Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại sao biến áp xung lại kêu ???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi Thanh Ng Xem bài viết
    Nguồn xung Flyback tuy nhìn rất đơn giản những để thiết kế hoàn chỉnh thì khá phức tạp. Sau đây là những điểm chủ yếu:

    Flyback hoạt động dưới hai dạng khác nhau:

    1) Thiết kế Flyback chạy ở dạng Dòng Không Liên Tục (DCM, Discontinuous Conduction Mode). Hàm truyền ở dạng nầy tương đối đơn giản. Hàm truyền sẽ tạo ra một điểm cực ở Fp=1/2*3.14*R*C. R là điện trở tải và C là tụ điện tải. Ngoài ra sẽ có một điểm không ở tần số cao đó Fz= 1/2*3.1*ESR*C. Điểm không này không đáng ngại lắm. Điện dòng xung chạy có dạng hình tam giác, do đó điện dòng đỉnh sẽ cao. Các linh kiện như FET và Diode phải có khả năng chịu dòng cao. Hệ thống hồi tiếp điều khiển tương đối đơn giản khi chạy ở dạng DCM.

    2) Thiết kế flyback chay ở dạng Dòng Liên Tục (CCM, Continuous Conduction Mode). Hàm truyền ở dạng nầy khá phức tạp. Hàm truyền sẽ tạo ra một điểm cực giống như trên. Ngoài ra nó còn tạo thêm điểm không (Right Half Plane Zero). Điểm không này làm cho mạch dễ bị bất ổn định nếu không biết cách làm hệ thống hồi tiếp bù trừ

    Nói tóm lại, thông thường chúng ta nên chế tạo nguồn xung Flyback ở dạng DCM

    Hệ thống điều khiển tự động hồi tiếp có hai dạng:

    1) Hệ hồi tiếp Ổn Áp (VMC, Voltage Mode Control). Dạng hồi tiếp này được xử dụng khi nguồn xung mới bắt đầu. Dạng này dùng ít linh kiện nhưng phản ứng rất chậm khi dòng thay đổi. hệ thống hồi tiếp khá phức tạp

    2) Hệ hồi tiếp Ổn Dòng (CMC, Current Mode Control). Dạng hồi tiếp này được xử dụng rất nhiều cho các loại nguồn xung sau này. Mạch phản ứng nhanh, hệ hồi tiếp khá đơn giản

    Để tránh các hiện tượng biến áp bị dao động ở tần số thấp và tạo tiếng kêu hú:

    1) Thiết kế mạch ở dạng dòng không liên tục (DCM). Chọn độ điện cảm cho dây thứ cấp của biến áp sao cho mạch chạy dưới dạng DCM. Nên nhớ Flyback vừa là con biến áp và là con cuộn cảm

    2) Thiết kế biến áp có thông lượng từ thấp so với độ bảo hòa. Giả sử lỏi Ferrite có độ bảo hòa là 3000 Gauss, chỉ thiết kế biến áp từ 1000 đến 1200 Gauss thôi.

    3) Xác định chu kỳ hoạt động không quá 50%

    4) Dùng hệ hồi tiếp Ổn Dòng (CMC)

    5) Thiết kế mạch hồi tiếp để độ dự trữ Bode Pha khoảng 60 độ và độ dự trữ Bode Biên trên 10dB

    chuyên sâu. tớ không nắm rõ kiến thức đi sâu vào cái biến áp xung như bạn. Tớ chỉ sửa cái nguồn tổ ong biến áp xung kêu tạch tạch thôi. Nhưng tiếng kêu tạch tạch nó kèm theo nhiều bệnh liên quan đến cái biến áp xung. Phân tích của bạn tớ hiểu sâu về cái biến áp này từ đó có những biện pháp xử lý. Cũng như bác ở đầu trang nói. là kiến thức kiểu mã nguồn mở.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
      Kêu có nhiều lý do:

      - Sướng quá cũng kêu. (Do nhẹ tải)
      - Khổ quá cũng kêu. (Tải nặng quá)

      Nhưng làm nguồn xung mà có tiếng kêu là vứt. Trâu nên bỏ cái quẳng cáo "chuyên thiết kế nguồn..." đi thôi.

      Trâu chẳng up cái "schematic" hay cái hình mạch in, nên chẳng dám nói nhiều. Chỉ dám tham gia:

      - Có thể kêu do lọc nguồn kém (cụ thể là nguồn nuôi con VIPER22 của Trâu, đưa vào chân 4).

      - Có thể kêu nếu Trâu lười lắp tụ giữa 2 mass (Mass sơ cấp và mass thứ cấp - tụ này nên dùng loại ceramic 4700p).

