Thông báo

Collapse
No announcement yet.

AUDIO trém gió !

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • AUDIO trém gió !

    Bị thuốc nhiều quá nên mạo muội mở chủ đề này! Mong cùng các cao thủ lẫn người mới vào thảo luận để phân tích cái hay của thiết kế từng kiểu máy các hãng ạ.
    VD: Sansui thì hàng làm ở cẩu tiếng nghe ồn, dải cao không nổi trội.. âm hơi tối. Trong khi đó cũng Amp Sansui cũ nhưng hàng nguyên gốc tư bản em sang tận nơi mua về thì OK cả nghe lẫn nhìn. Đặc biệt một số linh kiện quan trọng có chân mạ vàng!! Còn lại là mạ bạc vì em để lâu không thấy han gỉ gì cả!!




    Hãng Krell thì hàng giờ lung tung quá. Năm '98 em biết tới nó qua hãng DONGTHANH trong Sài Gòn nghe thì thấy hay nhưng giá thì ôi thôi. Hồi đó lại được cập nhật thêm về mạch thiên lưu 4 cấp cho 4 mức công suất nên sau đó quyết tâm làm một chú KSA 100.
    _ 400 được SX tại USA, 200W/CH, chất âm ấm áp và uy lực hơn 300Xi. Mẩu mã thì k đẹp cho lắm. Giá hiện nay mới 100% 2700 - 2800$
    - 300i được SX tại TQ, 150W/CH, chất âm ấm áp nhưng k mạnh mẽ bằng 400Xi, về tổng thể thì thua xa con 400Xi. Nhưng mẫu mã thì rất đẹp, remote cũng rất pro. Giá mới thì khoảng tầm 2100 - 2200$.


    Hàng Pass-Lab thì mạch điện nhiều nhưng DIY tiếng nghe mỏng quá. Loại khủng long kiểu mới thì không có mạch điện. Em chưa xài đồ hãng này

    Hãng Gryphon thì cũng good, nhưng em này cũng không có schematic lun. Cháu nó đây

    By three methods we may learn wisdom:
    First, by reflection, which is noblest;
    Second, by imitation, which is easiest;
    and third by experience, which is the bitterest

  • #2
    A cái bác đang cầm tu vít hí hoáy là bác Phuong.hng đó à ? giờ mới thấy mặt.
    Cái em Gryphon cuối cùng nhìn như hàng quân đội í nhỉ. Cứ nghĩ voi đạp chắc cũng không si-nhê gì, hihihi
    Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
    <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

    Comment


    • #3
      Vâng bác lại nhầm rồi hj hj đấy là ông anh trai đó, cái gã chụp ảnh mới là em. Trông trẻ thế thui chứ lão đã 45 rồi đó. Nhà em được cái bộ mã gen ai cũng trẻ lâu.
      By three methods we may learn wisdom:
      First, by reflection, which is noblest;
      Second, by imitation, which is easiest;
      and third by experience, which is the bitterest

      Comment


      • #4
        cái Gryphon là classA thật hả bác? Sản xuất ở DENMARK chắc là Đan Mạch, hai bên nguồn riêng vào ra cũng riêng luôn. Cái "ruột" Sansui có linh kiện nhìn giống cuộn cảm? thật sang trọng!

        Comment


        • #5
          Mình thick cái em cuối cùng ,nhìn cái tản của nó kìa.Trông gấu thế và rất đáng iu
          Thu mua Vệ tinh,Tàu ngầm,Vũ khí hạt nhân cũ giá cao

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi lvhn Xem bài viết
            cái Gryphon là classA thật hả bác? Sản xuất ở DENMARK chắc là Đan Mạch, hai bên nguồn riêng vào ra cũng riêng luôn.
            Con của nợ này coi như 2 mono-amp trong một vỏ mà. Em nó không như Ampli Mc-Intost MC1,2kW hay Mc2kW, chạy nóng vãi xoài.
            Nguyên văn bởi lvhn Xem bài viết
            Cái "ruột" Sansui có linh kiện nhìn giống cuộn cảm? thật sang trọng!
            Đó là mạch của radio bác à toàn linh kiện thường thui. Cái mạch công suất của em nó nhìn mới đẹp cơ,
            Last edited by phuong.hng; 16-09-2012, 13:37.
            By three methods we may learn wisdom:
            First, by reflection, which is noblest;
            Second, by imitation, which is easiest;
            and third by experience, which is the bitterest

