Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biến áp xung inverter sau khi quấn lại thì không chạy

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    em xin có ý kiến với bác dinhthuong80 từng phần như sau:

    Về phần mạch PP của bác khi loại bỏ một FET mà mạch vẫn chạy được rất đơn giản là do khi đó nó chỉ hoạt động như là mạch forward không hơn không kém.

    Theo phân tích của cá nhân em về hoạt động của mạch này thì để nó hoạt động bình thường thì biến áp xung cần phải bão hòa lõi, ngược lại để mạch chạy ở chế độ ZVS thì cuộn cảm không được phép bão hòa.

    Và về cái khoản trùng dẫn thì em nghĩ hai FET được khóa lẫn bởi 2 diode nên hiện tượng này cũng hơi khó xảy ra vì cũng có một khoảng thời gian chết lúc biến áp bão hòa. Và nếu có trùng dẫn xảy ra thì trong thời gian rất nhỏ dòng được hạn chế nhờ cuộn cảm rồi sẽ phải chia đôi cho mỗ con FET nên suy cho cùng thì FET sẽ không nóng hơn.

    Khi cuộn cảm tiến đến vùng bão hòa thì nó không hoàn thành được nhiệm vụ hạn dòng nên Ipk trên cả biến áp lẫn cuộn cảm lớn nhân với cảm rò tạo nên xung spike làm điện áp ngõ ra tăng đột biến như bác thớt ở không tải đồng thời Irms ăn theo Ipk cao cũng làm FET nóng

    Em đã làm mạch mỏ hàn xung chạy kiểu gì thì cả 2 em IRF540 vẫn tươi mát nhờ vào công dụng ZVS của mạch. Tin hay không tùy bác nhưng em có thể tìm được tần số hoạt động của mạch cả về tính toán khớp (hoặc gần đúng tùy vào trị số cuộn cảm) với thực nghiệm dựa vào phân tích mạch của em như trên (tất nhiên phải dùng hàng chính hãng thông số rõ ràng).

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

      Có bạn suy cái là ra nhưng mạch này mau đen đầu đèn phải thường xuyên đảo đầu bóng để sử dụng được lâu . Làm theo sơ đồ bạn dinhthuong hiệu quả hơn nhiều .
      Mạch theo sơ đồ của em cũng không tránh khỏi đen đầu đèn bác ạ. Với lại cũng hơi khó hiểu là tại sao nhìn sơ đồ thì xem như là đối xứng, điện áp ra xoay chiều. Thế mà dù 2 cuộn sơ cấp quấn song song cùng lúc, 2 đầu thứ cấp để hở thì nó vẫn phân biệt: một đầu là cao áp, đầu còn lại như 0V, sờ vào chả sao( cách điện với đất và toàn mạch)

      Comment


      • #33
        Vấn đề của bạn thongdragon, nếu cứ muốn theo mạch đó thì nên tìm hiểu kĩ về mạch, như bạn ti500 phân tích từ đầu tới giờ, vì sơ đồ ZVS có vẻ đơn giản như dạng mạch BJT mình up nhưng nguyên lí và yêu cầu về kĩ thuật, trị số linh kiện,... để nó hoạt động tốt thì khá khắt khe chứ không đơn giản như các mạch dd dùng BJT (dd nghẹt 1 BJT, da hài, mạch 2 BJT như mình vẽ,...)

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

          Mạch theo sơ đồ của em cũng không tránh khỏi đen đầu đèn bác ạ. Với lại cũng hơi khó hiểu là tại sao nhìn sơ đồ thì xem như là đối xứng, điện áp ra xoay chiều. Thế mà dù 2 cuộn sơ cấp quấn song song cùng lúc, 2 đầu thứ cấp để hở thì nó vẫn phân biệt: một đầu là cao áp, đầu còn lại như 0V, sờ vào chả sao( cách điện với đất và toàn mạch)
          Thì so với mạch kia nó cũng lâu đen hơn , hồi mình làm mạch thì quấn kiểu gì thì quấn khi cấp nguồn mà không sáng thì đảo 2 dây sơ cấp là sáng ngay .

