Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy hàn xung tự chế tại sao không ?

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
    Qua việc khảo sát ưu và khuyết điểm của các loại máy hàn xung hiện có trên thị trường mình có thể rút ra được kết luận :
    Có thể chế tạo máy hàn xung với yêu cầu gọn nhẹ và bền” nếu chúng ta chấp nhận các điều kiện sau :
    - Chấp nhận những thất bại ban đầu để học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tế.
    - Giá thành có thể đắt hơn các máy ngoài thị trường do đốt các linh kiện trong lúc thí nghiệm và cả công sức bỏ ra để thí nghiệm.
    - Có một kiến thức và tay nghề về điện công nghiệp, điện tử, cơ khí và cả đến kinh nghiệm về việc chế tạo các bo mạch.
    - Tuân thủ theo các bước hướng dẫn để tránh những sai sót không đáng có.
    - Có các phương tiện đo lường để kiểm tra như đồng hồ VOM chỉ thị kim, đồng hồ hiện số và cả đến máy hiện sóng để kiểm tra dạng sóng.
    - Có được những linh kiện tốt cần thiết cho việc chế tạo máy hàn xung.
    - Mẫu mã không đẹp bằng hàng chợ nhưng nó là sản phẩm của chính mình.
    Nếu có được các điều kiện đó thì chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành còn không đạt được thì tốt hơn ta nên mua máy hàn có sẳn trên thị trường về sử dụng dầu biết rằng nó sẽ mau hỏng. Khi đó ta sẽ làm một công việc khác “ Sửa chữa máy hàn xung”.
    Bác quanghien54 có nhiều kinh nghiệm và kiến thức quá, Bác post một số sơ đồ của các máy hàn khác nhau cho anh em nghiên cứu với. Nhất là phần công suất, Bác vẽ bằng tay cũng được. thanks Bác.
    Last edited by nhanmd; 18-10-2011, 22:00.
    Chuyên thiết kế mạch điều khiển, lắp đặt cơ khí, ĐT: 0913059995.

    Comment


    • Gởi bác thucbao:
      Không biết lâu nay bác Bao còn quan tâm đến máy hàn xung nữa ko,em đọc được chủ đề này mà mê mẫn cả tháng nay.Nói thật với bác là em ở Huế nên việc tìm linh kiện là rất khó khăn,nhưng đồ củ thì lại rất là nhiều,em lục lọi trong tất cả biến tần,bộ nguồn để chuẩn bị làm 1 cái,muc đích chính là để học hỏi.Ở công ty em có một cái máy hàn TIG hiệu MASTERTIG2200, vào 3 pha 380v, dong hàn lên đến 220A.Nó đã bị hư từ lâu,chỉnh lưu vào,IGBT đã bị nổ hết,dây điện đã bị tháo nên ko thể khôi phục lại. Và em đã tháo ra lấy biến áp xung,cuộn kháng.Bac xem hinh em gởi dưới đây thử xem có thể tiến hành làm một cái giống như của bác được ko a. Em cảm ơn bác nhiều
      Attached Files

      Comment


      • Nguyên văn bởi ngocsondkh Xem bài viết
        Gởi bác thucbao:
        Không biết lâu nay bác Bao còn quan tâm đến máy hàn xung nữa ko,em đọc được chủ đề này mà mê mẫn cả tháng nay.Nói thật với bác là em ở Huế nên việc tìm linh kiện là rất khó khăn,nhưng đồ củ thì lại rất là nhiều,em lục lọi trong tất cả biến tần,bộ nguồn để chuẩn bị làm 1 cái,muc đích chính là để học hỏi.Ở công ty em có một cái máy hàn TIG hiệu MASTERTIG2200, vào 3 pha 380v, dong hàn lên đến 220A.Nó đã bị hư từ lâu,chỉnh lưu vào,IGBT đã bị nổ hết,dây điện đã bị tháo nên ko thể khôi phục lại. Và em đã tháo ra lấy biến áp xung,cuộn kháng.Bac xem hinh em gởi dưới đây thử xem có thể tiến hành làm một cái giống như của bác được ko a. Em cảm ơn bác nhiều
        bỏ đi con máy kia hơi phí bác nhỉ !đúng là của chùa có khác !hjhj

