Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần hỗ trợ kiến thức - tại sao lắp nối tiếp diode vào ngõ ra nguồn xung để hạ áp mà điện áp lại tăng vọt.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cần hỗ trợ kiến thức - tại sao lắp nối tiếp diode vào ngõ ra nguồn xung để hạ áp mà điện áp lại tăng vọt.

    Thân chào các thành viên trên diễn đàn.
    Chuyện là sống hơn chục năm với điện tử thì hôm nay mình gặp một chuyện cực kỳ quái đản, mong được mọi người góp kiến thức khai sáng.
    Mình có 1 cốc sạc 5v, mình muốn giảm áp để còn 4.2V sạc cho pin 18650. Còn gì nhanh và dễ hơn là nối tiếp với một diode 1N4007. Nghĩ sao làm vậy, xong lấy cái VOM đo lại áp ra sau diode thì tá hỏa thấy áp nó vọt lên 7.5V và nó nhảy loạn có khi lên đến 8.5V, lắp cả dàn tụ đủ thể loại tụ hóa, tụ gốm, tụ kẹo, tụ.... để xem áp ổn định là bao nhiêu thì kết quả 7.5V. (áp đầu nguồn ra cốc sạc vẫn chuẩn 5V)

    Sau khi choáng với kết quả 7.5V, mình quyết định lắp nối tiếp thêm một diode 1N4007 (giàn tụ vẫn giữ nguyên) nữa vào xem thảm họa nó thế nào. Kết quả là ....... 13.5V (áp đầu nguồn ra cốc sạc vẫn chuẩn 5V)

    Rồi với 13.5V đang có mình đấu vào tải là 3 bóng led đỏ 5ly // + con trở 200Ohm vớ vẩn (hư đỡ tiếc) thì led sáng mù mờ, đo lại điện áp sau diode lúc này là 2.1V (áp đầu nguồn ra cốc sạc vẫn chuẩn 5V)
    Ngạc nhiên nối tiếp ngạc nhiên. mình thay diode thường = schottky diode 1N5822 xem thế nào thì diễn biến là qua 1 diode là 6V, qua 2 diode là 9V, tải vào còn 3V (áp đầu nguồn cốc sạc vẫn chuẩn 5V)

    Không tin vào cuộc đời nữa, mình chuyển qua cục biến áp sắt + cầu diode + tụ thời xa xưa thì mọi thông số diễn ra gần như thứ lý thuyết mình được biết.

    Sau tất cả thì mình biết được: VOM + linh kiện diode không hỏng (mình đầu tư kha khá cho mấy món này + thông số đo trên biến áp sắt rất sát lý thuyết), cốc sạc không hư (5V chuẩn thần thánh như tát vào mặt mình trong tất cả các trường hợp đo ).

    Rõ ràng cái nguồn 5V được tạo ra từ nguồn xung của cốc sạc có ẩn chứa một điều gì đó đến mức gần phi khoa học mà mình chưa biết giải thích sao??? Làm tăng vọt điện áp sau diode khi không tải. Làm giảm đột ngột điện áp đến mức phi lý sau diode (với 2 diode thường cùng lắm giảm 1.2V là cùng, đằng này 1 phát sụt hẳn gần 3V với vài con led cùi trong khi đầu nguồn vẫn 5V thần thánh, đến Schottky cũng chịu thua).

    Xin mọi người góp chút kiến thức, vụ này vượt hẳn tầm hiểu biết của mình rồi, cứ thấy nó thần thánh thế nào ấy.
    Chúc mọi người một ngày vui vẻ.
    Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
    Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

  • #2
    Một số thử nghiệm ngoài lề hơi ngại nói như thôi kệ cứ cung cấp thông tin biết đâu...:
    - lắp nối tiếp thêm đến diode thường thứ 3 thì điện áp ra đo được : 18.5V
    - Thử trên hai cốc sạc khác thì kết quả có chênh lệch một vài vôn nhưng vẫn theo hướng đốt sách vở là đội áp khi nối tiếp diode và sụt áp không phanh khi có tải.
    - Trước đây khá lâu mình đã từng giảm áp cách như cách trên cho các adapter laptop, kết quả rất ổn và đúng lý thuyết.
    Vậy là vấn đề này chỉ xảy ra với cốc sạc các loại thôi, họ làm thế nào mà hay thế nhỉ, bẻ cả lý thuyết thuần túy trong khi vẫn giữ được áp sạc cố định.
    Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
    Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

