Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch nạp acqui

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chào bạn Lan Hương!
    Mình đang thiết kế mạch nạp accu bằng biến áp loại 220V/14V. Mình dùng ATmega8 để theo dõi điện áp trên cực dương của accu và dùng rơle để đóng/ngắt cuộn 220VAC. Mình đã dùng thử 2 kiểu điều khiển:
    1: Nếu điện áp trên cực accu >=13,7V trong vòng 10000 chu kỳ quét ADC thì ngắt nạp. Rơle đóng lại khi áp trên cực (+)<12,7V và trong khoảng thời gian 5phút kể từ khi ngắt.
    2: Cho mạch nạp tự do, khi nào điện áp trên cực(+) không tăng lên nữa thì ngắt nạp.(5 phút kể từ khi ko tăng lên được nữa).
    3: Bạn cho mình vài lời khuyên nhé, không biết cách nào thì accu sẽ đầy thực sự.

    Xin chân thành cảm ơn!

    Comment


    • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
      Trời, Q6 là SCR (Semiconductor Controled Rectifier), một thyristor công suất bé (200mA/60V). Trong mạch đèn dải nháy TQ có 3 con đó.

      SCR trong DC khi có kích là dẫn mãi, chỉ đến khi điện áp AK =0 hay I(AK) = 0 thì mới ngắt.

      Thân ái.

      Lan Hương.
      Nhưng chị Lan Hương ơi! Chị chưa nói cho em về biến áp mà,em muốn cái biến áp đó nhỏ hơn một chút được hổng vậy chị ? thanks you !

      ------------------------------------------------

      Comment


      • Nguyên văn bởi alone76816 Xem bài viết
        chị Lan Hương ơi ! [B] loại biến áp mà dòng lên đến 18A to kinh khủng khoảng,kích thước khoảng 8x15cm,em hỏi dò thì khoảng 300 đến 400k cái biến áp như vậy. Với lại nó quá to,thật bất tiện chị à.
        Hơ hơ, nếu 1 ẻm 18A to quá thì chơi 2 ẻm 9A hoặc 3 ẻm 6A?! Ra chợ trời mua mấy cái UPS cũ loại 600 - 1000VA về, tháo lấy cuộn biến áp ra mà chọc. BA loại đó xịn, đẹp, an toàn hơn mấy chục lần so với loại "Made in VN" bán ở Hàng bông đó!
        Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

        Comment


        • ôh thế cũng được,nhưng mà em lại sợ là khi mắc 2 thằng biến áp song song như vậy lại có vấn đề thì thật là chết,mặc dù là biết khi mắc song song là dòng nó tăng lên,nhưng em nghĩ cách mắc đó chỉ dùng cho điện 1 chiều như acquy thôi,còn dòng điện ac vẫn được ưh,thật ngạc nhiên !

          ------------------------------------------------

          Comment


          • Nguyên văn bởi alone76816 Xem bài viết
            ôh thế cũng được,nhưng mà em lại sợ là khi mắc 2 thằng biến áp song song như vậy lại có vấn đề thì thật là chết,mặc dù là biết khi mắc song song là dòng nó tăng lên,nhưng em nghĩ cách mắc đó chỉ dùng cho điện 1 chiều như acquy thôi,còn dòng điện ac vẫn được ưh,thật ngạc nhiên !
            Câu hỏi này rất hay, nó liên quan đến thuộc tính cơ bản của năng lượng điện.

            Điện một chiều là năng lượng thực (true energy), còn điện xoay chiều là năng lượng biểu kiến, có liên quan chặt chẽ đến chế độ điều biến (dạng - wave form), tần số và pha.

            Vì vậy mà khi ghép hai nguồn xoay chiều khó khăn hơn ghép nguồn một chiều, vì còn phải căn cứ trên các chỉ tiêu kỹ thuật đặc dụng. Nhưng vẫn cứ ghép được như thường nếu thỏa mãn được các chỉ tiêu đó. Trong ngành điện gọi chung là hòa pha.

            Để ghép hai biến áp giống nhau để cấp nguồn một chiều như trong trường hợp này thì giản đơn hơn nữa. Chỉ cần một trong hai phương án :

            1/. AC commun (AC chung):

            - Nối chung sơ cấp, cấp AC.

            - Xác định pha thứ cấp, nối chung đồng pha.

            Cách xác định pha : Ta nối hai dây thứ cấp (trong 4 dây) của hai cuộn thứ cấp. Đo điện áp AC của hai dây còn lại, nếu ~ 0V thì nối chung (do đồng pha). Hai đầu dây nối chung này là điện áp AC chung của 2 biến áp.

            2/. DC commun (DC chung):

            - nối chung sơ cấp không quan tâm đến pha

            - chỉnh lưu thứ cấp riêng biệt ra DC

            - nối chung DC.

            Việc chỉnh lưu thành DC đã thoát ly các yếu tố pha và dạng của AC.

            Thân ái.

            Lan Hương.
            Last edited by lanhuong; 05-09-2008, 20:49.