          Giả xoay chiều thôi khi xưa có mạch 2 dĩa tròn nhiều tiếp điểm 1 dĩa nối bình 1 dĩa ra dùng mô tơ xoay 1 dĩa , áp ra đưa vào 1 biến thế xoay chiều vào 12v ra 110 hay 220v là có AC dùng .

          Không lấy nguồn từ điện lưới thì khó giật được khi cách mạch cách đất và chạm 1 dây , hồi xưa có người co chân trên ghế gỗ rồi cho cao áp ti vi màu nó nẹt vào ngón tay luôn nhìn ghê lắm , mình chỉ dám dùng 2 ngón tay cầm đầu cán tua vít đưa tới gần núm cao áp thôi .

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết
            em xin có ý kiến với bác dinhthuong80 từng phần như sau:

            Theo phân tích của cá nhân em về hoạt động của mạch này thì để nó hoạt động bình thường thì biến áp xung cần phải bão hòa lõi, ngược lại để mạch chạy ở chế độ ZVS thì cuộn cảm không được phép bão hòa.
            Bác có thể nói rõ hơn chế độ hoạt động "bình thường" và chế độ ZVS khác nhau như thế nào được không?

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
              Vấn đề của bạn thongdragon, nếu cứ muốn theo mạch đó thì nên tìm hiểu kĩ về mạch, như bạn ti500 phân tích từ đầu tới giờ, vì sơ đồ ZVS có vẻ đơn giản như dạng mạch BJT mình up nhưng nguyên lí và yêu cầu về kĩ thuật, trị số linh kiện,... để nó hoạt động tốt thì khá khắt khe chứ không đơn giản như các mạch dd dùng BJT (dd nghẹt 1 BJT, da hài, mạch 2 BJT như mình vẽ,...)
              Mình cũng cố gắng tìm hiểu về mạch này nhưng không thấy có cách nào cải thiện để mạch hoạt động tốt. Chỉ có được khuyên không nên để mạch ngoài hở để tránh 2 FET trùng dẫn thôi.
              Attached Files

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi thongdragon Xem bài viết

                Bác có thể nói rõ hơn chế độ hoạt động "bình thường" và chế độ ZVS khác nhau như thế nào được không?
                Theo em thì "bình thường" là đều kiện cần để mạch hoạt động trơn tru không chập chờn, hai FET on/off luân phiên.

                ZVS thì bác chắc cũng có tìm hiểu về nó, nói nôm na là giúp tăng công lẫn hiệu suất của mạch bằng cách giảm nhiệt tiêu tán trên các van đồng thời giảm được nhiễu điện từ.

                Thật ra thì mạch này theo em không có cuộn cảm vẫn hoạt động kiểu ZVS nhưng vì dòng bão hòa quá lớn làm nóng FET. Thêm cuộn cảm thì FET không nóng do dòng bão hòa được hạn chế.

                Em xem lướt qua bài báo của bác thấy một số thắc mắc sau: theo em bằng tụ điện nối giữa 2 đầu biến áp không làm thay đổi tần số hoạt động của mạch, thực nghiệm cũng chứng minh, họ thay đổi cách quấn biến áp kiểu push-pull mà vẫn gọi là flyback converter thì không hợp lý vì rõ ràng mạch này chạy kiểu P-P.

                Em gửi bác xem mạch mỏ hàn cùi bắp của em chạy IRF540 ban đầu tính xoay lưng lên để ốp đồng tản nhiệt nhưng khi chạy FET không nóng nên không ốp nữa. Thứ cấp để hở vẫn bình thường FET không nóng gì hết nhé.

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết

                  Theo phân tích của cá nhân em về hoạt động của mạch này thì để nó hoạt động bình thường thì biến áp xung cần phải bão hòa lõi, ngược lại để mạch chạy ở chế độ ZVS thì cuộn cảm không được phép bão hòa.
                  Theo phân tích của bạn thì mạch này của mình khi có tải mạch chạy ở chế độ "bình thường" còn khi không tải thì mạch chạy ở chế độ ZVS đúng không? Mà như vậy lại hơi ngược, vì như thế khi không tải ở chế độ ZVS lõi không bão hòa mà FET lại nóng hơn rất nhiều. Với việc khi không tải điện áp lên tới 560V chưa thể giải thích được.