        Comment


        • Nguyên văn bởi ngocsondkh Xem bài viết
          Gởi bác thucbao:
          Không biết lâu nay bác Bao còn quan tâm đến máy hàn xung nữa ko,em đọc được chủ đề này mà mê mẫn cả tháng nay.Nói thật với bác là em ở Huế nên việc tìm linh kiện là rất khó khăn,nhưng đồ củ thì lại rất là nhiều,em lục lọi trong tất cả biến tần,bộ nguồn để chuẩn bị làm 1 cái,muc đích chính là để học hỏi.Ở công ty em có một cái máy hàn TIG hiệu MASTERTIG2200, vào 3 pha 380v, dong hàn lên đến 220A.Nó đã bị hư từ lâu,chỉnh lưu vào,IGBT đã bị nổ hết,dây điện đã bị tháo nên ko thể khôi phục lại. Và em đã tháo ra lấy biến áp xung,cuộn kháng.Bac xem hinh em gởi dưới đây thử xem có thể tiến hành làm một cái giống như của bác được ko a. Em cảm ơn bác nhiều
          Chào bạn, Nếu bạn có kiến thức nhất định về mạch điện, điện tử thì bạn sẽ làm được thôi, Về cái phụ tùng mà bạn lấy ra được như hình trên thì có thể dùng lại được cuộn kháng và biến áp xung. Tuy nhiên vì ko có sơ đồ cấu tạo của máy này nên mình không thể cho bạn biết lời khuyên chính xác phải làm sao, Bạn phải tự xác định biến áp xung là cái nào, người ta đã quấn mấy vòng sơ cấp, thứ cấp (có thể dùng đồng hồ điện cảm mà đo điện cảm của từng cuộn dây, xong quấn khoảng 10 vòng dây lên lõi mà đo điện cảm 10 vòng dây rồi theo công thức L=Al.N.N mà tính ra số vòng từng cuộn. Bạn cũng nghĩ cách xác định tiết diện của lõi FER biến áp xung là mấy cm2. Từ đây có thể biết được nên làm tiếp với biến áp như thế nào? Cũng có thể phải tháo hết dây ra mà quấn lai phần sơ cấp. Nói chung là có phương pháp như vậy. tùy thuộc vào thực tế và kỹ năng của bạn. chúc bạn thành công

          Comment


          • các bác ơi em dùng cái chấn lưu điện tư để kích vào phần công suất có dc không . tần số ra khoang 14 khz 12v

            Comment


            • Nguyên văn bởi s0n 176 Xem bài viết
              các bác ơi em dùng cái chấn lưu điện tư để kích vào phần công suất có dc không . tần số ra khoang 14 khz 12v
              Bạn định chạy máy hàn với tần số 14KHZ? như thế bạn phải dùng lõi to gấp 2 lần so với khi dùng mạch 30KHZ. với lại bộ kích chấn lưu ko đảm bảo cho FET hoặc IGBT nạp xả nhanh và mạnh nhằm giảm tổn hao trên các khóa này, chúng sẽ rất nóng. 12v là hơi nhỏ cần phải 14v mới bảo đảm. Mà làm cái mạch kích như nguyên bản của máy hàn này cũng đâu có phức tạp gì lắm đâu. Bạn nên làm theo sơ đồ sẽ tốt hơn

