lẽ là vì dù ST dẫn đầu nếu nói về ARM cortex M3, nhưng do 32 bit chỉ chiếm 20% nên không đủ kéo lại.

        Túm lại là, không cứ là ARM hay MIPS hay cái gì đi nữa, mỗi con chỉ có 1 thị trường nhất định...

        Nếu tính gộp cả thì tại thời điểm 2009, ARM chiếm 90% thị phần embedded 32-bit RISC processors!!! (nguồn ARM architecture - Wikipedia, the free encyclopedia)

        2. Tại sao người ta dùng con chip này mà không dùng con khác
        - Peripheral có đủ cho ứng dụng người ta cần?
        - Tốc độ?
        - Giá cả: Làm ăn bé thì việc mua được hàng giá phải chăng với số lượng bé là niềm hạnh phúc. Nhưng kiểu khách hàng này chẳng ảnh hưởng gì đến các cty bán dẫn. Còn khách hàng lớn thì họ có bao giờ băn khoăn về giá mấy con để làm prototype đâu. Khi so sánh thì mình nên so sánh giá dành cho mass production thôi. Mà giá này thì thường là không khác nhau quá nhiều giữa các con có tính năng gần tương đương nhau.
        - Hạn chế về tools (compiler, debugger...): Cái này rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến quyết định dùng chip loại này mà không dùng loại khác. Cứ cho là công ty có 100 developers, mỗi người mất $US 5k cho software license thì chi phí tính vào sản phẩm không phải là nhỏ. Cứ giả sử họ bán được 1 triệu sản phẩm đi thì mỗi sản phẩm bị tăng lên 0.5$ roài. Vậy họ có muốn thay đổi tool khi thay đổi MCU không => chắc chắn là không. Lại thêm 1 cái oái oăm nữa là các nhà sản xuất thiết bị (mình đang nói đến các hãng lớn chứ không nói đến các nhà sản xuất ở VN) ít khi buộc mình với chỉ một hãng sản xuất chip, họ luôn tính toán đến phương án dự phòng (Chuyện có thật là trước khi Hitachi + Mitsubishi + NEC thành 1, thị trường Japan nằm trong tay 3 bạn này; nhưng khi 3 bạn này thành 1 (Renesas), các bạn khác tự nhiên lại có thêm thị phần vì các nhà sản xuất ở Nhật không muốn làm việc với chỉ 1 bạn Renesas) Nếu cả 2 loại MCU đều dùng chung tool thì việc chuyển đổi sẽ dễ dàng hơn (không phải mua tool mới). Với ARM, ví dụ chỉ cần IAR và Jlink là có thể làm việc với hàng mấy trăm loại chip khác nhau từ ST, NXP, ATMEL, Freescale, TI... Đang dùng Cortex M3 của ST, thấy Freescale có Cortex M4 nhanh hơn nên chuyển sang dùng, đời sản phẩm sau thấy ST có Cortex M4 với camera interface nên lại quay lại ST, chẳng phải đầu tư thêm 1 cái tool nào cả. Việc này không thể xảy ra với MIPS vì có ít nhà cung cấp MIPS quá...
        - Khả năng reuse lại software: Đối với dòng 32 bits thì thời gian để phát triển software là rất quan trọng. Nó khác với dòng 16 bits và 8 bits vì các dòng này software không nhiều. Mỗi hãng có một chiến lược riêng để hỗ trợ người dùng. Một số hãng thì cung cấp free các library giúp người dùng sử dụng các ngoại vi dễ dàng, một số hãng thì lại cung cấp hẳn một hệ điều hành RTOS với đầy đủ ngoại vi... Duy chỉ có thị trường JP nơi người ta dùng uITRON RTOS rất nhiều thì khả năng reuse (với phần code ở lớp application) là cao, còn lại những thị trường mà M4K, ARM cortex M được dùng nhiều thì lại không có một RTOS chuẩn nào cả. Như vậy nói rằng dùng ARM thì khả năng reuse được software khi chuyển từ hãng này sang hãng khác thì không hẳn là đúng. Tuy nhiên, nếu hệ thống của bạn có rất nhiều code viết bằng assembly (Ví dụ một phần kernel của OS chẳng hạn) thì khả năng reuse code giữa những con chung core lại đáng để lưu ý. Bạn có thể thấy điều này nếu nhìn vào hệ thống như .Net micro framework của Microsoft, phần code assembly của arm là dùng chung cho hàng chục loại chip của các hãng khác nhau.
        - Mức tiêu hao năng lượng: Cái này không chỉ phụ thuộc kiến trúc của core mà còn phụ thuộc vào thiết kế ngoại vi nữa.

        3. Dù benchmark chỉ là công cụ của sale, nhưng mình thử nhìn xem:
        - Thực tế thì, nếu đánh giá để lựa chọn một con chip cho ứng dụng của mình, người ta hay dùng kết quả EEMBC (EEMBC -- The Embedded Microprocessor Benchmark Consortium) hơn là CoreMark (Dù coremark cũng do EEMBC sinh ra) vì coremark chỉ là một cái chung chung dành cho core thôi. Ví dụ người ta sẽ đánh giá dựa vào EEMBC Autobench nếu người ta định dùng chip đó cho ô tô...
        - Coremark là kết quả phụ thuộc core, memory, co-processor (nếu có), compiler, cách implement và cả tần số hoạt động nữa. MIPS M4K không phải là ông trùm đối với lãnh vực microcontroller (cả về CoreMark/MHz và CoreMark score). ARM cortex M4 (từ Freescale và ST) có điểm cao hơn MIPS M4K (Từ Microchip) nhiều mặc dù cả 2 dòng này đều dành cho microcontroller. Mọi người có thể check lại thông tin ở trang CoreMark an EEMBC Benchmark và select vendor là ST, Microchip với Freescale.

        4. Giá cả (So sánh tương đối dựa trên một số part sẵn có cho vui thôi, và chỉ quan tâm đến những con mà nhiều người đọc thread nghĩ tới - ARM và MIPS dùng cho microcontroller)
        - ARM cortex M0 thì thường đi kèm với rất ít peripheral nên quá rẻ rồi. Entry level của Cortex M3 và M4 là dưới 1$, mình không biết là MIPS M4K có con nào giá vậy không.
        - Nói về loại "ngon nhất" tại thời điểm hiện tại của cortex M và MIPS thì ta có thể so sánh giữa PIC32MX795F512 của Microchip (MIPS M4K), STM32F407 của ST và K60 của Freescale (ARM cortex M4). Mức giá đại khái trong khoảng từ 6$-7$ cho 1k-10k pcs (tất nhiên còn phụ thuộc package, temperature...) nhưng có thể tạm nói là như nhau. Tuy nhiên, có vẻ mấy con cortex M4 có nhiều tính năng khác mà PIC32 không có (FPU, MPU, camera interface, ADC với đầu vào vi sai, 16 bits ADC, Hardware Encryption coprocessor..) Tức là với mức giá cao cao như nhau này mình thấy có nhiều đồ hơn nếu chọn Cortex M (Các bạn đừng chê mấy thứ đó thêm vào đó, mình đã thấy có hãng dùng cortex M4 để làm VoIP terminal, không biết đã ai dùng MIPS M4k làm được cái đó chưa)
        - Tuy nhiên, phải nói lại rằng việc dùng core ARM hay MIPS ít ảnh hưởng đến giá thành cuối cùng của con MCU. Bởi vì mức giá khoảng $0.11 cho royalties và licenses một cái core ARM (tất nhiên chỉ là giá trung bình cho cả họ to bé khác nhau, nguồn ARM architecture - Wikipedia, the free encyclopedia) thì khó nói rằng mức giá này làm cho 1 con MCU của ST rẻ thành $6 được. Ở đây không bàn đến phần giá của silicon vì nó còn phụ thuộc vào việc nhà sản xuất chip sử dụng những option nào và sử dụng công nghệ bán dẫn nào nữa.
        - Mấy con dùng cho tablet... mình không so sánh, bởi performance và giá của mấy con ấy phụ thuộc nhiều vào các thứ khác ngoài core như GPU, Video hardware accelerator...

