Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế hoàn chỉnh mạch nguồn xung flyback đơn giản nhất

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • trinhdieu
    replied
    anh BQViet có thể nói cho em biết về công thức tính biến áp xung trong mạch của anh được không ? tại sao anh lại chọn biến áp xung có thông số như vậy ? Pri: 120vg@0.2/ Sec: 13vg@0.45x2/ Aux: 12vg@0.25 em cũng mới tìm hiểu về nguồn flyback và thấy nó rắc rối nhất là tính toán và lựa chọ BAX . Mỗi một tài liệu nó hướng dẫn tính BAX theo một kiểu . mong anh giải thích giúp phần lựa chọn biến áp xung của anh . Cảm ơn anh nhiều

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Samsung, LG, Nokia đã có nhà thầu phụ sản xuất xạc từ lâu rồi (bqv thiết kế cho một trong số họ). Giai đoạn này thông tin ra ngoài chẳng qua là trò làm truyền thông & PR thôi. Bây giờ mới đăng ký làm xạc cho họ thì không khác nào "trâu chậm, uống nước ..."

    Leave a comment:


  • minhson1978
    replied
    nguồn led ốp trần trang trí hỏng rất nhiều lên có thể vẫn đề này thành công tốt sẽ tiêu thụ được rất nhiều.

    Leave a comment:


  • Cocacola&7UP
    replied
    Báo cáo Nokia AC-1E do Astec gia công cũng xài RCC nhưng thêm feedback.

    Leave a comment:


  • Cocacola&7UP
    replied
    Samsung đang tìm nhà cung ứng sạc kià

    Leave a comment:


  • taduc
    replied
    [MENTION=12232]bqviet[/MENTION]
    em cũng đang tính làm mấy mạch nguồn cho led bằng cái mạch của bác nhưng lại dùng thêm 1 con ổn áp,ổn dòng bên thứ cấp.Nghe bác nói có thể cải tiến hoặc thay thế bằng 1 mạch khác đơn giản hơn thì tốt quá.Bác có thể chia sẻ ko ạ
    Last edited by taduc; 10-09-2014, 19:35.

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    [QUOTE=minhson1978;891442]
    Nguyên văn bởi dangkiet000 Xem bài viết
    Cảm ơn a bqviet 12h vẫn còn trả lời. [/
    mình thấy đèn led ốp trần loại 3w chạy 12v và 7w chạy 36v nguồn hay chết mà nó độ keo lên không sửa được ma mua về được vài bữa lại chết vẫn đề nguồn như này rất bổ ích.
    Đa số mạch LED driver 3W chạy điện 220 VAC của tàu dùng phản hồi sơ cấp nên độ ổn định đầu ra kém => tuổi thọ LED thấp. Tuổi thọ bản thân cái mạch cũng thấp vì họ cắt bớt rất nhiều thứ râu ria (nhưng có ảnh hưởng tới tuổi thọ) để giảm giá thành, đồng thời chất lượng linh kiện cũng là một chuyện.

    Mạch flyback ban đầu có thể chỉnh thành LED driver 3W chạy điện 220 VAC. Phản hồi dòng từ thứ cấp cho phép điều chỉnh dòng chính xác => tăng tuổi thọ LED. Để chạy điện 36 VDC thì không cần đến cái đó, có mạch khác đơn giản hơn nhiều.

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Nguyên văn bởi thanhfdc
    Định kiếm mấy con loại này lắp mạch dạng ổn dòng, hạn áp, driver led chiếu sáng ngoài sân. Trong datasheet của nó cũng có mạch mẫu như thế, nhưng cái BAX ngại quấn quá. Ko biết dùng BAX sạc điện thoại cho chạy ra 12V/3W có ổn ko? Anh đã lắp thử mạch nào như thế chưa?
    Bax sạc điện thoại chạy LED chiếu sáng 12V/3W tốt. Bqv cũng đã chế một số cái để dùng ở nhà được hơn 2 năm rồi. Làm xạc ắc quy, làm DC UPS cỡ nhỏ xíu.