              Comment


              • Cảm ơn bác thucbao đã trả lời, em chỉ sợ lâu quá rồi bác hết máu với cái máy hàn này.
                Em làm lĩnh vực tự động hóa,nên nhiều vấn đề ko thể hiểu hết và tính toán được bác a.Đọc được luông này em rất thích và thấy bác chỉ cho anh em làm rất tận tình,rất hâm mộ bác. Tạm thời em bám theo sơ đồ gốc mạch 160A,linh kiện đúng theo sơ đồ thì rât khó nên chỉ tìm tương đương. Diode,fet,IGBT em chọn loại có áp,dòng lớn hơn,thời gian đáp ứng <100ns là được chưa bác.em chưa quan tâm đến kích thước nên cho nó to thoải mái.Cái biến áp xung mà em gởi hình nó có sơ cấp là 1 cuộn dây(chưa đếm được số vòng),đầu ra thứ cấp có điểm giữa số vòng là 2x6vòng (em ko có đồng hồ đo điện cảm), e thấy máy củ dùng IGBT MG100Q2YS42 (TOSHIBA) theo bác thì bộ lõi có thể chạy ở tần số 40KHZ đựoc ko.Em định để nguyên biến áp như vậy ráp mạch chạy thử,nếu thiếu áp ko tải em quấn thêm số vòng ở thứ cấp, vì nó còn đủ chổ để quấn thêm mà ko cần phải tháo biến áp ra.Em thấy lạ là cái máy hàn củ khi hàn TIG(ở em goi là hàn ARGON) thì đầu ra qua cuộn kháng lõi ferit,còn khi hàn điện thì qua cuộn kháng sắt thường.Lõi của biến áp và cuộn kháng cùng dùng fe chữ U có kích thước giống hình ở dưới,biến áp dùng 10 chữ U xếp thành 5 bộ úp ngược nhau.Bác xem phương án em đưa ra có được ko,nếu ko được thì với kích thước của chữ U em gởi ở hình bác tính giúp em cách ghép chữ U và tính số vòng sơ cấp và thứ cấp.(em vẫn muốn giữ lại cách ghép củ để tận dụng lõi nhựa cho dễ quấn,hihi)
                Em ko hiểu lõi EE20,EE25 là thế nào,nên em gởi thêm cho bác hình biến áp kích bác xem dùng được ko,đồ của em toàn là đồ châu Âu nên bác cứ yên tâm về chất lượng.
                Attached Files

                Comment


                • vấn đề của cháu không phải là mạch khó hay dễ mà là vấn đề linh kiện . ở chỗ cháu khó mua quá . có tiền cũng chưa chắc đã mua được . bác có phương án nào giải quyết vấn đề đó không.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi ngocsondkh Xem bài viết
                    Cảm ơn bác thucbao đã trả lời, em chỉ sợ lâu quá rồi bác hết máu với cái máy hàn này...
                    -Bạn có lòng đam mê. bạn là dân tự đông hóa, có kiến thức về điện và điện tử rồi, chắc chắn sẽ làm được. Trước hết quay về cái biến áp xung của bạn. Tổng tiết diện lõi là 10cm2. thứ cấp 6vongx2. Như vậy có thể thấy là biến áp này nguyên bản chạy cầu H hoặc bán cầu ở sơ cấp, nắn tia đầu ra 2 bán kỳ. Nếu là dòng ra Max=220a thì mỗi nửa 6 vòng ra tiết diện dây chịu được 110a. Nếu bạn cần máy hàn tầm 150--160a thì một nửa 6 vòng này không đủ. Bạn có thể tách hẳn 2 nửa 6+6 vòng lại rồi đấu // lại (qua 2 diod) Như vậy ta có thứ cấp 6 vòng. Theo như dạng máy hàn từ đầu luồng này nó chạy bán cầu lệch (tạm gọi như vậy để phân biệt với bán cầu thường thấy) tỷ lệ biến áp là k=3. Vậy ta cần sơ cấp là 3X6=18Vong. Nó cũng phù hợp với tiết diện 10CM2 của lõi. Như vậy bạn cần phải kiểm tra xem sơ cấp là mấy vòng bằng đồng hồ điện cảm (có thể mượn ai đó) như cách trên. Vì bạn có 6 vòng rồi nên chẳng cần quấn 10 vòng làm gì. đo 6 vòng đó điện cảm là L=Al*6*6 -->Al=L/36. Đo cuộn sơ cấp Ls=Al*n*n -->suy ra n=Căn (36*Ls/L). (khi đo nhớ lắp lõi vào như nguyên bản). Nếu nhiểu vòng quá thì bạn tháo bớt ra cho =18. vì nếu để quá nhiều vòng biến áp sẽ không phát huy được công suất.
                    -Cuộn kháng bằng sắt thường thì nó chịu dòng lớn hơn so với lõi ferit, dòng lớn ferit sẽ bão hòa, vậy nên có lẽ người ta cho chế độ dòng hàn lớn sang lõi sắt.
                    -Biến áp này bạn cho chạy 40KHZ-Để xếp lõi như nguyên bản, IGBT chọn 100ns là OK
                    -EE25 là lõi hình E kích thước cao chũ E là 25mm. Bạn có thể dùng lõi EI30 của bạn mà quấn BA cách ly (4 cuộn mỗi cuộn 18--20 vong). và lõi này cũng quấn được biến áp nguồn nuôi.
                    Last edited by thucbao; 01-11-2011, 00:24.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi s0n 176 Xem bài viết
                      vấn đề của cháu không phải là mạch khó hay dễ mà là vấn đề linh kiện . ở chỗ cháu khó mua quá . có tiền cũng chưa chắc đã mua được . bác có phương án nào giải quyết vấn đề đó không.
                      không có cách nào ngoài việc nhờ ai đó quen mua ở TP lớn như HN hoặc SG mà gửi cho bạn

