Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chọn tụ điện cho ĐC điện 1pha

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Xin để ý rằng bạn badboy0000 có nêu thông tin rằng người ta thay thế chổi than bằng mạch điện tử để thực hiện đổi chiều, mới có được tốc độ vài chục ngàn vòng/phút.

    Về các động cơ kiểu này, trường Đại học Sheffield tại vương quốc Anh đã nghiên cứu cũng tương đối lâu, và họ có một test rig cho phép thử nghiệm động cơ đến 150 000 vòng/phút. Xin gửi kèm một bài báo của TS. Ede (lúc đấy vẫn là nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của giáo sư Zhu) liên quan đến loại động cơ này để mọi người tham khảo.

    Thân,
    Attached Files
    Biển học mênh mông, sức người có hạn

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
      Bác Quanghien đang hướng dẫn cho banhmytron bài động cơ nhiều đầu dây ra không biết ráp như thế nào, banhmytron có hiểu hay không hiểu thì nói để tôi hướng dẫn lại vì các cháu nhỏ chưa có gì để ăn ,ko nên nói lan man.Nếu đã hiểu rồi thì bấm nút cám ơn bác Quanghien để chứng tỏ sự văn minh lịch sự của mình.
      bác thân mến, bác đừng nóng tính thế, em đã nói rõ là em tịt mít rồi, và cũng cám ơn rất to đấy. chỉ có điều chỗ em không có máy ảnh, cũng không có camera, chẳng up được lên. còn bài đo từng cuộn thì cũng đã làm mãi mà chẳng ăn thua. các cháu nhà em nó cũng dang cần có thêm máy đồng đóng học nữa, không thì thành ... cái khó nói mất. à còn 1 cái đang cãi nhau hăng quá, em mong các bác cho ý kiến chỉ giáo luôn, nó thế này : 2 đ/c to và bé thì tụ con nào to hơn, có bao giờ 2 con to và bé có công suất khác nhau, vòng quay khác nhau, dây quấn cũng khác nhau vì tính năng hoạt động khác nhau mà dùng tụ giống nhau không ? mấy đứa đứa đàn em chỗ em hùng hổ tranh luận, còn em thì đành ngậm vài cái hột thị. rất cám ơn bác đã quan tâm
      Last edited by banhmytron; 07-11-2009, 12:35.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi namqn Xem bài viết
        Xin để ý rằng bạn badboy0000 có nêu thông tin rằng người ta thay thế chổi than bằng mạch điện tử để thực hiện đổi chiều, mới có được tốc độ vài chục ngàn vòng/phút.

        Về các động cơ kiểu này, trường Đại học Sheffield tại vương quốc Anh đã nghiên cứu cũng tương đối lâu, và họ có một test rig cho phép thử nghiệm động cơ đến 150 000 vòng/phút. Xin gửi kèm một bài báo của TS. Ede (lúc đấy vẫn là nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của giáo sư Zhu) liên quan đến loại động cơ này để mọi người tham khảo.

        Thân,
        chào bác. bác nói có lý vô cùng.
        tiện thể em kể thêm các ae nghe, chỗ em có cái máy cắt cầm tay loại khủng. cái đ/c to như bắp đùi, cắt đá cỡ 200, tốc độ đề trên nhãn 11.000 rpm (hay là vòng phút thì phải, em không biết tiêng anh, các bác thông cảm). đàn em mấy đứa cầm lên chạy rung tay ầm ầm, ít đứa dám sử dụng vì sợ vỡ đá. có lần nó đánh vỡ đá, mảnh bay xa mấy mét cắm thủng cái tủ tôn luôn. theo các số liệu như có bác ở trên đã nois thì con này chắc không ở trong loại đó phải không ạ. còn về tốc độ, em đoán 11000 là tốc độ của đá cắt phải không ạ, nếu vậy không biết đ/c chạy nhanh bao nhiêu. cấu tạo con này thuộc loại phổ thông, 2 chổi than thôi., bây giờ chắc nó cũng phổ biến ở vn thì phải. tên thì em không nhớ, hình như hitachi. công suất nó đề là 3 kw. (ghi chú : em không làm tiếp thị của hãng đâu, và ae có ai định dùng thì phải cẩn thận kẻo tai nạn)

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi namqn Xem bài viết
          Xin để ý rằng bạn badboy0000 có nêu thông tin rằng người ta thay thế chổi than bằng mạch điện tử để thực hiện đổi chiều, mới có được tốc độ vài chục ngàn vòng/phút.

