Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế hoàn chỉnh nguồn xung flyback CC-CV lái LED, nạp ắc-quy...

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiết kế hoàn chỉnh nguồn xung flyback CC-CV lái LED, nạp ắc-quy...

    Đầu tiên, bqv xin phép nói qua chút ít về lý thuyết

    Nguồn CC-CV là gì
    CC = constan current
    CV = constan voltage
    Nguồn CC-CV dịch nôm na là ổn dòng và ổn áp. Tất nhiên thực tế không có loại nguồn nào ổn được cả 2 thông số đó đồng thời, nguồn CC-CV thực tế chỉ ổn định một trong hai thông số và giữ thông số còn lại trong giá trị giới hạn cho phép.

    Nguồn CV
    Chính là nguồn ổn định điện áp bình thường.

    Nguồn CC
    Là nguồn ổn định cường độ dòng điện đầu ra, cần thiết cho các ứng dụng kiểu như lái LED công suất lớn, nạp ắc-quy, nạp pin ...

    Tại sao đã CC vẫn còn cần CV
    Bởi vì về mặt lý thuyết mạch, nguồn dòng CC không thể để hở mạch. Khi hở mạch nguồn dòng sẽ có điện áp vô cùng lớn. Thực tế thì khi không tải, điện áp đầu ra không thể lớn vô cùng nhưng sẽ vọt lên rất lớn gây hỏng tụ lọc đầu ra, đi-ốt đầu ra, và có thể gián tiếp gây hỏng IC nguồn.


    Lý thuyết tạm thời như thế. Mạch nguồn này bqv kế thừa từ bản thiết kế có sẵn đã đưa lên diễn đàn trước, bổ sung thêm phần ổn dòng
    http://www.dientuvietnam.net/forums/...n-nhat-207428/
    Bạn thành viên nào chưa lắp thử nguồn phía trên thì nên lắp nó trước khi dùng thiết kế này

    Tính năng chính
    • Đầu vào 90-245 VAC
    • Đầu ra : lái 1 tới 3 LED công suất loại 1W mắc nối tiếp, dòng ổn định trong dải 270-280 mA (bất kể 1,2 hay 3 LED). Hở mạch (không tải) cũng không sao.
    • Sử dụng biến áp EE13 thông dụng trong xạc điện thoại di động. Phần lớn xạc điện thoại trên thị trường, bất kể thương hiệu nào, đều dùng biến áp EE12.6 hoặc EE13 chân cẳng giống nhau.
    • Phản hồi dòng từ thứ cấp, có khâu lọc phụ nên rất bền LED; nó đáng để dùng với LED chính hãng Nichia, Rohm, Phillips, Cree ... đắt đỏ
    • Cũng vẫn mạch này chỉ cần thay D7 thành zener 12V sẽ được bộ nguồn nạp ắc-quy chì rất tin cậy : bền ắc-quy vì có hạn dòng ngay cả khi ắc-quy xả sâu, đồng thời có hạn áp ở 13,2V chống được quá xạc



    Sơ đồ nguyên lý


    Mạch thực tế, lần này bqv không phủ xanh để dễ nhìn đường mạch



    Chạy với 1 LED, điện áp rơi đâu đó 3V


    Chạy với bóng 3 LED, có thể thấy mặc dù điện áp rơi khác nhau nhưng dòng thay đổi không đáng kể


    Toàn bộ thiết kế, bao gồm sơ đồ nguyên lý và bản vẽ mạch in
    flyback_cc-cv_tinyswitch.zip

    Thiết kế này cũng đã sử dụng thực tế trên 2 năm, hoàn chỉnh tối đa trong khả năng của bqv. Thành viên diễn đàn có thể dùng được ngay mà không cần băn khoăn gì nữa. Coi như một chút đóng góp của bqv tới cộng đồng dientuvietnam.net nhân dịp khép lại năm 2014.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

  • #2
    Không biết bác có nhận đệ ko để em qua bái sư :'(

    Comment


    • #3
      Bác Bqviet nhiệt tình và chu đáo quá khi trao tặng kiến thức cho A/E. Chúc Bác Khỏe và vui.
      Tôi đã lắp mạch nguồn dùng TNY 255 do Bác hướng dẫn.Mạch dễ lắp và thành công ngay từ lần đầu. Nay thấy chủ đề này Bác vừa tóm tắt lý thuyết lại cho luôn thiết kế nên những người tự học như bọn tôi phấn khởi lắm nên quyết tâm làm theo . Nhưng có điều muốn hỏi Bác là để xạc Ác qui 12 V - 5 AH thì dòng xạc này nhỏ quá. Nếu dùng BAX tháo ra từ bộ nguồn DVD cũ để nâng dòng xạc lên khoảng 1,5 A thì có ánh hưởng gì đến TNY 25xx.không ? Mong Bác giải thích giúp.