                      Comment


                      • cảm ơn bác nhìu . có lẽ cuối tuần này phai thân chinh 1 đi HN 1 chuyến mới được ,chứ nhờ mua thì phức tạp lắm .mà chắc j đã mua đúng loai mình cần.

                        Comment


                        • Thật là thiếu sót khi làm mạch mà ko hiểu gi cả bác thucbao à.Kiến thức điện tử của em còn yếu lắm.Xin hỏi bác thucbao vài câu dưới.Em có tham gia quấn một số máy biến áp hàn nên chọn phần máy hàn làm chính,còn phần nguồn em làm biến áp qua 7815 vì nguồn là một đề tài lớn trên diễn đàn này có những cuộc cãi nhau nảy lửa về nguồn, các loại nguồn.Nếu em hiểu sai ở đâu nhờ bác chỉnh sửa giúp
                          1_Trên diễn đàn và tài liệu hay dùng từ duty cycle có phải là độ rộng xung ko? Theo datasheet của UC3845 thì max duty cycle là 50% tức là nó chỉ điều chỉnh độ rộng xung dương từ 0 đến ½ chu kỳ xung
                          2_Em ko tìm mượn được đồng hồ đo điện cảm,nhưng đã đếm được sơ cấp của BAX là 16vòng. Như vậy biến áp của em có tỷ lệ 16/6 trở về với trường hợp của bạn tda1415 sau khi quấn lần 2.Bác thường tính cho anh em biến áp có hệ số k=3,em hiểu như thế này: vào 300v ra 100v nhưng vì tối đa độ rông xung dương là ½ chu kỳ xung(duty cycle =< 50%) nên áp trung bình đo được ko tải là 50v. Bạn tda1415 quấn BA có tỷ lệ 16/6 đo ko tải 75v.Bác cho ý kiến.
                          3_Trong trường hợp mạch máy hàn này thì những vấn đề nào sau đây cần quan tâm để tính toán kể cả BAX,BA kich,cuộn kháng:sường lên của xung(thời gian lên),mức trên,sườn xuống,mức xuống.Bác có thể giải thích cho một tý
                          (Còn tiếp)