          Về các động cơ kiểu này, trường Đại học Sheffield tại vương quốc Anh đã nghiên cứu cũng tương đối lâu, và họ có một test rig cho phép thử nghiệm động cơ đến 150 000 vòng/phút. Xin gửi kèm một bài báo của TS. Ede (lúc đấy vẫn là nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của giáo sư Zhu) liên quan đến loại động cơ này để mọi người tham khảo.

          Thân,
          Nếu như bác namqn đọc kỹ bài của tôi thì tôi nghĩ bác không thể hiểu theo cách đó .Đề nghị bác đọc lại và tôi thật sự rât cần nguyên liệu để gia công nếu như bác và mọi người có thiện chí mong chỉ dùm tôi với .

          Comment


          • #35
            có lẽ phải post bài lên để mọi người cùng xem mới được ! Nhưng mà các bác thông cảm tôi phải tìm tài trợ cho đề tài này .giá gia công cơ khí 500k đắt quá tôi không đủ tiển (sinh viên mà) không biết đề tài này sẽ thế nào .Nhưng tôi nhìn thấy nhu cầu của nó là rất lớn .Tôi đang nghiên cứu một loại robot mà do tôi làm .nhưng chủ đề này tôi đưa ra chỉ là bộ phận quan trong trong ứng dụng cho robot của tôi .mong tìm đựoc người cùng y tưởng

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi badboy0000 Xem bài viết
              Chào mọi người ! chắc hẳn mọi người trong topic này đều đã từng tìm hiểu hoặc đã hiểu sâu về động cơ điện .Nhưng chắc ít người từng xét đến vận tốc tối đa mà động cơ mình đang sử dụng là bao nhiêu .Và nguyên nhân hạn chế điều này .Hiện nay ,một kỷ sư tên là Jame Dyson đã thiết kế một loại động cơ (mặc dù nguyên lý của nó cũng đã được nhiều người biết đến ) song động cơ của ông có thể đạt đến 89 000 (rpm) một con số lý tưởng cho các động cơ chổi than (brush motor ) .Tại sao động cơ của ông đạt được vận tốc này ? Về nguyên lý cơ bản thì không khác biệt so với Brush motor là bao nhiêu .Nhưng điểm khác biệt là loại Nam châm được dùng và việc thay thế chổi than bằng việc sử dụng vi mạch điện tử để chuyển mạch từ .Tôi đưa ra bài này mong anh em lên mạng tìm thông tin và tìm hiểu về nó .Nó sẻ là rất có triển vọng khi chúng ta chế tạo thành công động cơ này .Nhu cầu là rất lớn .Ai muốn cùng nghiên cứu thì PM cho tôi nhé .Tôi đang từng bước tính toán và thiết kế .Trong tuần này mong có thiết bị để thử nghiệm .
              Bạn viết như thế này thì tôi không rõ ông Dyson ấy đã thiết kế ra động cơ vẫn có chổi than hay loại bỏ hẳn chổi than.

              Tôi vẫn hiểu nó là động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu nếu bạn không giải thích rõ hơn hay cung cấp thông tin về động cơ do ông Dyson ấy thiết kế.

              Thân,
              Biển học mênh mông, sức người có hạn

              Comment


              • #37
                Cái động cơ có chổi than bị giới hạn về tốc độ là khỏi phải bàn. Động cơ DC không chổi than ? ra chợ Hòa Bình HN hoặc chợ Nhật Tảo tpHCM bỏ ra 30-40 nghìn đồng là mua được một cái quạt nguồn máy tính dùng động cơ DC không chổi than mới tinh, nó đúng là "thay thế chổi than bằng việc sử dụng vi mạch điện tử để chuyển mạch từ", tốc độ có thể nâng tới 11.000 vòng/phút.

