Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lập trình nhúng với Linux như thế nào???

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
    Mainboard của Via giá rổ tầm nào hả F ơi ? Tầm 250$ cho cấu hình CPU 1 GHz, 128-256 MB RAM, một số cổng USB, RS232/485, Ethernet, VGA là bán được đấy. Nếu còn khoảng 120-180$ (đơn hàng 10 chiếc một, có thể không có VGA) thì chạy như tôm tươi luôn.
    Bác có khách hàng giới thiệu cho F không?

    Về giá thì F không nghĩ đạt được giá này, nhưng nếu có dự án thì F có thể deal. Các công giao tiếp thì F thấy rằng nó có đủ hết như một máy tính bình thường.

    http://via.com.tw/en/downloads/white...orm_factor.pdf
    http://via.com.tw/en/products/mainbo...erboard_id=472
    http://via.com.tw/en/products/mainbo...erboard_id=530

    Bác xem thử cái này xem thế nào.
    Nó có hai dòng, dòng cần Fan, dòng không cần Fan.

    F cũng chưa thử làm việc với thằng này, nhưng trên tinh thần sẽ phải đầu tư thằng này để phát triển.

    Về giá bán lẻ hiện nay, F định ra giá con Nano ITX NR10000EG là 5- 5.5M/pcs. Giá này có vẻ hơi cao so với giá bác đưa. Nhưng đây là giá sample vì chi phí vận chuyển lớn. F không quan tâm lắm về giá bán lẻ. Nhưng giá 5.5M/pcs là giá đến tận tay người dùng.

    Về sản phẩm này F chưa có ý định quảng cáo rầm rộ, nhưng mà bác hỏi thì F cung cấp thông tin luôn. F muốn thiết lập các nghiên cứu về nó trước rồi mới bán, bởi còn phần hỗ trợ khách hàng nữa.

    Không biết giá bác đưa là đã có giá tới tận tay chưa hay là giá gốc thôi? Với các dự án, F sẽ deal giá cho bác, và có khả năng thực hiện được, hoặc giá sẽ nhỉnh hơn một chút.

    Chúc vui.
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

    Comment


    • #32
      F thử xem xét nhập hàng của Gumstix thì tốt hơn. Tụi này ưu điểm mọi bề: giá, tốc độ, tài nguyên, bo mở rộng, cộng đồng dùng đông, đã làm từ lâu..., cái dở duy nhất là không chịu bán sang VN
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
        F thử xem xét nhập hàng của Gumstix thì tốt hơn. Tụi này ưu điểm mọi bề: giá, tốc độ, tài nguyên, bo mở rộng, cộng đồng dùng đông, đã làm từ lâu..., cái dở duy nhất là không chịu bán sang VN
        Một số tiêu chí như sau:
        - Mảng thị trường của PC/104 và VIA rơi vào mức 500MHz - 1GHz - 1.7GHz. RAM ở vào khoảng 1GHz. Mảng thị trường này khác với mảng thị trường nhúng kiểu Gumstix này.
        - Về hệ thống chân cắm, F cũng đã phân tích, sản phẩm dành cho thằng nào nhiều hơn? Cũng giống Win tại sao phát triển mạnh hơn Linux, chỉ bởi vì nó có nhiều ứng dụng hơn. PC/104 tại sao phát triển hơn mấy thằng khác, bởi nó chuẩn cắm hết mọi thứ, sản phẩm dành kèm với nó mạnh hơn. Bon PC VIA cũng chuẩn, nhưng lại chuẩn theo hướng PC, không phải chuẩn theo hướng điều khiển như PC/104.
        - VIA bản thân nó là thằng lớn, PC/104 có rất nhiều thằng sản xuất, còn Gumstix này?

