Thông báo

Collapse
No announcement yet.

mạch thay đổi tốc độ của động cơ 3 pha

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • mạch thay đổi tốc độ của động cơ 3 pha

    Click image for larger version

Name:	tbd2.jpg
Views:	2
Size:	16.6 KB
ID:	1414417
    cái mạch của mình là mạch thay đổi tốc độ của động cơ ba pha.
    khi mình đóng k1 thì động cơ chạy theo hình tam giác. khi đóng k2 và k3 cùng lúc và ngắt k1 thì mình nghĩ là mạch sẽ giảm tốc độ nhưng mình không biết tại sao?
    nhờ mấy bạn giải thích dùm
    cảm ơn
    Attached Files


  • #2
    khi K1 đóng mạch là kết nối hình tam giác .K2 k3 cùng đóng thì chuyển sang trạng thái sao kép ,dĩ nhiên là tốc độ sẽ thay đổi rồi nhưng là tăng tốc thì phải ,lâu ko nhớ chắc chắn...
    Thu mua Vệ tinh,Tàu ngầm,Vũ khí hạt nhân cũ giá cao

    Comment


    • #3
      Bản chất là khi bạn đổi nối như vậy bạn đã làm thay đổi số đôi cực của động cơ

      Comment


      • #4
        động cơ không đồng bộ 3 pha muốn thay đổi được thì phải thay đổi các thông số sau:
        1. Tần số(đối với mạch này loại vì dùng bằng khởi động từ)
        2. thay đổi cặp cực của động cơ 2p, 4p.

        Đối với sơ đồ trên của bạn có 2 trường hợp(tùy theo cấu tạo của động cơ- cách quấn)
        1. việc đóng hay ngắt các khởi đó nhằm mục đích tăng hoặc giảm công suất của động cơ- tốc độ không thay đổi
        2. có thể là việc làm như vậy nhằm mục đích thay đổi số cặp cực của động cơ- điều này dẫn đến thay đổi tốc độ của động cơ.
        Theo mình thì trường hợp thứ 2 đúng hơn vì trong thực tế đối với các loại máy công cụ việc thay đổi tốc độ động cơ trong quá trình làm việc là hay dùng.
        Nếu động cơ bạn vẽ trên là động cơ dùng trong cẩu trục thì việc đóng ngắt khởi trên chắc chắn thay đổi số cặp cực./
        * Bo mạch MX(Máy hàn, mạ, điện hóa, anot, động cơ DC, điều khiển thyristor, IGBT, Triac.
        * Tự động hóa trong công nghiệp.

        Mail: Phone: 0982006716-0984163716

        Comment


        • #5
          Thực ra, thay đổi tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha có nhiều phương pháp hơn các bác đề cập ở trên. Các phương pháp này dựa vào phương trình đặc tính cơ của động cơ không động bộ 3 pha mà suy ra. Trong đó, mình nhớ có các thông số sau:
          1. U1 - điện áp đặt lên 1 fa của dây quấn stator.
          2. f1 tần số lưới điện cấp cho stator.
          3. X1 , r1 điện kháng và điện trở stator.
          4. Số đôi cực từ P.
          5. X2, r2 điện khánh và điện trở roto. (Chỉ áp dụng cho động cơ roto dây quấn, còn roto lồng sóc thì ý học bó tay)
          Trong này, có thể một lúc kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau để thực hiện một mục đích nào đó. ví dụ thay đổi tần số kết hợp điện áp U1 theo nguyên lý U1/f1 = const... nói chung là lâu rùi ko nhớ rõ lắm.
          Còn cái mạch mà bạn đưa thì nó đổi nối tam giác <-> sao kép , là như vậy là vừa thay đổi U1 và đổi luôn số đôi cực từ P. Bản cứ dựa theo phương trình đặt tính cơ của động cơ không đồng bộ thì giải thick được. Lâu rùi mình không nhớ kỹ cái phương trình rờm rà đó nữa. Search Google chắc cũng có. thanks
          Lê Thanh Tùng
          Email:
          Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi thegioimoiqb Xem bài viết
            Thực ra, thay đổi tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha có nhiều phương pháp hơn các bác đề cập ở trên. Các phương pháp này dựa vào phương trình đặc tính cơ của động cơ không động bộ 3 pha mà suy ra. Trong đó, mình nhớ có các thông số sau:
            1. U1 - điện áp đặt lên 1 fa của dây quấn stator.
            2. f1 tần số lưới điện cấp cho stator.
            3. X1 , r1 điện kháng và điện trở stator.
            4. Số đôi cực từ P.
            5. X2, r2 điện khánh và điện trở roto. (Chỉ áp dụng cho động cơ roto dây quấn, còn roto lồng sóc thì ý học bó tay)
            Trong này, có thể một lúc kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau để thực hiện một mục đích nào đó. ví dụ thay đổi tần số kết hợp điện áp U1 theo nguyên lý U1/f1 = const... nói chung là lâu rùi ko nhớ rõ lắm.
            Còn cái mạch mà bạn đưa thì nó đổi nối tam giác <-> sao kép , là như vậy là vừa thay đổi U1 và đổi luôn số đôi cực từ P. Bản cứ dựa theo phương trình đặt tính cơ của động cơ không đồng bộ thì giải thick được. Lâu rùi mình không nhớ kỹ cái phương trình rờm rà đó nữa. Search Google chắc cũng có. thanks
            ai bảo bạn mốn thay đổi tốc độ động cơ 3 pha bằng cách thay đổi áp? nói bừa!
            * Bo mạch MX(Máy hàn, mạ, điện hóa, anot, động cơ DC, điều khiển thyristor, IGBT, Triac.
            * Tự động hóa trong công nghiệp.