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi vinhforever Xem bài viết
              Mình thick cái em cuối cùng ,nhìn cái tản của nó kìa.Trông gấu thế và rất đáng iu
              nhìn tản nhiệt như mấy con Pow của Plinius ý nhỉ

              Comment


              • #8
                Hà đổi nick rồi à. Mình tưởng cậu lên chức chủ của hàng, bận không chơi cùng anh em nghèo trên này nữa!!
                By three methods we may learn wisdom:
                First, by reflection, which is noblest;
                Second, by imitation, which is easiest;
                and third by experience, which is the bitterest

                Comment


                • #9
                  Máy có đèn điện tử chân không ở Hà nội

                  Có rất nhiều loại máy dùng đến đèn chân không , còn gọi là đèn tử , bài này chỉ nói đến những máy có đèn chân không dùng để khuêch đại âm thanh và chỉ hạn hẹp với người dùng trong một phần nội thành Hà nội
                  Vào thập niên 50 thế kỉ trước , sau một thời ngự trị của máy hát quay tay, lên dây cot , chạy đĩa than ,kim sắt , nhiều gia đình đã mua radio để nghe tin tưc và ca nhạc , một số gia đình chuyển từ radio nhỏ sang lớn hơn , tất cả cac loại radio này đều phải dùng đèn chân không để khuêch đại . Đa số các máy nhỏ đấu sợi nung tim các đèn nối tiếp nhau để cắm thẳng vào điện lưới 110 v , điện nuôi đèn cũng nắn thẳng từ điện lưới 110 v , do đó radio không có biến áp nguồn mà chỉ có 1 biến áp ra loa . Gặp phải ngày trời mưa , ẩm ươt , vặn to nhỏ hoặc dò sóng , có thể bị điện giật tung tay . Những cái radio to , nhiều tiền , tất cả sợi nung tim đèn đấu song song vào 6v xoay chiều ,lấy từ biến áp nguồn , điện nuôi đèn lớn hơn 150 v , cũng lấy từ biến ap nguồn , radio đã có 2 biến áp , biến áp nguồn to và biến áp loa nhỏ hơn , điện nuôi máy đã được cách ly với điện nguồn .
                  Sau ngày bộ đội Cụ Hồ về giải phóng Thủ đô , có mit tinh lớn ở quảng trường Ba đình , hòa trong không khí vui tươi , phấn khởi của người Hà nội , ông bác hai tôi kể lại , những ngày đó , cụ tôi khênh cái radio Philip rât to của nhà , đặt trên bàn ở vỉa hè phố Cao bá Quát , mở thật to để bà con cùng nghe mit tinh và vui chung ngày giải phóng.

