Thông báo

Collapse
No announcement yet.

bóng đèn sợi đốt 220VAC có hoạt động được với 311VDC ko ?

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • thetung
    replied
    .......hay nhỉ....nhìn trong giọt nước có cả dòng sông.....

    Leave a comment:


  • hoangtam741
    replied
    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    Qua com của cậu, chứng tỏ cậu chẳng biết nguyên tắc hoạt động của đèn đốt tim, nói vấn đề mà cậu không biết thì tranh luận đến tết, khi nào cậu biết:
    1- Tại sao 220vDC cấp cho bóng đèn 220vAC, tuổi thọ bóng giảm rất nhanh.
    2- Tại sao 220vAC nắn thành DC dùng pwm điều chỉnh có điện thế bình quân 220 VDC, tuổi thọ bóng cũng giảm rất nhanh.
    2- Tại sao bóng đèn 220vAc 75w, có r đo thực tế 1-2 ohm lại có dòng 0,3A mà không là 220v/1ohm= 220 A?

    Sau khi biết vấn đề trên, cậu sẽ không dám nói: "Với bóng 220V-75W sẽ không cháy được khi mà nó tiêu thụ công suất dưới 75W, cho dù dòng nung tim là phi tuyến hay tuyến tính cũng vậy".
    Tất nhiên là điện trở dây tóc (hay hầu hết các kim loại) đều tăng tỉ lệ thuận theo nhiệt độ, các phi kim loại thì có xu hướng ngược lại. Nhiệt độ dây tóc khi đèn đang sáng lên tới trên 2000 độ nên điện trở của nó tăng gấp nhiều lần là điều dễ hiểu.
    Còn cái bóng đèn sợi đốt mà mua có vài K nếu dùng được cả đời người không cháy thì bên Rạng Đông nó phải đóng cửa nhà máy từ lâu rồi.
    Cháy ở đây là không dùng được lâu dài, có thể chỉ vài giây, vài phút hoặc vài giờ là bỏ đi. Còn đã dùng được đến vài trăm giờ nó mới hỏng thì OK rồi. Đến con người còn phải chết, trái đất còn có ngày diệt vong cơ mà !

    Leave a comment:


  • minhtri0405
    replied
    Nguyên văn bởi minhtri0405 Xem bài viết
    sau khi đọc cmt 2 bác e nhận thấy thế này.

    Bản thân cái bóng 220v khi hoạt động trong 1 chu kì sẽ có lúc điện áp đặt lên bóng là 310v, tất nhiên là ko liên tục, chắc chỉ trong 1 khoảng thời gian chừng 2ms/1 nửa bán kì là 10ms là đạt áp max, vậy trong 1 chu kì bóng đèn đạt áp max tại 2 điểm tương đương là 2ms mỗi lần và cách nhau 10ms, thời gian max nhỏ, thời gian nghỉ dài nên bóng ko tới mức die.
    Thí nghiệm của bác chưa ổn lắm. Theo như của bạn hoangtam741 e thấy đúng như vậy, bóng 110vac áp max chỉ 150, mà 220vac nắn cỡ nào cũng ap max là 310 gấp đôi nên cháy cũng đúng.