                          Comment


                          • Trên đây em hỏi về vấn đề kỹ thuật,còn bây giờ đi vào chi tiết(bác xem mạch 165A):
                            1_Em chọn 2 con IGBT BSM50GB120DN2 ( eupec) bác xem có dùng được ko, em thấy turn off delaytime hơi nhỏ. Nó có 2 con E1 nối với C2 nên chỉ dùng được 1 con,diod nội của con còn lại có thể thay HFA15TB60 đựoc ko.trương hợp IGBT dòng nhỏ có thể ghép 2 con // cùng mạch kich được ko.Lúc trước bác có tính bảo vệ dong của biến dòng là 33A bạn tda1415 tính 36A, liệu nó có lớn hơn dòng của con IRG4PC50U là 27A ko
                            2_bác giải thích hộ hoạt động của con HFA trả điện lại về nguồn.tại sao 2 tụ 1mF mắc // mà ko phải là 1 tụ,tụ này có dải chọn trong vòng bao nhiêu ạ,yêu cầu áp tối thiểu bao nhiêu ạ
                            3_ Nếu IGBT em chọn trên dùng dc em thấy nó có diod nội vậy thì mạch tụ 472 nối tiếp trở 40/5W và HFA có khác gì ko,tụ này chọn áp bao nhiêu bác.mạch này gọi là bảo vệ IGBT à?
                            3_Mục đích của FET IRFD123, có khả năng bỏ đi ko.Tại sao lại quan tâm nhiều đến điện trở Rgs của FET.em có mấy con FET sau có thay dc ko bác IRF530,IRF830FI, IRFZ48N, em thấy IRF530 được bác thấy thế nào
                            4_Khi chân 6 của UC3845 kích mở IRF540,nguồn vào cuộn 1 biến áp kích qua FET về đất vậy cuộn IV hoạt động khi nào,có phải xả của II,III không.Tại sao khi dùng opto lại phải sử dụng nguồn riêng.Em thấy ở mạch 240A opto kích 4 con IRF9540 sao nhiều vậy bác,nó ko kích trực tiếp IGBT hoặc nhiều Fet được à.em có nhiều opto loại này lắm
                            5_bác có thể giải thích lại mối liên hệ giữa chân số 2 và số 3 của UC3845 được ko,em đọc datasheet mà ko hiểu.Vì khi tính toán cho biến dòng bác có nói áp ở chân số 3 < 1V 3845 ko đếm xỉa gì, lớn hơn 1V nó bắt đầu thu hẹp xung vậy nó sẽ thu hẹp bao nhiêu,có phải cứ thu hẹp dần dần cho đến khi nhận được áp <1V.Khi gắn mạch phụ vào chân số 3 chỉnh áp min-max ở chân số 6 thì khi áp max nó có độ rộng xung max chưa,nếu max rồi thì tại sao chỉnh chiết áp chân 2 bóng đèn thay đổi độ sáng(chỉ có thể sáng yếu đi).Ở chân 4 và chân 8 em gắn tụ 332 và thay trở bằng chiết áp 10K để điều chỉnh tần số đc ko(miễn sao>5K theo khuyến cáo của 3845).Chiết áp chân số 2 có thể thay bằng loại 5K hoặc 10K đc ko bác,em tìm mua mãii ko có,chỉ có loại nhỏ nhỏ thôi ko thể gắn ngoài vỏ máy đc.Có hình 4 vòng tròn có chữ M ở giữa nối // với nhau là cái gì vậy bác.Em ko có OSC chỉ có đồng hồ có thể đo tần số thôi
                            6_Em dùng trở sau biến dòng 1Ôm/1W biến dòng dùng lõi tròn ferit có đường kính vòng ngoài 24mm,vòng trong13mm,dày 11mm,quấn 60vòng theo công thức bác đã đưa lên -> sơ cấp biến áp 60A,biến áp 16/6 thì thứ cấp 160A,bác thấy thế nào.Nhiễu có ảnh hưởng đến chân số 2,3 (của 3845) và biến dòng ko, có cần đặt biến dòng xa BAX và cuộn kháng ko
                            7_Con 555 bên trái có nhiệm vụ làm chậm 1-2s rồi đóng relay và cảm biến nhiệt đóng thì kéo chân số 1(UC3845) về 0 khóa 3845.Con 555 bên phải chỉ có nhiệm vụ báo đèn đỏ khi relay nhiệt nhảy.Vậy muốn đơn giản bỏ con bên phải,muốn đơn giản nữa làm như bạn tda1415 ở trang 28 bác hè.KT805 bao nhiêu A bác,nó tiếng NGA em chịu.
                            Cảm ơn bác,trả lời hết chừng này bác mất hết mấy giờ.Công của bác 1 giờ 1 xị