                  Qua một thời gian , những cái radio sản xuất ở Pháp , Anh , Ý , Đức , Hà lan đó cũ kĩ , hỏng dần mà không có linh kiện thay thế nên xếp xó tât cả .
                  Cuối những năm 60 , đã có những cái radio được mang về từ đông âu hay từ Liên xô , máy đều có bộ phận đổi điện dùng được cả 110 – 220 v .
                  Ông anh trưởng nhà tôi làm ở mỏ đá Gia đức – Hải phòng – được cơ quan cử về Hà nội để mua cái radio chạy pin cũ , có hiệu là Orion , sản xuất ở Hung ga ri , máy nung tim đèn bằng mấy quả pin cối to bằng cổ chân người lớn , nuôi đèn bằng mấy chồng pin tầng , mỗi tầng khoảng 100 v , dùng nhiều , tiền pin bằng mấy lần tiền đài , ngày nay chắc các nhà máy pin không còn sản xuất cac loại pin đó nữa .
                  Đầu những năm 70 , nhiều nhà có radio mới , có cái còn kèm quay đĩa than ở bên trên , hầu hết là sản xuất ở Liên xô và vài nước đông Âu .
                  Thanh niên thời đó rât thích chơi cái máy quay đĩa Tuổi trẻ của Liên xô , máy chạy đĩa than ,có 3 tốc độ , 78 , 45 , 33 vòng phút , tốc độ 78 vẫn chạy được đĩa than của máy quay tay cổ . Máy như chiếc vali nhỏ , có thể xach từ nhà nọ đến nhà kia , ruột rất đơn giản , khuêch đại chỉ bằng 1 bóng đèn kép , những ngày đó không gian rất yên tĩnh , phòng 20 m2 mà nghe cũng thấy rất to . Nhiều nhà có được những đĩa than mang từ đông âu về , dăm ba thanh niên tụ tập quanh máy hát , đóng cửa nhẩy nhót với nhau rất vui vẻ .
                  Vào dạo đó một số cửa hàng của nhà nước bán ra những cái radio mới của Liên xô , Trung quốc , giá bằng cả nửa năm lương của một công nhân trung bình bậc 4 /7 .
                  Có người bạn , nhà khả giả vì làm nghề thủ công chui , mua được cái radio Shanghai loại to ở Bach hóa tổng hợp Bờ hồ , nó có cái mắt thần mầu xanh hình dẻ quạt , dò đúng sóng thì nó mở ra rất đẹp , bạn bè nhiều người mơ ước có được . Sau đời radio Shanghai , mậu dịch bán ra loại Hồng đăng , mắt thần chữ nhật ngang , cho đến nay 2013 , nhiều người vẫn còn giữ được , cái sống ,cái chết , nó là một thứ đồ tân cổ hiếm .
                  Những người đi du học , công tác ở đông Âu mang về một số it radio , quay đĩa than . Những người đi Liên xô mang về rất nhiều loại , đáng kể là những cái radio quay đĩa than Rigonda , bề thế , có 4 chân cao . Rigonda 101 , có 1 đèn công suất ra loa như những loại radio bình thường . Rigonda 102 ra loa bằng hai đèn đẩỷ kéo vi sai , công suất ra loa lên tới 7w , có lẽ vào thời đó , không có cái radio quay đĩa nào nghe gia đình ở Hà nội có công suất lớn đến như vậy . Về lý thuyết , mạch công suất vi sai này có độ méo nhỏ nhất , nhưng không khai thác được hết công suất tối đa của bóng vì nhà s x rât chú trọng đến chất lượng âm thanh ,âm nhạc . Sau này không gặp được máy nào , kể cả được s x ở Mỹ , Nhật , có mạch chất lượng cao như vậy . Mạch này chạy đẩy kéo AB , nhưng khi rút 1 bóng cửa (-) , máy vẫn chạy theo kiểu A bình thường của 1 bóng công suât .
                  Tất cả các máy chiếu phim nhựa 35 mm thời đó đều có máy tăng âm đi kèm để khuếch đại âm thanh từ bộ biến đổi quang của máy chiếu . Các máy tăng âm này có thêm lỗ cắm micro để thuyết minh tiếng Việt ,để thông báo ,giữ trật tự ỏ các bãi chiếu phim lưu động … Các rạp chiếu bóng dùng tăng âm chạy đèn cho đến thời chiếu phim màn ảnh rộng vẫn chưa thay đổi . Các máy chiếu lưu động ở các câu lạc bộ , các bãi hầu hết dùng tăng âm 10 w đi kèm theo máy chiếu do Liên xô s x , sau này nhà máy cơ khí điện ảnh sản xuất máy chiếu , cũng sản xuất tăng âm 10 w đi kèm , hình thức giống hệt của LX , vỏ nội , tất cả linh kiện của nước ngoài.

                  Những nơi cần phóng thanh cho mit tinh , hội họp , ca nhạc thì hay dùng máy tăng âm 25w đến 100w do Liên xô , Trung quốc sản xuất . Những ngày lễ lớn , loa nén giăng mắc xung quanh Bờ hồ , bộ phận lưu động của Đài truyền thanh Hà nội ở phố Hàng Dầu mang ra mấy cái 50 , 100w , tiếng vẫn đủ to , rõ .
                  Để truyền thanh công cộng , có những máy công suất tới 600 w , 1000 w , riêng biến áp xuất âm của nó cân nặng hơn cả cái máy tăng âm bán dẫn 2000w ngày nay
                  Ngày đó , hầu hết dùng tăng âm cúa Liên xô , Trung quốc , Việt nam . Chỉ vài cơ quan văn hóa là dùng máy Tesla của Tiệp Khắc , Telos của Ba lan . Máy 40w của Ba lan nghe yếu hơn 50w của T .Q rất nhiều , nhưng để trang âm cho ca nhạc thì không ca sĩ nào muốn hát với máy 50w . Máy Ba lan có thêm nửa bóng 3 cực kép làm đảo pha cho đôi công suât, mạch này hầu như không lăp trong tăng âm của Liên xô , Trung quôc .
                  Loại máy tăng âm công cộng cuối cùng góp mặt là chiếc 100w vỏ xanh của Liên xô , dùng đèn công suất kép . nó chỉ nhỏ bằng nửa những máy 50w , nhưng về chât lượng âm thanh thì có lẽ thời đó và ngay cả bây giờ , khó có cái máy chạy đèn nào sánh được .