    Còn nếu theo e định dùng pwm từ 310vdc (có tụ lọc phẳng) thì 50% cho đại tần số pwm cũng 50hz đi thì bóng phải chịu đựng điện áp 310v tới 10ms, mà nghỉ chỉ 10ms - >sáng lâu chịu ko nỗi cháy. Nếu pwm ở tần số cao hơn như 500hz 50% thì bóng chỉ chịu áp max trong 1ms và nghỉ trong 1ms -> thời gian sáng ít nhưng nghỉ cũng ít ?- > chắc cũng cháy . không bít có phải như vậy ko
    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    Cái vụ này thoạt trông đơn giản như đang giỡn, nhưng nhiều ý kiến hay ho ghê ta !
    - Thực tế sử dụng của tôi, đèn 220V/60W nối tiếp với diode để thắp ở chuồng heo , không mưa, không gió; mỗi ngày dùng khoảng 4 tiếng. Về nguyên tắc, công suất còn 1/2 thì phải "coi như không thể đứt tim", bất luận điện cao về đêm. Thực tế, sau khoảng 5-6 tháng thì đứt. Giải thích thế nào?
    Theo tôi, đỉnh xung nửa sin (nắn bán kỳ) vẫn là 310V (và lớn hơn khi điện cao về đêm) --> Tim đèn vẫn bị quá áp tức thời. Do đó đèn chỉ có thể lâu đứt tim hơn so với dùng cả chu kỳ.
    - Cũng theo tôi, điện áp 220VAC được nắn, lọc, băm xung hoặc PWM với duty cycle = 50% sẽ cung cấp công suất = 50% công suất cấp bới 310VDC (100%). Công suất này gồm có: 100% công suất + 0% công suất + 100% công suất + 0% công suất + ... --> Do đó tải (bóng đèn 220V) vẫn bị quá công suất trong 50% thời gian.
    - Bóng đèn 220V sử dụng với điện 220VDC sẽ mau cháy hơn so với dùng với 220VAC vì tim đèn không được nghỉ ngơi, nó bị đốt nóng liên tục và bay hơi nên nhanh bị mòn và đứt.
    - Bác pham xem lại trị số điện trở nguội của đèn 220V/75W: không thể thấp đến 1-2 Ôm đâu bác ạ.
    - Em đồng tình với bác HTTTTH vụ này, nếu pwm với điện áp 310VDC thì đèn chịu điện áp cao trong 1 khoảng thời gian dài hơn so với khi dùng 220VAC nên chắc sẽ đứt bóng, trừ khi pwm ở mức rất thấp như 100Hz , 10%-20%, áp max đặt trên bóng chỉ khoảng 1-2ms thì có thể sáng đc. Nhưng nếu sau PWM mà còn lọc tụ phẳng thì lại thêm nhiều vấn đề khác nữa.

    máy bác coi cái sơ đồ này dùng đc ko ? , kiếm con opto 1 bên là quang trở có ko nhỉ hay tự chế, cái mạch này nó ko cần đồng bộ điểm 0 cho tín hiệu kích nè .
    Attached Files

    Leave a comment:


  • tuyennhan
    replied
    Khi xưa cái máy phóng hình của cơ quan hay bị đứt bóng mà hồi đó bóng rất khó mua và nó cũng sáng quá nên tôi nghĩ mắc nối tiếp 1 diod thì sẽ bền hơn ai ngờ nó còn chóng hư hơn khi chạy AC nay được bác Vị giải thích mới sáng cái đầu , hồi đó tôi phải lắp thêm 1 mạch dimmer tự động tăng áp chậm từ 0 lên 220 trong 1 phút bóng mới dùng bền hơn .

    Leave a comment:


  • Quocthaibmt
    replied
    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    Cái vụ này thoạt trông đơn giản như đang giỡn, nhưng nhiều ý kiến hay ho ghê ta !
    - Thực tế sử dụng của tôi, đèn 220V/60W nối tiếp với diode để thắp ở chuồng heo , không mưa, không gió; mỗi ngày dùng khoảng 4 tiếng. Về nguyên tắc, công suất còn 1/2 thì phải "coi như không thể đứt tim", bất luận điện cao về đêm. Thực tế, sau khoảng 5-6 tháng thì đứt. Giải thích thế nào?
    Theo tôi, đỉnh xung nửa sin (nắn bán kỳ) vẫn là 310V (và lớn hơn khi điện cao về đêm) --> Tim đèn vẫn bị quá áp tức thời. Do đó đèn chỉ có thể lâu đứt tim hơn so với dùng cả chu kỳ.
    - Cũng theo tôi, điện áp 220VAC được nắn, lọc, băm xung hoặc PWM với duty cycle = 50% sẽ cung cấp công suất = 50% công suất cấp bới 310VDC (100%). Công suất này gồm có: 100% công suất + 0% công suất + 100% công suất + 0% công suất + ... --> Do đó tải (bóng đèn 220V) vẫn bị quá công suất trong 50% thời gian.
    - Bóng đèn 220V sử dụng với điện 220VDC sẽ mau cháy hơn so với dùng với 220VAC vì tim đèn không được nghỉ ngơi, nó bị đốt nóng liên tục và bay hơi nên nhanh bị mòn và đứt.
    - Bác pham xem lại trị số điện trở nguội của đèn 220V/75W: không thể thấp đến 1-2 Ôm đâu bác ạ.
    Luận điểm và thực tế Bác nói rất đúng , đèn sợi đốt dùng diode để giảm vẫn bị đứt tim sau một thời gian sử dụng , mặc dù nó sáng không mạnh như dùng thẳng 220vac .