            Mail: Phone: 0982006716-0984163716

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi vuongvanminh Xem bài viết
              ai bảo bạn mốn thay đổi tốc độ động cơ 3 pha bằng cách thay đổi áp? nói bừa!
              Bác nói tui bừa thì có vội lắm không ? tui có cái hình đây bác coi lại dùm cho. Đó là phương trình đặt tính cơ của ĐC KĐB 3 pha.
              Click image for larger version

Name:	New Picture (17).bmp
Views:	1
Size:	789.2 KB
ID:	1367522
              Lê Thanh Tùng
              Email:
              Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

              Comment


              • #8
                cảm ơn các bạn. vậy chắc là để tăng số đôi cực lên và có nghĩa là tăng tốc độ của động cơ lên. mà sao khó tưởng tượng quá. có phải khi đóng k3 nó tăng số đôi cực lên gấp đôi không. và đây là mạch điều khiển của nó
                Click image for larger version

Name:	tbd.jpg
Views:	1
Size:	93.0 KB
ID:	1367525
                Attached Files

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi toanddt Xem bài viết
                  cảm ơn các bạn. vậy chắc là để tăng số đôi cực lên và có nghĩa là tăng tốc độ của động cơ lên. mà sao khó tưởng tượng quá. có phải khi đóng k3 nó tăng số đôi cực lên gấp đôi không. và đây là mạch điều khiển của nó
                  Tăng lên ,giảm xuống hay không đổi số đôi cực P thì chỉ có nhà sản xuất mới biết. Hoặc đọc catalog kèm theo nó. Nếu mà ra đề thi thì họ cho trong đề lun.
                  Lê Thanh Tùng
                  Email:
                  Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

                  Comment


                  • #10
                    Việc thay đổi điện áp dẫn đến thay đổi moment ( moment tỷ lệ thuận với bình phương điện áp) và thay đổi hệ số trượt.
                    Điện áp giảm làm tăng hệ số trượt và giảm tốc độ.
                    Tuy nhiên phương pháp điều chỉnh tốc độ này ứng dụng khá hạn chế. Điện áp thay đổi phải kết hợp với thay đổi tần số ( ví dụ phương pháp V/f=const trong biến tần).
                    Thay đổi điện áp không thay đổi tần số thường dùng với điện kháng 3 pha để điều chỉnh tốc độ trong một dải hẹp thôi ( ví dụ điều chỉnh độ lắc của sàng rung).
                    Tranh luận về những vấn đề kỹ thuật dễ làm mất lòng nhau, mong các bạn bình tĩnh.
                    Lên 4rum là để giao lưu , học hỏi thôi.