                  Nếu mạch mỏ hàn xung của bạn khi để hở vẫn không nóng FET hay có lẽ FET của mình nóng khi không tải là đặc điểm riêng của con FET này chăng, mình chưa có FET khác để thử.

                  Mình thử bỏ tụ điện nối giữa 2 đầu biến áp thì hiệu điện thế đầu ra thay đổi liên tục (nhảy lên nhảy xuống từ từ trong khoảng 50-300v). Mạch mỏ hàn xung của bạn có hiện tượng như vậy không?

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi thongdragon Xem bài viết

                    Theo phân tích của bạn thì mạch này của mình khi có tải mạch chạy ở chế độ "bình thường" còn khi không tải thì mạch chạy ở chế độ ZVS đúng không? Mà như vậy lại hơi ngược, vì như thế khi không tải ở chế độ ZVS lõi không bão hòa mà FET lại nóng hơn rất nhiều. Với việc khi không tải điện áp lên tới 560V chưa thể giải thích được.

                    Nếu mạch mỏ hàn xung của bạn khi để hở vẫn không nóng FET hay có lẽ FET của mình nóng khi không tải là đặc điểm riêng của con FET này chăng, mình chưa có FET khác để thử.

                    Mình thử bỏ tụ điện nối giữa 2 đầu biến áp thì hiệu điện thế đầu ra thay đổi liên tục (nhảy lên nhảy xuống từ từ trong khoảng 50-300v). Mạch mỏ hàn xung của bạn có hiện tượng như vậy không?
                    Bác vẫn chưa hiểu ý em, nói tóm lại để mạch chạy được thì biến áp phải bão hòa trong bất kỳ trường hợp nào. Cuộn cảm và tụ điện chỉ làm giảm dòng bão hòa và snub áp bảo vệ FET mà thôi, vậy nên bác tháo tụ thì mạch vẫn chạy được có điều không tụ thì Vspike lớn coi chừng chết FET. Ngay cả không tụ không cuộn cảm vẫn chạy được nhưng dòng và áp đột biến khiếp lắm đây là lợi thế và hệ lụy của bão hòa lõi.

                    Không biết bác đo áp bằng gì, có thể đồng hồ đo của bác không đủ nhanh để hiển thị Vrms nhất là Vspike đột biến, chưa kể vụ nhiễu nữa. Mạch của em thì áp ra không tải vẫn bình thường do L, C hợp lý.

                    Việc điệp áp không tải của bác em cũng nói rồi nên không nói lại. Em ngồi gõ phím giống như thầy bói xem voi thôi chứ không trực tiếp thực tế mạch của bác nên cũng không dám chắc.

                    Nghịch mấy cái này bác dùng oscillocope thì sẽ rõ hơn.

                    Comment


                    • #40
                      Trên sơ đồ có ghi on ferrite core nếu dùng lỏi EI thì quấn làm sao thêm nữa thông số kích cở đâu phải tự suy ra à không có chuyện đó đâu .

                      Trong mạch đẩy kéo 2 cuộn dây sơ cấp có 4 đầu dây phải đấu như nào để ra 3 dây như sơ đồ . Chỉ cần hiểu được 2 cái này là ráp chạy ngon ơ .

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết


                        Không biết bác đo áp bằng gì, có thể đồng hồ đo của bác không đủ nhanh để hiển thị Vrms nhất là Vspike đột biến, chưa kể vụ nhiễu nữa. Mạch của em thì áp ra không tải vẫn bình thường do L, C hợp lý.