        4. Con nào cũng hay, vậy tôi nên dùng loại nào?
        - Nếu tôi bắt đầu học, và tôi có thể mượn, xin được chip với tool để làm với 1 loại MCU nào đó thì tôi sẽ dùng nó luôn mà chẳng cần tìm con MIPS, ARM, AVR... nào khác cả bởi vì để học thì con nào cũng như nhau cả. Biết 1 con ("biết" theo kiểu các bạn "mới biết") thì có thể làm với 1 con khác sau một khoảng thời gian ngắn.
        - Nếu mà phải sắm đồ từ đầu để học thì tôi sẽ chon ARM, lý do:
        + Người người dùng ARM, nhà nhà dùng ARM, cơ hội sử dụng lại ARM ở cty bạn sẽ đầu quân cao hơn những con khác. Mọi người đừng dùng cái ý trên (về việc chuyển sang dùng con mới nhanh ấy) để phản bác lại ý này vì nhà tuyển dụng vẫn thích những người đã biết về con cụ thể nào đó mà họ dự định dùng hơn là người chưa biết gì cả mặc dù họ hiểu là bạn có thể tiếp xúc nhanh.
        + Nên học với một con 32 bits thay vì 8 bits, bởi với con 32 bits bạn sẽ có cơ hội áp dụng nhiều kỹ thuật lập trình hơn (Vì có thể viết các app phức tạp cho nó mà) Mới học thì nên mua cái kit, do vậy đừng ngại là dùng ARM thì phải dùng chip dán. Nếu nhất thiết phải thiết kế mạch thì các bạn cứ tự tin hàn đi, chip dán hàn rất dễ, học hỏi tẹo là hàn được ngay thôi. Giá chip và kit của ARM ở VN bây giờ quá rẻ...
        + Ở nhà mình toàn dùng compiler chùa nên chẳng sợ là không có RVDS, GreenHills, Keil hay IAR gì cả
        + Nên có một cái debugger cho phép mình ghi chương trình và chạy từng step một, đọc giá trị thanh ghi... Thiết bị này sẽ giúp bạn giải quyết lỗi nhanh hơn nhiều lần so với việc in giá trị ra đâu đó rồi kiểm tra. Với ARM thì sắm con JLink clone 600k VND là đủ dùng cho tất cả các con của các hãng như ST, Freescale, TI, NXP, Atmel... Quá tiện.
        + Để học Linux tôi vẫn chọn ARM. Có mấy người trên diễn đàn này bán board ARM Linux giá có hơn triệu. Giá này thì vẫn lớn hơn giá của mấy cái router dùng MIPS có thể cài lại Linux đấy, nhưng nếu tôi đủ trình nghịch cái router đó roài thì tôi có học Linux là gì nữa đâu nhỉ.
        - Tôi đi làm ở cty, và tôi phải chọn chip cho cty mình:
        + Nếu sản phẩm của tôi sẽ được bán với giá tầm trăm nghìn => Chắc là cty sẽ sản xuất với số lượng rất lớn, hàng trăm nghìn cái trở lên (giá đó mà sản xuất ít thì lãi lời đáng gì). Lúc này thì tiết kiệm mấy k cũng là cực quý. Sản phẩm kiểu này thì thuộc về mấy con MCU 8 bits chứ đâu đến lượt MIPS với ARM
        + Nếu sản phẩm tôi bán tiền triệu và số lượng chỉ một vài nghìn cái, thì tiết kiệm vài 3 chục nghìn tiền MCU có đáng suy nghĩ nhiều không? Giã luôn một con thừa chức năng một tí đê miễn sao phát triển nhanh là được. Tôi tin là có quá nhiều con MCU ARM thỏa mãn yêu cầu để lựa chọn. Do vậy tôi sẽ dùng ARM (Chắc chắn là MIPS cũng làm được, nhưng sao tôi lại không chọn ARM nhỉ? Theo phong trào là chính mà? Nhiều người theo phong trào => nhiều người mua ARM => ARM bán được nhiều => Giá thanh sẽ giảm xuống thôi + Người người bán ARM => Thằng này nhìn thằng khác mà bán mà cạnh tranh => Giá sẽ dần giảm xuống thôi)
        + Nếu sản phẩm của tôi bán tiền triệu và số lượng rất nhiều => Trong trường hợp này thì tôi ới một tiếng cả tá các chú bán hàng nhảy vào bid, cung cấp cả chip và giải pháp (đến một mức độ nào đó) cho tôi rồi tôi mới đánh giá lựa chọn. Trường hợp này không nói được nếu không có bài toán cụ thể.

        Regards
        El

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết
          Việc so sánh chung chung giữa MIPS và ARM thì chẳng có mấy nghĩa cả. Nếu có so sánh thì nên "so sánh" trong một phạm vi cụ thể hơn.
          So sánh 1 con MIPS thiết kế cho networking với con ARM thiết kế cho vi điều khiển là khập khiễng.

          .............
          .............
          .............
          .............

          Regards
          El
          Bài viết của bạn nói chung được đầu tư khá kĩ tuy nhiên để tránh hiểu lầm. ITX bổ xung một vài điểm chính sau:

          * MIPS M4K đồng hạng với cortex M3 không phải với cortex M4. Đem so MIPS M4K với dòng core trên nói là cortex M4 là không hợp lý.
          * Không nên so sánh các hãng sản xuất chip với nhau (Renesas, Freescale, microchip, ST...). Vì hãng sản xuất chip là hãng sx chip, thằng làm core là thằng làm core. Bởi vì Renesas, Freescale, microchip, ST.... mà bạn nên đều là khách hàng mua core của MIPS cả ( Licensees ). Và cũng đều sx chip có core MIPS. Tương tự với ARM.
          * Hạn chế về tools (compiler, debugger...) không có khác biệt quá lớn như bạn nghĩ.
          - OS, RTOS: OS như windows-ce, linux (Android là linux Android (operating system) - Wikipedia, the free encyclopedia sáng nay có em cãi với ITX cái này mới chết ) sự khác biệt gần như là con số 0. RTOS đa số những RTOS thương mại nổi tiếng đều hỗ trợ cả 2 loại core và rất nhiều compiler cho từng core, với những RTOS nguồn mở hoặc miễn phí như freertos thì lại càng dễ chịu hơn ( FreeRTOS - the small footprint professional grade free RTOS ports and demo applications list sorted by microcontroller vendor and microcontroller family )
          - compiler, debugger: tương tự như việc chuyển từ PIC 8bit sang AVR 8bit vậy. Tuy nhiên cả MIPS và ARM đều có trình compiler, debugger nguồn mở và miễn phí, được sử dụng rất rất nhiều trong những dự án lớn như nhân linux chẳng hạn, và chiếm phần lớn (ưu tiên) trong các doanh nghiệp lớn. Đến đây chắc có bạn lại thắc mắc cái bọn compiler, debugger thương mại giá nghìn nghìn đô mỹ đi đâu ? Chậc nó có việc và thị phần của nó trong các yêu cầu đặc biệt như cần sinh ra mã chạy nhỏ hơn, tối ưu hơn như trong mấy con MCU bé tí chẳng hạn.......( chơi .... vì lười, mấy cái quả cáo compiler, debugger thương mại này cứ google ra cả rổ ).
          - Trong các doanh nghiệp lớn nếu nó đã dự phòng thì nó dự phòng bằng cách thay đổi cả core ấy. Chứ nó không luổn cuẩn dự phòng cùng một lõi ARM đâu. VD: lõi ARM M3 của ST, NXP...v.v.v.. cũng là ARM M3 cả, khác nhau là mấy ?
          Từ chối trách nhiệm:
          Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
          Blog: http://mritx.blogspot.com

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
            Bài viết của bạn nói chung được đầu tư khá kĩ tuy nhiên để tránh hiểu lầm. ITX bổ xung một vài điểm chính sau:
            * MIPS M4K đồng hạng với cortex M3 không phải với cortex M4. Đem so MIPS M4K với dòng core trên nói là cortex M4 là không hợp lý.