                Có cái quái gì khó khăn mà bạn badboy0000 phải nghiên cứu ? Hay mấy hôm nữa bạn lại nghiên cứu để sáng chế cái bánh xe ?
                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi banhmytron Xem bài viết
                  bác thân mến, bác đừng nóng tính thế, em đã nói rõ là em tịt mít rồi, và cũng cám ơn rất to đấy. chỉ có điều chỗ em không có máy ảnh, cũng không có camera, chẳng up được lên. còn bài đo từng cuộn thì cũng đã làm mãi mà chẳng ăn thua. các cháu nhà em nó cũng dang cần có thêm máy đồng đóng học nữa, không thì thành ... cái khó nói mất. à còn 1 cái đang cãi nhau hăng quá, em mong các bác cho ý kiến chỉ giáo luôn, nó thế này : 2 đ/c to và bé thì tụ con nào to hơn, có bao giờ 2 con to và bé có công suất khác nhau, vòng quay khác nhau, dây quấn cũng khác nhau vì tính năng hoạt động khác nhau mà dùng tụ giống nhau không ? mấy đứa đứa đàn em chỗ em hùng hổ tranh luận, còn em thì đành ngậm vài cái hột thị. rất cám ơn bác đã quan tâm
                  Banhmytron thân mến! banhmy đã từng đo các cuộn dây và làm mãi mà chẳng ăn thua gì thì nên học lại kỹ năng đấu dây. Bạn đừng buồn khi tôi nói sự thật, tất cả vì tương lai cho các cháu có tiền ăn học mà thôi.

                  Còn về 2 cái động cơ to,nhỏ khác nhau có dùng tụ giống nhau ko? do lý do sau đây:
                  1- Để tạo từ trường đập mạch người ta dùng tụ làm trễ 1 góc so với mạch chạy để khởi động . Tùy vào động cơ tải nặng hay nhẹ mà dùng tụ khác nhau,do đó có sự trùng hợp là chuyện bình thường
                  2- Động cơ 3 pha tạo từ trường quay nên không dùng tụ, nhưng người ta còn lấy động cơ 3 pha ráp thêm cái tụ vào để sử dụng 1 pha,chịu khó học tập sẽ thấy còn nhiều cái mình chưa biết. Thân

                  Comment


                  • #39
                    vận tốc 11 000 rpm không phải là qua lớn .nếu như bác qbviet suy nghĩ môt tí xem nêu như mà vận tốc 50 000 rpm thì có đạt được dễ dàng như vậy không .bác thử đặt bút tính xem lực li tâm của nó là bao nhiêu ,và làm thế nào để có lực từ nào đủ lớn như thế để thắng lại nó ? đừng cho mọi việc đơn giản vậy .Nó cũng có bí mật công nghệ đó .(tôi xin hỏi ở việt nam đã có ai tạo ra đươc nam châm vơi 150 kơxtet chưa ? mặc dù biết nguyên lý chế tạo là như thế đó song tạo ra ra sao tạo được chưa ? )

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi namqn Xem bài viết
                      Bạn viết như thế này thì tôi không rõ ông Dyson ấy đã thiết kế ra động cơ vẫn có chổi than hay loại bỏ hẳn chổi than.

                      Tôi vẫn hiểu nó là động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu nếu bạn không giải thích rõ hơn hay cung cấp thông tin về động cơ do ông Dyson ấy thiết kế.

                      Thân,
                      Nếu như ông đó cho tôi bản thiết kế của động cơ đó rồi thì tôi còn nghiên cứu làm j ? nếu như giá của động cơ đó mà rẻ thì tôi cũng không cần thiết gì phải nghiên cứu nó làm gì .Vì động cơ đó chỉ là một phần trong robot của tôi .