        Trong thị trường cần phân biệt:
        - Cài cắm được, sử dụng được
        - Phát triển được
        - và Thương mại được


        Chúc vui
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • #34
          VIA hoàn toàn đi theo hướng PC, có chăng là phát triển thêm các "form-factor" nhỏ dần. Ứng dụng máy tính trong thực tế rất nhiều không có gì phải bản, nhưng PC truyền thống có nhiều nhược điểm lớn. Thực tế hay cần những tiêu chí sau
          • Linh kiện hàn chủ yếu, hạn chế tối đa cắm (RAM, CPU), nếu cái gì cần cắm cần connector riêng thật tốt. Mainboard của VIA vẫn dùng RAM cắm. Cắm linh kiện sinh ra rất, rất nhiều vấn đề trên thực tế vì bị ảnh hưởng bởi: bụi, rung, ẩm, bụi+ẩm, khí ăn mòn... Ví dụ thực tế ngay cái connector 40 chân của ổ đĩa cứng vốn khá tốt nhưng lắp trong buồng máy tàu thùy không bao giờ sống quá 2 tháng. Cắm thì dễ nâng cấp, nhưng ứng dụng consumer/embedded/industrial có mấy khi phải nâng cấp ?
          • Dùng nguồn đơn duy nhất 5 hoặc 12 hoặc 24 VDC. Đám mainboard của VIA vẫn dùng nhiều nguồn - rất khó ứng dụng thực tế.
          • Cần 1 mainboard cung cấp tối thiểu chức năng, và bổ sung thêm bằng các mô-đun mở rộng vừa đủ. Mấy cái mainboard của VIA rất tốt nhưng lỡ cỡ: dùng cho ứng dụng nhỏ thì hơi thừa, cho cái gì hơi phức tạp một chút lại thiếu.


          Tại sao PC104 được dùng rộng rãi mặc dù có rất nhiều nhược điểm ? Bời vì nó là chuẩn quốc tế. PC104 về bản chất điện là ISA, PC104+ bản chất điện là PCI; chúng đều là chuẩn đã "tried-and-true" mãi rồi. Thực tế trong nhiều ngành công nghiệp cho thấy chuẩn quốc tế bao giờ cũng thắng chuẩn của hãng, dù chuẩn hãng tốt về kỹ thuật tới đâu, dù hãng lớn tới đâu. Thí dụ ngay cả bộ MS Office thông dụng đến thế nhưng chuẩn tài liệu điện tử vẫn là PDF và HTML, sau là XML.

          Gumstix cũng đưa ra chuẩn chân cắm riêng, nhưng thực tế chỉ là kéo dài in/out của bộ vi xử lý XScale và nó có công bố rõ ràng. Khách hàng của tụi này là Boeing, Nokia, NASA... hẳn hàng của Gumstix cũng đủ tốt để anh em làm dự án chứ ?

          Chính vì cách làm theo hướng PC truyền thống của VIA đã hạn chế ứng dụng của họ. Chủ yếu VIA nhắm vào thị trường máy tính công nghiệp và máy bán hàng tự động (Point-of-sale). Không thể dùng máy tính của VIA cho thiết bị mang chuyển được (portable), nói chung là hàng tiêu dùng được. Dòng dùng quạt của VIA cũng không thể dùng cho công nghiệp được.

          Với máy rẻ nhất của Gumstix có 99$/chiếc mua lẻ dạng sample, ứng dụng cái này dễ hơn nhiều. Nhiều bọn đã dùng để xây dựng sách điện tử, rồi đồng hồ có MP3, PDA ... Chắc F biết thừa thị trường công nghiệp VN khá nhỏ bé; thị trường tiêu dùng mới lớn đáng để bán máy.