            => Tại sao bạn lại bảo so sánh không hợp lý? Cả con MIPS M4K và Cortex M4 đều nhắm đến thị trường là các con microcontroller. Bạn có thể bổ sung thông tin nếu MIPS có một con nào đó khác tối ưu hơn con M4K mà cũng dành cho thị trường này.
            Thêm nữa, ARM cortex M4 được bán với giá dưới 1$ cho đơn hàng chỉ 10k pcs (Welcome to Freescale Semiconductor - Media Center - News Release), chẳng nhẽ bạn bảo rằng dù nó rẻ đi nữa nhưng vì nó hiện đại hơn nên không cho so sánh?

            * Không nên so sánh các hãng sản xuất chip với nhau (Renesas, Freescale, microchip, ST...). Vì hãng sản xuất chip là hãng sx chip, thằng làm core là thằng làm core. Bởi vì Renesas, Freescale, microchip, ST.... mà bạn nên đều là khách hàng mua core của MIPS cả ( Licensees ). Và cũng đều sx chip có core MIPS. Tương tự với ARM.

            => Mình đã đọc lại phần post của mình phía trên và không thấy rằng mình bảo hãng A tốt hơn hãng B. Mình chỉ đang so sánh về dòng core thôi.

            * Hạn chế về tools (compiler, debugger...) không có khác biệt quá lớn như bạn nghĩ.
            - OS, RTOS: OS như windows-ce, linux (Android là linux Android (operating system) - Wikipedia, the free encyclopedia sáng nay có em cãi với ITX cái này mới chết ) sự khác biệt gần như là con số 0. RTOS đa số những RTOS thương mại nổi tiếng đều hỗ trợ cả 2 loại core và rất nhiều compiler cho từng core, với những RTOS nguồn mở hoặc miễn phí như freertos thì lại càng dễ chịu hơn ( FreeRTOS - the small footprint professional grade free RTOS ports and demo applications list sorted by microcontroller vendor and microcontroller family )
            - compiler, debugger: tương tự như việc chuyển từ PIC 8bit sang AVR 8bit vậy. Tuy nhiên cả MIPS và ARM đều có trình compiler, debugger nguồn mở và miễn phí, được sử dụng rất rất nhiều trong những dự án lớn như nhân linux chẳng hạn, và chiếm phần lớn (ưu tiên) trong các doanh nghiệp lớn. Đến đây chắc có bạn lại thắc mắc cái bọn compiler, debugger thương mại giá nghìn nghìn đô mỹ đi đâu ? Chậc nó có việc và thị phần của nó trong các yêu cầu đặc biệt như cần sinh ra mã chạy nhỏ hơn, tối ưu hơn như trong mấy con MCU bé tí chẳng hạn.......( chơi .... vì lười, mấy cái quả cáo compiler, debugger thương mại này cứ google ra cả rổ ).

            => Mình không hề nói rằng MIPS hoặc ARM không có linux, hoặc không có free compiler.
            Bạn có cơ sở gì để nói free compiler và debugger "chiếm phần lớn (ưu tiên) trong các doanh nghiệp lớn" hay không? Bạn cho số liệu với những cái không dùng Linux OS giùm mình nhé (Mình cũng biết là Linux đã và đang phổ biến trong thế giới embedded, nhưng số lượng các system không chạy được Linux nhiều hơn rất rất nhiều. Một thông tin hữu ích nữa là rất nhiều sản phẩm như của Linksys chẳng hạn, ban đầu nó được sản xuất với cấu hình rất khỏe, chạy Linux, nhưng khi nó ổn định rồi người ta giảm Flash với RAM đi một nửa, thay Linux bằng cái VxWorks được build bằng WindRiver để giảm cost đấy)
            Linux miễn phí là vậy, sao lại có những công ty nó bán bản linux không miễn phí như Montavista Linux, và những công ty kiểu đó sống rất khỏe?
            Tại sao GCC đã miễn phí rồi mà lại còn sinh ra những bản gcc không miễn phí (ở một mức độ nào đó) như Codesourcery? Những cái dạng này có giá trị hay không mà những thằng khổng lồ như Intel với Mentor Graphics lại đâm đầu vào mua?
            Sao GCC miễn phí mà MCHP lại lấy thằng này, gắn thêm mấy cái râu xung quanh thành cái IDE rồi bán cho anh em dùng PIC? Nhiều thằng khác cũng đang làm như vậy đấy.

            Khi bạn nói về core, về hỗ trợ core này core khác, compiler này compiler khác, bạn mới chỉ nhìn nó tại thời điểm mà nhiều thứ đã an bài. Trước khi những thông tin kiểu đó được public vài 3 năm, các hãng bán dẫn, compiler, OS, tool và nhiều anpha customer (những khách hàng chủ chốt. Nhiều sản phẩm được thiết kế dành cho mấy customer này, sau đó nhà sản xuất sẽ thêm bớt vài thứ linh tinh rồi bán ra thị trường với các tên khác nhau) đã phải bắt đầu phát triển mọi thứ rồi. Tại thời điểm đó không có nhiều lựa chọn đâu bạn. Rất lâu sau khi những sản phẩm thương mại chạy được thì mới đến lượt tool free. Ví dụ mình cần sản xuất để kịp bán hàng dịp christmas, mình sẽ làm việc với Keil - hãng hứa sẽ cung cấp tool cho mình vào tháng 9, hay mình chờ đến khi có ai đó release bản free rồi mới phát triển? Có thể bạn lại bảo rằng sao hãng sản xuất không tự nâng cấp gcc lên để support con chip đó => những chuyên gia về VoIP kia có thể làm việc đó được đấy, nhưng đây là cách tự cung tự cấp theo tinh thần tiểu nông chứ không phải theo tinh thần công nghiệp hóa, chuyên môn hóa bạn ạ.

            Túm lại, theo kinh nghiệm thực tế mà mình đã tiếp xúc, toolchain không free vẫn đóng vai trò lớn hơn nhiều so với toolchain free. Và nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn loại MCU.

            Về vấn đề reuse khi dùng các con cùng core nhưng có thể khác nhà sản xuất, mình kể cho bạn nghe về 2 dự án của cty mình nhé, tùy bạn bình luận:
            Dự án A, khách hàng yêu cầu port một hệ điều hành rất khủng lên một con chip mới dùng ARM cortex M4. Phần khó nhất đối với porting kiểu này là phần startup, interrupt controller, timer cho scheduler nó chạy đã, còn các driver khác thì cứ theo tuần tự mà làm. Bọn mình rất may mắn là đã tham khảo được phần code assembly cũng như phần interrupt... của mấy con ARM7, ARM9 đã có sẵn. Mặc dù không giống nhau hoàn toàn nhưng cũng lấy được nhiều. Hệ thống của bọn mình bắt đầu chạy sau 1 tháng
            Dự án B, khách hàng yêu cầu port hệ điều hành khác đơn giản hơn lên 1 con chip mới khác. Oái oăm là con mới này nó chỉ hỗ trợ tập lệnh có độ dài biến đổi chứ không hỗ trợ tập lệnh có độ dài được fix như những con trước đó. Thế xong, viết lại hết code assembly rồi còn gì. Anh em check phần code assembly, thấy nó chỉ khoảng dăm k line of code thôi. Bảo khách hàng rằng giờ tao mất 3 tháng để đi reverse enginnering cái code assembly cũ rồi viết cho con mới. Khách hàng bảo 3 tháng thì tao kịp thế nào được, thôi cho mày nghỉ để tao cho thằng đối thủ của mày làm.


            - Trong các doanh nghiệp lớn nếu nó đã dự phòng thì nó dự phòng bằng cách thay đổi cả core ấy. Chứ nó không luổn cuẩn dự phòng cùng một lõi ARM đâu. VD: lõi ARM M3 của ST, NXP...v.v.v.. cũng là ARM M3 cả, khác nhau là mấy ?

            => Sao lại phải thay đổi cả core nếu như tìm được thằng khác cùng core mà vẫn thỏa mãn nhỉ. Cùng Cortex M3 có gì xấu? Bao nhiêu phần trăm của các errata liên quan đến core? Reuse được code assembly và một số thứ code khác, không phải mua tool mới không tốt hơn à bạn???