                  Những chiêc tivi đen trắng các cơ quan ở Hà nội được mua nhiều là Berinh của Ba lan , nó vẫn dùng đèn điện tử . Có lẽ do T V nhiều tiền nên không mấy người mang từ đông âu hay Liên xô về . Người Hà nội được dùng nhiều TV đen trắng đèn điện tử là mang ở trong Nam ra sau ngày giải phóng 1975 . Cuối những năm 80 , TV đen trắng bán dẫn vẫn chưa thay thế hoàn toàn Denon, National …chạy đèn điện tử .
                  Vào cuối những năm 70 , các dàn máy nghe nhạc của Nhật ,Mĩ từ miền nam mang ra Hà nội rất nhiều , nhưng những máy chạy băng cối , tăng âm loại nhiều tiền đều là khuêch đại bằng bán dẫn . Chỉ có lèo tèo dăm cái máy băng cối Sony 200 , Akai M7 , M8 … nửa điện tử , nửa bán dẫn , ai chót mua rồi , chán nghe , bán lay lăt mãi mới có người it tiền mua lại . Có vài cái tăng âm chạy đèn điện tử Pionner 500 , Sansui 1000 , Ampex … cổ lỗ , cũ kỹ , ai đã có thì cố mà dùng , chẳng có người muốn mua vì nếu hỏng không có thợ sửa , không có đồ thay . Có người muốn bán cả dàn , chỉ tính tiền đầu băng cối với loa thôi , còn biếu thêm ampli điện tử và hơn 5 chục cuộn băng cối thì mới có người mua cho .
                  Những máy radio quay đĩa than loại vừa và nhỏ của Nhật chỉ toàn là bán dẫn . Còn sot lại 1 loại tủ to dân gian gọi là quan tài bay là chạy đèn . Loại này không biến áp nguồn ,không biến áp loa , trở kháng loa 400 ôm , hỏng rất khó quấn lại , đèn già không có thay , có người mua để trưng bày trong nhà cho nó sang trọng .
                  Đến những năm 80 , tăng âm bán dẫn có rât nhiều loại đã có công suất đến 50w x 2 rồi , có tăng âm của Hung , mono , 100w , nhưng không thể dùng để biêu diễn ca nhạc ngoài trời , đông người được . Vẫn phải dùng tăng âm đèn điện tử . Tăng âm điện tử của Nhật chất lượng cao nhất để cho ca nhạc là chiếc Toa 100w , rât hiếm gặp