      - Có thể kêu nếu điện cảm cuộn sơ cấp quá cao. Cái này còn phụ thuộc kinh nghiệm và hiểu biết. Cần thiết thì phải thêm mạch lọc "Sờ nắp bờ".

      Tóm lại, còn thiếu nhiều dữ kiện. Làm nguồn xung nhiều sẽ quen với tiếng kêu. Kêu "te te" khác với kêu "tè tè", lại càng khác với kêu "tạch tạch"... Đến khi nào làm nguồn hết kêu thì sẽ đỡ mỏi tay gõ phím.
      Bác ơi nguồn của em dùng Viper22A sướng quá( Tải nhẹ hoặc ko có tải, có tải lớn 1 chút thì im re) thì kêu bác ạ. Vậy cách xử lý như nào bác. Thông số biến áp sơ cấp 120 vòng, cuộn hồi tiếp nuôi IC 18 vòng, cuộn ra 12V là 15 vòng lõi biến áp EE19. Thank bác

      Comment


      • #18
        Kêu thì cho nó keo 502 đố nó kêu được! Vui thôi chứ kêu mà chạy là vui rồi. Cứ đổ keo 502 càng kêu càng nhỏ thêm 502 đến lúc nào đó nó sẽ hết kêu. Còn chạy không thì tui không biết!

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi phamthang04 Xem bài viết

          Em đã đọc phần này của các bác em thấy rất hay. bác giải thích rùm e trường hợp biến áp xung kêu tạch tạch đi.
          Theo em thì biến áp nguồn xung kêu đa phần là do cái khoản hồi tiếp gây ra, mà trực tiếp là do hiện tượng pulse skipping.

          Thường thì các bộ nguồn xung chạy ở tần số ngoài ngưỡng nghe của tai chúng ta nên mặc dù có sự hiện diện của dao động lớn ta vẫn không nghe thấy được.

          Ví dụ mạch chạy ở tần số 100 kHz, khi hồi tiếp tốt thì tất cả các xung trải đều và độ rộng lẫn khoảng cách các xung bằng nhau (10 us) lúc này dao động của biến áp bằng với tần số hoạt động của mạch nên tai ta ko nghe được.

          Khi hồi tiếp không tốt xảy ra hiện tượng skip xung, ví dụ cứ 5 xung lại có 1 xung bị skipped. Điều này tạo ra bất thường lặp đi lặp lại ở chu kỳ 50 us, lúc này biến áp ngoài việc dao động ở tần số 100kHz còn có thêm dao động do skipped xung ở tần số cao 20 kHz (50us) ta sẽ nghe được âm thanh tete.

          Đến khi tải nặng thì do nhu cầu công suất cao hơn một số xung bị skipped trước đây được bật lên đáp ứng nhu cầu tải mới nhưng thỉnh thoảng vẫn còn xung bị skip, ví dụ cứ 20 xung thì còn 1 xung bị skip, bất thường này lại xảy ra ở chu kỳ 200 us (5kHz) nên ta lại nghe được tiếng tè tè

          Tiếng tạch tạch xảy ra lúc điện áp mạch boot strap dâng lên đủ ngưỡng hoạt động của IC điều khiển và FET đã kích biến áp khởi động đươc 1 vài chu kỳ, lúc này ta đã có thể nghe 1 tiếng tạch, thế nhưng do một bất thường nào đó mà IC không thể chạy tiếp trong khi năng lượng tụ boot strap đã cạn (ví dụ dòng cấp từ cuộn aux ko đủ để duy trì hoạt động của IC điều khiển và FET) thì IC sẽ lại phải chờ áp từ phần boot strap dâng lên để lặp lại quá trình khởi động không thành. Sự lặp đi lặp lại trong vòng lẩn quẩn này là nguyên nhân của hiện tượng trên.

          Trên đây chỉ là phán đoán và phân tích của cá nhân em mong các bác chỉ giáo thêm.

          Comment


          • #20
            Bài viết của bác TI500 rất hay và chị tiết. Hệ thống hồi tiếp của nguồn xung bị dao động và tạo xung nhiễu ở tần số thấp làm BAX kêu. Phần hồi tiếp nhìn thì đơn giản nhưng rất phức tạp về lý thuyết về hàm truyền, hàm hồi tiếp, Bode Pha và Bode Biên. Phần cuối trong clip nầy mình có nói về vấn đề này

            https://www.youtube.com/watch?v=1uMWPQQQasg&t=30s

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            voduychau Tìm hiểu thêm về voduychau

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X