    Chính cái mạch flyback đã đề cập, chỉnh sửa một chút là trở thành mạch CC-CV (hạn dòng, ổn áp) để lái LED, xạc ắc-quy nhỏ ... rất tốt. Đó cũng là lý do bqv cho rằng việc nắm thiết kế là quan trọng, giống như nắm mã nguồn phần mềm vậy. Chỉnh sửa, cải tiến thoải mái.

    Leave a comment:


  • minhson1978
    replied
    [QUOTE=dangkiet000;891183]Cảm ơn a bqviet 12h vẫn còn trả lời. [/
    mình thấy đèn led ốp trần loại 3w chạy 12v và 7w chạy 36v nguồn hay chết mà nó độ keo lên không sửa được ma mua về được vài bữa lại chết vẫn đề nguồn như này rất bổ ích.

    Leave a comment:


  • dangkiet000
    replied
    Cảm ơn a bqviet 12h vẫn còn trả lời.

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Nguyên văn bởi khuyenbk Xem bài viết
    Em cũng đang có 1 bài toán và cũng đang phân vân về phần nguồn nên lựa chọn phương án nào, tiện thể đây nhờ các bác bqviet và các bác tư vấn giúp.

    Nguồn từ 220 AC sang ra 5V DC yêu cầu công suất 1w, có cách ly Lâu nay e vẫn dùng biến áp 50Hz với cầu diode chỉnh lưu nhưng giá thành hơi cao và quấn biến áp cũng khó vì nhiều vòng quá và dây nhỏ.
    Mỗi đơn hàng thường là 1k 1 lần, một năm cũng vài lần.
    Vậy với sản lượng và công suất như vậy nếu làm nguồn flyback giá có được < 20k/bộ và độ tin cậy được như biến áp 50Hz ko ạ ?
    Ở công suất 1-2W, thường dân sản xuất hàng loạt không dùng IC flyback mà dùng mạch nguồn xung kiểu ringing choke (RCC). RCC thực ra cũng là flyback, nhưng tự dao động bằng chính transistor công suất kết hợp với cuộn dây sơ cấp. Tất cả xạc điện thoại hàng chợ dùng kiểu nguồn này với biến áp xung lõi EE13 hoặc EE12.6; xạc chính hãng cũng dùng RCC cho điện thoại thường (dumb phone). Mạch RCC có ưu điểm là cực rẻ nhưng độ ổn định phụ thuộc rất nhiều và biến áp xung, tức là phải dùng biến áp tốt một chút. Nếu chỉnh thông số tốt, mạch RCC có thể chạy ổn định 3W với lõi EE13. Bqv đã từng độ mạch nguồn RCC chạy ở 4.2W nhưng đó là để chơi chứ sản xuất hàng loạt thì không nên.

    Đơn hàng 1K lớn đối với người sản xuất hoặc nhà buôn nhỏ nhưng ít ý nghĩa đối với mấy đơn vị gia công ở VN. Với nhà máy bên tàu thì tuyệt đối chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu tăng đơn hàng thành cỡ 5K (nửa vạn) thì các đơn vị gia công trong nước có thể để mắt tới. Giá thành bộ nguồn RCC 2W khoảng 10-11 ngàn. Con số chính xác còn phụ thuộc vào ai là người thương thảo, nhưng khả năng chắc chắn 99% sẽ dưới $0.5

    Nguồn là như vậy : khi làm đủ nhiều thì nó rẻ, nhưng ít thì không mấy ai thèm quan tâm.

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Nguyên văn bởi dangkiet000 Xem bài viết
    A cho em hỏi
    1. Giá trị cuộn cảm khoảng nhiu để lọc nhiễu tốt? (vì trong mạch vẽ e thấy có dùng nhưng hình chụp em thấy a ko dùng)
    2. Cái biến áp xung sao mình có thể lấy trong mấy cục sạc điện thoại cũ sài lại dc ? không lẽ tụi nó đều cùng tỷ cắm)lệ số vòng hay ý a lấy lõi rồi quấn lại?
    3. Trong hình chụp, em thấy có 1 con diode chân cắm ở ngõ ra là con gì sao em nhìn trong schematic thì ko thấy. Rõ ràng hình chụp a đã dùng con SF18 (chân cắm), con SS16 chottky (dán) rồi mà.
    Góp ý: diode SF18 em nghĩ nên thay con FR107 cho dễ kiếm vì ở HCM em thấy khó tìm lắm.

