Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về mạch triav hạ áp 220v xuống 110v?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về mạch triav hạ áp 220v xuống 110v?

    Các bác cho em hỏi chút. Em con máy mày góc nhật bãi 100v 700w. Em định dùng triac hạ áp 220v xuốn 110v.
    Nhưng đọc qua thì thấy bảo dùng triac thì công xuất sẽ bị giảm nhiều? Không biết có đúng không.
    Vì em muốn dùng triac cho nó gọn. Chứ máy biến áp thì em cũng có, nhưng bất tiện quá.

  • #2
    Bạn đưa cái link mà thằng nào đó nó bảo giảm công suất để mình chửi cho nó 1 trận!
    Tóm lại cứ yên tâm mà sử dụng, nhưng mà nên thay tụ lọc nguồn của máy kia bằng loại 400V.

    Comment


    • #3
      Có kiến thức vững chắc về Triac, không nên góp ý dùng nó thay thế biến áp .
      Bản thân mạch này dùng tải cảm, tạo ra nhiễu với biên độ lớn. Dùng nó cứ thắc thỏm sợ con triac nối tắt thì tiêu cái máy. Lại thêm tín hiệu nhiễu tác động lên các máy khác, treo máy rồi hư hỏng sẽ xảy ra là điều sớm muộn gì cũng đến.

      Comment


      • #4
        À đọc kỹ lại thì nó là máy may (hay máy mài gì đó), vậy thôi đừng dùng triac, tưởng nó là máy gì dùng nguồn xung chứ.

        Comment


        • #5
          Mạch triac làm méo sóng sine nên sinh ra hài cao tần làm nóng lõi Fe.

          Khi triac đóng, dòng điện tăng đột ngột có thể gây ra nhiễu trên đường dây do sụt áp. Đặc biệt là khi tải trở công suất lớn hoặc tụ điện. Còn tải cảm thì lại ít nhiễu nhờ tính chất chặn tần số cao, giữ cho dòng điện tăng từ từ.

          Triac ngắt khi dòng điện = 0 nên không sinh ra tia lửa điện.
          sau.ph

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
            Mạch triac làm méo sóng sine nên sinh ra hài cao tần làm nóng lõi Fe.

            Khi triac đóng, dòng điện tăng đột ngột có thể gây ra nhiễu trên đường dây do sụt áp. Đặc biệt là khi tải trở công suất lớn hoặc tụ điện. Còn tải cảm thì lại ít nhiễu nhờ tính chất chặn tần số cao, giữ cho dòng điện tăng từ từ.

            Triac ngắt khi dòng điện = 0 nên không sinh ra tia lửa điện.
            SSR là linh kiện triac chuyên dùng đóng cắt điện trở công suất lớn và nhà sản xuất khuyên không dùng cho tải cảm công suất lớn sẽ gây nhiễu trong đó có nhiễu vô tuyến (ngòai đường dây cấp điện).

            Hiểu biết sai với thực tế.

            Comment


            • #7
              SSR kéo động cơ công suất nhỏ là vì đề phòng lúc khởi động dòng có thể tăng gấp 3-5 lần. Động cơ công suất lớn thì dùng SSR lớn hoặc thyristor dạng dĩa. Nhiễu thì cả R, C cũng gây nhiễu do đặc tuyến dẫn điện của Triac chứ không phải do L.

              Muốn phát RF thì cuộn dây phải cộng hưởng ở tần số cao, từ thông hở. Động cơ không có 2 tính chất này.

              Các cuộn lọc EMI gây nhiễu nhiều hơn hay giảm bớt nhiễu?
              sau.ph

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                SSR kéo động cơ công suất nhỏ là vì đề phòng lúc khởi động dòng có thể tăng gấp 3-5 lần. Động cơ công suất lớn thì dùng SSR lớn hoặc thyristor dạng dĩa. Nhiễu thì cả R, C cũng gây nhiễu do đặc tuyến dẫn điện của Triac chứ không phải do L.

                Muốn phát RF thì cuộn dây phải cộng hưởng ở tần số cao, từ thông hở. Động cơ không có 2 tính chất này.


                Các cuộn lọc EMI gây nhiễu nhiều hơn hay giảm bớt nhiễu?
                1- Tội nghiệp quá, xe honda chẳng có từ thông hở, chẳng cộng hưởng tần số cao, ở ngòai rồ ga tivi xài anten nghe tiếng nhiễu nẹt ga.
                2- Đèn huỳnh quang chẳng có từ thông hở, chẳng cộng hưởng tần số cao, mỗi khi chớp, nhiễu amply rột rẹt.
                3-Cắm điện tải cảm cùng ampe với tải trở xem cái nào tạo hồ quang nhiều hơn? thế mà dám nói tải cảm ít nhiễu hơn tải trở.
                4-Đừng đầu độc anh em bằng ý tưởng điên khùng của mình .
                Last edited by vi van pham; 15-12-2017, 11:19.

