Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp em cái nguồn ra 5V-100mA từ nguồn vào dao động từ 10-100V DC với ạ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp em cái nguồn ra 5V-100mA từ nguồn vào dao động từ 10-100V DC với ạ

    Em muốn làm 1 cái nguồn 5V nuôi con VDK với con màn LCD với áp ra 5V dòng 100mA với áp vào biến động từ 10-100V DC.em chưa nghĩ ra cách nào nhỏ gọn,đơn giản cả.Dùng mấy con 78xx hạ cấp thì hơi nhiều và ko tối ưu lắm.Em mạo muội lập chủ để nhờ các bác có cao kiến gì đóng góp giúp em với ạ.Rất cảm ơn các bác

  • #2
    Đây là mạch buck đầu vào dải rộng, đầu ra 12VDC 1A. Thay cái zener từ 12V thành 5V1 là được đầu ra 5VDC. Đầu vào thực tế đã thử chạy được tới 160V, tức là điện lưới nắn nửa chu kỳ đưa vào vẫn chạy tốt. Linh kiện mua ở HN.

    Mạch bqv thiết kế bằng linh kiện rời chứ không dùng IC, tự dao động. Cứ lắp là chạy, hỏi nguyên lý thì rất khó giải thích.

    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Mạch của bác hay quá. Con C4+C5 đưa hồi tiếp dương về cho mạch dao động chứ có gì đâu. Khi ngõ ra thấp thì trans dẫn luôn chứ không dao động. Khi điện áp đạt đến gần ngưỡng thì nó mới bắt đầu dao động.

      Mạch này chắc bác lắp từ thời còn dùng điện 110V??? Con tụ ngõ vào 100V mà chịu được 160V đúng là hàng xịn. Bây giờ lắp mạch này phải kiếm con tụ cao hơn nhiều.
      sau.ph

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
        Mạch của bác hay quá. Con C4+C5 đưa hồi tiếp dương về cho mạch dao động chứ có gì đâu. Khi ngõ ra thấp thì trans dẫn luôn chứ không dao động. Khi điện áp đạt đến gần ngưỡng thì nó mới bắt đầu dao động.

        Mạch này chắc bác lắp từ thời còn dùng điện 110V??? Con tụ ngõ vào 100V mà chịu được 160V đúng là hàng xịn. Bây giờ lắp mạch này phải kiếm con tụ cao hơn nhiều.
        Mạch thiết kế nguyên gốc dùng cho vào 90V, ra 12V. Đúng là bqv sơ suất khi cho rằng nó chạy ngay được áp cao 160V. Và cũng đúng là bqv đã thử trên breadboard với điện 220VAC nắn nửa chu kỳ với tụ hóa đầu vào 200V ngay sau cái 1N4007 đó.

        Nói chung là nó chạy ổn, nhưng ai dùng thì nên tùy biến một chút. Ví dụ mấy cái điện trở 1/4W mắc nối tiếp là để tăng công suất. Nếu lắp bằng điện trở 1/2W thì không cần mắc nối tiếp rườm rà như vậy nữa. Tương tự đám tụ mắc nối tiếp cũng là để tăng điện áp, nếu đã có tụ điện áp cao hơn sẵn thì cũng không cần mắc nối tiếp nữa. Mạch tối thiểu cực kỳ đơn giản mà hiệu suất vẫn khá cao.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
          Mạch thiết kế nguyên gốc dùng cho vào 90V, ra 12V. Đúng là bqv sơ suất khi cho rằng nó chạy ngay được áp cao 160V. Và cũng đúng là bqv đã thử trên breadboard với điện 220VAC nắn nửa chu kỳ với tụ hóa đầu vào 200V ngay sau cái 1N4007 đó.

          Nói chung là nó chạy ổn, nhưng ai dùng thì nên tùy biến một chút. Ví dụ mấy cái điện trở 1/4W mắc nối tiếp là để tăng công suất. Nếu lắp bằng điện trở 1/2W thì không cần mắc nối tiếp rườm rà như vậy nữa. Tương tự đám tụ mắc nối tiếp cũng là để tăng điện áp, nếu đã có tụ điện áp cao hơn sẵn thì cũng không cần mắc nối tiếp nữa. Mạch tối thiểu cực kỳ đơn giản mà hiệu suất vẫn khá cao.
          Việt toàn dùng hàng xịn thì mới chịu được điện lưới 220V~ rồi. Cho dù đấu với lưới nửa kỳ hay toàn kỳ thì tụ đầu vào vẫn phải chọn loại 300V. Chỉ có điều, với yêu cầu của chủ topic thì không cần tới 200uF cho tụ đầu nguồn

          PT.
          Núi cao bởi có đất bồi
          Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
          Muôn dòng sông đổ biển sâu
          Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          taduc Tìm hiểu thêm về taduc

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X