    Leave a comment:


  • vi van pham
    replied
    Nguyên văn bởi minhtri0405 Xem bài viết
    thấy dòng này Tại sao bóng đèn 220vAc 75w, có r đo thực tế 1-2 ohm lại có dòng 0,3A mà không là 220v/1ohm= 220 A? của bác vvp e lại nhớ thời học cấp 3 có học môn Công nghệ, ông thầy cứ kêu bóng đèn thuần trở, đo trở tính I, em kiểm chứng thực tế ko phải gị mà e nghĩ phụ thuộc vào nhiệt độ của dây tóc nên cãi thầy , thế là bị la 1 trận, ổng còn kêu đồng hồ bị hư haha, bó tay ,mà e thấy máy thầy cô hay cho bóng đèn là điện trở rồi cứ đo nguội áp công thức vào mà tính nhỉ ?, ko bít là họ ko bít thiệt hay bít mà ko giải thích được, nên cứ cho như vậy ?
    Bác vvp giải thích dùm e vụ trở của bóng đèn đc ko ( hơi lạc đề topic rồi mà tiện hỏi luôn )
    Xét 1 chu kỳ (20ms) lưới điện 220 volt AC 50 hezt, ta thấy điện thế đốt tim từ 0volt Ac tăng dần lên 220 vAc, sau đó điện thế hạ dần rồi về 0 volt. Điện áp tăng dần sẽ đun nóng dây tóc và điện trở đèn cũng tăng dần, lặp lại chu kỳ đầu tiên cho đến khi điện trở tim đèn là 647 ohm để có công suất là 75 watt. Các thông số này lệ thuộc vào đường đặc tính gia nhiệt kim loại do nhà sản xuất quyết định.

    Bây giờ không dùng điện thế AC mà dùng điện thế DC, sẽ không có hiện tượng điện áp tăng dần, dòng sẽ tăng đột ngột và nhiều vấn đề khác nữa.

    Leave a comment:


  • HTTTTH
    replied
    Cái vụ này thoạt trông đơn giản như đang giỡn, nhưng nhiều ý kiến hay ho ghê ta !
    - Thực tế sử dụng của tôi, đèn 220V/60W nối tiếp với diode để thắp ở chuồng heo , không mưa, không gió; mỗi ngày dùng khoảng 4 tiếng. Về nguyên tắc, công suất còn 1/2 thì phải "coi như không thể đứt tim", bất luận điện cao về đêm. Thực tế, sau khoảng 5-6 tháng thì đứt. Giải thích thế nào?
    Theo tôi, đỉnh xung nửa sin (nắn bán kỳ) vẫn là 310V (và lớn hơn khi điện cao về đêm) --> Tim đèn vẫn bị quá áp tức thời. Do đó đèn chỉ có thể lâu đứt tim hơn so với dùng cả chu kỳ.
    - Cũng theo tôi, điện áp 220VAC được nắn, lọc, băm xung hoặc PWM với duty cycle = 50% sẽ cung cấp công suất = 50% công suất cấp bới 310VDC (100%). Công suất này gồm có: 100% công suất + 0% công suất + 100% công suất + 0% công suất + ... --> Do đó tải (bóng đèn 220V) vẫn bị quá công suất trong 50% thời gian.
    - Bóng đèn 220V sử dụng với điện 220VDC sẽ mau cháy hơn so với dùng với 220VAC vì tim đèn không được nghỉ ngơi, nó bị đốt nóng liên tục và bay hơi nên nhanh bị mòn và đứt.
    - Bác pham xem lại trị số điện trở nguội của đèn 220V/75W: không thể thấp đến 1-2 Ôm đâu bác ạ.