          Ôi lại nhiều lời quá rồi.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • #35
            Em đang đến phần port ra board, giả sử em đã có board rồi, có cái ramdisk.gz và zImage với cái linux2.6 rồi, Giả sử phần em làm là một application đã làm xong trên linux PC rồi, và nó cần một số gói phần mềm đi kèm như snort, openssl, openssh ví dụ thế. Giờ cần port nó ra board ạ. Em cũng đang đọc về cách port nhưng vì chưa làm bao giờ nên hơi mơ hồ! Các bác chỉ em các ý chính và một số khuyến cáo khi port ra board với ạ (tránh die board chẳng hạn)

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi pulsar Xem bài viết
              Em đang đến phần port ra board, giả sử em đã có board rồi, có cái ramdisk.gz và zImage với cái linux2.6 rồi, Giả sử phần em làm là một application đã làm xong trên linux PC rồi, và nó cần một số gói phần mềm đi kèm như snort, openssl, openssh ví dụ thế. Giờ cần port nó ra board ạ. Em cũng đang đọc về cách port nhưng vì chưa làm bao giờ nên hơi mơ hồ! Các bác chỉ em các ý chính và một số khuyến cáo khi port ra board với ạ (tránh die board chẳng hạn)
              Khi bán board, thế nào hãng cũng cung cấp công cụ để xây dựng hệ thống tập tin gốc (root filesystem). Đơn giản nhất là buildroot, có thể là OpenEmbedded hoặc ScratchBox. Trong đó sẽ bao gồm phần build cho snort, openssl, openssh ... bạn không phải lo. Nếu gói phần mềm bạn cần chưa có thì nên chỉnh sửa phần build của một gói tương tự, hoặc lên diễn đàn hỏi từng trường hợp cụ thể. Còn nếu hãng không cung cấp công cụ kiểu như đã nói thì bỏ đi cho rồi.

              Trừ lập trình sâu điều khiển phần cứng, nói chung 99,99% bạn không phá hỏng được bo mạch bằng phần mềm đâu !
              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

              Comment


              • #37
                Em cắm mạch kết nối với máy tính qua RS232 và cắm cả máy tính với board cổng ethernet vào một cái hub. Tuy nhiên khi dùng hyper terminal thì không nhận được tín hiệu của board.
                Trong đĩa cd sẵn có của bọn bán board thì trong thư mục tftpboot nó đã dịch sẵn cho zImage và ramdisk. Vậy làm cách nào để port nó vào board. Sau khi port zImage và ramdisk vào thì nó trở thành như một con pc linux thường rồi chăng? Với IXP 425 thì em thường thấy là redboot rồi. Tuy nhiên bởi vì phần hyper terminal nó không nhận được tín hiệu board nên em không thử tiếp bước redboot được.

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi pulsar Xem bài viết
                  Trong đĩa cd sẵn có của bọn bán board thì trong thư mục tftpboot nó đã dịch sẵn cho zImage và ramdisk...
                  Như vậy có nghĩa là bo mạch này khởi động qua mạng: dùng TFTP để nạp nhân Linux và dùng NFS để gắn hệ tập tin gốc. Để dùng được, phải giải 2 vấn đề
                  1. Muốn khởi động lên được, cần 1 máy chủ TFTP (TFTP server) và 1 máy chủ NFS. Có thể 2 cái này dùng chung 1 PC vật lý, nhưng bắt buộc phải thiết lập trên nền hệ điều hành Linux (FreeBSD Unix cũng được). Windows không và sẽ không bao giờ làm được. Bạn cần 1 máy PC cài Linux, thiết lập máy chủ TFTP và NFS và nối với bo mạch bằng cáp Ethernet (trực tiếp bằng cáp chéo, thông qua hub bằng cáp thẳng).
                  2. Muốn kết nối được, bạn cần đảm bảo rằng cái console của nhân Linux được dẫn hướng tới cổng tuần tự RS232 bằng tham số truyền phù hợp. Tùy hãng chế tạo, có bo mạch kết nối qua cổng RS232 trực tiếp, có hãng thông qua cổng USB và mạch chuyển đổi trung gian. Tham số truyền cho nhân Linux lúc khởi động trong 2 trường hợp là khác nhau.