    Comment


    • #3
      Trước hết là bỏ tài pin 18650 ra và thậy bằng tãi thuần trở để coi còn bị tăng ấp không. Trong diode 1N4007 còn có tụ song song và dòng cảm rõ nữa nó có thể làm cho VOM đọc sai đi. Có thể thử băng diode khác 1N5822, 1N5806

      Comment


      • #4
        Cám ơn bác Thanh Ng góp ý. Mình chưa gắn tải pin 18650 vì áp loạn thế này thì sạc siếc gì được, mình đã thử với 1N5822 rồi đó vẫn vậy , thêm cả một bộ lọc DC chuyên dụng hầm số sau diode mà áp nó vẫn trên trời, cái áp ảo đó không biết từ đâu mà ra. Tải nào vào nó cũng sụt áp thảm thương cả (đã thử với tải điện trở than, đèn led, motor....)
        Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
        Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

        Comment


        • #5
          Trường hợp dùng VOM số đo áp không tải sau diode lại thấy tăng lên thay vì giảm đi Vd, thậm chí tăng cả vài chục volt này mình cũng thường gặp, nhưng cũng chưa bao giờ quan tâm có ảnh hưởng tới tải nếu gắn vào hay không, vì mình luôn vững tin lí thuyết là, nếu áp trước diode là V thì khi mạch kín, áp sau diode luôn phải là V-Vd. Thế nên trong trường hợp đó, cũng chính là trường hợp của bạn thì mình chỉ tự giải thích đơn giản là do nhiễu. Mà VOM số thì rất nhạy cảm với nó, vì thứ nhất là trở kháng vào của nó khá lớn cộng với nó dùng linh kiện điện tử, rồi mạch khuếch đại,... nên trong một số trường hợp nó sẽ hiển thị sai kết quả( nhưng cũng có thể là đúng nhé, nhưng kết quả hiển thị là nhiễu chứ không phải thứ ta muốn đo!)

          Giải thích vấn đề của bạn như sau:

          Thứ nhất là nhiễu cao tần từ nguồn xung cấp 5V: dù có tụ lọc, thì 5V đo được chỉ là Vdc trung bình hay hiệu dụng mà thôi, nó còn có xung nhiễu biên độ cao hơn 5V rất nhiều. Xung niễu này sau khi qua diode sẽ không còn bị giảm biên độ nhiều đi nữa bởi tải sau diode là rất lớn(VOM số). Thế nên, nhiều lúc bạn gắn thêm tụ lọc sau D thì áp đo được lại càng lớn hơn khi không tụ.

          Thứ hai, cũng có thể là nguyên nhân phổ biến hơn, là nhiễu điện từ trường. Các sóng điện này được chỉnh lưu, nạp tụ sau D ( tụ của chính những diode, tụ của VOM,... nên càng lúc càng có giá trị cao lên ( không cao mãi được vì ít nhiều còn cái tải là nội trở khá lớn của VOM).

          Bạn có thể kiểm chứng bằng máy hiện sóng; nếu không đo gì thì sóng gần như bằng 0. nếu chạm đầu que đo vào một kim loại nào đó, hay một đầu diode rời thì sẽ thấy dạng sóng sin 50Hz hoặt cao tần nào đấy với biên độ vìa vôn, đôi khi chục vôn.

          Vì vậy, khi muốn đo, bạn phải gắn một R từ 1-10K sau diode, lúc đó, VOM số hay kim sẽ hiện kết quả chính xác hơn.

          Comment


          • #6
            Cám ơn bác dinhthuong80 . Bác nói đúng bản chất vấn đề rồi, VOM nhạy quá đo luôn cả nhiễu, và nhiễu chồng nhiễu qua các diode. Phải soi lên OSC mới thấy rõ vấn đề, áp ra của mấy cái sạc thì ngoài 5V lợn gợn ra thì... vô vàn thứ khác, trong cái bảng mạch bé tí đó cách ly 220V AC và DC out cũng không thể tốt được, điển hình là rờ vào 5V DC đầu ra sẽ bị giật tưng tưng lên.
            Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
            Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
              Một số thử nghiệm ngoài lề hơi ngại nói như thôi kệ cứ cung cấp thông tin biết đâu...:
              - lắp nối tiếp thêm đến diode thường thứ 3 thì điện áp ra đo được : 18.5V
              - Thử trên hai cốc sạc khác thì kết quả có chênh lệch một vài vôn nhưng vẫn theo hướng đốt sách vở là đội áp khi nối tiếp diode và sụt áp không phanh khi có tải.
              - Trước đây khá lâu mình đã từng giảm áp cách như cách trên cho các adapter laptop, kết quả rất ổn và đúng lý thuyết.
              Vậy là vấn đề này chỉ xảy ra với cốc sạc các loại thôi, họ làm thế nào mà hay thế nhỉ, bẻ cả lý thuyết thuần túy trong khi vẫn giữ được áp sạc cố định.
              Bạn tự đào mộ à Mà sao câu hỏi 8 năm ko ai trả lời nhỉ