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi badboy0000 Xem bài viết
                        vận tốc 11 000 rpm không phải là qua lớn .nếu như bác qbviet suy nghĩ môt tí xem nêu như mà vận tốc 50 000 rpm thì có đạt được dễ dàng như vậy không .bác thử đặt bút tính xem lực li tâm của nó là bao nhiêu ,và làm thế nào để có lực từ nào đủ lớn như thế để thắng lại nó ? đừng cho mọi việc đơn giản vậy .Nó cũng có bí mật công nghệ đó .(tôi xin hỏi ở việt nam đã có ai tạo ra đươc nam châm vơi 150 kơxtet chưa ? mặc dù biết nguyên lý chế tạo là như thế đó song tạo ra ra sao tạo được chưa ? )
                        Bác nói rất đúng, nhưng động cơ 50.000 rpm thì bạc đạn cho nó dùng lọai nào? giả sử cái motor đó dùng puly có bán kính 5 cmm, trọng lượng 1kg, với tốc độ 50.000rpm thì lực ly tâm quá lớn, lấy vật liệu gì làm bạc đạn ? Khi lực ly tâm lớn hơn moment quay của động cơ vật liệu gì để làm cốt động cơ để cốt không bị bẻ gảy hoặc xoắn lại? Rotor dây quấn có bán kính 5cm chỉ cần mất cân bằng 1gam với tốc độ 50.000 rpm thì cái motor sẽ có chân để đi đấy.
                        Không phải các nhà sản xuất động cơ thiếu hiểu biết không làm được việc này nên bạn phải nghiên cứu để sàn xuất đâu. Các máy ly tâm chuyên dụng hiện nay sử dụng nam châm và cổ góp điện được thay bằng cảm biến từ đóng vai trò chuyển mạch vẫn chưa có cái nào trên 15.000 rpm.(hàng trăm triệu đồng 1 cái motor đấy).

                        Tóm lại motor có vận tốc cao hàng trăm rpm vẫn còn nằm ở phòng thí nghiệm còn lâu mới có sản phẩm để sử dụng

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                          Banhmytron thân mến! banhmy đã từng đo các cuộn dây và làm mãi mà chẳng ăn thua gì thì nên học lại kỹ năng đấu dây. Bạn đừng buồn khi tôi nói sự thật, tất cả vì tương lai cho các cháu có tiền ăn học mà thôi.

                          Còn về 2 cái động cơ to,nhỏ khác nhau có dùng tụ giống nhau ko? do lý do sau đây:
                          1- Để tạo từ trường đập mạch người ta dùng tụ làm trễ 1 góc so với mạch chạy để khởi động . Tùy vào động cơ tải nặng hay nhẹ mà dùng tụ khác nhau,do đó có sự trùng hợp là chuyện bình thường
                          2- Động cơ 3 pha tạo từ trường quay nên không dùng tụ, nhưng người ta còn lấy động cơ 3 pha ráp thêm cái tụ vào để sử dụng 1 pha,chịu khó học tập sẽ thấy còn nhiều cái mình chưa biết. Thân
                          Hai động cơ có cùng một công suất, điện áp và tốc độ giống nhau vẫn có thể sử dụng tụ đề khác nhau. Vấn đề là ở chổ là cách thiết kế cuộn dây đề như thế nào. Nhà thiết kế tính toán thế nào để từ trường của cuộn đề và cuộn chạy lệch nhau 90 độ về không gian và thời gian để đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất. Tôi không muốn bàn nhiều đến lý thuyết chỉ nhắc rằng về mặt không gian bố trí góc lệch giữa cuộn đề và chạy lệch 90 độ là một vấn đề đơn giản. Riêng đối với việc tạo góc lệch pha 90 độ giữa cuộn đề và cuộn chạy về mặt thời gian thì khó hơn nhiều bởi vì tính chất của cuộn cảm là phi tuyến. Chỉ cần quấn lệch chừng vài vòng thì vấn đề đã khác rồi. Tuy nhiên ở trên đời này không có vấn đề gì là tuyệt đối cả như lý thuyết tương đối của Einstein đã đưa ra. Chỉ cần góc lệch pha về từ trường giữa cuộn đề và chạy về mặt thời gian gần bằng 90 độ bằng cách dùng tụ thì cũng đạt lắm rồi.
                          Việc này bất cứ người nào đã từng học về điện cũng đều hiểu rõ nhưng về mặt thực tế phải dùng kinh nghiệm mà thôi vì chúng ta không thể nào có được dụng cụ đo cảm kháng chính xác được. Nếu có thì chỉ xác định cảm kháng ở một dòng điện cố định thôi chứ làm gì xác định được ở một dãy rộng.
                          Về vấn đề động cơ có nhiều đầu dây ra cũng có nhiều trường phái khác nhau. Có trường phái dùng hai cuộn dây khác nhau sử dụng xen kẻ để cho ra tốc độ khác nhau. Có trường phái dùng phương pháp đổi nối tam giác sao kép để thay đổi tốc độ. Riêng loại này cũng có ít nhất là 6 đầu dây. Ngoài ra còn có loại động cơ Repulse có cổ góp và vành chập ở đầu khi khởi động ở dạng rotor dây quấn còn khi chạy thì các vành chập này dính lại với nhau và động cơ trở thành dạng lồng sóc. Loại động cơ này nhà tôi đã sử dụng để bơm nước cách nay hơn 40 năm. Ngày nay trước sự phát triển của Inverter các loại động cơ này đã đi vào viện bảo tàng rồi nhắc lại nữa mà làm gì.