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi ngocsondkh Xem bài viết
                              Trên đây em hỏi về vấn đề kỹ thuật,còn bây giờ đi vào chi tiết(bác xem mạch 165A):
                              1_Em chọn 2 con IGBT BSM50GB120DN2 ( eupec) bác xem có dùng được ko, em thấy turn off delaytime hơi nhỏ. Nó có 2 con E1 nối với C2 nên chỉ dùng được 1 con,diod nội của con còn lại có thể thay HFA15TB60 đựoc ko.trương hợp IGBT dòng nhỏ có thể ghép 2 con // cùng mạch kich được ko.Lúc trước bác có tính bảo vệ dong của biến dòng là 33A bạn tda1415 tính 36A, liệu nó có lớn hơn dòng của con IRG4PC50U là 27A ko
                              2_bác giải thích hộ hoạt động của con HFA trả điện lại về nguồn.tại sao 2 tụ 1mF mắc // mà ko phải là 1 tụ,tụ này có dải chọn trong vòng bao nhiêu ạ,yêu cầu áp tối thiểu bao nhiêu ạ
                              3_ Nếu IGBT em chọn trên dùng dc em thấy nó có diod nội vậy thì mạch tụ 472 nối tiếp trở 40/5W và HFA có khác gì ko,tụ này chọn áp bao nhiêu bác.mạch này gọi là bảo vệ IGBT à?
                              3_Mục đích của FET IRFD123, có khả năng bỏ đi ko.Tại sao lại quan tâm nhiều đến điện trở Rgs của FET.em có mấy con FET sau có thay dc ko bác IRF530,IRF830FI, IRFZ48N, em thấy IRF530 được bác thấy thế nào
                              4_Khi chân 6 của UC3845 kích mở IRF540,nguồn vào cuộn 1 biến áp kích qua FET về đất vậy cuộn IV hoạt động khi nào,có phải xả của II,III không.Tại sao khi dùng opto lại phải sử dụng nguồn riêng.Em thấy ở mạch 240A opto kích 4 con IRF9540 sao nhiều vậy bác,nó ko kích trực tiếp IGBT hoặc nhiều Fet được à.em có nhiều opto loại này lắm
                              5_bác có thể giải thích lại mối liên hệ giữa chân số 2 và số 3 của UC3845 được ko,em đọc datasheet mà ko hiểu.Vì khi tính toán cho biến dòng bác có nói áp ở chân số 3 < 1V 3845 ko đếm xỉa gì, lớn hơn 1V nó bắt đầu thu hẹp xung vậy nó sẽ thu hẹp bao nhiêu,có phải cứ thu hẹp dần dần cho đến khi nhận được áp <1V.Khi gắn mạch phụ vào chân số 3 chỉnh áp min-max ở chân số 6 thì khi áp max nó có độ rộng xung max chưa,nếu max rồi thì tại sao chỉnh chiết áp chân 2 bóng đèn thay đổi độ sáng(chỉ có thể sáng yếu đi).Ở chân 4 và chân 8 em gắn tụ 332 và thay trở bằng chiết áp 10K để điều chỉnh tần số đc ko(miễn sao>5K theo khuyến cáo của 3845).Chiết áp chân số 2 có thể thay bằng loại 5K hoặc 10K đc ko bác,em tìm mua mãii ko có,chỉ có loại nhỏ nhỏ thôi ko thể gắn ngoài vỏ máy đc.Có hình 4 vòng tròn có chữ M ở giữa nối // với nhau là cái gì vậy bác.Em ko có OSC chỉ có đồng hồ có thể đo tần số thôi
                              6_Em dùng trở sau biến dòng 1Ôm/1W biến dòng dùng lõi tròn ferit có đường kính vòng ngoài 24mm,vòng trong13mm,dày 11mm,quấn 60vòng theo công thức bác đã đưa lên -> sơ cấp biến áp 60A,biến áp 16/6 thì thứ cấp 160A,bác thấy thế nào.Nhiễu có ảnh hưởng đến chân số 2,3 (của 3845) và biến dòng ko, có cần đặt biến dòng xa BAX và cuộn kháng ko
                              7_Con 555 bên trái có nhiệm vụ làm chậm 1-2s rồi đóng relay và cảm biến nhiệt đóng thì kéo chân số 1(UC3845) về 0 khóa 3845.Con 555 bên phải chỉ có nhiệm vụ báo đèn đỏ khi relay nhiệt nhảy.Vậy muốn đơn giản bỏ con bên phải,muốn đơn giản nữa làm như bạn tda1415 ở trang 28 bác hè.KT805 bao nhiêu A bác,nó tiếng NGA em chịu.
                              Cảm ơn bác,trả lời hết chừng này bác mất hết mấy giờ.Công của bác 1 giờ 1 xị
                              bác tham khảo thử
                              http://www.irf.com/technical-info/appnotes/an-950.pdf