    Leave a comment:


  • thuaimi
    replied
    Nguyên văn bởi minhtri0405 Xem bài viết
    thấy dòng này Tại sao bóng đèn 220vAc 75w, có r đo thực tế 1-2 ohm lại có dòng 0,3A mà không là 220v/1ohm= 220 A? của bác vvp e lại nhớ thời học cấp 3 có học môn Công nghệ, ông thầy cứ kêu bóng đèn thuần trở, đo trở tính I, em kiểm chứng thực tế ko phải gị mà e nghĩ phụ thuộc vào nhiệt độ của dây tóc nên cãi thầy , thế là bị la 1 trận, ổng còn kêu đồng hồ bị hư haha, bó tay ,mà e thấy máy thầy cô hay cho bóng đèn là điện trở rồi cứ đo nguội áp công thức vào mà tính nhỉ ?, ko bít là họ ko bít thiệt hay bít mà ko giải thích được, nên cứ cho như vậy ?
    Bác vvp giải thích dùm e vụ trở của bóng đèn đc ko ( hơi lạc đề topic rồi mà tiện hỏi luôn )
    Cái đáng trách ở đây là cách giải thích "ẩu tả" của vị teacher kia. Thay vì phán (để cho qua chuyện) như vậy, thì nên trả lời rằng: "Đồng hồ đo của nhà trường là do các DỰ ÁN của Nhà nước trang bị vào để cho thày trò chúng ta sử dụng, có chất lượng RẤT TỐT. Vì kiến thức trong nội dung chương trình chỉ giới hạn trong phạm vi ớ đây nên ko thể giải thích chi tiết hơn. Sau này khi các em làm thày rồi sẽ hiểu hơn....

    Leave a comment:


  • thuaimi
    replied
    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    Trong thí nghiệm minh họa 220 vac nắn 1 bán kỳ sẽ đo được 110vDC (không phải là AC nhé bác) để minh họa 220vAC nắn thành DC dùng pWm điều chỉnh ra 110 Vdc xử dụng đèn 110 v sẽ bị đứt bóng.
    Đang mải "chém gió" không để ý cái chỗ màu đỏ = 110V DC của bác, lại vẫn mải nghĩ về cái sự khác biệt giữa số đo AC của 2 cái đồng hồ kia . Cảm ơn Bác...

    Leave a comment:


  • vi van pham
    replied
    Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
    Cái sự đo băng đồng hồ này lắm khi cũng rắc rối, khù khoằm lắm bác ah. Cụ thể tình hình thực tế của em thế này:
    - Có một cái (tạm gọi là thiết bị ) dùng để gia nhiệt (điện trở thuần vỏ sứ 5W/1,2KOhm) dùng cho thị trường JAPAN (110VAC).Nay đưa về VN xài nhiều, nên em đã phải dùng 01 diode 1N4007 để nối tiếp với nó (cho rẻ tiền/dễ làm). Mặc dù điện trở sứ đó đấu vào 220V chạy lâu dài vẫn không thấy chết, chỉ bị xỉn màu (do quá nhiệt), nhưng nó hao "hóa chất-hương liệu" nhiều hơn bình thường nên vẫn cần phải xử lý!
    Sau khi mắc diode, dùng 2 kiểu đồng hồ đo trên con điện trở sứ (tải) thì thế này:
    - Cái đồng hồ chỉ thị KIM (analog VOM nhãn hiệu SANWA - YX360 - Japan0 cho kết quả lên cỡ 150V-160V AC/ thang đo 250V)?
    - Cái đồng hồ số (ampe kìm) HIOKI 3280-20 (đo True RMS) thì nó cho kết quả số đúng = 115V. (nếu được vậy thì yên tâm, chuẩn rồi )

    Vậy không biết giải thích sao? chẳng lẽ lại đi kiện bọn Nhật Bủn? Mấy lần định đi tìm hàng FLUKE để kiểm chứng xem sao, nhưng việc nhỏ-mà nó vẫn chạy tốt nên thôi kệ. Nhân dịp có chủ đề này post thêm lên đây cho vui.

    Chúc các bác tiền bối mạnh khỏe,



    Với kiến thức cấp 3 thì thầy giải thích vậy là gọn rồi còn gì nữa bác. Cái tim đèn tưởng như đơn giản, nhưng vấn đề liên quan đến nó thì không hề đơn giản. Thử tưởng tượng xem khi nó được nung nóng lên đến hàng trăm, thậm chí nghìn độ C-như với bóng đèn Halogen thì hệ số nhiệt của vật liệu nó sẽ tham gia vào điện trở của tim đèn như thế nào. Kiến thức đó khó có thể giải thích ngắn gọn ở cấp 3. Hay tiến tới cải cách giáo dục tới đây (như đang được hô hào rầm rĩ) thì ta chơi món này vào cho xôm?
    Trong thí nghiệm minh họa 220 vac nắn 1 bán kỳ sẽ đo được 110vDC (không phải là AC nhé bác) để minh họa 220vAC nắn thành DC dùng pWm điều chỉnh ra 110 Vdc xử dụng đèn 110 v sẽ bị đứt bóng.