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                            Hai động cơ có cùng một công suất, điện áp và tốc độ giống nhau vẫn có thể sử dụng tụ đề khác nhau. Vấn đề là ở chổ là cách thiết kế cuộn dây đề như thế nào. Nhà thiết kế tính toán thế nào để từ trường của cuộn đề và cuộn chạy lệch nhau 90 độ về không gian và thời gian để đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất. Tôi không muốn bàn nhiều đến lý thuyết chỉ nhắc rằng về mặt không gian bố trí góc lệch giữa cuộn đề và chạy lệch 90 độ là một vấn đề đơn giản. Riêng đối với việc tạo góc lệch pha 90 độ giữa cuộn đề và cuộn chạy về mặt thời gian thì khó hơn nhiều bởi vì tính chất của cuộn cảm là phi tuyến. Chỉ cần quấn lệch chừng vài vòng thì vấn đề đã khác rồi. Tuy nhiên ở trên đời này không có vấn đề gì là tuyệt đối cả như lý thuyết tương đối của Einstein đã đưa ra. Chỉ cần góc lệch pha về từ trường giữa cuộn đề và chạy về mặt thời gian gần bằng 90 độ bằng cách dùng tụ thì cũng đạt lắm rồi.
                            Việc này bất cứ người nào đã từng học về điện cũng đều hiểu rõ nhưng về mặt thực tế phải dùng kinh nghiệm mà thôi vì chúng ta không thể nào có được dụng cụ đo cảm kháng chính xác được. Nếu có thì chỉ xác định cảm kháng ở một dòng điện cố định thôi chứ làm gì xác định được ở một dãy rộng.
                            Về vấn đề động cơ có nhiều đầu dây ra cũng có nhiều trường phái khác nhau. Có trường phái dùng hai cuộn dây khác nhau sử dụng xen kẻ để cho ra tốc độ khác nhau. Có trường phái dùng phương pháp đổi nối tam giác sao kép để thay đổi tốc độ. Riêng loại này cũng có ít nhất là 6 đầu dây. Ngoài ra còn có loại động cơ Repulse có cổ góp và vành chập ở đầu khi khởi động ở dạng rotor dây quấn còn khi chạy thì các vành chập này dính lại với nhau và động cơ trở thành dạng lồng sóc. Loại động cơ này nhà tôi đã sử dụng để bơm nước cách nay hơn 40 năm. Ngày nay trước sự phát triển của Inverter các loại động cơ này đã đi vào viện bảo tàng rồi nhắc lại nữa mà làm gì.
                            bác thân mến. mong bỏ quá cho nhé, tôi đùa đấy mà. những con moto kể trên chẳng có gì bí hiểm, chỉ có cái nó hơi chuyên dụng, không giống các moto phổ thông, kể ra đây coi mấy bác to mồm sẽ phát biểu thế nào, vậy thôi. chỉ thấy bác là có kinh nghiệm và thận trọng, và cũng biết khá rộng, có thể gọi là dân kỹ thuật có nghề, tuy tôi thấy một vài bài bác chưa thật sát với kỹ thuật tổng thể.
                            những mô tơ tôi kể ra chỉ là mô tả một số cái trong vài thiết bị bọn tôi đã làm.
                            thí dụ mo to 3 dây, 4 dây là nói của máy giặt đứng. mo tơ 5,6,7 lấy ví dụ của máy giặt ngang. mo tơ cổ góp 2 chổi cũng là của máy giặt ngang. còn con mo tơ nhiều chổi và dây to, nhỏ là 1 dạng máy phát điện cho dòng hàn hồ quang (máy phát hàn).
                            ở đây, lấy só liệu thực tế trả lời những cái tôi nêu nhé. 2 cái mo tơ, bé là của máy giặt đứng 4,5 kg, có con dùng tụ 16 mf, to là con moto của máy giặt ngang, các đời khác nhau nói chung đều tụ 15 mf, cả con moto máy giặt đứng sharp 7,5 kg mới có moto chạy tụ chỉ 8 mf. ngay bản thân con moto lồng sóc của máy giặt ngang, bản thân nó là 2 moto vì 1 cái giặt thì chạy chậm và đảo chiều, còn cái kia chạy nhanh và không thể đảo chiều, nhưng 2 cái dùng chung 1 tụ 15 mf. ở đây chú thích thêm, rằng sao lại không thể đảo chiều, vì nếu đấu dây đảo chân tụ thì nó vãn quay nhưng dòng tăng vọt và nóng máy, còn kiểu quấn dây cho phần giặt thì đảo chiều liên tục và dòng đều như nhau, không nóng máy . còn con moto cổ góp 5 dây, là của máy giặt ngang tên IFB, loại này có 2 tốc độ vắt, và có cả chức năng giặt đảo chiều, nhưng chỉ đưa ra 5 dây. loại cổ góp 7 dây là có thêm 2 dây ra bảo vệ nhiệt bên ngoài, con 9 dây thì có 2 dây ra senso tốc độ. còn con moto 7 dây bọc kín nhựa là moto quạt dàn lạnh, có 3 số, chạy tụ và có 2 dây ra senso tốc độ.
                            thôi nói ngắn vậy là bác biết.nói chung là chỉ để minh họa cho điều bác vừa nói ra thôi, cần khảo sát cụ thể và cần kinh nghiệm, chứ không chỉ dựa lý thuyết. tôi chỉ muốn thêm chút, là cần có thêm kiến thức chuyên ngành. như bác bảo chụp hình lên mạng thì không cần học sâu, thợ máy giặt đã biết mặt moto, còn tranh luận gì được.
                            chúc bác khỏe nhiều nhi. bye ........hihihi
                            Last edited by banhmytron; 07-11-2009, 21:54.