                  Đoàn văn công quân chủng Không quân được Tư lệnh cho mua một bộ trang âm tôt nhất toàn quân . Vào sài gòn hỏi thăm những nơi bán đồ trang âm tôt nhất trong đó , đoàn đã mua được 2 cái tăng âm đàn Felder , 1 tăng âm Vox cho ghi ta bass , 1 tăng âm cho 6 mic , 100W Lâm hào , tất cả đều dùng bóng đèn điện tử của Mĩ . Bộ trang âm này thời đó là nhất Hà nội . Những ngày đầu , với đôi thùng ruột 4 loa 50 cm của Mĩ , ca nhạc ngoài trời phục vụ cho hơn 1 ngàn cán bộ chiến sĩ ở sân bay nghe đủ to , rõ và rât hay . về sau , nhân dân ở quanh sân bay được vào xem văn công rất đông , có buổi đến 2 ngàn người , âm thanh không còn được đầy đặn như trước . Thế là phải cải tạo lại tăng âm Lâm hào . Vẽ lại sơ đồ máy , tăng âm dùng 4 bóng công suât , biến áp nguồn , biến áp loa nguyên bản của Mĩ , to gần gấp đôi cái Vox 100w , như vậy máy thiết kế để dùng trong hội trường , ca nhạc ở nhà hàng nhỏ , để đạt chất lượng cao , độ méo nhỏ , nên chưa khai thac hết công suất ,. Có thể lăp thêm tầng khuêch đại điện áp nữa cho tăng công suất ra Lắp thêm mấy tầng , đặt vào vị trí nào trong sơ đồ , lấy độ khuếch đại bao nhiêu , thay đổi độ hồi tiếp âm ra sao ? . Thời đó không có Thầy , không có tài liệu dạy tính toán . Đến thợ sửa chữa tốt ở Hà nội có thể đếm trên đầu ngón tay , muốn làm được những việc trên thì đành phải mò mẫm , vừa lắp vừa thử . Mấy anh em xuất thân từ nông dân nên nói đùa là lại phải tập mò cua , bắt ốc , may ra được ăn . Mỗi lần lắp thêm 1 mạch xong , phải nhờ ca sĩ hát thử mươi lần . Điều chỉnh , hát thử , điều chỉnh , hơn tháng trời mới tạm ổn , các ca sĩ , nghệ sĩ Mạnh Cường , Ngọc Khuê (Làng lúa ,làng hoa ) , thử máy xong đều rất vui . Tăng âm dùng cho ca , nhạc thì mới được một nửa phần của ca , còn nửa nhạc phải xin góp ý của các nhạc công ghita , trống , kèn … Lại điều chỉnh thêm hơn tuần nữa mới vừa ý đội trưởng nhạc Mai Hoàn . G. s . Tiến sĩ âm nhạc Phúc Linh thường đến đoàn để chỉ bảo cho ban nhạc , lần này ông bỏ ra dăm buổi để nghe chất lượng âm thanh của máy và dậy cho biết cách nghe và hiểu biết về sự trung thực của âm thanh , để thay đổi và điều chỉnh máy cho đúng giọng các nhạc cụ .

                  Những năm sau đó , bộ âm thanh này được phục vụ khắp các sân bay trong Nam ,ngoài Bắc , cùng đoàn VC đi hội diễn ca múa nhạc toàn quân , toàn quốc , ở cả nhà hát Lớn Hà nội , nhà hát lớn TP Hồ chí Minh .
                  Tất cả bóng công suất của các máy này đều dùng 1 loại EL 34 . Máy mang đi lưu động nên rất chóng hỏng , ở Hà nội không có bóng Mĩ , bóng Anh thay thế . Cắm thử bóng của Hung , chạy một lúc thì đỏ rực . Mượn mấy cái 6 Pi 3c của Liên xô bên rada sân bay , thay vào vẫn đỏ , điều chỉnh thiên áp âm cho lưới , phiến hết đỏ nhưng máy nghe như người bị cảm cúm , ngẹt mũi . Cục đề nghi vật tư quân chủng vào trong kho D34 sân bay Tân sơn Nhất lục tìm và mang ra cho đoàn VC được mấy chục cái mới nguyên trong hộp , hàng quân sự Mĩ . Bóng cũ , cái nào nghi già yếu , lỏng chân , vưt đi thay mới luôn .
                  Mấy năm trước , có tay Rôc nổi tiếng ở Đà nẵng mua được cái ampli Felder điện tử của những năm 70 , tiếng nghe không được chuẩn cho ghita , nhờ rất nhiều thợ nổi tiếng lắp ráp ampli đèn để sửa , họ cho tín hiệu nhạc vào và không phân biệt được lỗi của máy , có người mạnh dạn đề nghị rã máy để lắp theo sơđồ hiện đại nhất trên mạng cho máy nghe nhạc ! ! . May cho anh chủ Fender , vẫn còn sơ đồ mạch vẽ lại bằng tay những năm 80 , đối chiếu thấy máy chỉ bị thay 1 con R hồi tiếp âm từ loa về tầng trước , có lẽ bác thợ giỏi nào đó muốn dùng Felder để nghe nhạc cho to , mạnh hơn nên tăng R để giảm hồi tiếp âm . Chỉ thay có 1 cái điện trở đúng sơ đồ , trong mươi phút , máy lại đúng là để chơi ghi ta . “ Trâu để cầy , Ngựa để cưỡi “ các cụ nhà ta ngày xưa nói chẳng có sai.

