Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các giải pháp chế tạo nguồn xung Flyback

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Chúc mừng thành công ban đầu của bạn.

    Cuộn thứ cấp dây 0.4mm mà trông to thế nhỉ ?

    Bạn có thể vẽ lại chiều quấn các cuộn dây được không ? đánh dấu đầu nào bên sơ cấp nối với +HVDC, đầu nào với cực D của MOSET, bên thứ cấp cũng vậy.

    Cần xử lý phần snubber, thay đổi cặp giá trị RC sao cho xung cao áp trên cực D nhỏ nhất, có cả một chủ để tính toán về phần này, có thể hỏi anh Ggl.

    Thay đổi một vài kiểu quấn dây sao cho điện cảm rò nhỏ nhất, kiểm tra bằng cách ngắn mạch tất cả các cuộn thứ cấp và cuộn phụ, đo điện cảm cuộn sơ cấp, kiểu quấn nào cho giá trị điện cảm nhỏ nhất thì tốt.

    Ngoài ra việc cố định chặt lõi từ và các cuộn dây cũng góp phần giảm nhiệt, tẩm sấy keo khi thử nghiệm xong.

    Comment


    • #17
      Cảm ơn anh đã nhiệt tình giúp đỡ.

      -Dây quấn em chụp gần nên nhìn nó to vậy thôi.

      -Chiều cuốn dây của em như sau:

      -Cuốn 1/2 cuộn sơ cấp, bắt đầu từ chân 3 và kết thúc tại chân 2.
      -Cuốn thứ cấp, bắt đầu từ chân 11 và kết thúc ở chân 8.
      -Cuốn 1/2 cuộn sơ cấp còn lại, bắt đầu từ chân 2 và kết thúc ở chân 1.
      -Cuốn quận Aux, bắt đầu từ chân 4 và kết thúc ở chân 6.
      -Các cuộn quấn cùng chiều (Chiều kim đồng hồ-Top view).
      Cách nối ra mạch em thể hiện trên hình.

      -Phần tính toán snuber a có hướng dẫn không anh ?

      -A có thể hướng dẫn cách xử lý cho lõi không có khe hở không khí không (Lõi ferrit chứ không phải lõi bột).

      Comment


      • #18
        Bình thường dây thứ cấp nên dùng sợi to vì dòng lớn hơn sơ cấp, quan sát các biến áp trong nhiều bộ nguồn bạn sẽ thấy như vậy, trong trường hợp này nên dùng dây lớn hơn 0.7mm để tránh tổn hao.

        Chiều quấn các cuộn theo như mô tả thì chuẩn rồi, cái này hơi khó tưởng tượng, dùng quy tắc vặn nút chai hoặc vặn đinh ốc.

        Phần RCD Snubber, bạn view cho cái dạng sóng ở cực D của MOSFET, chú ý zoom để nhìn thấy dao động tắt dần của xung gai nhọn gây ra bởi điện cảm rò, mục đích là đo được tần số dao động tắt dần, đo được biên độ xung gai nhọn.

        Đối với lõi EE hoặc EI bình thường vẫn còn kín, muốn áp dụng bài toán này thì phải làm cho em nó hở ra ở trụ giữa (giữa hai chân).

        Phương án là mài bằng dũa, mài thật chậm để tránh vỡ, nếu không mài được thì kê bằng chất liệu phi kim và bọc một dải lá đồng bao quanh biến áp, tất nhiên cách này nên hạn chế vì gây nhiễu và giảm hiệu suất rất nhiều.

        Sau đó đo hệ số AL và xử bình thường.

        Comment


        • #19
          Kiểu nguồn Flyback còn những vấn đề khác và cấu hình khác.

          Nguồn của bạn dcn_dt đã tạm ổn, những kỹ thuật để nâng cao hiệu suất và chất lượng thì để bạn ấy tìm hiểu thêm.

          Chúng ta có thể tiếp tục với chủ đề này.