            Regards
            El

            Comment


            • #36
              => Tại sao bạn lại bảo so sánh không hợp lý? Cả con MIPS M4K và Cortex M4 đều nhắm đến thị trường là các con microcontroller. Bạn có thể bổ sung thông tin nếu MIPS có một con nào đó khác tối ưu hơn con M4K mà cũng dành cho thị trường này.
              Thêm nữa, ARM cortex M4 được bán với giá dưới 1$ cho đơn hàng chỉ 10k pcs (Welcome to Freescale Semiconductor - Media Center - News Release), chẳng nhẽ bạn bảo rằng dù nó rẻ đi nữa nhưng vì nó hiện đại hơn nên không cho so sánh?
              Cortex M4 được xét tương đương với mips32-m14k. Không phải mips32-m4k

              * Không nên so sánh các hãng sản xuất chip với nhau (Renesas, Freescale, microchip, ST...). Vì hãng sản xuất chip là hãng sx chip, thằng làm core là thằng làm core. Bởi vì Renesas, Freescale, microchip, ST.... mà bạn nên đều là khách hàng mua core của MIPS cả ( Licensees ). Và cũng đều sx chip có core MIPS. Tương tự với ARM.

              => Mình đã đọc lại phần post của mình phía trên và không thấy rằng mình bảo hãng A tốt hơn hãng B. Mình chỉ đang so sánh về dòng core thôi.
              1. Về mức độ phổ biến:
              - Dùng cho networking: MIPS, PowerPC được dùng rất nhiều. ARM không thấy nhiều lắm. Nghe nói rằng các dòng của Renesas cũng có thị phần đáng kể
              - Multimedia (set top box, HD player...): MIPS trước đây rất phổ biến, hiện tại vẫn rất nhiều. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp khủng trong lãnh vực này như Broadcom cũng đã dùng ARM Cortex A cho các sản phẩm. Dòng SuperH của Renesas cũng được dùng nhiều.
              - Mobile (phone và tablet): ARM là số 1 và bỏ rất xa các đối thủ khác (Cả họ nhà ARM từ ARM9, ARM11, ARM Cortex A8, A9). Intel đã và đang cố rất nhiều nhưng chưa là gì cả. Thị phần tại Nhật Bản của SuperH cũng mất dần vào tay ARM... Mình cũng thấy rất nhiều máy tính bảng giá dưới 50$ của Tung kủa dùng chip ARM chứ không phải MIPS...
              - Automotive: Các key players là Renesas, ST, Freescale, Panasonic... với một lô lốc các dòng chip khác nhau, từ 8-16 bits (của riêng từng hãng) đến 32 bits (core riêng của từng hãng hoặc là core mua từ hãng khác (ARM, PowerPC...)) Mình đã được nhìn số liệu về thị phần từ mấy hãng semiconductor khác nhau nhưng thực sự là chưa bao giờ thấy MIPS... Renesas dẫn đầu khu vực này, theo sau là ST và Freescale (Cả 2 thằng này phát triển chung MCU 32 bits dành cho Automotive)
              - Industrial and Medical (Metering, medical equipment, control system): Đây hình như là khu vực mà các bạn so sánh ở trước hay nói tới. Thực sự thì chip 32 bits mới chiếm khoảng 20% của mảng này thôi. Và trong 20% này có vẻ như ARM cortex M đang chiếm ưu thế. Một số hãng đã từng có MCU sử dụng core riêng nhưng đã phải chuyển dần sang Cortex M. Năm 2010, tại thị trường China, dẫn đầu là Renesas, sau đó đến Freescale và thứ 3 là microchip. ST không nằm trong top 3 này có lẽ là vì dù ST dẫn đầu nếu nói về ARM cortex M3, nhưng do 32 bit chỉ chiếm 20% nên không đủ kéo lại.

              Túm lại là, không cứ là ARM hay MIPS hay cái gì đi nữa, mỗi con chỉ có 1 thị trường nhất định...

              Nếu tính gộp cả thì tại thời điểm 2009, ARM chiếm 90% thị phần embedded 32-bit RISC processors!!! (nguồn ARM architecture - Wikipedia, the free encyclopedia)
              Đem doanh số bán hàng của cả công ty sx chip VD: Renesas dẫn đầu trong (Industrial and Medical, Automotive...gì gì đó..) nhưng lại quên không trừ doanh số của lõi MIPS Renesas ra lại đem công luôn cho ARM Renesas ???? là sao ạ ? Bạn biết một công ty bán dẫn luôn kinh doanh rất nhiều loại lõi core không ? Ngay cả đến thằng công ty bán dẫn như Renesas, NXP, ST nó còn dự phòng thay đổi cả core thì thằng tiêu thụ sản phẩn của nó không dự phòng như và hơn nó mà cứ khư khư bán lấy một lõi core thì thiếu i-ốt hả bạn ?

              => Mình không hề nói rằng MIPS hoặc ARM không có linux, hoặc không có free compiler.
              Bạn có cơ sở gì để nói free compiler và debugger "chiếm phần lớn (ưu tiên) trong các doanh nghiệp lớn" hay không? Bạn cho số liệu với những cái không dùng Linux OS giùm mình nhé (Mình cũng biết là Linux đã và đang phổ biến trong thế giới embedded, nhưng số lượng các system không chạy được Linux nhiều hơn rất rất nhiều. Một thông tin hữu ích nữa là rất nhiều sản phẩm như của Linksys chẳng hạn, ban đầu nó được sản xuất với cấu hình rất khỏe, chạy Linux, nhưng khi nó ổn định rồi người ta giảm Flash với RAM đi một nửa, thay Linux bằng cái VxWorks được build bằng WindRiver để giảm cost đấy)
              Linux miễn phí là vậy, sao lại có những công ty nó bán bản linux không miễn phí như Montavista Linux, và những công ty kiểu đó sống rất khỏe?
              ..... (trích nguyên văn, như dài dòng quá mà tính ITX lại vắn tắt )..........
              Dự án B, khách hàng yêu cầu port hệ điều hành khác đơn giản hơn lên 1 con chip mới khác. Oái oăm là con mới này nó chỉ hỗ trợ tập lệnh có độ dài biến đổi chứ không hỗ trợ tập lệnh có độ dài được fix như những con trước đó. Thế xong, viết lại hết code assembly rồi còn gì. Anh em check phần code assembly, thấy nó chỉ khoảng dăm k line of code thôi. Bảo khách hàng rằng giờ tao mất 3 tháng để đi reverse enginnering cái code assembly cũ rồi viết cho con mới. Khách hàng bảo 3 tháng thì tao kịp thế nào được, thôi cho mày nghỉ để tao cho thằng đối thủ của mày làm.
              => câu trả lời đơn giản là tiền, tiền và tiền . Trong một cong ty số tiền mua tools (compiler, debugger...) thương mại rất cao nên nếu muốn cạnh tranh và sống được thì phải cắt giảm chi phí và phải biết suy nghĩ.
              Lấy ví dụ thực tế cho các bạn thấy và có thể hiểu được phần nào vấn đề nhé ( nói cho hiểu hết thì ITX có mà ăn mày không ống bơ, thông cảm ITX cũng phải sống mà ): VD: Tôi có một con MCU có 32k bộ nhớ giá 1$, dùng compiler nguồn mở chi phí cộng thêm là 0$ code ra mã dài 30k bộ nhớ, dùng compiler thương mại chi phí cộng thêm là 0.2$ code ra mã dài 20k bộ nhớ. Vậy tôi sẽ chọn compiler nguồn mở để cắt giảm chi phí sản phẩm để cạnh tranh, khi nào vào tình thế bắt buộc (code ra mã dài quá 32k..vân vân...) tôi mới phải bấm bụng chi thêm 0.2$, đồng thời sp sẽ bị cộng thêm 0.2$ => tôi sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh.
              - Nếu tôi gia công phần mềm mà hiểu biết, năng lực của tôi quá kém. VD: chỉ biết một loại core, chỉ quyên làm với tools (compiler, debugger...) thương mại => điều tất yếu và dĩ nhiên tôi sẽ chết non vì tôi không đáp ứng nổi nhu cầu thị trường.
              Từ chối trách nhiệm:
              Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
              Blog: http://mritx.blogspot.com

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                Cortex M4 được xét tương đương với mips32-m14k. Không phải mips32-m4k





                Đem doanh số bán hàng của cả công ty sx chip VD: Renesas dẫn đầu trong (Industrial and Medical, Automotive...gì gì đó..) nhưng lại quên không trừ doanh số của lõi MIPS Renesas ra lại đem công luôn cho ARM Renesas ???? là sao ạ ? Bạn biết một công ty bán dẫn luôn kinh doanh rất nhiều loại lõi core không ? Ngay cả đến thằng công ty bán dẫn như Renesas, NXP, ST nó còn dự phòng thay đổi cả core thì thằng tiêu thụ sản phẩn của nó không dự phòng như và hơn nó mà cứ khư khư bán lấy một lõi core thì thiếu i-ốt hả bạn ?