                  Chi tiết về vấn đề trên bạn xem thêm tại đây không cùng bo mạch nhưng nguyên lý giống nhau tới 99,9%

                  Tất nhiên hãng phải cũng cấp ramdisk đã biên dịch, nhưng vấn đề là bạn phải tìm ra công cụ mà hãng dùng để tạo nên cái ramdisk đó, và thêm vào các phần mềm mình cần. Đa phần các hãng đều cung cấp công cụ này đủ cả mã nguồn. Nếu không có thì chịu.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • #39
                    Thanks bác bqviet!
                    Em đã dùng hyper terminal được rồi. Nó là do lỗi dây rs232. thử mấy dây toàn dây die! Giờ ok rồi, mạch nó đã có sẵn nhân linux và ramdisk rồi! ls nó ra các thư mục như một linux nhỏ!
                    Lần đầu em sờ đến mạch với lần đầu biết đến Hyper terminal!
                    Em sẽ tìm hiểu thêm!

                    Comment


                    • #40
                      chào bác bqviet,

                      Tui định mua cái board GESBC-9260 (http://www.glomationinc.com/product_9260.html)
                      để study về ARM và RTOS. Cái board này support linux OS, nhưng tôi lại không thích linux cho lắm nên định dùng nó để port vào 1 cái RTOS khác như : uC/OS-II, complier thì dùng của IAR. Bác thấy với cái board như vậy, thì phương án của tôi có khả thi hay không ?, mong bác góp ý.

                      Thanks
                      thavali

                      Comment


                      • #41
                        Linux hỗ trợ ARM thuộc vào hàng lâu đời nhất và tốt nhất sau dòng x86, công cụ cho ARM rất nhiều, cộng đồng phát triển cũng đông đảo. Chỉ sợ hãng sản xuất không chịu hỗ trợ, chứ còn đã chạy được Linux rồi thì còn gì phải bàn nữa.

                        Bạn thavali thật vui tính : vào box Linux để hỏi cách không dùng Linux. Tất nhiên tôi biết vài cái, nhưng điều gì trên đời này khiến bạn nghĩ rằng tôi sẽ hướng dẫn cho người định dùng một hệ điều hành thương mại kết hợp với trình biên dịch cũng thương mại nốt chứ ?
                        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                        Comment


                        • #42
                          hì, bác có tinh thần linux quá, “Software is like sex, it’s good when it’s free” – Linus Torvalds.
                          Nhưng bác cũng biết là uC/OS-II là free cho mục đích study. Tui làm cái này cũng ko phải vì mục đích thương mại. Nhưng tui xài linux thì thấy nó rối quá, nên tôi chọn mấy cái trên vì nó đơn giản hơn. Xài linux tôi ngán nhất là cái kiểu command line của nó. đủ thứ make file,...
                          Nói chung là tôi muốn bác tư vấn để tránh phải mua board về rồi ko xài được. Còn vào box linux vì tui thấy bác có nhiều kinh nghiệm về embedded OS, với lại tôi ko nghĩ là những người theo linux thì nhất định là phải tẩy chay bọn nonlinux.

                          Comment


                          • #43
                            Từ free ở đây được hiểu theo nghĩa là tự do, chứ không phải là miễn phí. uC/OS-II có bản miễn phí nhưng về bản chất vẫn là phần mềm độc quyền - đó là điều mà tôi tránh tối đa như có thể.