                    Nguyên văn bởi thegioimoiqb Xem bài viết
                    Bác nói tui bừa thì có vội lắm không ? tui có cái hình đây bác coi lại dùm cho. Đó là phương trình đặt tính cơ của ĐC KĐB 3 pha.
                    [ATTACH]52640[/ATTACH]

                    Comment


                    • #11
                      bác nào có BTL về ĐTCS với đề tài : thiết kế bộ điều chỉnh tốc độ đông cơ điện xoay chiều 3 Fa.
                      bác nào có share cho e cái.đang cần gấp
                      Mail: phamtrongthuy@01gmail.com . thanks nhìu

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi thegioimoiqb Xem bài viết
                        Bác nói tui bừa thì có vội lắm không ? tui có cái hình đây bác coi lại dùm cho. Đó là phương trình đặt tính cơ của ĐC KĐB 3 pha.
                        [ATTACH]52640[/ATTACH]
                        bạn thử dùng áp để thay đổi tốc độ một con motor nào đó đi. chỉ sau 5 phút động cơ bạn có mùi thơm ngay.
                        * Bo mạch MX(Máy hàn, mạ, điện hóa, anot, động cơ DC, điều khiển thyristor, IGBT, Triac.
                        * Tự động hóa trong công nghiệp.

                        Mail: Phone: 0982006716-0984163716

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi toanddt Xem bài viết
                          cảm ơn các bạn. vậy chắc là để tăng số đôi cực lên và có nghĩa là tăng tốc độ của động cơ lên. mà sao khó tưởng tượng quá. có phải khi đóng k3 nó tăng số đôi cực lên gấp đôi không. và đây là mạch điều khiển của nó
                          [ATTACH=CONFIG]52643[/ATTACH]
                          số cặp cực càng ít thì tốc độ càng nhanh.

                          Nguyên văn bởi snow_89 Xem Hồ Sơ View Forum Posts Nhắn tin riêng View Blog Entries View Articles Add as Contact bác nào có BTL về ĐTCS với đề tài : thiết kế bộ điều chỉnh tốc độ đông cơ điện xoay chiều 3 Fa.
                          bác nào có share cho e cái.đang cần gấp
                          Mail: [email
                          phamtrongthuy@01gmail.com[/email] . thanks nhìu
                          thực ra nó là bộ biến tần, cái này rất khó, đến thầy của bạn còn chưa làm được thế mà giám ra đề cho sinh viên.
                          Last edited by vuongvanminh; 02-10-2012, 00:59.
                          * Bo mạch MX(Máy hàn, mạ, điện hóa, anot, động cơ DC, điều khiển thyristor, IGBT, Triac.
                          * Tự động hóa trong công nghiệp.

                          Mail: Phone: 0982006716-0984163716

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi toanddt Xem bài viết
                            [ATTACH=CONFIG]52617[/ATTACH]
                            cái mạch của mình là mạch thay đổi tốc độ của động cơ ba pha.
                            khi mình đóng k1 thì động cơ chạy theo hình tam giác. khi đóng k2 và k3 cùng lúc và ngắt k1 thì mình nghĩ là mạch sẽ giảm tốc độ nhưng mình không biết tại sao?
                            nhờ mấy bạn giải thích dùm
                            cảm ơn
                            Đây là phương pháp thay đổi tốc độ bằng cách thay đổi số đôi cực dùng đổi nối tam giác/sao kép. Cách nay đã lâu mình đã từng quấn loại động cơ này ở máy khoan điện bàn có hai tốc độ. Mình còn nhớ nó có 36 rảnh dùng dây quấn 2 lớp bước quấn là 6( 1-7). Sơ đồ đã lâu mình không còn lưu lại. Bạn hãy vẽ lại và phân tích từ trường xem sao ?

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi vuongvanminh Xem bài viết
                              bạn thử dùng áp để thay đổi tốc độ một con motor nào đó đi. chỉ sau 5 phút động cơ bạn có mùi thơm ngay.
                              Không hẳn là vậy. Thay đổi tốc độ bằng cách thay đổi điện áp vẫn còn được dùng trong các động cơ cở nhỏ. Tuy nhiên phải chấp nhận một điều là khi tốc độ động cơ giảm thì công suất cũng giảm theo. Vấn đề này tùy thuộc vào tải.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              toanddt Tìm hiểu thêm về toanddt

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X