          Comment


          • #20
            em là sinh viên năm thứ 3,hiện tại em cũng đang làm bài tập lớn về chế tạo bộ nguồn chuyển đổi 220VAC-ra 5VDC-1A,sử dụng flyback,nhưng em chưa biết gì về phần này,liệu a có thể chỉ cho em lên đọc những tài liệu nào để thiết kế ra đc bộ nguồn ko ạ
            em cảm ơn rất nhiều

            Comment


            • #21
              Xin chào bác DTTH. mình đang tích cực chuẩn bị cho "Trận đánh lớn" (Làm máy hàn) mà không muốn "Hy sinh nhiều quân" nên đang chăm chú theo dõi các luồng về ĐTCS. Rất cảm ơn sự chia sẻ vô tư tận tình của bác cũng như các bác Bqviet, thucbao, thanhfdc... Mắt cũng đã sáng ra được nhiều điều. Tuy vậy cũng còn nhiều vấn đề chưa rõ:
              1- Trong công thức Npri = sqrt(Lpri/AL) chưa thấy sự phụ thuộc của Npri đối với số tần số f và điện áp Vdcin.
              2- Công thức tính công suất của lõi đối với các kiểu nguồn flyback, nửa cầu, cầu H, là thế nào? Ví dụ mình cần làm máy hàn với công suất 3kW tần số 40kz chạy chế độ foword thì công thức để tính tiết diện lõi là gì (giả sử mình chọn Bmax = 1200)
              Last edited by phongltyt; 20-10-2014, 18:31.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi phongltyt Xem bài viết
                Xin chào bác DTTH. mình đang tích cực chuẩn bị cho "Trận đánh lớn" (Làm máy hàn) mà không muốn "Hy sinh nhiều quân" nên đang chăm chú theo dõi các luồng về ĐTCS. Rất cảm ơn sự chia sẻ vô tư tận tình của bác cũng như các bác Bqviet, thucbao, thanhfdc... Mắt cũng đã sáng ra được nhiều điều. Tuy vậy cũng còn nhiều vấn đề chưa rõ:
                1- Trong công thức Npri = sqrt(Lpri/AL) chưa thấy sự phụ thuộc của Npri đối với số tần số f và điện áp Vdcin.
                2- Công thức tính công suất của lõi đối với các kiểu nguồn flyback, nửa cầu, cầu H, là thế nào? Ví dụ mình cần làm máy hàn với công suất 3kW tần số 40kz chạy chế độ foword thì công thức để tính tiết diện lõi là gì (giả sử mình chọn Bmax = 1200)
                Trong cái mầu đỏ có chứa cái mầu xanh đó !

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
                  Quan sát sơ đồ mạch thì vẫn còn phải điều chỉnh nhưng chúng ta sẽ làm phần biến áp trước.

                  Nếu lõi của bạn đã có khe hở thì ta cần đo hệ số điện cảm AL để tính toán số vòng các cuộn dây.

                  Quá trình tính AL sau đây áp dụng cho mọi loại lõi có khe hở như EE, EI, ETD, EC ...

                  Cách xác định AL sử dụng một phương án đo điện cảm đã đề cập :

                  - Bạn quấn thử N=100 vòng dây nhỏ (d=0.4-0.5mm) vào lõi và cố định bobbin chặt với lõi, chú ý quấn rải đều dây - chặt chẽ

                  - Đo điện cảm được một giá trị L, quy đổi ra nH

                  - Tính AL = L / N^2 = L / 10000, đơn vị của AL bằng nT/N^2

                  - Thử nghiệm với một số vòng dây khác như 50 vòng hay 200 vòng, tính được AL trung bình.

                  Ví dụ : Quấn 100 vòng dây đồng nhỏ (~0.4mm), đo được L = 900uH = 90000nH

                  Tính được AL = 900000 / 10000 = 90 nT/N^2.

                  Sau khi bạn đưa ra được một giá trị AL tương đối chính xác, chúng ta sẽ chuyển qua phần tính toán điện tử.

                  Đề nghị bạn chụp ảnh lại quá trình đo AL.

                  Chúc thành công.
                  Chào anh, em có một cái biến áp xung có ghi EI - 33 - 2 thì có thể tra cứu được chỉ số AL không hay em vẫn phải quấn theo cách như trên để đo chỉ số AL trung bình và có một cái bax EE -19 có ghi 2.5mH nữa, vậy đó là chỉ số điện cảm của biến áp xung đó ạ, mong anh sớm trả lời cho em, cảm ơn anh rất nhiều !

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
                    Tiết diện lõi này lớn nhỉ, 142m^2 thì công suất này quá phí.