                              xem fig.6
                              http://ww1.microchip.com/downloads/e...tes/01114A.pdf
                              mấy con phụ của HPCL theo kiêu totempole , nếu bác co optp đủ khỏe thì lắp liền thay cho BA xung thôi
                              http://www.irf.com/technical-info/appnotes/an-940.pdf


                              tại sao lại là 1Vol ư? bác xem con zener 1Vol nối trước OPam của chân 3 ấy

                              schems7
                              Радикал-Фото :: Увеличенное изображение
                              Радикал-Фото :: Увеличенное изображение
                              Радикал-Фото :: Увеличенное изображение
                              đừng sợ tiếng nga.

                              bác làm thử quả OSC này xem sao
                              http://www.analog.com/library/analog.../soundcard.pdf
                              Attached Files
                              Last edited by m4a1kabin; 05-11-2011, 18:06.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi ngocsondkh Xem bài viết
                                Thật là thiếu sót khi làm mạch mà ko hiểu gi cả bác thucbao à.Kiến thức điện tử của em còn yếu lắm.Xin hỏi bác thucbao vài câu dưới.Em có tham gia quấn một số máy biến áp hàn nên chọn phần máy hàn làm chính,còn phần nguồn em làm biến áp qua 7815 vì nguồn là một đề tài lớn trên diễn đàn này có những cuộc cãi nhau nảy lửa về nguồn, các loại nguồn.Nếu em hiểu sai ở đâu nhờ bác chỉnh sửa giúp
                                Hi bận quá , lu bu mấy hôm không có bụng dạ nào ngồi lâu trên máy, với lại đừng hỏi 1 lúc nhiều quá thấy ớn hà..
                                Theo những thắc mắc mình có thể nói sơ bộ như sau, còn gì nữa thì nhờ các bác khác trên diễn dàn bổ sung :
                                1/Duty cycle có thể hiểu là độ rộng xung so với toàn bộ chu kỳ, của UC3845<50%
                                2/Truờng hợp của bạn TDA tỷ lệ biến áp là 16/6 áp ra không tải cỡ 60v bạn ấy đo là 75v có thể do sai số khi đo, bạn thử làm và kiểm tra lại.
                                3/Trong các máy hàn xung tần số càng cao thì thời gian xung lên và xuống ( sườn dốc) càng nhỏ càng tốt vì trong thời gian này FET hoặc IGBT dẫn không bão hoà gây nóng. Đối với máy hàn chạy 40KHZ thì tr, tf nằm cỡ <=200—250 ns là tốt. còn thời gian delay on hoặc off càng nhỏ thì nó càng chứng tỏ độ nhạy của IGBT hoặc FET càng cao-càng tốt. Như vậy con Modul của bạn chọn là tốt. Bạn có thể dùng 2 con IGBT của 2 Modul này (1 con trên modul này , 1 con dưới mo dul kia) thay cho 2 IGBT máy hàn, còn 2 con còn lại thì dùng diod nội của nó mà làm diod (HFA)trả năng lượng về nguồn.