                        Nghịch mấy cái này bác dùng oscillocope thì sẽ rõ hơn.
                        Mình dùng cái đồng hồ đo điện loại đơn giản nhất, cũng không biết đo được chính xác bao nhiêu, mà dòng đầu ra mình chỉnh lưu và lọc bằng tụ 4.7uF 400v, nên mình nghĩ là dùng đồng hồ này có thể đo được rồi.
                        Oscillocope thì mình cũng không có đồ xịn, mình dùng tạm con Arduino và đo bằng serial oscillocope được xung đầu ra 2 kHz, cũng không rõ có chính xác không nữa.

                        Quan trọng theo bạn thì mạch của mình cần dùng tụ với cuộn cảm trị số khoảng bao nhiêu thì sẽ là hợp lý được?

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                          Trên sơ đồ có ghi on ferrite core nếu dùng lỏi EI thì quấn làm sao thêm nữa thông số kích cở đâu phải tự suy ra à không có chuyện đó đâu .

                          Trong mạch đẩy kéo 2 cuộn dây sơ cấp có 4 đầu dây phải đấu như nào để ra 3 dây như sơ đồ . Chỉ cần hiểu được 2 cái này là ráp chạy ngon ơ .
                          Biến áp thì mình không tự suy ra mà dùng chương trình này để tính.

                          SMPS SWITCH MODE POWER SUPPLY TRANSFORMER CORES CALCULATOR

                          Trong đấy có sẵn loại lõi EI33 như biến áp của mình luôn.
                          Mạch của mình thì chạy được rồi mà, nhưng vẫn có một số vấn đề như mình mô tả đấy nên muốn nhờ anh em tư vấn thêm.

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi thongdragon Xem bài viết

                            Biến áp thì không tự suy ra mà dùng chương trình này để tính.

                            SMPS SWITCH MODE POWER SUPPLY TRANSFORMER CORES CALCULATOR

                            Trong đấy có sẵn loại lõi EI33 như biến áp của mình luôn.
                            Mạch của mình thì chạy được rồi mà, nhưng vẫn có một số vấn đề như mình mô tả đấy nên muốn nhờ anh em tư vấn thêm.

                            Cái mạch mãu của bạn đưa lên không rõ ràng như mạch của dinhthuong , nó không có kích cỡ hay ký hiệu biến áp nếu là mình lúc mới học không biết gì thì mình không làm vì mạch không rõ ràng . Bạn tự đưa ra biến áp EI và làm theo nên mới có bài này không phải tự suy thì là gì .

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

                              Cái mạch mãu của bạn đưa lên không rõ ràng như mạch của dinhthuong , nó không có kích cỡ hay ký hiệu biến áp nếu là mình lúc mới học không biết gì thì mình không làm vì mạch không rõ ràng . Bạn tự đưa ra biến áp EI và làm theo nên mới có bài này không phải tự suy thì là gì .
                              Nói như bạn thì cũng đúng, mà mạch mẫu thực ra chỉ là sơ đồ nguyên lý thôi, không yêu cầu cụ thể đầu ra nên không tính cụ thể trị số biến áp.
                              Chính vì mình không biết cách tính toán biến áp cụ thể cho mạch mày nên mình viết bài này để ai biết thì chỉ giúp.

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi thongdragon Xem bài viết

                                Nói như bạn thì cũng đúng, mà mạch mẫu thực ra chỉ là sơ đồ nguyên lý thôi, không yêu cầu cụ thể đầu ra nên không tính cụ thể trị số biến áp.
                                Chính vì mình không biết cách tính toán biến áp cụ thể cho mạch mày nên mình viết bài này để ai biết thì chỉ giúp.
                                Thêm nữa nó không có số vòng cuộn thứ cấp nhưng nếu có kinh nghiệm từ cái tên mạch Flyback driver và cuộn thứ cấp 2 đầu dây có hình tam giác và tia sét là suy ra ngay phải dùng cái cục flyback của tv để thử và nó là mạch dùng để thử flyback còn tốt hay hư .

                                Như thế thì mạch nó không hợp với nhu cầu của bạn rồi , các còm của mình chỉ có mục đích là lái sự chú ý của bạn qua các mạch khác hợp nhu cầu hơn mà bạn không nhận ra.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thongdragon Tìm hiểu thêm về thongdragon

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X