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi banhmytron Xem bài viết
                              bác thân mến. mong bỏ quá cho nhé, tôi đùa đấy mà. những con moto kể trên chẳng có gì bí hiểm, chỉ có cái nó hơi chuyên dụng, không giống các moto phổ thông, kể ra đây coi mấy bác to mồm sẽ phát biểu thế nào, vậy thôi. chỉ thấy bác là có kinh nghiệm và thận trọng, và cũng biết khá rộng, có thể gọi là dân kỹ thuật có nghề, tuy tôi thấy một vài bài bác chưa thật sát với kỹ thuật tổng thể.
                              những mô tơ tôi kể ra chỉ là mô tả một số cái trong vài thiết bị bọn tôi đã làm.
                              thí dụ mo to 3 dây, 4 dây là nói của máy giặt đứng. mo tơ 5,6,7 lấy ví dụ của máy giặt ngang. mo tơ cổ góp 2 chổi cũng là của máy giặt ngang. còn con mo tơ nhiều chổi và dây to, nhỏ là 1 dạng máy phát điện cho dòng hàn hồ quang (máy phát hàn).
                              ở đây, lấy só liệu thực tế trả lời những cái tôi nêu nhé. 2 cái mo tơ, bé là của máy giặt đứng 4,5 kg, có con dùng tụ 16 mf, to là con moto của máy giặt ngang, các đời khác nhau nói chung đều tụ 15 mf, cả con moto máy giặt đứng sharp 7,5 kg mới có moto chạy tụ chỉ 8 mf. ngay bản thân con moto lồng sóc của máy giặt ngang, bản thân nó là 2 moto vì 1 cái giặt thì chạy chậm và đảo chiều, còn cái kia chạy nhanh và không thể đảo chiều, nhưng 2 cái dùng chung 1 tụ 15 mf. ở đây chú thích thêm, rằng sao lại không thể đảo chiều, vì nếu đấu dây đảo chân tụ thì nó vãn quay nhưng dòng tăng vọt và nóng máy, còn kiểu quấn dây cho phần giặt thì đảo chiều liên tục và dòng đều như nhau, không nóng máy . còn con moto cổ góp 5 dây, là của máy giặt ngang tên IFB, loại này có 2 tốc độ vắt, và có cả chức năng giặt đảo chiều, nhưng chỉ đưa ra 5 dây. loại cổ góp 7 dây là có thêm 2 dây ra bảo vệ nhiệt bên ngoài, con 9 dây thì có 2 dây ra senso tốc độ. còn con moto 7 dây bọc kín nhựa là moto quạt dàn lạnh, có 3 số, chạy tụ và có 2 dây ra senso tốc độ.
                              thôi nói ngắn vậy là bác biết.nói chung là chỉ để minh họa cho điều bác vừa nói ra thôi, cần khảo sát cụ thể và cần kinh nghiệm, chứ không chỉ dựa lý thuyết. tôi chỉ muốn thêm chút, là cần có thêm kiến thức chuyên ngành. như bác bảo chụp hình lên mạng thì không cần học sâu, thợ máy giặt đã biết mặt moto, còn tranh luận gì được.
                              chúc bác khỏe nhiều nhi. bye ........hihihi
                              Nói về máy giặt thì động cơ của nó thật đa dạng. Trước đây tôi cũng đã từng sửa và quấn lại động cơ của máy giăt nhiều rồi. Bây giờ thì lui về hậu trường nhường chỗ cho giới trẻ. Một số học trò của tôi là chuyên gia trên lãnh vực này. Tụi nó sửa đủ loại máy giặt kể cả máy giặt đời mới dùng inverter đến mạch điện tử điều khiển luôn. Khi gặp vấn đề gì khó khăn không giải quyết được thì ra cầu cứu với sư phụ để được truyền bí quyết thêm. Nó chiụ khó học hỏi và khiêm tốn nên đã tiến bộ rất nhiều mặc dầu trước đây không biết một chút vì về điện cả. Vì vậy mình mới nói đức tính khiêm tốn là tiêu chuẩn hàng đầu để cho một người thợ có thể tiến bộ và vượt lên chính mình.
                              Thân chào.