                                Nội dung nó hoạt động như sau. Khi 2 IGBT dẫn dòng điện qua cuộn sơ cấp lớn. (có năng lượng lớn tích vào, một phần qua biến áp sang thứ cấp) khi IGBT đột nhiên đóng lại thì dòng điện trong mạch không dừng lại ngay mà vẫn tiếp tục chảy theo hướng cũ tức là từ -300v—diod HFA--cuộn sơ cấp –Diod HFA --+300v Như vậy nó lại nạp lại điện cho nguồn 300v. Tụ mắc // với nguồn 300V có giá trị 1mF—2mF nhằm làm dập các xung nhọn xuất hiện trên đầu vào cả 2 IGBT.
                                4/ Phần mạch diod+trở +tụ mắc // với IGBT là mạch Snubber bảo vệ IGBT, khi IGBT đóng (ngưng dẫn thì cuộn dây sơ cấp có áp rất lớn, IGBT chịu áp lớn, diod HFA này dẫn nạp cho tụ 472. Tụ này không cho phép áp Vds của IGBT tăng đột ngột mà tăng chậm. bảo vệ IGBT. Nhưng nó cũng lợi và hại khi mà IGBT mở ra nó lại phóng điện qua IGBT qua trở 40 /5W (nhằm hạn dòng) làm thêm gánh nặng cho IGBT về dòng. IGBT có diod nội nhưng để an toàn cần thêm mạch này.
                                5/Khi tính dòng hạn chế cho IGBT là tính dòng Max 60—62a , còn dòng 27A của G4p50W là dòng liên tục ở 100oC. Dòng xung của IGBT chịu lớn hơn rất nhiều. (xem datasheet).
                                6/Con IRFD123 nó dùng để xả điện tích của cực G khi hết xung làm cho thời gian ngắt của IGBT nhanh chóng. Có vậy mới dùng được tần số cao. Bạn có thể thay bằng IRF530. Nếu bạn có opto nhiều thì bạn dùng sơ đồ có opto thì sẽ đơn giản hơn. Kích trực tiếp vào IGBT như cái hình có 2 con A3120 (HCPL 3120) mà trong luồng này có rồi đó (trang 10). Còn khi họ mắc nhiều con FET 9540vào sau OPTO là để họ kích cả “nải” FET nhằm đạt dòng lớn . Nguồn cho các opto phải riêng vì 2 con IGBT có cực S nằm ở 2 mức điện áp khác nhau và cách ly nhau.
                                Cuộn 4 của biến áp cách ly làm việc khi IRF540 ngưng dẫn, có thể hiểu như bạn là nó xả điện cho cuộn 2 và 3.
                                7/Khi bạn dùng biến trở 5K ở chân 2 thay cho biến trở 2.7K thì có thể mắc // với nó 1 điện trở 5K!
                                8/Khi bạn dùng biến trỡ chân 8 và tụ chân 4 để chỉnh tần số cũng được. Nhưng khi hoàn chỉnh nên thay bằng trở thường.
                                9/Sơ đồ trên có thể chỉ cần dùng 1 ic555 làm trễ mạch nạp tụ là được, còn những chú IC khác có thể bỏ đi cho đơn giản. Con KT805 thay bằng con 1ampe là OK. Vòng tròn có chữ M là moter quạt
                                10/Biến dòng có thể đặt bất kỳ đâu, xa được BAX thì tốt hơn.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thucbao Tìm hiểu thêm về thucbao

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X