                => câu trả lời đơn giản là tiền, tiền và tiền . Trong một cong ty số tiền mua tools (compiler, debugger...) thương mại rất cao nên nếu muốn cạnh tranh và sống được thì phải cắt giảm chi phí và phải biết suy nghĩ.
                Lấy ví dụ thực tế cho các bạn thấy và có thể hiểu được phần nào vấn đề nhé ( nói cho hiểu hết thì ITX có mà ăn mày không ống bơ, thông cảm ITX cũng phải sống mà ): VD: Tôi có một con MCU có 32k bộ nhớ giá 1$, dùng compiler nguồn mở chi phí cộng thêm là 0$ code ra mã dài 30k bộ nhớ, dùng compiler thương mại chi phí cộng thêm là 0.2$ code ra mã dài 20k bộ nhớ. Vậy tôi sẽ chọn compiler nguồn mở để cắt giảm chi phí sản phẩm để cạnh tranh, khi nào vào tình thế bắt buộc (code ra mã dài quá 32k..vân vân...) tôi mới phải bấm bụng chi thêm 0.2$, đồng thời sp sẽ bị cộng thêm 0.2$ => tôi sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh.
                - Nếu tôi gia công phần mềm mà hiểu biết, năng lực của tôi quá kém. VD: chỉ biết một loại core, chỉ quyên làm với tools (compiler, debugger...) thương mại => điều tất yếu và dĩ nhiên tôi sẽ chết non vì tôi không đáp ứng nổi nhu cầu thị trường.
                Mình viết lại mấy ý mà bạn vẫn băn khoăn cho rõ nghĩa hơn nhé:
                Lưu ý rằng mình không khuyên ai dùng đồ của hãng này hay hãng khác, dùng đồ miễn phí hay không miễn phí
                1. Tại thời điểm hiện tại, trên Coremark.org nói rằng điểm dành cho con microcontroller dùng ARM cao hơn điểm dành cho con microcontroller dùng MIPS. Và mình check giá thì thấy rằng con có điểm cao đó có giá không cao hơn con có điểm thấp hơn.
                2. Mình không biết khái niệm ARM Renesas... là gì. Nếu mình nói về hãng nào đó thì mình không nói hãng đó bán bao nhiêu con core gì. Nếu mình nói về thị phần của ARM thì mình cũng không nói là trong đó hãng X chiếm bao nhiêu %. Nếu mình có được số kiểu đó thì mình sẽ đi làm cho iSuppli
                3. Về free compiler, bạn mới chỉ nhìn được 1 mặt là code size thôi. Bạn chưa chú ý đến các yếu tố khác đó là chất lượng (ý tớ là sinh code có đúng không chứ không phải là size) và hỗ trợ nữa. Bạn đã bao giờ mất mấy ngày để debug vì gcc sinh code sai chưa? Bạn đã bao giờ phải gọi điện đến hãng phát triển compiler để giải quyết một vấn đề gì đó chưa? Các hãng sản xuất thì việc đó không ít đâu bạn ạ. Nếu làm nghiên cứu khoa học cho vui, hôm nay không xong mai làm tiếp chẳng ảnh hưởng gì, lương đã có nhà nước lo chỉ có hạn chế là không có tiền để mua tool thôi thì free software quá tuyệt. Nhưng nếu bạn tính mỗi ngày của mỗi developer đáng giá 400$, bạn sẽ băn khoăn khi chọn free hay không free soft ngay.
                4. Nói về gia công phần mềm: Đúng như bạn nói, các công ty gia công phần mềm biết nhiều thứ lắm vì phải cố gắng chiều nhiều thằng khách hàng khác nhau mà. Thằng này thích vòng 1 to nhưng thằng khác lại thích vòng 3 cơ. Tuy nhiên, nếu bạn là khách hàng, bạn thay đổi sở thích theo hàng hay bạn chọn hàng giống sở thích của bạn?
                5. Với lại, bạn cho mình cái lý do chính đáng để không so sánh Cortex M4 với MIPS M4K được không?

                Regards
                El

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết
                  Mình viết lại mấy ý mà bạn vẫn băn khoăn cho rõ nghĩa hơn nhé:
                  Lưu ý rằng mình không khuyên ai dùng đồ của hãng này hay hãng khác, dùng đồ miễn phí hay không miễn phí
                  1. Tại thời điểm hiện tại, trên Coremark.org nói rằng điểm dành cho con microcontroller dùng ARM cao hơn điểm dành cho con microcontroller dùng MIPS. Và mình check giá thì thấy rằng con có điểm cao đó có giá không cao hơn con có điểm thấp hơn.
                  2. Mình không biết khái niệm ARM Renesas... là gì. Nếu mình nói về hãng nào đó thì mình không nói hãng đó bán bao nhiêu con core gì. Nếu mình nói về thị phần của ARM thì mình cũng không nói là trong đó hãng X chiếm bao nhiêu %. Nếu mình có được số kiểu đó thì mình sẽ đi làm cho iSuppli
                  3. Về free compiler, bạn mới chỉ nhìn được 1 mặt là code size thôi. Bạn chưa chú ý đến các yếu tố khác đó là chất lượng (ý tớ là sinh code có đúng không chứ không phải là size) và hỗ trợ nữa. Bạn đã bao giờ mất mấy ngày để debug vì gcc sinh code sai chưa? Bạn đã bao giờ phải gọi điện đến hãng phát triển compiler để giải quyết một vấn đề gì đó chưa? Các hãng sản xuất thì việc đó không ít đâu bạn ạ. Nếu làm nghiên cứu khoa học cho vui, hôm nay không xong mai làm tiếp chẳng ảnh hưởng gì, lương đã có nhà nước lo chỉ có hạn chế là không có tiền để mua tool thôi thì free software quá tuyệt. Nhưng nếu bạn tính mỗi ngày của mỗi developer đáng giá 400$, bạn sẽ băn khoăn khi chọn free hay không free soft ngay.
                  4. Nói về gia công phần mềm: Đúng như bạn nói, các công ty gia công phần mềm biết nhiều thứ lắm vì phải cố gắng chiều nhiều thằng khách hàng khác nhau mà. Thằng này thích vòng 1 to nhưng thằng khác lại thích vòng 3 cơ. Tuy nhiên, nếu bạn là khách hàng, bạn thay đổi sở thích theo hàng hay bạn chọn hàng giống sở thích của bạn?
                  5. Với lại, bạn cho mình cái lý do chính đáng để không so sánh Cortex M4 với MIPS M4K được không?