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                                Bác nói rất đúng, nhưng động cơ 50.000 rpm thì bạc đạn cho nó dùng lọai nào? giả sử cái motor đó dùng puly có bán kính 5 cmm, trọng lượng 1kg, với tốc độ 50.000rpm thì lực ly tâm quá lớn, lấy vật liệu gì làm bạc đạn ? Khi lực ly tâm lớn hơn moment quay của động cơ vật liệu gì để làm cốt động cơ để cốt không bị bẻ gảy hoặc xoắn lại? Rotor dây quấn có bán kính 5cm chỉ cần mất cân bằng 1gam với tốc độ 50.000 rpm thì cái motor sẽ có chân để đi đấy.
                                Không phải các nhà sản xuất động cơ thiếu hiểu biết không làm được việc này nên bạn phải nghiên cứu để sàn xuất đâu. Các máy ly tâm chuyên dụng hiện nay sử dụng nam châm và cổ góp điện được thay bằng cảm biến từ đóng vai trò chuyển mạch vẫn chưa có cái nào trên 15.000 rpm.(hàng trăm triệu đồng 1 cái motor đấy).

                                Tóm lại motor có vận tốc cao hàng trăm rpm vẫn còn nằm ở phòng thí nghiệm còn lâu mới có sản phẩm để sử dụng
                                cái phần li tâm tại sao bác không xet đến phần roto của nó mà phải xet đến vòng bạc đạn (chủ yếu mà). Loại nam châm mà ta sử dụng không phải là nam châm thường mà là nam châm đất hiếm .nó nhẹ hơn hẳn nam châm thương .độ ơxte lớn hơn gấp nhiều .chính điều này làm giảm được kích thước (kể cả bán kính li tâm ) .Thế bác tính lực li tâm chưa .(giả sử m = 50 g ,r = 15 mm ,omega = 50 000 rpm) .Đang trong mùa thi cử sẻ tạm gác lại sau một tháng .

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phao5xe7 Tìm hiểu thêm về phao5xe7

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X