            Comment


            • Xin trao đổi thêm về máy nạp acquy 20A :

              1. hiệu suất của mạch quá thấp :điện vào 20vAC ->28vDC ->bình 12VDC còn có 50% .
              2. SCR phải có dòng chạy trên 240A thì mới mong sống khi chập điện đầu ra.
              3.do có tụ lọc nguồn nên SCR sẽ chạy mãi vậy bỏ luôn đi cho rồi thay bằng công tắc tay vì mạch có tự động tắt đâu.
              Vài ý kiến riêng nếu sai xin thứ lỗi

              Comment


              • tính toán cho quen ...

                Nguyên văn bởi datle Xem bài viết
                Xin trao đổi thêm về máy nạp acquy 20A :

                1. hiệu suất của mạch quá thấp :điện vào 20vAC ->28vDC ->bình 12VDC còn có 50% .
                2. SCR phải có dòng chạy trên 240A thì mới mong sống khi chập điện đầu ra.
                3.do có tụ lọc nguồn nên SCR sẽ chạy mãi vậy bỏ luôn đi cho rồi thay bằng công tắc tay vì mạch có tự động tắt đâu.
                Vài ý kiến riêng nếu sai xin thứ lỗi
                1/. Mạch cắt pha có hiệu suất năng lượng lớn hơn 95% nhiều.

                2/. Mạch bào vệ cắt SCR khi dòng I > 25A, lấy đâu ra dòng cao hơn.

                3/. Tụ lọc đó chỉ có gía trị vừa đủ để san phẳng dòng 5A / 5V. Biên độ trên 5V với dòng 5A nó không còn tác dụng, SCR lúc đó hoàn toàn làm chủ cắt pha.

                Nghĩa là cấu trúc mạch cố tình để SCR đóng hoàn toàn khi dòng nạp dưới 5A, chỉ bắt đầu cắt pha khi trên biên độ và cường độ chuẩn so sánh. Tập tính toán cho quen.

                Lan Hương.

                Comment


                • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                  1/. Mạch cắt pha có hiệu suất năng lượng lớn hơn 95% nhiều.

                  2/. Mạch bào vệ cắt SCR khi dòng I > 25A, lấy đâu ra dòng cao hơn.

                  3/. Tụ lọc đó chỉ có gía trị vừa đủ để san phẳng dòng 5A / 5V. Biên độ trên 5V với dòng 5A nó không còn tác dụng, SCR lúc đó hoàn toàn làm chủ cắt pha.

                  Nghĩa là cấu trúc mạch cố tình để SCR đóng hoàn toàn khi dòng nạp dưới 5A, chỉ bắt đầu cắt pha khi trên biên độ và cường độ chuẩn so sánh. Tập tính toán cho quen.

                  Lan Hương.
                  LANHUONG ơi! thấy kiến thức nhiều lĩnh vực thế em có am hiểu nhiều về lĩnh vực điện thanh (Amplyfier) không hở LANHUONG...?

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                    1/. Mạch cắt pha có hiệu suất năng lượng lớn hơn 95% nhiều.

                    2/. Mạch bào vệ cắt SCR khi dòng I > 25A, lấy đâu ra dòng cao hơn.

                    3/. Tụ lọc đó chỉ có gía trị vừa đủ để san phẳng dòng 5A / 5V. Biên độ trên 5V với dòng 5A nó không còn tác dụng, SCR lúc đó hoàn toàn làm chủ cắt pha.

                    Nghĩa là cấu trúc mạch cố tình để SCR đóng hoàn toàn khi dòng nạp dưới 5A, chỉ bắt đầu cắt pha khi trên biên độ và cường độ chuẩn so sánh. Tập tính toán cho quen.

                    Lan Hương.
                    Mạch cắt pha có hiệu suất năng lượng lớn hơn 95% nhiều. còn tùy thuộc vào điện áp và tải nưă. cụ thể như trong mạch nạp này: điện áp đỉnh sau diot khoảng 22volt mà điện áp acquy (gần như cố định 11.5-14.5volt) như vậy điện áp rớt trên điện trở và SCR không phải nhỏ ,đây chính là phân công suất hao phí
                    2/. Mạch bào vệ cắt SCR khi dòng I > 25A.
                    khi dòng I > 25A mạch bảo vệ cắt SCR nhưng SCR vẫn dẫn đến khi kết thúc chu kỳ . nên dòng tức thời vẫn cao.Ý tôi nói SCR 240A là dòng xung chứ không phải dòng trung bình.
                    Lan Hương có nhiêu khả năng ,bạn thử nghiên cứu dùng SCR trước biến áp xem có thể hay hơn không?
                    Tôi cũng dang sử dụng 2 máy nạp 10A dùng LM358 và ổn dòng bằng tụ đóng mở bằng relay thấy cũng tạm ổn.
                    Vài lời chia sẻ cùng bạn.