                  Regards
                  El
                  Ờ viết không dài dòng kiểu này cho nó đỡ mệt mắt. (theo phong cách của ITX ) Ok trả lời từng câu nhé:

                  1 => Bạn có chắc rằng trong vài tháng, tuần hay vài ngày tới, tậm chí vài giờ tới tình hình không thay đổi không ? cái này thì ITX gặp nhiều nên nó chỉ có giá trị tham khảo ngắn hạn mà thôi.
                  2 => ARM Renesas là những con chip của Renesas có mang lõi ARM bên trong. Tương tự ARM ST, ARM ATmel, ARM NXP....
                  3 => Bạn đã bao giờ mất mấy ngày để dò lỗi sinh code sai của mấy thằng compiler thương mại chưa, bạn có biết dò lỗi compiler đôi khi còn khó hơn lên trời vì nó không bao giờ sinh code để debug compiler chưa ? bạn có biết là dào được rồi vẫn không thể và không có quyền sửa compiler của nó. Đã lâm vào cảnh cám treo heo nhịn đói chưa ?..... Nhắc lại là ITX viết [ chiếm phần lớn (ưu tiên) trong các doanh nghiệp ] mong là bạn đọc hiểu. ITX không nói là các compiler thương mại xấu, mỗi thứ đều có ưu nhược của nó mà người sử dụng phải khôn ngoan chọn lựa.
                  4 => Ở đây không có thứ gọi là sở thích. Chỉ có thị trường và phải tuân theo thị trường và quy luật của nó.
                  5 => Lý do là Cortex M4 là dòng core mới hơn mạnh hơn Cortex M3 và đồng hạng của nó là MIPS M4K. Nếu so sánh Cortex M4 với MIPS M4K, thì sao không so khiểu Cortex M4 với Cortex M3, hay Cortex M3 với Cortex M0 vì nó cũng "tương đương" mà.
                  [ cái lý do chính đáng ] là so sánh Cortex M4 với MIPS M4K là hoàn toàn sai lầm, như so Cortex M3 với Cortex M0 xem con nào mạnh hơn vậy.
                  Từ chối trách nhiệm:
                  Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                  Blog: http://mritx.blogspot.com

                  Comment


                  • #39
                    Có bác nào bán con MIPS không vậy, bán cho tui 1 con về dùng thử thế nào.

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi thanh87 Xem bài viết
                      Có bác nào bán con MIPS không vậy, bán cho tui 1 con về dùng thử thế nào.
                      Chú có troll thì cũng phải đầu tư suy nghĩ một tí chứ, cách đây ít bữa chú còn chê MIPS là đắt, yếu...vân vân... rồi xông vào hò hết bàn về kỹ thật rồi so sánh giá/kỹ thuật giữa ARM và MIPS với nhau, và bây giờ thì lại "Có bác nào bán con MIPS không vậy, bán cho tui 1 con về dùng thử thế nào." thế là thế "lào" ?

                      Trước đây ITX đã từng đuổi, cấm cửa chú thảo luận trong box32 bit rồi. Và ITX nghĩ rằng là con người ai cũng phải có lòng tự trọng.
                      Từ chối trách nhiệm:
                      Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                      Blog: http://mritx.blogspot.com

                      Comment


                      • #41
                        Trước tiên phải nói rằng bài viết này rất hay, rất đáng đọc, và F khuyên các bạn đang tranh luận về MIPS và ARM nên đọc kỹ bài viết này, cũng như đọc kỹ bài viết trước đó của F, các bạn sẽ nhận ra những điểm tương đồng.

                        Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết
                        1. Về mức độ phổ biến:
                        - Dùng cho networking:
                        - Multimedia (set top box, HD player...):
                        - Mobile (phone và tablet):
                        - Automotive:
                        - Industrial and Medical (Metering, medical equipment, control system):
                        Nếu tính gộp cả thì tại thời điểm 2009, ARM chiếm 90% thị phần embedded 32-bit RISC processors!!! (nguồn ARM architecture - Wikipedia, the free encyclopedia)
                        Những thông tin bạn cung cấp ở đây không có số liệu và tính chính xác. Tuy nhiên, ngay từ bài viết đầu tiên, F đã có đưa một số con số về doanh số của MIPS và ARM cũng như những đánh giá về tổng thị trường hiện tại của hai hãng, các bạn đọc thêm ở trong đó.

                        Bạn đọc lại kỹ bài viết http://www.dientuvietnam.net/forums/...18/#post404431

                        Con số ARM chiếm 90% thị trường là con số "marketing", cách nói khá khôn khéo là 32-bit embedded RISC MCU. Nghĩa là loại bỏ ra hết tất cả dòng Atom của Intel và một loạt dòng embedded dùng trong hệ thống công nghiệp khác. Và hiện nay đấu nhau vẫn là 3 thằng MIPS, ARM, Intel. Đồng thời MIPS doanh số bán là 70M$, ARM là 400M$ vào năm ngoái. Trong khi ARM đang đi từ dưới (15 năm trước), lên (10 năm trước), thắng lớn (3 năm trước, 2009), mà bây giờ chưa chiếm được của MIPS 90% thì lý do gì 3 năm trước chiếm hết 90% của tổng thị trường?

                        Chắc ARM muốn nhấn mạnh điểm này là tao vào thằng MIPS thì tao 9 nó 1. Điều này F đã cung cấp cho các bạn nó đúng là như vậy.

                        Và chính vì điều đó, cho nên bây giờ ta mới có vấn đề để nói. ARM đang và đã đánh MIPS trong vòng 10 năm, thì bây giờ là lúc MIPS đang vùng lên lại. Chính là điều mà F đang xem xét và chờ đợi. Trong lúc chờ đợi đó, thì đem ra thảo luận cùng các bạn để xem quan điểm của các bạn thế nào.


                        Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết

                        2. Tại sao người ta dùng con chip này mà không dùng con khác
                        - Peripheral có đủ cho ứng dụng người ta cần?
                        - Tốc độ?
                        - Giá cả:
                        - Hạn chế về tools (compiler, debugger...):
                        - Khả năng reuse lại software:
                        - Mức tiêu hao năng lượng:
                        Tất cả các phần bạn trao đổi đều chưa hẳn chính xác. Đồng ý rằng với một tính năng nào đó, thì giá cả không phải quan trọng. Tuy nhiên, đó là khi bạn đang nói về thị trường lớn. Còn khi bạn nói về VN, thì điều đó chưa hẳn đúng. Bởi hiện tượng đã xảy ra trên thị trường, đó là STM32 được đạp giá một phát xuống giá rất gần broken price để chiếm lấy thị trường.

                        Tại sao? Khi họ có khách hàng lớn, cung cấp và thắng, họ chủ động bán lẻ ra thị trường để tìm kiếm các cơ hội khác. Vậy nên, vấn đề control giá ở VN phụ thuộc rất nhiều từ nhà cung cấp. Và cũng giống như bài học về Atmel năm 2009 vừa rồi, mặc dù F đã cảnh báo trước, nhưng vài tháng trước một số thành viên vẫn còn cố chấp, đến khi sự cố xảy ra, rất phiền hà. Tất nhiên khi thị trường VN còn nhỏ, mọi thứ thiệt hại cũng không thể lớn được. Nhưng không ai cho không ai cái gì.

                        Hạn chế về Tools, một điều bạn phân tích cũng có cái khó. Thí dụ như nếu dùng tools của MCHP, thì bạn chỉ cần mua cái tools rất rẻ là có thể xài từ 8-bit đến 32-bit. Trình biên dịch cũng miễn phí toàn bộ, hầu như không có hạn chế gì.

                        Một hạn chế duy nhất mà bản thân các sếp trùm MCHP cũng chỉ cười khi nói chuyện, đó là sau 60 ngày sẽ bị hạn chế vấn đề optimize. Nhưng có 2 vấn đề:
                        - Nếu bạn optimize code, thì kết quả tính toán của bạn chậm đi. Vậy nên ngay cả R&P cũng chưa có sản phẩm nào dùng PIC32 của R&P mà phải dùng tới optimize. Trừ khi các bạn cài cắm một mớ hỗn độn RTOS lên đó, code chưa được mấy dòng thì tràn, xong bảo là không tốt thì chịu.
                        - Nếu bạn muốn optimize, hỏi bác bqviet ấy, dùng wine. Hài tới mức không chịu nổi. MCHP không bán tools, các bạn nên nhớ điều đó. Họ bán tools là vì đơn giản họ phát triển từ GCC. Và mỗi phiên bản họ bán ra, họ phải trả tiền ngược lại cho GCC. Nên chẳng có lý do gì để họ phải tích cực bán cả.

                        Còn nếu bạn mua tools của ST, sau đó bạn dùng phần mềm của TI để debug được vì nó cùng core ARM, vậy thì đúng là bạn tài thật.