              Comment


              • #8
                Đây là mạch nguồn RAM thường thấy trên các mainboard máy tính G41 trở xuống và ở chân 1 IC cũng có khoảng 13.5V dù VCC chỉ là 12V nhé, ai đó tiện thể giải thích luôn ạ
                Click image for larger version

Name:	sua+nguon+ram.jpg
Views:	8969
Size:	40.0 KB
ID:	1707014

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                  Đây là mạch nguồn RAM thường thấy trên các mainboard máy tính G41 trở xuống và ở chân 1 IC cũng có khoảng 13.5V dù VCC chỉ là 12V nhé, ai đó tiện thể giải thích luôn ạ
                  Click image for larger version

Name:	sua+nguon+ram.jpg
Views:	8969
Size:	40.0 KB
ID:	1707014
                  Mình chưa coi data con ic, nhưng thấy sơ đồ nó thuộc mạch boost tăng hay giảm áp. Trường hợp này không thuộc chủ đề trên, vì với mạch boost, áp ra sau diode có thể lớn mấy chục lần áp nuôi luôn!

                  Comment


                  • #10
                    Nó dùng diot và tụ (nửa mạch nhân đôi áp) để boost áp lên, gần giống như mạch boostrap trong ampli ấy mà.

                    Khi fet dưới dẫn thì tụ được nạp điện chân dưới - chân trên + với điện áp bằng (Vcc-Vd). Khi fet trên dẫn thì nó kéo chân dưới của tụ lên Vcc, chân trên được đẩy lên Vcc+(Vcc-Vd)
                    sau.ph

                    Comment


                    • #11
                      Mạch NX ISL6520 không phải là mạch Boost. Nó là mạch Buck đúng FET đồng bộ

                      Comment


                      • #12
                        Đúng vậy, mạch chính của nó là mạch buck. Mạch boostrap chỉ là mạch phụ tạo áp >Vcc để lái fet.
                        sau.ph

                        Comment


                        • #13
                          nguồn xung nó là dạng trung bình của điện áp. điện áp sau diode thứ cấp qua lọc, qua tải ta thấy nó là tỉ lệ biến áp nhân với Duty., chưa có các thứ đó, đo với đồng hồ nhạy hay soi trên máy hiện sóng thì nó tương đương với áp nguồn nhân với tỉ lệ biến áp và trừ đi áp rớt trên diode chỉnh lưu.
                          LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi Thanh Ng Xem bài viết
                            Mạch NX ISL6520 không phải là mạch Boost. Nó là mạch Buck đúng FET đồng bộ
                            mạch tạo áp boostrap lái con fet cao hay nhỉ? đơn giản không ngờ. hay/
                            ..khi con fet trên dẫn, áp đi qua nó =vcc, khi nó đóng lại, áp ring ring từ cuộn dây và cộng hưởng với tụ DS có thể tạo nhiễu nên tạo ra các xung áp cao hơn vcc.. mà cao hơn 1.5v với áp vcc=12v thì quá đẹp rồi. lắp snubber vào con fet kênh cao thì dập xung nhiễu áp boot sẽ gần 12v.
                            LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên lý nó giống mạch trong bài này: http://www.dientuvietnam.net/forums/...tch?id=1415478

                              Nguyên văn bởi giang_979 Xem bài viết
                              Các bạn cho mình hỏi nguyên lý của mạch trên với. mình k hiểu sao nó lại có thể ra được 20V ở đầu ra được nếu chỉ dùng nguyên Tranistor với tụ điện
                              sau.ph

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              hoahauvn2 i want to make a cute girl (robot) like Arale i need knowledge so if you have a lot of idea about this project PLEASE teach me Tìm hiểu thêm về hoahauvn2

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X