                    Thống nhất lấy trung bình AL = 360nH/N^2

                    Thông số kỹ thuật của bộ nguồn :

                    • Dải điện áp vào : 85VAC – 250VAC 50/60Hz

                    • Điện áp đầu ra : +12V/4A

                    • Hiệu suất n=75%

                    • Tần số hoạt động f = 50KHz

                    Tính toán các thông số điện:

                    • Tổng công suất đầu ra :

                    Po = 12 * 4 = 48W

                    • Công suất cung cấp đầu vào với hiệu suất 75% :

                    Pin = Po / n = 48 / 0.75 = 64W

                    • Điện áp DC đầu vào sau chỉnh lưu :

                    Vmin = 85*sqrt(2) = 120VDC

                    Vmax = 250*sqrt(2) = 353VDC

                    • Dòng điện trung bình lớn nhất đầu vào :

                    Iavmax = Pin / Vmin = 64/120 = 0.53A

                    • Dòng điện đỉnh trên khóa bán dẫn :

                    Ipk = 5.5 * Po / Vmin = 5.5 * 48 / 120 = 2.2A

                    Tính toán điện cảm sơ cấp nhỏ nhất :

                    Lpri = (Vin-min * Dmax) / (Ipk * f) = (120 * 0.45) / (2.2 * 50000) = 491 (uH)

                    Dmax là duty lớn nhất khi mạch flyback hoạt động ở chế độ gián đoạn, ta chọn Dmax=0.45

                    Hệ số điện cảm, ký hiệu AL , đơn vị nH/T2 (nH chia số vòng bình phương), đối với lõi này đo được 360 nH/N^2

                    Công thức tổng quát để tính số vòng cuộn sơ cấp như sau:

                    Npri = sqrt(Lpri / AL)

                    Lpri : là điện cảm sơ cấp đã tính ở trên, quy sang đơn vị nH

                    AL : Hệ số điện cảm nH/T2

                    Áp dụng ta có:

                    Npri = sqrt(491*1000 / 360) = 37 (vòng)

                    Dạng sóng của dòng điện sơ cấp là xung răng cưa, do vậy giá trị hiệu dụng bằng :

                    Ipri-rms = Ipk * sqrt(Dmax / 3) = 2.2 * sqrt(0.45/3) = 0.85 (A)

                    Ta dùng dây đồng đường kính 0.7mm cho cuộn sơ cấp, dây này có tiết diện là S=0.384 (mm2), lấy mật độ dẫn dòng trên dây đồng bằng J=5A/mm2

                    Mỗi sợi dây 0.7mm dẫn được S*J = 0.384 * 5 = 1.9 (A).

                    Như vậy ta cần 1 sợi dây 0.7mm cho cuộn sơ cấp.

                    Nếu cửa sổ quấn dây còn thừa thì có thể nâng số sợi lên để giảm tổn hao dẫn.

                    Sơ cấp là 37 vòng dây 0.7mm quấn 1 sợi

                    ------------------------------------------------------------------

                    Số vòng cuộn thứ cấp :

                    Ns = Npri * (Vo+Vd) * (1 - Dmax) / (Vin-min * Dmax) = 37 * (12 + 0.8)*(1 - 0.45) / (120 * 0.45) = 4.8 (T) , lấy tròn thành 5 vòng

                    Ở đây Vd là điện áp rơi thuận của diode chỉnh lưu thứ cấp , trong sơ đồ dùng loại MBR20100 có Vd = 0.8V.

                    Dòng thứ cấp yêu cầu là 4A, ta có thể dùng 2 sợi dây >0.8mm ở mật độ 5A/mm2

                    Số vòng cuộn phụ AUX ta có thể quấn 5 vòng, hoặc điều chỉnh chút ít qua thực nghiệm, dùng dây nhỏ.

                    ---------------------------------------------------------------------

                    Cách quấn biến áp để giảm thiểu điện cảm rò :

                    - Quấn nửa số vòng dây sơ cấp (18 vòng) và dừng lại tại một chân trung gian

                    - Quấn băng keo cách điện

                    - Quấn 5 vòng dây cuộn thứ cấp (chú ý chiều quấn dây phù hợp với định luật cảm ứng điện từ)

                    - Thêm một lớp băng keo

                    - Quấn nốt nửa sơ cấp còn lại (19 vòng) từ chân trung gian đến cuối

                    - Thêm một lớp băng keo

                    - Quấn cuộn nguồn phụ AUX ngoài cùng.

                    - Thêm một lớp băng keo

                    - Nếu không đủ cửa sổ quấn dây, phải giảm chỉ tiêu dòng thứ cấp (và công suất)

                    - Ghi lại chiều quấn các cuộn dây để đối chiếu và kiểm tra

                    - Cố định chặt lõi từ với bobbin, khi chạy thật phải tẩm sấy keo chết.

                    Chú ý : Các sợi dây đều khá lớn, khi quấn phải dàn đều dây, tránh trồng chéo, nổi cục, làm tăng điện cảm rò.

                    Vẫn quay phim chụp ảnh quá trình quấn biến áp nhé.