                        Chính vì cái lý do các bạn hiểu lầm như vậy, cho nên F mới có cái luồng ARM không phải là ARM đấy. Các bạn code mấy cái basics thì được, chứ code mấy cái khó khó dùng thư viện của mỗi thằng thì mỗi thằng chơi một kiểu, ngoại vi mỗi thằng một kiểu. Các bạn coi lại thử nhé.

                        [/QUOTE]

                        Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết
                        4. Giá cả (So sánh tương đối dựa trên một số part sẵn có cho vui thôi, và chỉ quan tâm đến những con mà nhiều người đọc thread nghĩ tới - ARM và MIPS dùng cho microcontroller)
                        - ARM cortex M0 thì thường đi kèm với rất ít peripheral nên quá rẻ rồi. Entry level của Cortex M3 và M4 là dưới 1$, mình không biết là MIPS M4K có con nào giá vậy không.
                        Có bạn, PIC32MX1xxx và PIC32MX2xxx có giá dưới 1$/pcs, tất nhiên là ở số lượng mass pro. Hoàn toàn có thể làm việc với R&P để lấy được giá đó. PIC32MX1, PIC32MX2 sử dụng MIPS M4K

                        http://ww1.microchip.com/downloads/e...Doc/61168C.pdf

                        Giá bán lẻ của bọn này khoảng 2$/pcs



                        Nguyên văn bởi Elenor Xem bài viết
                        4. Con nào cũng hay, vậy tôi nên dùng loại nào?

                        Regards
                        El
                        Phần này bạn đã đề cập đến cái mà F nói trước đây, đó là Community. Chính F đã đưa được MCHP chiếm một vài thị phần nào đó ở VN là nhờ community. Khi community mạnh, thì số lượng người sử dụng tăng, khi số lượng người sử dụng tăng, nó tạo điều kiện cho hãng mạnh lên. Khi hãng mạnh lên hãng lại phục vụ nhiều hơn cho community và cứ như vậy.

                        Tuy nhiên, Firefox đã thắng IE, Chrome đã đè Firefox... Và ngược lại, Một thời Ubuntu cũng muốn lấn lướt Windows nhưng đến khi Windows 7 lại bị dừng chân.

                        Ý F là chúng ta chưa thể kết luận gì vào lúc này. Nhưng xem xét về mặt giải pháp, thì câu chuyện sẽ và đang xảy ra đó. Điều này F chỉ dự báo trước thôi. Hiện nay PIC32 đang thua ARM. Nhưng cũng phải coi chừng nó một chút, vì giá nó rẻ thật sự đấy.

                        Nếu không tin nó rẻ, F sẽ bán cho các bạn 100pcs PIC32MX795F512H-80I/PT với giá 4.5$/pcs (chưa VAT). Chỉ bán số lượng giới hạn thôi, để show hàng. Vì điều này không được phép của MCHP. Bạn nào muốn mua lên diễn đàn này viết lên đây, rồi qua R&P mua. Không viết lên đây là không được mua nhé. Bởi vì nếu nó có giá 5.5$ như STM32 đang bán ngoài chợ, thì cứ bạn mua 100pcs là F mất 100$. Chỉ muốn cho các bạn biết thêm một chút vậy thôi. F dành chương trình này cho 5 bạn đầu tiên lên đây mua.

                        Việc này là illegal với MCHP. Do F có khách hàng sử dụng loại này, và F sẵn sàng mua thêm để cấp thêm ra ngoài cho các bạn một đợt cho vui xem thế nào.

                        Chúc vui.
                        Falleaf
                        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
                          Tất cả các phần bạn trao đổi đều chưa hẳn chính xác. Đồng ý rằng với một tính năng nào đó, thì giá cả không phải quan trọng. Tuy nhiên, đó là khi bạn đang nói về thị trường lớn. Còn khi bạn nói về VN, thì điều đó chưa hẳn đúng. Bởi hiện tượng đã xảy ra trên thị trường, đó là STM32 được đạp giá một phát xuống giá rất gần broken price để chiếm lấy thị trường.

                          Tại sao? Khi họ có khách hàng lớn, cung cấp và thắng, họ chủ động bán lẻ ra thị trường để tìm kiếm các cơ hội khác. Vậy nên, vấn đề control giá ở VN phụ thuộc rất nhiều từ nhà cung cấp. Và cũng giống như bài học về Atmel năm 2009 vừa rồi, mặc dù F đã cảnh báo trước, nhưng vài tháng trước một số thành viên vẫn còn cố chấp, đến khi sự cố xảy ra, rất phiền hà. Tất nhiên khi thị trường VN còn nhỏ, mọi thứ thiệt hại cũng không thể lớn được. Nhưng không ai cho không ai cái gì.

                          Hạn chế về Tools, một điều bạn phân tích cũng có cái khó. Thí dụ như nếu dùng tools của MCHP, thì bạn chỉ cần mua cái tools rất rẻ là có thể xài từ 8-bit đến 32-bit. Trình biên dịch cũng miễn phí toàn bộ, hầu như không có hạn chế gì.

                          Một hạn chế duy nhất mà bản thân các sếp trùm MCHP cũng chỉ cười khi nói chuyện, đó là sau 60 ngày sẽ bị hạn chế vấn đề optimize. Nhưng có 2 vấn đề:
                          - Nếu bạn optimize code, thì kết quả tính toán của bạn chậm đi. Vậy nên ngay cả R&P cũng chưa có sản phẩm nào dùng PIC32 của R&P mà phải dùng tới optimize. Trừ khi các bạn cài cắm một mớ hỗn độn RTOS lên đó, code chưa được mấy dòng thì tràn, xong bảo là không tốt thì chịu.
                          - Nếu bạn muốn optimize, hỏi bác bqviet ấy, dùng wine. Hài tới mức không chịu nổi. MCHP không bán tools, các bạn nên nhớ điều đó. Họ bán tools là vì đơn giản họ phát triển từ GCC. Và mỗi phiên bản họ bán ra, họ phải trả tiền ngược lại cho GCC. Nên chẳng có lý do gì để họ phải tích cực bán cả.

                          Còn nếu bạn mua tools của ST, sau đó bạn dùng phần mềm của TI để debug được vì nó cùng core ARM, vậy thì đúng là bạn tài thật.

                          Chính vì cái lý do các bạn hiểu lầm như vậy, cho nên F mới có cái luồng ARM không phải là ARM đấy. Các bạn code mấy cái basics thì được, chứ code mấy cái khó khó dùng thư viện của mỗi thằng thì mỗi thằng chơi một kiểu, ngoại vi mỗi thằng một kiểu. Các bạn coi lại thử nhé.
                          Bác F khoái dùng chiêu Cổ Quyền Pháp Trung Quốc để hù dọa mọi người quá. Trước kia ATMEL là đối thủ của MCHP ở Việt Nam, thế là bác ném mấy cục đá cho họ không tương tiếc. Hôm nay STM32 đang lớn mạnh ở thị trường MCU ở VN thì bác cũng quay lại ném đá tiếp nữa rồi. Thực thì cái broken price mà bác phán cho đối thủ xem ra không có gì làm cơ sở. Tôi đã từng hỏi giá thử chip STM32 từ nhiều nguồn khác nhau thì thấy không khác nhau gì mấy, tài nguyên và giá cả hợp lý khiến nhiều người chú ý, thậm chí ngay cả người Nhật cũng có kết luận như thế :

                          http://miqn.net/node/17

                          Công ty Bình Anh ở Hà Nội hàng tháng mua cả nghìn con STM32 từ ST, nếu bị vố lừa broken price như bác nói chắc họ bị sập tiệm, tất nhiên PIC của MCHP ko còn chỗ đứng như xưa rồi.

                          Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
                          Còn nếu bạn mua tools của ST, sau đó bạn dùng phần mềm của TI để debug được vì nó cùng core ARM, vậy thì đúng là bạn tài thật.
                          Theo tôi đoán ko nhầm thì F hiểu nhầm ý của Elenor. Hiện tại có rất nhiều compiler support cho ARM, ngoài compiler của chính hãng, còn có nhiềm compiler của các hãng thirdparty khác nữa:
                          1> Chính hãng : Keil IDE
                          2> Thirdparty : IAR Embedded System, TrueIDE, Raisonance...