                  Máy chạy đèn chân không lui dần vào dĩ vãng , nhường chỗ cho transitor , mos fet công suất lớn . Kĩ thuật số - class d – dần thay thế a na lôc 100 tuổi .
                  Cách nay hơn chục năm , cùng với nhiều nơi , ở Hà nội rộ lên các tay chơi nghiệp dư lắp ráp đèn chân không theo phong cách mới , máy cởi truồng , không vỏ bảo vệ .
                  Có người bạn , mươi ngày lại đi xe máy sang Văn môn mua đồ thanh lý . Cơ man nào là bóng điện tử . Bóng Mĩ , bóng Liên xô , Trung quốc , hầu hêt đều còn mới nguyên trong hộp giấy , còn nguyên cả tờ hướng dẫn trong hộp . Đủ các loại , tất cả được đổ đầy trong chuồng lợn , dưới gầm phản . Vào chuồng lợn chọn bóng , đi lại thoải mái , bóng dẫm dưới chân , nổ đôm đôp , chủ nhà cũng chẳng nói gì . Có cái máy đo độ phát xạ đèn của Mĩ , mới tinh , phá ra chỉ lấy mỗi 1 bóng công suất , Bây giờ , máy này nghe nói bán vài mươi chục triệu .
                  Đọc trên báo thấy các nhà máy sản xuất đèn chân không ở tây Âu , Mĩ đóng cửa hết cả rồi ,chỉ còn nhà máy ở Nga , Trung quốc . Chỉ béo bở mấy anh chàng nghiệp dư ở Mĩ làm thủ công những cái đèn hiếm nên bán đắt kinh khủng . Nhiều tay chơi nghiệp dư lăp công suất đẩy kéo hay song song chăc it lưu ý đến kĩ thuật đòi hỏi những bóng này phải thật đồng đều , mà làm thủ công thì phải đo , chọn vài chục cái mới có 1 cặp xứng đôi vừa lứa
                  Rất nhiều người thích sưu tầm đồ kĩ thuật . Người tìm mua cái điện thoại bàn quay số cành cạch , người thích chơi cái dt di động to hơn cổ tay , người thich nghe cái máy quay đĩa than , loa đồng to tướng , lên dây cót tốc độ 78 .

                  Rất nhiều người thich ngồi trên cái xe đạp pơ giô yên da đầu bằng , phanh quả táo .
                  Rất nhiều người mê mẩn tiếng chuông của đồng hồ quả lắc ODO .
                  Và còn rất nhiều người thich rất nhiều thứ nữa , nhưng hình như tât cả quí vị này đều có 1 điểm chung là chỉ thich chơi đồ nguyên bản , không chấp nhận đồ giả dù có trông như thật hoặc tôt hơn đồ cũ nguyên bản .
                  Nhiều người nghe nhạc ở Hà nội từ thời trước bằng Ri gon da , Mê lô đi a , Vây ma , Tê lê phông ken , … ,đèn điện tử, rồi trải qua dàn Sân sui , Fi sơ , … bán dẫn , Sô ny , Đờ nông …môt fet , bây giờ ngạc nhiên hỏi nhau có phải thời dĩ vãng của bóng chân không sắp quay trở lại ? người mới nghe nhạc pôp , rôc bây giờ tinh tế , sành điệu hơn dân nghe nhạc cổ xưa ? Hay là bóng chân không để lâu năm , chế tạo thủ công nghe hay hơn trước , giống như rượu cât lâu năm .
                  Hay là máy lăp thủ công bới người thợ ít biết về kĩ thuật điện tử , it biết về âm nhạc ngày nay , âm thanh vượt trội những máy của Anh , Mĩ , được sản xuất bài bản trên dây chuyền trước kia , cũng như nhạc Rap , Hip hốp tự do sáng tạo hay hơn nhạc giao hưởng cổ điển và cổ lỗ !
                  Có những cuộc thi lắp máy tăng âm tự tạo , để cởi truồng cho đẹp , không cần đo kiểm độ khuêch đại đồng đều , độ méo của toàn dải âm thanh , chắc cũng như những cuộc thi hoa hậu mặc bi ki ni . Trông rât hoành tráng , rất đẹp.
                  Cánh trẻ bây giờ được đào tạo cơ bản ở các trung tâm dậy nghề điện tử , chê chúng tôi là “ sơ vần “ học về điện thanh , cũng sơ vân học về nhạc lý , cổ hủ trong cách tiếp cận công nghệ , sơ đồ mới , nên chúng tôi chẳng biết đâu mà lần , Quí vị nào biết , xin chỉ giúp với .
                  Qua 60 năm Thủ đô được giải phóng , người Hà nội được nghe nhạc bằng bao nhiêu đời máy bao nhiêu loại máy .
                  60 năm nhớ nhớ , quên quên , chỉ có thể biêt được it , biêt được nhiều chứ làm sao biêt được tât cả .
                  Vài dòng viêt ra ngõ hầu góp vui cho dân chơi Hà nội . Đúng , sai , xin người Hà nội nghe nhạc sành điệu đừng cười chê .