    Cuộn cảm đầu ra thực tế là ferrite bead. Trong ảnh chụp hình nó giống như cái đi-ốt. Bạn cũng nhầm cái ferrite bead thành output diode.

    Đi-ốt đầu ra thực tế dùng là SS16 chứ không phải SF18. Dùng SS14 cũng được, nhưng để điện áp ra thay đổi thoải mái tới 12 VDC thì dùng SS16 cho an toàn.

    SF18 là dùng cho phần snubber. Thay nó bằng FR107 hoặc UF4007 hoặc HER107 đều được. Nếu công suất đảm bảo chỉ tiêu thụ dưới 2W, dùng 1N4007 mắc nối tiếp với điện trở 22R hoặc 33R cũng ... được, rẻ mà lại tăng hiệu suất do 1N4007 đóng cắt chậm nên tận dụng được một ít năng lượng lấy lại từ điện cảm dò (leakage inductance).

    Leave a comment:


  • khuyenbk
    replied
    Em cũng đang có 1 bài toán và cũng đang phân vân về phần nguồn nên lựa chọn phương án nào, tiện thể đây nhờ các bác bqviet và các bác tư vấn giúp.

    Nguồn từ 220 AC sang ra 5V DC yêu cầu công suất 1w, có cách ly Lâu nay e vẫn dùng biến áp 50Hz với cầu diode chỉnh lưu nhưng giá thành hơi cao và quấn biến áp cũng khó vì nhiều vòng quá và dây nhỏ.
    Mỗi đơn hàng thường là 1k 1 lần, một năm cũng vài lần.
    Vậy với sản lượng và công suất như vậy nếu làm nguồn flyback giá có được < 20k/bộ và độ tin cậy được như biến áp 50Hz ko ạ ?

    Leave a comment:


  • dangkiet000
    replied
    A cho em hỏi
    1. Giá trị cuộn cảm khoảng nhiu để lọc nhiễu tốt? (vì trong mạch vẽ e thấy có dùng nhưng hình chụp em thấy a ko dùng)
    2. Cái biến áp xung sao mình có thể lấy trong mấy cục sạc điện thoại cũ sài lại dc ? không lẽ tụi nó đều cùng tỷ cắm)lệ số vòng hay ý a lấy lõi rồi quấn lại?
    3. Trong hình chụp, em thấy có 1 con diode chân cắm ở ngõ ra là con gì sao em nhìn trong schematic thì ko thấy. Rõ ràng hình chụp a đã dùng con SF18 (chân cắm), con SS16 chottky (dán) rồi mà.
    Góp ý: diode SF18 em nghĩ nên thay con FR107 cho dễ kiếm vì ở HCM em thấy khó tìm lắm.

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Mạch mẫu đã thử nghiệm với dải điện áp 90-245 VAC. Nó có thể chạy với dải rộng hơn, nhưng cái máy của bqv chỉ cho ra dải điện áp đến như vậy.

    Biến áp tính toán cho UC3844/UC3845 chắc chắn chạy được với dòng TNY bởi vì chúng giới hạn độ rộng xung ở 48% trong khi TNY giới hạn ở đâu đó 70% (hay 78% tùy dòng Tinyswitch I hay Tinyswitch II). Biến áp tính toán cho UC3843 và UC3842 thì chưa chắc vì nó cho phép độ rộng xung gần 100%. Thông thường khi tính toán biến áp xung cho dòng UC384x người ta giới hạn độ rộng xung dưới 50% => chạy được với TNY.

    Ngược lại, biến áp tính cho TNY chưa chắc đã chạy được với UC384x, kể cả khi nó có đủ 3 cuộn dây. Nói chung dòng TNY ít kén biến áp, nếu mạch thiết kế cẩn thận (phần snubber và điện áp ngược chịu đựng của diode đầu ra chọn thừa) thì quấn tỷ lệ vòng dây thay đổi từ 3:1 tới 12:1 vẫn chạy tốt.

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

bqviet Tìm hiểu thêm về bqviet

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X