                          Ý của bác Elenor có thể nói là, sau khi bỏ tiền mua tool IAR về rồi, nếu công ty không muốn dùng ST nữa thì có thể dùng LPC của NXP hoặc Kinetis của Freescale hoặc Stellaris của TI... Đơn giản IAR support tất cả những thứ đó.

                          Còn compiler, tool của MCHP thì chỉ biết có 1 mình PIC, hoặc cũng không thể tìm được con MIPS nào đó để nhét vào mục support list nữa là.

                          Về lập trình đơn nhiệm theo kiểu top down, nếu nói về tính tương thích giữa hãng này và hãng khác thì đồng ý khó khả thi, may ra viết thành các thư viện chuẩn ANSI C thì còn áp dụng được, nhưng nếu là chương trình đơn nhiệm thì cũng ko cần thiết vì hơi quá cao siêu. Nói đến tương thích thì người ta sẽ nghĩ nhiều đến embedded OS hơn, khổ nỗi PIC của MCHP thì có vẽ bị lãng về vụ này, dùng cho mấy cái RTOS nhỏ thì được, mấy cái lớn như Android thì chào thua, chắc phải đợi MCHP đầu tư vài con MIPS cao hơn thì mới có chuyện bàn, thôi thì cứ chờ đi vậy.
                          Last edited by stevejobsvn; 05-02-2012, 09:20.

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi stevejobsvn Xem bài viết
                            Theo tôi đoán ko nhầm thì F hiểu nhầm ý của Elenor. Hiện tại có rất nhiều compiler support cho ARM, ngoài compiler của chính hãng, còn có nhiềm compiler của các hãng thirdparty khác nữa:
                            1> Chính hãng : Keil IDE
                            2> Thirdparty : IAR Embedded System, TrueIDE, Raisonance...

                            Ý của bác Elenor có thể nói là, sau khi bỏ tiền mua tool IAR về rồi, nếu công ty không muốn dùng ST nữa thì có thể dùng LPC của NXP hoặc Kinetic của Freescale hoặc Stellaris của TI... Đơn giản IAR support tất cả những thứ đó.

                            Còn compiler, tool của MCHP thì chỉ biết có 1 mình PIC, hoặc cũng không thể tìm được con MIPS nào đó để nhét vào mục support list nữa là.

                            Về lập trình đơn nhiệm theo kiểu top down, nếu nói về tính tương thích giữa hãng này và hãng khác thì đồng ý khó khả thi, may ra viết thành các thư viện chuẩn ANSI C thì còn áp dụng được, nhưng nếu là chương trình đơn nhiệm thì cũng ko cần thiết vì hơi quá cao siêu. Nói đến tương thích thì người ta sẽ nghĩ nhiều đến embedded OS hơn, khổ nỗi PIC của MCHP thì có vẽ bị lãng về vụ này, dùng cho mấy cái RTOS nhỏ thì được, mấy cái lớn như Android thì chào thua, chắc phải đợi MCHP đầu tư vài con MIPS cao hơn thì mới có chuyện bàn, thôi thì cứ chờ đi vậy.
                            Rất tán đồng với ý kiến trên của SJVN. Hạn chế của MCHP là một mình một đường. Nếu phải lựa chọn, tôi sẽ lựa chọn giải pháp nào mà bản thân nó có nhiều options hơn. Bắt đầu từ compiler, tôi sẽ chọn Keil hoặc IAR, đơn giản là vì đó là sản phẩm của các hãng chuyên về compiler và nó support sản phẩm của nhiều chip supplier khác nhau. Khi bạn có thể phải dùng nhiều chip của các supplier khác nhau thì compiler mà mình quen dùng hỗ trợ phần lớn các chip đó thì chắc chắn là OK hơn rồi. Và thêm cái này nữa có lẽ anh em trong nghề ai cũng biết, free compiler chả phải là cái gì to tát vì ai cũng biết là có cách này hay cách kia để có được bản compiler mà mình ưng ý. Điều này là không đúng, không tốt ở đâu đó nhưng mà tại vì các bạn đang tham chiếu tới thị trường Việt Nam, tôi nghĩ nó là tình trạng thực tế.

                            Vài dòng góp vui...

                            Comment


                            • #44
                              Gió lớn nhỉ

                              Nếu bạn optimize code, thì kết quả tính toán của bạn chậm đi. Vậy nên ngay cả R&P cũng chưa có sản phẩm nào dùng PIC32 của R&P mà phải dùng tới optimize. Trừ khi các bạn cài cắm một mớ hỗn độn RTOS lên đó, code chưa được mấy dòng thì tràn, xong bảo là không tốt thì chịu.
                              Ông ko viết code thì đừng phán bừa ông ạ, buồn cười lắm!

                              Comment


                              • #45
                                Mấy hôm nay có nhiều công việc công ty, cho nên không có thời gian lên đây trao đổi.

                                1) ARM đang rất mạnh về cộng đồng, bao gồm cả cộng đồng người dùng và cộng đồng nhà sản xuất, chính vì thế các công cụ hỗ trợ sẽ rất mạnh mẽ.

                                2) ARM và MIPS nhìn chung, về mặt giá thành có vẻ ngang nhau. Tuy nhiên, về bản chất bên trong, việc sản xuất MIPS sẽ cho phép nhà sản xuất có lợi hơn về mặt lợi nhuận, khi cho diện tích die nhỏ hơn. Giá thành sản phẩm cuối có vẻ ngang nhau, và khó có thể so sánh, bởi nó liên quan tới chiến lược lợi nhuận của các nhà sản xuất cũng như cấp dưới của nó là các nhà phân phối.

                                3) Về performance, về mặt thông số, MIPS có vẻ nhỉnh hơn "trên giấy", nhưng cộng đồng dùng ARM quá đông, vẫn chưa cho rằng thông số đó là đúng, và cũng không thể kiểm nghiệm được, vì cho tới nay vẫn không có gì khác để so sánh, bởi ở VN chỉ có thể mua đại trà được PIC32 là dùng MIPS. Hiện nay, một số thông tin có thể mang ra so sánh như sau:

                                - PIC32MX1, 2 có thể so sánh với các dòng LPC1xxx series của NXP, các dòng này có giá dự án khoảng dưới 1$, tùy theo cấu hình, chủ yếu là dung lượng Flash và EEPROM là chính, vì các dòng này đều có đầy đủ tính năng hết rồi.
                                - PIC32MX5,6,7 có thể so sánh với các dòng STM32F103-7 của STM, các dòng này có giá trung bình khoảng 5$ (full tính năng).

                                Về performance thì có thể xem coremark để đánh giá từng con cụ thể và so sánh. Tuy nhiên, nên hạn chế việc này, bởi thực tế hầu hết các ứng dụng của VN không khai thác triệt để tính năng. Không phải là không có ứng dụng, mà vấn đề là bản thân kỹ sư ở VN khi thiết kế, cũng không quá co kéo để khai thác hết performance. Đồng thời lợi nhuận trên sản phẩm cao cấp ở VN còn quá cao, cho nên việc khai thác tài nguyên MCU không chiếm tỉ trọng quá lớn. Hơn nữa, trong một thiết kế bình quân, thì MCU chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá thành sản phẩm. Do vậy, việc tăng giảm chi phí MCU không hẳn quyết định đến sản phẩm ở VN.

                                Một số trường hợp người dùng lấy M0 để so sánh với dòng MCU 8-bit các loại khác, thì người dùng nên cân nhắc kỹ, chủ yếu là vấn đề năng lượng, và dòng output của các chân I/O, cũng như các linh kiện phụ đi kèm trong thiết kế với 32-bit.

                                Thí dụ, một con số bản thân MCHP cũng có đó là con PIC16F886 và con PIC32MX1, chân cẳng gần như nhau, tính năng PIC32 cao hơn, nhưng giá cả cũng như nhau, thậm chí ở số lượng nhiều PIC32MX1,2 còn rẻ hơn. Cho nên không nên so sánh như vậy.

                                >>>> Sorry, F có việc phải đi gấp.

                                Chúc vui
                                Falleaf
                                Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                                58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                                mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X