                  Có cái máy chạy đèn điện tử chân không đã được dùng qua , có cái máy được sờ tận tay , có cái chỉ được nhìn , có cái chỉ được nghe người ta nói nó như thế , như thế .
                  Nếu quí vị nào biết thêm được loại nào khác hoặc có còn ảnh chụp của những máy loại này xin cho biết thêm thì rất vui mừng và cảm ơn nhiều .

                  Comment


                  • #10
                    Nếu cụ rành về đèn thì hướng dẫn tuị em làm 1 em amply đèn cho thỏa chí đc ko ạ?
                    Nhiễu điều phủ lấy giá gương
                    Người trong một nước phải thương nhau cùng

                    Comment


                    • #11
                      Thời đó tôi làm ở Đại dương anh Lâm hào là chổ quen biết nên có chút thắc mắc , công suất tính theo đèn không theo biến áp 2 cặp 6L6 thì chỉ 100 w thôi đoàn đó làm thế nào để tăng công suất , thời đó loa JBL C130 E là loại tốt và mạnh nhất chỉ có 40 cm thôi chổ tôi chỉ có đúng 2 cái dùng đi show và thử máy vậy mà đoàn mua được tới 4 cái 50 cm lận nếu ở Sài gòn mà có thì là của báu chỉ giữ lại dùng chứ không bán đâu .

                      Comment


                      • #12
                        Lão Tuyennhan khoe của nha, em ghét!
                        By three methods we may learn wisdom:
                        First, by reflection, which is noblest;
                        Second, by imitation, which is easiest;
                        and third by experience, which is the bitterest

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi phuong.hng Xem bài viết
                          Lão Tuyennhan khoe của nha, em ghét!
                          Đồ của cơ sở đó sau này khi làm show B. Adam với P. Kass thì giàn đồ lớn gấp trăm lần nhưng cũng là đồ của Avitech giờ muốn có cặp Tanoy nghe nhạc cũng không sắm nổi nè đâu như Phuonghong show đủ thứ toàn hàng hiệu không .

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi phuong.hng Xem bài viết
                            Lão Tuyennhan khoe của nha, em ghét!
                            lão phuơng có pm nhé...
                            Nhiễu điều phủ lấy giá gương
                            Người trong một nước phải thương nhau cùng

                            Comment


                            • #15
                              Những năm 80 là thời của phong trào nghệ thuật quần chúng để có linh kiện ráp máy phục vụ cho phong trào này hầu như tất cả amp đèn và thùng loa nhạc đều bị xẻ thịt lấy linh kiện amp thì lấy biến thế nguồn + xuất âm chân đèn tụ lọc và điện trở còn loa thì cho dù có 2 ,3 hay 4 way đi nữa cũng chỉ lấy loa bass còn thì bỏ nhìn những amp như Sansui , Fisher và thùng loa Pioneer , Coral , AR cũng tiếc nhưng có để lại cũng không dám dùng thế nên chủ thớt muốn xem hình của những loại amp này chỉ có tìm trên mạng thì may ra có chứ tìm trong nước thì như mò kim đáy bể .

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              phuong.hng Tìm hiểu thêm về phuong.hng

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X