      Comment


      • #4
        Nên dùng TNY268, sơ đồ vẫn giống hệt như trên. Họ TinySwitch (TNY25x) và TinySwitch-II (TNY26x) chân cẳng có khác nhau nhưng tương thích với nhau nên dùng chung mạch in được. TNY268 chạy được gần 15W, xạc ắc-quy 12V 5Ah vừa đẹp.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #5
          Lần trước tôi không làm được mạch in mà phải lắp trên mạch lỗ (vì máy tôi cài Proteus 7.10 và lại mới học sử dụng nên rất lúng túng..).Nếu có điều kiện Bác chuyển giúp phần mạch in sang File .PDF thì tôi mang ra tiệm in và về là làm được ngay.Trước mắt tôi cứ làm để chạy con LED siêu sáng 10W của cái đèn bàn vừa hỏng nguồn.Sau đó mới tính đến cái xạc Bác ah !
          Học trò này hơi kém Bác thông cảm nhé.

          Comment


          • #6
            Bác có thể hướng dẫn hay cho thông số của con biến áp e19 bác quấn lại được không ạ.em thấy con e19 ở nguồn atx phần nguồn cấp trước có rất nhiều.cảm ơn bác

            Comment


            • #7
              Anh ơi. em có thể mua mấy con TYN này ngoài nhật tảo không?.
              Quấn dây như thế nào?. cảm ơn. mong.!

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi taduc Xem bài viết
                Bác có thể hướng dẫn hay cho thông số của con biến áp e19 bác quấn lại được không ạ.em thấy con e19 ở nguồn atx phần nguồn cấp trước có rất nhiều.cảm ơn bác
                Nếu EE19 thì sơ cấp tầm 85 vòng thứ cấp 8 hoặc 9 vòng

                Thắc mác thì sang hỏi seasonics nhé
                mình tháo trong psu seasonics thông số như vậy

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi trongbang3 Xem bài viết
                  Anh ơi. em có thể mua mấy con TYN này ngoài nhật tảo không?.
                  Quấn dây như thế nào?. cảm ơn. mong.!
                  Dòng IC TinySwitch có bán ở HN, vậy thì chắc chắn có bán ở thị trường phía Nam. Địa chỉ chi tiết thì người mua cần đi tìm thôi.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi taduc Xem bài viết
                    Bác có thể hướng dẫn hay cho thông số của con biến áp e19 bác quấn lại được không ạ.em thấy con e19 ở nguồn atx phần nguồn cấp trước có rất nhiều.cảm ơn bác
                    Khá nhiều nguồn cấp trước trong bộ nguồn ATX chạy TinySwitch-II hoặc TinySwitch-III. Biến áp nguồn cấp trước do đó dùng cho mạch này phù hợp. Nếu muốn tự quấn thì cứ quấn 2 lớp dây sơ cấp, đếm số vòng thực tế. Nếu dùng dây đường kính 0,2 mm sẽ được đâu đó trên 80 vòng. Thứ cấp số vòng bằng 1/10 sơ cấp là được. Kê giấy hoặc mài trụ giữa sao cho khi đo điện cảm sơ cấp được 800-1200 uH là chạy ổn. TinySwitch ít kén biến áp : chỉ cần biến áp không bị bão hòa, điện cảm sơ cấp giảm tới 500 uH vẫn chạy được (nhưng dòng ra sẽ gợn sóng đáng kể) , tăng tới gần 2 mH cũng vẫn chạy tốt.
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi thanhcan_48 Xem bài viết
                      Lần trước tôi không làm được mạch in mà phải lắp trên mạch lỗ (vì máy tôi cài Proteus 7.10 và lại mới học sử dụng nên rất lúng túng..).Nếu có điều kiện Bác chuyển giúp phần mạch in sang File .PDF thì tôi mang ra tiệm in và về là làm được ngay.Trước mắt tôi cứ làm để chạy con LED siêu sáng 10W của cái đèn bàn vừa hỏng nguồn.Sau đó mới tính đến cái xạc Bác ah !
                      Học trò này hơi kém Bác thông cảm nhé.
                      Rất tiếc chưa giúp được bạn : thứ nhất là bqv chưa có thông số bố trí chân cẳng của biến áp nguồn DVD bạn định dùng, thứ nhì là bqv không dùng phần mềm thương mại : Altium, OrCAD hay Proteus ... gì gì đó đều không chạy trên Linux.
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • #12
                        BAX kiểu EE 26, tiết diện lõi lạ 5x6mm.Mõi bên 4 chân, khoảng cách 2 chân 5 mm.Tôi tìm mãi trong thư viện Proteus 7.10 mà không thấy một loại BAX nào cả. Hay là phải tạo LK mới ? Bác nào biết thì chỉ dẫn cho tôi để tôi tự vẽ cũng được.