    Leave a comment:


  • thuaimi
    replied
    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    Đồng hồ không sai. em cứ lấy đồng hồ đo nối tiếp với diode sẽ biết ngay mà.
    Cái sự đo băng đồng hồ này lắm khi cũng rắc rối, khù khoằm lắm bác ah. Cụ thể tình hình thực tế của em thế này:
    - Có một cái (tạm gọi là thiết bị ) dùng để gia nhiệt (điện trở thuần vỏ sứ 5W/1,2KOhm) dùng cho thị trường JAPAN (110VAC).Nay đưa về VN xài nhiều, nên em đã phải dùng 01 diode 1N4007 để nối tiếp với nó (cho rẻ tiền/dễ làm). Mặc dù điện trở sứ đó đấu vào 220V chạy lâu dài vẫn không thấy chết, chỉ bị xỉn màu (do quá nhiệt), nhưng nó hao "hóa chất-hương liệu" nhiều hơn bình thường nên vẫn cần phải xử lý!
    Sau khi mắc diode, dùng 2 kiểu đồng hồ đo trên con điện trở sứ (tải) thì thế này:
    - Cái đồng hồ chỉ thị KIM (analog VOM nhãn hiệu SANWA - YX360 - Made in Japan) cho kết quả lên cỡ 150V-160V AC/ thang đo 250V-AC)?
    - Cái đồng hồ số (ampe kìm) HIOKI 3280-20 (đo True RMS) thì nó cho kết quả số đúng = 115V (AC). (nếu được vậy thì yên tâm, chuẩn rồi )

    Vậy không biết giải thích sao? chẳng lẽ lại đi kiện bọn Nhật Bủn? Mấy lần định đi tìm hàng FLUKE để kiểm chứng xem sao, nhưng việc nhỏ-mà nó vẫn chạy tốt nên thôi kệ. Nhân dịp có chủ đề này post thêm lên đây cho vui.

    Chúc các bác tiền bối mạnh khỏe,

    Nguyên văn bởi minhtri0405 Xem bài viết
    Tại sao bóng đèn 220vAc 75w, có r đo thực tế 1-2 ohm lại có dòng 0,3A mà không là 220v/1ohm= 220 A? của bác vvp e lại nhớ thời học cấp 3 có học môn Công nghệ, ông thầy cứ kêu bóng đèn thuần trở, đo trở tính I, em kiểm chứng thực tế ko phải gị mà e nghĩ phụ thuộc vào nhiệt độ của dây tóc nên cãi thầy , thế là bị la 1 trận, ổng còn kêu đồng hồ bị hư haha, bó tay ,mà e thấy máy thầy cô hay cho bóng đèn là điện trở rồi cứ đo nguội áp công thức vào mà tính nhỉ ?, ko bít là họ ko bít thiệt hay bít mà ko giải thích được, nên cứ cho như vậy ?
    Bác vvp giải thích dùm e vụ trở của bóng đèn đc ko ( hơi lạc đề topic rồi mà tiện hỏi luôn )


    Với kiến thức cấp 3 thì thầy giải thích vậy là gọn rồi còn gì nữa bác. Cái tim đèn tưởng như đơn giản, nhưng vấn đề liên quan đến nó thì không hề đơn giản. Thử tưởng tượng xem khi nó được nung nóng lên đến hàng trăm, thậm chí nghìn độ C-như với bóng đèn Halogen thì hệ số nhiệt của vật liệu nó sẽ tham gia vào điện trở của tim đèn như thế nào. Kiến thức đó khó có thể giải thích ngắn gọn ở cấp 3. Hay tiến tới cải cách giáo dục tới đây (như đang được hô hào rầm rĩ) thì ta chơi món này vào cho xôm?
    Last edited by thuaimi; 28-10-2014, 10:33.

    Leave a comment:


  • minhtri0405
    replied
    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    Qua com của cậu, chứng tỏ cậu chẳng biết nguyên tắc hoạt động của đèn đốt tim, nói vấn đề mà cậu không biết thì tranh luận đến tết, khi nào cậu biết:
    1- Tại sao 220vDC cấp cho bóng đèn 220vAC, tuổi thọ bóng giảm rất nhanh.
    2- Tại sao 220vAC nắn thành DC dùng pwm điều chỉnh có điện thế bình quân 220 VDC, tuổi thọ bóng cũng giảm rất nhanh.
    2- Tại sao bóng đèn 220vAc 75w, có r đo thực tế 1-2 ohm lại có dòng 0,3A mà không là 220v/1ohm= 220 A?