                    Phần mạch điện tử vẫn cần tính toán và điều chỉnh, đừng manh động.
                    Anh ơi, anh có thể giải thích chỗ công thức này không, em không hiểu lắm, cảm ơn anh !

                    Ipk = 5.5 * Po / Vmin = 5.5 * 48 / 120 = 2.2A
                    Last edited by phantkien; 22-10-2014, 19:15.

                    Comment


                    • #25
                      tặng bạn cái này mặc đù m chưa dùng bao jo
                      Attached Files

                      hoàng văn đảng
                      la mát - phù ủng - ân thi - hưng yên
                      lh : 01665836876

                      Comment


                      • #26
                        Cho em hỏi bác DTTH còn hoạt động không nhỉ. Em đang làm đồ án về mạch Fly- back công suất 100w. thông số như sau:
                        Đầu vào :195Vac- 265VAc
                        Đầu ra : 2 đầu ra 40VDc - 1.75A , 12VDC -2,5A.
                        IC UC 3844, Mosfet sử dụng 20N60, biến áp xung lõi EER 42/21/15, cuốn tỉ số vòng 29:1:7:2., Feedback em dùng TL431-PC 817.
                        Em mô phỏng qua phần mêm Psim thì thấy mạch chạy ok, đáp ứng hơi chậm. Tuy nhiên khi vào mạch thật thì nổ tùm lum cả.
                        Triệu chứng: hay bị nổ cầu chì, cầu diode. Khi không nổ cầu chì thì điện áp đo được giữa chân 7 và chân 5 của đế căm chíp trước và sau khi cắm Ic khác nhau, khi không cắm chíp đo được U= 22V, sau khi cắm chíp U=13V. Bác có thể xem hộ em là em sai ở chỗ nào không ạ.
                        Click image for larger version

Name:	Ftvx3BP.png
Views:	1
Size:	108.5 KB
ID:	1400542
                        Attached Files

                        Comment


                        • #27
                          chào các bác : xin các bác chỉ giùm tôi vài vấn đề mà tôi không hiểu:
                          mình có sửa mấy cái nguồn tổ ong chạy kiểu flyback để test mạch kích điện, trong thiết kế nguyên bản của nó là dùng ic R7735 hoặc dùng uc3843 lái cặp tran đệm c2955 và a1020. sau đó kích cho fet, thường là con 9n90, vấn đề mà mình thắc mắc là nó chạy 20a mình thay đổi lại cặp trở sunt 0,47 thành 0,1r. vấn đề là trở Rg của nó 5,1r/0.5w, mình thay bằng 4r7/0.25w, thì cứ kéo lên 30a là trở Rg nổ và mosfet nổ,tản nhiệt rất nóng, vậy nhưng thay bằng loại 5,1r/2w thì fet rất mát và kéo 30a thoải mái. vậy thì tại sao fet nó lái bằng áp sao có tải lại nổ nhỉ?
                          LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi dcn_dt
                            Kết quả đo AL của em.

                            E "khoe" cái LC-Meter của em để mọi người ước chừng dược là "chắc sai số thể là chấp nhận được".

                            Kết quả đo cuộn cảm vạch màu 100uH:



                            Cảm 100uH/1A


                            Cảm SMD 1mH (Tháo ở mạch)


                            -Chuẩn bị thí nghiệm.


                            -Cuốn xong dây.


                            Sơ đồ như thế này ah.


                            -Lắp lõi và đo


                            -Kết quả cuối cùng.


                            -Hình như có gì bất ổn, em thấy L không tăng tuyến tính với số vòng dây N.
                            Trời, bạn cho xin luôn cái PCB của mạch Đo LC này đi. Nhìn mà phát cuồng Thanks

                            Comment


                            • #29
                              mình rất thích làm nguồn như thê này nhưng mình chăng biết gì mà tính toán cả chán thật .. mình chỉ biết photocoppy của ngươi khác thôi.... nhìn các bác làm mà thấy thèm thật đấy các bác có thể làm cach nào để bắt đầu cho thằng em ngu rốt này học hỏi 1 chút được không ah
                              Thảo thao sửa chữa điện tử - điện dân dụng

                              Tân lập_sông lô_ vĩnh phúc

                              Hotel: 0989343643

                              Comment


                              • #30
                                nhìn cái mạch đo trị sồ cuộn cam của các bac mà em biết bao giò có thể lam đươc no ạ... các bác cho em sin chút kinh nghiêm về cái này voi a
                                Thảo thao sửa chữa điện tử - điện dân dụng

                                Tân lập_sông lô_ vĩnh phúc

                                Hotel: 0989343643

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                DTTH Tìm hiểu thêm về DTTH

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X