                Comment


                • #9
                  Thyristor và triac dùng với tải cảm sinh ra nhiều vấn đề. Chuyện này đã được viết trong nhiều tài liệu, giáo trình, appnote ... đủ cả. Không chỉ sinh nhiễu, bị tác động bởi nhiễu, 2 loại linh kiện kể trên bị ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng dòng qua tải cảm trễ pha so với điện áp đặt lên tải - vụ này cũng là vật lý đơn giản chứ không phải kiến thức điện tử cao siêu gì. Vậy thì làm ơn đừng tranh cãi tiếp về chuyện này nữa.

                  Chủ đề chính người mở luồng là hỏi về mạch triac hạ áp từ 220VAC xuống 100V. Câu trả lời đã rõ ràng : có thể với tải trở, không dùng với các loại tải khác vì có thể hỏng nhiều nhứ theo nhiều cách khác nhau. Tệ nhất là, theo như bác VVP đã đề cập, khi hỏng nó hỏng theo cách tai hại vì linh kiện dẫn toàn chu kỳ.

                  Bàn rộng ra, nói chung thiết bị dưới áp lưới 220VAC cứ dùng biến áp sắt từ là đơn giản, hiệu quả và lành nhất. Bất kể nồi cơm điện, máy giặt, tủ lạnh ... cứ nối vào biến áp là không phải nghĩ ngợi.

                  Tất nhiên vẫn có người muốn dùng mạch vì họ hy vọng giá thấp hơn biến áp. Bởi vì cái biến áp sắt từ tự ngẫu không đắt, cũng không quá to, loại người muốn chơi với hàng Mỹ Nhật cho sướng nhưng lại tiếc ít tiền chi cho biến áp, muốn thay bằng công sức thành viên diễn đàn thì chỉ có thể là loại rẻ rách. Loại rẻ rách như vậy diễn đàn không cần bận tâm làm gì. Vụ dùng mạch triac thay biến áp, thiết nghĩ mọi người cũng đừng tranh cãi làm gì nữa.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • #10
                    Cái này thấy rồi á. Tải cảm thông thường, tải thuần trở thấy ông thợ điện tử bạn mình thay chạy cũng được. Tải cảm như động cơ đa năng có thổi than thì cũng tùy. Có chết họ thay con BT hay BTA dòng to hơn vào. Cũng ko tệ. Làm kiểu thợ cảm tính mà, Mình thì tính kỹ quá nên ghê tay, ko dám làm đâu. Thợ thì nhiều người họ ko quan trọng thế.

                    Mạch dimmer quạt trần 600W, lắp cho cái quạt 60W. Về cứ phải soi sóng mới lắp vào. Vì trước soi sóng thấy có nhiều mạch nó băm sine ra như dạng SPWM, ghê ko dám dùng.

                    Tính làm mấy cái mạch AC to AC transformerless . Nguyên lý mạch buck, nhưng buck 2 chiều, giữ nguyên dạng sóng AC vào. Cái này thì xịn và gọn hơn BA, sóng ra ko có kiểu đỉnh 315VDC. Khổ cái là đắt, lớn hơn mạch dimmer kiểu kia nên ko bán được. Dân họ chỉ thích rẻ thôi. Khặc... khặc...

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                      Cái này thấy rồi á. Tải cảm thông thường, tải thuần trở thấy ông thợ điện tử bạn mình thay chạy cũng được. Tải cảm như động cơ đa năng có thổi than thì cũng tùy. Có chết họ thay con BT hay BTA dòng to hơn vào. Cũng ko tệ. Làm kiểu thợ cảm tính mà, Mình thì tính kỹ quá nên ghê tay, ko dám làm đâu. Thợ thì nhiều người họ ko quan trọng thế.

                      Mạch dimmer quạt trần 600W, lắp cho cái quạt 60W. Về cứ phải soi sóng mới lắp vào. Vì trước soi sóng thấy có nhiều mạch nó băm sine ra như dạng SPWM, ghê ko dám dùng.

                      Tính làm mấy cái mạch AC to AC transformerless . Nguyên lý mạch buck, nhưng buck 2 chiều, giữ nguyên dạng sóng AC vào. Cái này thì xịn và gọn hơn BA, sóng ra ko có kiểu đỉnh 315VDC. Khổ cái là đắt, lớn hơn mạch dimmer kiểu kia nên ko bán được. Dân họ chỉ thích rẻ thôi. Khặc... khặc...
                      Trình độ hiểu biết của Sư khác với Sãi.
                      Sư làm giống như Sãi mới là điều đáng trách.

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      tuyenda1985 Tìm hiểu thêm về tuyenda1985

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X