                    datle

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi datle Xem bài viết
                      Mạch cắt pha có hiệu suất năng lượng lớn hơn 95% nhiều. còn tùy thuộc vào điện áp và tải nưă. cụ thể như trong mạch nạp này: điện áp đỉnh sau diot khoảng 22volt mà điện áp acquy (gần như cố định 11.5-14.5volt) như vậy điện áp rớt trên điện trở và SCR không phải nhỏ ,đây chính là phân công suất hao phí
                      2/. Mạch bào vệ cắt SCR khi dòng I > 25A.
                      khi dòng I > 25A mạch bảo vệ cắt SCR nhưng SCR vẫn dẫn đến khi kết thúc chu kỳ . nên dòng tức thời vẫn cao.Ý tôi nói SCR 240A là dòng xung chứ không phải dòng trung bình.
                      Lan Hương có nhiêu khả năng ,bạn thử nghiên cứu dùng SCR trước biến áp xem có thể hay hơn không?
                      Tôi cũng dang sử dụng 2 máy nạp 10A dùng LM358 và ổn dòng bằng tụ đóng mở bằng relay thấy cũng tạm ổn.
                      Vài lời chia sẻ cùng bạn.

                      datle
                      1/. Nạp Accu điều chế công suất bằng phương pháp cắt pha khác hẳn với các phương thức điều chế công suất khác và không phải ai cũng hiểu.

                      Xem biểu đồ dưới đây, trong đó U(A) là điện áp accu, ta thấy năng lượng nạp vào accu nhỏ hơn rất nhiều so với tổng năng lượng mà nguồn (đã chỉnh lưu) cung cấp cho tải. Chỉ có phần năng lượng phía trên điện áp accu mới được nạp vào accu.



                      Do đó mà SCR đóng mở rất dễ dàng, tin cậy.

                      2/. Tính toán cụ thể trong mạch xem sao :

                      - Công suất nạp tối đa :

                      20 A x 22 V = 440W

                      - Mạch dùng SCR thông dụng như C35 với các chỉ tiêu kỹ thuật như sau :

                      I c = 35A.; U(AK) = 100V; R(AK) = 11,15 mili-Ohm)

                      Xem dây dẫn có điện trở không đáng kể thì điện trở toàn mạch điện máy nạp là :

                      0,1 + 0,01115 = 0,11115 ohm.

                      Công suất rơi trên mạch là :

                      0,11115 x 20 x 20 = 44,6W

                      - Hiệu suất mạch nạp này là :

                      (440 - 44,6) / 440 x 100 = 89,86 ~ 90%

                      3/. Dù là toàn tải, xem như mạch điện tử nối tắt hoàn toàn thì biến áp cũng chỉ cung cấp dòng tối đa Ip = 25A, không có khả năng vượt dòng của mạch nạp này.

                      4/. Mạch còn có thể điều khiển dòng nạp chứ không "cắm dầu nạp" như dùng relay. Nghĩa là có thể set cho mạch này nạp 3; 5; 10; 15; 20 Ampere mà không có biến đổi lớn nào. Nhưng do người yêu cầu mạch điện không đặt vấn đề nên Lan Hương không vẽ ra đây.

                      Nghĩa là khả năng của mạch này rất rộng, mạch dùng relay của bạn không thể nào so sánh được.

                      Lan Hương.
                      Attached Files

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi alone76816 Xem bài viết
                        ôh thế cũng được,nhưng mà em lại sợ là khi mắc 2 thằng biến áp song song như vậy lại có vấn đề thì thật là chết,mặc dù là biết khi mắc song song là dòng nó tăng lên,nhưng em nghĩ cách mắc đó chỉ dùng cho điện 1 chiều như acquy thôi,còn dòng điện ac vẫn được ưh,thật ngạc nhiên !
                        Hi hi, Tui nói là "dùng 2, 3 BA" chứ có nói bạn "mắc 2, 3" BA đâu nhỉ? khè khè. Đùa thôi, để cho đơn giản thì bạn mua 2 BA + 2 Cầu diode, chỉnh lưu rồi ghép lại là ok thôi! Thế được chưa nhỉ?
                        Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                        Comment


                        • cho mình với nhen. thanks

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi thangktvta Xem bài viết
                            Hi hi, Tui nói là "dùng 2, 3 BA" chứ có nói bạn "mắc 2, 3" BA đâu nhỉ? khè khè. Đùa thôi, để cho đơn giản thì bạn mua 2 BA + 2 Cầu diode, chỉnh lưu rồi ghép lại là ok thôi! Thế được chưa nhỉ?
                            cảm ơn bạn,đó cũng là 1 ý kiến hay dó,nhưng mà tui vẫn thấy chưa ổn lắm đâu,chưa ai làm như vậy bao giờ hết đâu,ý tưởng này sẽ ko có khả thi đâu đó,hè hè !!

                            ------------------------------------------------

                            Comment


                            • Chị Lan Hương cho hỏi là với công suất mạch nạp nói trên là 440W thì cầu chì sơ cấp phải 2A trở lên chứ không phải 1A như trên hình đúng ko ạ?
                              Chị có thế post thêm phần điều chỉnh dòng nạp được không? Thanks chị nhiều!

                              Comment


                              • Có cái mạch xạc này chia sẻ với mọi người.

                                BRgds!
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                pham_v_quang3i Tìm hiểu thêm về pham_v_quang3i

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X