                            Hệ điều hành nhúng, thời gian thực ngoài Linux tôi hay dùng Contiki cho vi điều khiển cao cấp hoặc Protothreads (thành phần chính trong Contiki) cho vi điều khiển cấp thấp. Tiện ích của 2 hệ này ít hơn uC/OS-II và FreeRTOS nhưng cũng đủ dùng, bù lại là độ tin cậy rất cao. Nếu nó đủ tin cậy cho NASA dùng thì chắc cũng đủ tốt chứ ? Thêm một lý do nữa là tôi vốn có thiện cảm với sản phẩm xuất xứ Thụy Điển nói chung.
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • #44
                              Thanks bác,
                              NASA thì bự quá, họ sài biết bao nhiêu thứ chứ ko riêng gì Contiki, chẳn hạn họ xài Green hills, đây cũng là ông lớn về RTOS và complier (http://www.ghs.com/news/20080908_int...178b_nasa.html), tôi cũng đã xài bộ complier của Green hills, phiên bản 2002 nhưng chất lượng thì không thể chê. Có rất nhiều RTOS và complier nói chung, nên trước khi chọn tôi cũng cố gắng tìm hiểu với khả năng của mình, do công việc, tui phải xài bộ complier của green hills, nhưng RTOS là iTRON (do chơi với bọn Nhật), RTOS của green hills nó thậm chí còn ko cho xài thử. do đó, sau khi cân nhắc tôi định chọn uC/OS-II và IAR để study. Mặc dù công việc thì là: Green hills + iTRON.
                              Tôi chọn uC/OS-II vì ngoài vấn đề free thì nguyên nhân nữa là tài liệu của nó đọc cũng dễ hiểu. Còn chọn IAR vì uC/OS-II nó support IAR.
                              Nhưng cuối cùng thì tôi cũng biết phải làm gì rồi, mà ko cần chờ lời góp ý của bác, đây là mail trả lời của nhà sản xuất:

                              Dear thavali,

                              Thank you very much for your interest in our embedded product.

                              The single unit price of GESBC-9260 is $110. The shipping via FedEx or DHL is $85, and $35 via US Postal Express. You can place your order directly with us by mail, fax, or e-mail. The acceptable payment methods are, company check or money order drawn from US bank, credit card(Visa/Master), or direct wire transfer (fee may apply).

                              We currently do not support µC/OS-II OS & IAR complier. We don't publish the schematics of our product.

                              Regards,

                              Glomation Sales

                              Do ko support µC/OS-II OS & IAR , cũng ko publish schematic nên tôi quyết định ko mua
                              Dù sao cũng thấy tiếc vì ko rước được em nó về
                              Last edited by thavali; 02-10-2008, 16:39.

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi pulsar Xem bài viết
                                Em đang bắt đầu học lập trình nhúng với linux!
                                Con chip mà em chọn là IXP425.
                                Theo em được biết thì sơ đồ lập trình nhúng như sau!

                                (1) Installing Linux to host PC
                                (2) Installing Embedded Linux GUI Toolkit, development kit to host PC
                                (3) Compiling bootloader, kernel image, filesystem for target board
                                (4) Porting images compiled at the preceding step to target board
                                (5) Porting Embedded Linux GUI Toolkit to target board
                                (6) Developing software for target board in host PC
                                (7) Porting the developed software to target board


                                em tìm thấy bọn này có hỗ trợ con IXP425.
                                http://www.snapgear.org/snapgear/downloads.html

                                Em cũng mới bắt đầu trong cả linux nên có nhiều thứ chưa rõ lắm. Down bản iso của snapgear , cho máy tính khởi động boot từ cdrom mà chả boot được chi cả! Sáng nay cũng thử tạo cái kernel với realtimelinux theo hướng dẫn của bác Võ Duy Thanh trên Fedora core 7 nhưng không được. bác nào có kinh nghiệm về lập trình nhúng thì cho anh em một cái sơ đồ clear từng bước phải làm với
                                Lơ mơ quá, bắt đầu từ đâu bây giờ
                                Hi pulsar và các bạn khác,

                                có thể hướng dẫn mình rõ hơn một chút 2 bước 6 và 7 được không?
                                (6) Developing software for target board in host PC
                                (7) Porting the developed software to target board


                                Hoặc nếu không có thể cho mình tài liệu hướng dẫn được không? Càng chi tiết càng tốt.
                                Mình đang muốn porting application xuống targer board IXP2350.

                                Thanks all.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                pulsar Tìm hiểu thêm về pulsar

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X