                        Comment


                        • #13
                          Bác bqViet ơi cho tôi xin giá trị của cuộn loc FB1. Tôi đã cuốn xong BAX và làm xong mạch in bằng Proteus rồi chỉ có cái giả định là khoảng cách FB1 khoảng 5 mm.Mạch thì tôi lắp kiểm tra trên mạch lỗ đã làm việc tốt .Không có LK nào nóng. Chỉ có cái là Dz tôi vẫn để 9V Tải là bóng sợi đốt 12V/ 10W thì đo áp ra được hơn 8V để mai tôi thay Dz=12V xem áp ra được bao nhiêu...Tôi muốn làm bộ nguồn này một cái để dùng cho con LED 10W đã cháy nguồn và một cái để xạc ác qui 12V-5A nên tôi cuốn cái BAX EE 259 chỉ cải tạo phần thứ cấp). Tôi mới làm nên về hình thức trông xấu lắm . Nhưng khi nào xong sẽ báo cáo kết quả cho Bác bqViet và a/e biết. Một lần nữa xin cảm ơn Bác bq Viet và Bác Manhnha11(hướng dẫn phần BAX).

                          Comment


                          • #14
                            Bác BQV ơi cho tôi hỏi cái này : Tôi làm cái nguồn 5V 2A để xạc pin , chạy bằng con Vip22A . Khi cho điện vào chạy chưa tải ( tải chỉ là cái LED báo ăn dòng độ 7mA) thì cái LED báo nó cứ lập lòe . Khi cho tải thật ( ăn dòng khoảng 300mA ) thì LED báo hết lập lòe , đâu vào đấy....Rút tải thật ra thì nó lại lập lòe......Vậy tại sao mạch nó lại " Thân lừa ưa nặng "như vậy ? Xin bác giải thích giùm .Xin cám ơn .

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi thetung Xem bài viết
                              Bác BQV ơi cho tôi hỏi cái này : Tôi làm cái nguồn 5V 2A để xạc pin , chạy bằng con Vip22A . Khi cho điện vào chạy chưa tải ( tải chỉ là cái LED báo ăn dòng độ 7mA) thì cái LED báo nó cứ lập lòe . Khi cho tải thật ( ăn dòng khoảng 300mA ) thì LED báo hết lập lòe , đâu vào đấy....Rút tải thật ra thì nó lại lập lòe......Vậy tại sao mạch nó lại " Thân lừa ưa nặng "như vậy ? Xin bác giải thích giùm .Xin cám ơn .
                              Viper hoạt động rất đúng. Hiện tượng "ưa nặng" cũng phản ánh đúng bán chất hoạt động của linh kiện. Theo datasheet, Viper chạy với nguồn cáp tối thiểu là 15V. Khi khởi động nó được một cú hích cấp nguồn từ chân D, nhưng sau đó phải có nguồn cấp từ cuộn phụ vào chân Vcc thì nó mới chạy tiếp được.

                              Giả thiết rằng số vòng cuộn phụ gấp đôi số vòng cuộn thứ cấp
                              - Khi chưa có tải, điện áp ra là 5V dòng rất bé, điện áp ở cuộn phụ cũng đâu đó xung quanh 10V, Viper không thể khởi động được sau cú hích đầu tiên.
                              - Khi có tải, dòng ra lớn, điện áp cuộn phụ dâng lên trên ngưỡng hoạt động, Viper khởi động được và cứ thế chạy tiếp. Tại sao dâng ? bởi vì thường cuộn phụ được quấn phía trong gần với cuộn sơ cấp, từ thông móc vòng qua nó nhiều hơn cuộn thứ cấp, cộng thêm với tải cuộn phụ là chính VIper tốn dòng rất nhỏ nên thường điện áp cuộn phụ cao hơn điện áp cuộn thứ cấp.

                              Nếu số vòng cuộn phụ bằng số vòng cuộn thứ cấp, áp ra chọn là 5V thì thậm chí Viper không bao giờ khởi động được bất kể tải thế nào.

                              Đấy là một phần lý do bqv thích các linh kiện chạy không cần cuộn phụ, ví dụ dòng TinySwitch của Power Intergration, FSL206 của Fairchild ... Ở những linh kiện này nguồn cấp IC lấy trực tiếp từ phía sơ cấp luôn không cần cuộn phụ. Rất thích hợp với mạch xạc, mạch lái LED ... nơi có điện áp ra thay đổi đáng kể.
                              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              bqviet Tìm hiểu thêm về bqviet

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X