    Sau khi biết vấn đề trên, cậu sẽ không dám nói: "Với bóng 220V-75W sẽ không cháy được khi mà nó tiêu thụ công suất dưới 75W, cho dù dòng nung tim là phi tuyến hay tuyến tính cũng vậy".
    thấy dòng này Tại sao bóng đèn 220vAc 75w, có r đo thực tế 1-2 ohm lại có dòng 0,3A mà không là 220v/1ohm= 220 A? của bác vvp e lại nhớ thời học cấp 3 có học môn Công nghệ, ông thầy cứ kêu bóng đèn thuần trở, đo trở tính I, em kiểm chứng thực tế ko phải gị mà e nghĩ phụ thuộc vào nhiệt độ của dây tóc nên cãi thầy , thế là bị la 1 trận, ổng còn kêu đồng hồ bị hư haha, bó tay ,mà e thấy máy thầy cô hay cho bóng đèn là điện trở rồi cứ đo nguội áp công thức vào mà tính nhỉ ?, ko bít là họ ko bít thiệt hay bít mà ko giải thích được, nên cứ cho như vậy ?
    Bác vvp giải thích dùm e vụ trở của bóng đèn đc ko ( hơi lạc đề topic rồi mà tiện hỏi luôn )

    Leave a comment:


  • vi van pham
    replied
    Nguyên văn bởi ga.kt Xem bài viết
    em nghĩ là đồng hồ của bác đo sai
    em đã dùng oscilloscope băm xunng 220 và cho bóng 110 vào vẫn thích sáng kiểu gì cũng được
    vẫn đúng theo lý thuyết, băm xung mảnh thì bác dùng bóng sợi đốt 65v có khi vẫn được =))
    Đồng hồ không sai. em cứ lấy đồng hồ đo nối tiếp với diode sẽ biết ngay mà.
    Em nói đúng nhưng chưa đủ,nếu bề rộng xung là 20ms tim đèn sẽ đứt ngay phát xung đầu tiên.Tại sao?

    Leave a comment:


  • vi van pham
    replied
    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    Điện áp hiệu dụng đo được sẽ giảm sqrt(2)/2 lần --> Đo AC được 150V bác ạ.
    Tôi nói đo được 110 VDC chứ không phải là AC.

    Leave a comment:


  • vi van pham
    replied
    Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
    Nếu bóng 220V sử dụng liên tục ở 300VDC thì cháy là đương nhiên (Vấn đề này bác Huy đã nói rồi). Còn tim đèn (dây tóc) đứt là do nhiệt độ của nó tăng cao đến điểm nóng chảy của vật liệu làm dây tóc (ngoại trừ trường hợp bóng bị lọt khí). Để tăng nhiệt độ thì cần một năng lượng điện cung cấp cho đèn (tỉ lệ thuận với công suất tiêu thụ của đèn). Với bóng 220V-75W sẽ không cháy được khi mà nó tiêu thụ công suất dưới 75W, cho dù dòng nung tim là phi tuyến hay tuyến tính cũng vậy.
    Qua com của cậu, chứng tỏ cậu chẳng biết nguyên tắc hoạt động của đèn đốt tim, nói vấn đề mà cậu không biết thì tranh luận đến tết, khi nào cậu biết:
    1- Tại sao 220vDC cấp cho bóng đèn 220vAC, tuổi thọ bóng giảm rất nhanh.
    2- Tại sao 220vAC nắn thành DC dùng pwm điều chỉnh có điện thế bình quân 220 VDC, tuổi thọ bóng cũng giảm rất nhanh.
    2- Tại sao bóng đèn 220vAc 75w, có r đo thực tế 1-2 ohm lại có dòng 0,3A mà không là 220v/1ohm= 220 A?

    Sau khi biết vấn đề trên, cậu sẽ không dám nói: "Với bóng 220V-75W sẽ không cháy được khi mà nó tiêu thụ công suất dưới 75W, cho dù dòng nung tim là phi tuyến hay tuyến tính cũng vậy".

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

minhtri0405 Tìm hiểu thêm về minhtri0405

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X